Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN FDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.39 KB, 23 trang )

1
Luận văn tốt nghiệp
- Kinh tế đầu tư 46B -
1
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN FDI
TẠI VIỆT NAM
1. Kinh nghiệm của một số nước trong hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện chuẩn bị đầu tư:
1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, Trung Quốc đã rất thành công
trong thu hút FDI vào nước mình nhờ liên tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế chính
sách về đầu tư nước ngoài. Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt
nam trong thu hút đầu tư nước ngoài nên những kinh nghiệm từ Trung Quốc rất có ý
nghĩa đối với Việt nam trong tạo lập cơ chế hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài
trong chuẩn bị đầu tư.
Bên cạnh việc cải thiện chính sách đối với các công ty có vốn nước ngoài đã
đầu tư để tạo nên hình ảnh tốt lành, tạo sự an tâm nơi nhà đầu tư. Trung Quốc cũng
có những biện pháp giới thiệu về môi trường đầu tư của mình rất tích cực tới nhà đầu
tư nước ngoài trong giai đoạn họ đang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Trung Quốc. Hồi
cuối thập niên 80, thế kỷ trước các lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc thường
xuyên tiếp xúc và đưa yêu cầu cụ thể với những công ty đa quốc gia lớn mà họ muốn
đầu tư, đến xây dựng các nhóm cứ điểm công nghiệp. Họ quảng bá điểm khác biệt
trong các khu công nghiệp của đất nước mình, phát huy "giá trị gia tăng" của mình để
thu hút đầu tư. Không chỉ ở cấp trung ương, mà các địa phương của Trung Quốc
cũng đã rất tích cực trong việc thu hút FDI. Chẳng hạn thị trấn Đông Hoản gần đặc
khu kinh tế Thẩm Quyến, dù chỉ là thành phố mới nổi từ năm 1990, mà họ đã có văn
phòng đại diện ở Tokyo để thu thập thông tin thị trường và tìm đối tác đến đầu tư.
Bên cạnh đó, tại Trung Quốc, sự phát triển và phân bổ các khu công nghiệp


được thực hiện theo nguyên tắc: lấp đầy và phát triển hiệu quả các khu công nghiệp
đã có, khi nào các khu công nghiệp lấp đầy 60 - 70% diện tích thì mới cho phép triển
- Kinh tế đầu tư 46B -
2
3
Luận văn tốt nghiệp
khai các khu công nghiệp tiếp theo. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã cắt giảm tới
500 khu công nghiệp, nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức và lãng phí quỹ đất canh
tác. Các hồ sơ xin duyệt và mở rộng các khu công nghiệp bị chững lại và nhiều nơi
đã rút hồ sơ lập khu công nghiệp mới khỏi danh sách được phê duyệt. Từ đó ta có thể
thấy Trung Quốc đã chú trọng hơn vào công tác quy hoạch sử dụng đất đai, tránh
lãng phí tài nguyên.
1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan:
Thái Lan là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt nam về điều kiện tự
nhiên và trình độ phát triển kinh tế. Trong những thập niên gần đây, ngoài cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 có ảnh hưởng nặng nề tới dòng vốn
đầu tư nước ngoài vào Thái Lan thì Thái Lan đã thu hút rất thành công dòng vốn FDI
vào nước mình, đặc biệt trong phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các dự
án FDI. Cũng như Trung Quốc, hồi cuối thập niên 80, các nhà lãnh đạo cấp cao của
Trung Quốc thường xuyên tham dự các hội nghị về xúc tiến đầu tư lớn, trực tiếp tiếp
xúc với các tập đoàn đa quốc gia lớn để giải đáp các thắc mắc của họ.
1.3. Kinh nghiệm của Malaysia:
Ở Malaysia, cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia MIDAtrực thuộc Bộ
công nghiệp và thương mại quốc tế là cơ quan thực hiện chức năng cấp phép và xét
duyệt các ưu đãi về đầu tư. Để tư vấn và hỗ trợ nhà đầu tư trong thành lập và hoạt
động của các dự án sản xuất, Malaysia có trung tâm dịch vụ tư vấn của MIDA gồm
các công chức từ các cơ quan chủ chốt của Chính phủ. Bên cạnh đó, hình thức trung
tâm dịch vụ một cửa cũng được thành lập ở cấp bang để hỗ trợ cho nhà đầu tư trong
khâu chuẩn bị dự án đầu tư.
1.4. Bài học kinh nghiệm với Việt nam:

Qua kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia ta
có thể thấy được một số bài học kinh nghiệm với Việt nam như:
- Kinh tế đầu tư 46B -
3
4
Luận văn tốt nghiệp
Trong quá trình thu hút FDI cần có những quy hoạch cụ thể trong sử dụng
đất đai và cơ sở hạ tầng, từ đó nhà đầu tư mới có thể dễ dàng có được các thông tin
về quy hoạch của nơi mình định đầu tư nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Vai trò của cơ quan hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ trong chuẩn bị đầu tư là rất
quan trọng. Văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp như trong trường hợp của
Malaysia có tác động hỗ trợ rất nhiều cho các nhà đầu tư vốn e ngại cac thủ tục hành
chính phức tạp cũng như những khác biệt về hệ thống luật pháp mà nhà đầu tư vẫn
chưa hoàn toàn nắm rõ.
Thông tin về các dự án đầu tư thành công có ý nghĩa rất lớn: hình ảnh các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tốt có thể mang lại một hiệu quả
thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài trong tìm hiểu cơ hội đầu tư. Ngược lại nếu có nhiều
các thông tin về những dự án đầu tư kém hiệu quả thì rất khó kiểm soát được các tác
động tiêu cực tới việc thu hút đầu tư . Thành công của các tập đoàn Unilever, P&G,
Coca Cola, Volkswagen và Boeing tại Trung Quốc đã tạo được ấn tượng rất tốt đẹp
với giới đầu tư quốc tế.
Bên cạnh các thủ tục được giảm bớt, cần có một ủy ban xúc tiến đầu tư. Uỷ
ban xúc tiến đầu tư là cơ quan chính trực tiếp quan hệ với các nhà đầu tư, nên có một
vị trí tương đối trong cơ cấu của Chính phủ và độc lập với các bộ phận khác, nhất là
các cơ quan liên quan đến kế hoạch,thực hiện chức năng quản lý tài sản Nhà nước.
Một cơ cấu như vậy sẽ đưa tới cho các nhà đầu tư thông điệp là” đầu tư trực tiếp
nước ngoài cũng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế như bất kỳ hoạt động nào
khác” và một thông điệp khác nữa là “cơ quan này sẽ đại diện cho các nhà đầu tư làm
lợi cho Chính phủ, chứ không phải đại diện cho Chính phủ làm lợi cho các nhà đầu
tư”. Bên cạnh đó, ủy ban này có tác dụng thúc đẩy các biện pháp nhằm tạo thuận lợi

hơn cho nhà đầu tư nước ngoài trong tìm hiểu thông tin về chính sách, ưu đãi cũng
như trực tiếp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.
Sự cam kết cũng như các ưu đãi từ phía Chính phủ có tác động lớn tới nhà
đầu tư. Các nhà đầu tư thường mong muốn có được sự cam kết từ các nhà lãnh đạo
cao cấp về mục tiêu nhất định sẽ đạt được trong tương lai. Một bài thuyết trình hoặc
một lời mời đầu tư chung chung sẽ không mấy tác dụng. Cần phải nhấn mạnh vào
- Kinh tế đầu tư 46B -
4
5
Luận văn tốt nghiệp
một khía cạnh nào đó của hoạt động FDI, ví dụ như “Những hoạt động và nỗ lực của
Chính phủ sẽ tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư”.
2. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010:
Hiện nay, giữa các nước đang có sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút nguồn
vốn FDI, nếu nước ta không có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhà đầu tư
nước ngoài thì họ sẽ chuyển sang các nước khác để đầu tư. Vì vậy, ta cần có các giải
pháp nhằm tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ tìm hiểu và đến
làm ăn tại Việt nam. Các quan điểm cũng như định hướng của Nhà nước trong hoàn
thiện công tác chuẩn bị đầu tư không được đề cập một cách riêng biệt trong một văn
bản mà được bao hàm trong quan điểm, định hướng chung về nhu cầu thu hút vốn
đầu tư nước ngoài trong các giai đoạn Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra
các chỉ tiêu trong thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010 như:
Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so
với giai đoạn 2001-2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đăng ký bao gồm cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 55
tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001–2005), trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ
USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD. Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ
USD.
Bên cạnh đó, cần phải chú trọng thu hút đầu tư từ các nước G7 có công nghệ
cao, đảm bảo phát triển bền vững.

Từ đó, đại hội cũng đề ra một số phương hướng phát triển cụ thể có liên quan
đến tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài như: Đơn giản hoá thủ tục
cấp phép đầu tư đối với đầu tư nước ngoài; thu hẹp các lĩnh vực không cho phép đầu
tư và những lĩnh vực đầu tư có điều kiện, mở rộng lĩnh vực đăng ký đầu tư. Tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển các lĩnh vực dịch vụ
theo các cam kết quốc tế. Bên cạnh đó là khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển lĩnh
- Kinh tế đầu tư 46B -
5
6
Luận văn tốt nghiệp
vực phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ và
cả nước, dự báo chuẩn xác nhu cầu thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng và công
bố danh mục dự án và thu hút vốn FDI phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng
cao hiệu quả hợp tác đầu tư.
3. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư của
dự án FDI:
3.1. Về phía Nhà nước:
3.1.1. Đảm bảo các cam kết về quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước
ngoài:
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, các cam kết của Nhà nước đối với quyền sở
hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài có vai trò giúp họ an tâm trong quá trình đầu
tư tại Việt nam, từ đó họ có thể tiến hành bỏ vốn để đầu tư trong dài hạn. Đặc biệt
khi Việt nam đã tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTOcũng như tham gia
vào tổ chức quốc tế khác thì cần phải tuân thủ theo các quy định của họ như nguyên
tắc tối huệ quốc, nguyên tắc đối xử quốc gia…
Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến việc mình được đối
xử như thế nào so với các nhà đầu tư trong nước. Qua các cuộc điều tra cho thấy, khi
các nhà đầu tư nước ngoài được hỏi liệu họ mong muốn điều gì nhất ở quốc gia mà
họ tới đầu tư, câu trả lời chung sẽ là “mong muốn được đối xử bình đẳng như các

nhà đầu tư trong nước”. Trong 20 năm thu hút đầu tư nước ngoài vừa qua, mức độ
đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài ngày càng
tăng. Nếu như ở thời điểm ban đầu, nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư theo
hình thức 100% vốn nước ngoài mà chỉ được liên doanh với các công ty nhà nước ở
trong nước, đồng thời có sự phân biệt trong chi phí điện, nước…giữa nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (cơ chế 2 giá) thì đến Luật đầu tư chung 2005,
cơ chế 2 giá áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài đã bị bãi bỏ, đồng thời các hình thức
đầu tư cũng được đưa ra đa dạng hơn, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn giữa
hình thức 100% vốn nước ngoài, liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT
- Kinh tế đầu tư 46B -
6
7
Luận văn tốt nghiệp
khi tiến hành đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào % tỉ lệ vốn cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài
nắm giữ trong các công ty cổ phần hay nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải đăng kí khi
thực hiện dự án tại Việt nam với lý giải để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. Về
lâu dài, cần tạo ra sự bình đẳng hơn nữa giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài, đồng thời coi trọng những quyền hợp pháp mà nhà đầu tư nước ngoài
nhận được khi có những thay đổi từ luật pháp trên cơ sở nguyên tắc không hồi tố,
theo hướng áp dụng các chính sách có lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài nếu có sự
thay đổi từ phía luật pháp Việt nam.
3.1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài theo
hướng đồng bộ, tăng cường tính minh bạch, dự đoán được:
Do vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên hệ thống pháp luật về đầu tư nước
ngoài của Việt nam vẫn còn nhiều bất cập, các quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhau,
hướng dẫn chậm ban hành không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước mà
còn gây khó khăn cho nhà đầu tư trong tìm hiểu cũng như thực hiện các thủ tục. Vì
vậy, hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài trong thời gian tới cần được sửa đổi
theo một số nguyên tắc như:

- Phù hợp với các thông lệ quốc tế cũng như đảm bảo đưa ra được các ưu đãi
cạnh tranh hơn so với các nước khác.
- Các văn bản luật được ban hành phải phù hợp với các cam kết mà Việt nam
đã kí.
- Các văn bản luật phải nhất quán, có sự đồng thuận của các bộ ngành cũng
như sự tham gia của các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Muốn vậy, trong thời gian tới, cần tăng cường rà soát các văn bản luật hiện
hành để tìm ra và sửa đổi hay loại bỏ các văn bản không còn phù hợp với tình hình
thực tiễn hay các văn bản hiện đang có sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau, đồng thời có
sự so sánh với các cam kết quốc tế mà Việt nam đã kí kết để có sự điều chỉnh cho
- Kinh tế đầu tư 46B -
7
8
Luận văn tốt nghiệp
phù hợp nhằm đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ của các văn bản luật. Đồng thời,
trong quá trình tổ chức soạn thảo luật cần có sự tham khảo ý kiến rộng rãi của các bộ
ngành có liên quan cũng như lấy ý kiến từ phía các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
trước được ban hành. Có như vậy mới đảm bảo tính nhất quán, minh bạch cũng như
gắn liền với hoạt động thực tế của mỗi văn bản, quy định. Bên cạnh đó, trong quá
trình soạn thảo luật, cần lựa chọn được đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi tham gia soạn
thảo cũng như cần có sự tham khảo kinh nghiệm xây dựng văn bản pháp luật của các
nước.
Chủ trương phân cấp triệt để cho địa phương và các ban quản lý trong quản lý
hoạt động đầu tư theo tinh thần của Luật đầu tư chung 2005 đã đem lại những kết quả
tốt trong rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước
ngoài nhưng vẫn còn có những khó khăn do năng lực địa phương còn hạn chế. Vì
vậy, cần phải có những tổng kết, đánh giá những quy định trong phân cấp để phát
hiện các điểm còn bất cập, sai sót. Đồng thời cần tăng cường các hoạt động thanh tra,
giám sát của Chính phủ trong ban hành các quy định về thu hút đầu tư của các địa
phương cũng như các ban quản lý.

Các văn bản pháp luật sau khi đã được phê duyệt cần được thông báo công
khai đến các bộ ngành, địa phương và đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại
chúng, Internet…để nhà đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt. Đồng thời, các văn bản
hướng dẫn đi kèm luật cần được nhanh chóng đưa ra để các đơn vị có thể thực hiện,
tránh tình trạng chờ đợi.
3.1.3. Hoàn thiện công tác quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ:
Công tác xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa
phương, quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ là một vấn đề rất bức xúc dù đã
được các cơ quan hữu quan của Việt nam đề cập tới nhiều lần. Một thực tế đặt ra là
nhiều địa phương, ngành đã phát triển không có quy hoạch hay chất lượng công tác
lập quy hoạch thấp, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn đã dẫn tới nhiều bất cập
như đã phân tích ở phần II. Đồng thời các quy hoạch này, đặc biệt là quy hoạch về
- Kinh tế đầu tư 46B -
8
9
Luận văn tốt nghiệp
đất đai, cũng không được công khai tới nhà đầu tư khiến họ thiếu thông tin, ảnh
hưởng lớn tới công tác chuẩn bị đầu tư của họ. Chính vì vậy, yêu cầu đặt với mỗi
ngành, địa phương ra là phải nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành, vùng
lãnh thổ, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương,
đồng thời với tăng cường tính công khai, minh bạch của các quy hoạch này ( các giải
pháp cụ thể sẽ được đề cập ở phần 3.2 và 3.3 trong các giải pháp với bộ, ngành và địa
phương)
3.1.4. Tăng cường quản lý Nhà nước trong cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Tăng cường quản lý với cấp giấy chứng nhận đầu tư không có nghĩa là Nhà
nước giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư
mà Nhà nước, với vai trò quản lý ở tầm vĩ mô của mình sẽ tạo ra hành lang pháp lý
cũng như các định mức chuẩn chung thống nhất cho hoạt động cấp giấy chứng nhận
đầu tư của các địa phương, ban quản lý, tránh tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư
không đúng với thẩm quyền của mình cũng như những tiêu cực, gian lận trong cấp

giấy chứng nhận đầu tư.
Để làm được điều này, Nhà nước cần tăng cường các hoạt động thanh tra,
giám sát trong cấp giấy chứng nhận đầu tư của các địa phương, ban quản lý đồng thời
tăng cường kênh thông tin giữa địa phương với các bộ chuyên ngành nhằm giúp cho
các bộ chuyên ngành này có thể quản lý được tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư
trong lĩnh vực mà mình phụ trách.
3.1.5. Cải cách hành chính trong tiến hành thủ tục đầu tư theo hướng minh
bạch, giảm bớt các thủ tục phiền hà:
So với thời điểm trước đây, các thủ tục mà nhà đầu tư nước ngoài phải tiến
hành giảm bớt đi rất nhiều. Theo quy định phân cấp, các cơ quan quản lý nhà nước về
cấp giấy chứng nhận đầu tư sẽ đứng ra làm đầu mối nhận hồ sơ đăng kí cấp giấy
chứng nhận đầu tư và có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan, bộ ngành có liên quan
trong thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư và nhà đầu tư cũng nhận giấy chứng nhận
đầu tư tại nơi mình nộp hồ sơ ( thủ tục “một cửa”). Tuy nhiên, đây mới chỉ là một
- Kinh tế đầu tư 46B -
9

×