Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHẦN III MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.33 KB, 20 trang )

Đề án Kinh tế Thương mại GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
1
Lê Thị Hải Yến Lớp: Thương mại 47B
Đề án Kinh tế Thương mại GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
PHẦN III MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC THÚC
ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN
NAM BỘ
1. Một số định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam
Bộ
Như chúng ta đã thấy vai trò của phát triển xuất khẩu thủy sản đối
với việc phát triển kinh tế của nước ta cũng như vai trò của nó trong việc
phát triển kinh tế địa phương.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “phát triển ngành thuỷ sản tiếp tục
là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 trình độ công nghệ chế biến
thuỷ sản tương đương với các nước phát triển, đưa thuỷ sản tiếp tục là
ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ
lực của cả nước”.
Với trọng tâm là thúc đẩy phát triển xuất khẩu thủy sản, các tỉnh ven
biển Nam Bộ cần phải có kế hoạch và quy hoạch phát triển trong thời gian
tới. Một số định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản ở khu vực này như
sau:
1.1. Sản xuất sản phẩm thủy sản cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu
Bộ Thủy sản, đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu là đến năm 2010 sẽ xuất
khẩu trên 900 000 tấn thủy sản. Gồm các mặt hàng chính như tôm (chiếm
25%), cá tra và cá ba sa chiếm 25.6%, mực và bạch tuộc chiếm 8.3%, cá
biển chiếm 17.8% và 4.4% là mặt hàng nhuyễn thể 2 vỏ chế biến…
Trong thời gian tới, cần có quy hoạch phát triển bền vững hoạt động
nuôi trồng và khai thác hải sản, trong đó chú trọng NTTS, tạo nguồn
nguyên liệu ổn định và chất lượng cho xuất khẩu thủy sản.
1.2. Về thị trường xuất khẩu thủy sản


Tiếp tục giữ vững đồng thời phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản.
Đối với các thị trường hiện có cần phải giữ vững và tăng lượng xuất khẩu,
2
Lê Thị Hải Yến Lớp: Thương mại 47B
Đề án Kinh tế Thương mại GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
chú trọng và quan tâm đúng mức tới thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa
Kỳ…
Tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng. Tích
cực công tác xúc tiến nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giảm
những rủi ro khi thị trường biến động.
Ổn định và tăng thị phần tại các thị trường chính như Nhật Bản từ 25%
lên 32%, Hoa Kỳ 25% - 30% trong những năm tiếp theo, EU từ 20 – 23%,
Trung Quốc và Hồng Kong 7 10%, Hàn Quốc khoảng 8%.
1.3. Tăng năng suất lao động trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu.
“Tăng cường năng lực chế biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và theo chiều sâu để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu”.
- Phấn đấu đến năm 2010, 100% doanh nghiệp chế biến thủy sản đáp
ứng tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản; đồng thời,
tăng thêm năng lực cấp đông khoảng 250 tấn/ngày để đáp ứng mục tiêu
xuất khẩu.
- Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm phối chế với
hàm lượng công nghệ cao, để đến năm 2010 đạt 65 - 70% trong tổng sản
phẩm thủy sản xuất khẩu.
1.4. Một số định hướng cụ thể để thúc đẩy phát triển xuất khẩu thủy sản ở khu vực
các tỉnh ven biển Nam Bộ như sau:
- Thứ nhất là các hiệp hội nghề nghiệp như: Hiệp hội chế biến và
xuất khẩu thủy sản (VASEP), Hội nghề cá Việt Nam, cần phải phát huy
hơn nữa vai trò trong việc phát triển thị trường, hướng dẫn kỹ thuật và đào
tạo cán bộ chuyên môn cho doanh nghiệp. Cần có các giải pháp nhằm nâng
cao nhận thức của doanh nghiệp về các tiêu chuẩn chất lượng và môi

trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với các công nghệ mới
cũng như tiếp cận với những trợ giúp trong khu vực và quốc tế. Đồng thời
các hiệp hội phải thay mặt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đưa ra những
kiến nghị nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủy sản, hỗ trợ tích cực
cho doanh nghiệp trong các vụ tranh chấp, thực hiện tốt vai trò phối hợp,
3
Lê Thị Hải Yến Lớp: Thương mại 47B
Đề án Kinh tế Thương mại GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
tập hợp doanh nghiệp hành động theo một chiến lược và kế hoạch phát
triển chung, hạn chế hoạt động theo kiểu tự phát. Cùng với sự hỗ trợ của
Nhà nước, sự phối hợp của địa phương, cần có những nghiên cứu trong
việc xây dựng những mô hình NTTS hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tự
nhiên của địa phương.
- Thứ hai, công tác xúc tiến và hỗ trợ thương mại cho mặt hàng thủy
sản cần có những bước đi chuyên nghiệp và hiệu quả hơn nhằm quảng bá
rộng khắp trên toàn thế giới. Việc giới thiệu các sản phẩm trong nước ra
quốc tế, tạo dựng thương hiệu cần phải được đẩy mạnh và có chiến lược kế
hoạch cụ thể.
- Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn cần chủ động
trong việc tìm kiếm khách hàng và xúc tiến thị trường, không bị động mỗi
khi thị trường có những biến cố xảy ra. Việc đa dạng hóa sản phẩm đi đôi
với đa dạng hóa thị trường không chỉ tạo sự phát triển mà còn góp phần ổn
định trong việc xuất khẩu thủy sản. Các doanh nghiệp cũng cần phải không
ngừng đổi mới công nghệ, nhập khẩu máy móc thiết bị, tích cực nâng cao
trình độ kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
- Thứ tư, về phía các cơ quan chức năng của tỉnh. Xuất khẩu thủy sản
góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế, góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương vì vậy chính
sách kinh tế của các tỉnh cũng cần phải chú trọng đến việc phát triển xuất
khẩu thủy sản. Các chính sách đưa ra phải phù hợp với đặc điểm, tình hình

phát triển riêng của mỗi tỉnh, nhằm tạo điều kiện tốt nhất về mặt pháp lý
cũng như tạo những thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, các
cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Đồng thời phải có sự hỗ trợ liên
hòan từ các cơ quan chức năng, biến những chính sách vẫn nằm trên bàn
giấy vào thực tiễn.Đối với các tỉnh ven biển Nam Bộ, chính sách được coi
là hợp lý nhất đó là phát triển ngành thủy sản nhanh và bền vững trên cơ sở
khai thác sử dụng tốt mọi tiềm năng đất đai, mặt nước và lao động, đẩy
4
Lê Thị Hải Yến Lớp: Thương mại 47B
Đề án Kinh tế Thương mại GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; áp dụng các tiến bộ công nghệ vào
sản xuất thủy sản, tăng cường xuất khẩu thủy sản. Cần phải có những chính
sách thu hút vốn đầu tư phát triển thủy sản, nhất là đầu tư vào các khu quy
hoạch tập trung. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng như Sở thương mại, Sở
thủy sản địa phương và các cơ quan liên quan phải có những điều chỉnh kịp
thời, định hướng đúng đắn cho thủy sản trong việc phát triển đồng thời chú
trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong ngành thủy sản.
- Thứ năm, là việc kiểm soát dư lượng kháng sinh trong sản phẩm
thủy sản. Ở lĩnh vực này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tư vấn,
nghiên cứu và trợ giúp kỹ thuật cho các cơ sở trong chuỗi cung ứng sản
phẩm thủy sản ra thị trường.
- Thứ sáu, về công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Các doanh
nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển ứng dụng thương mại
điện tử trong hoạt động kinh doanh. Và Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp
trong lĩnh vực này ở mức độ tạo ra các cổng thông tin thương mại điện tử
quốc gia, kết nối thế giới, với các nước nhằm tạo ra những cơ hội cho các
doanh nghiệp thủy sản trong việc tìm kiếm khách hàng và những thông tin
cần thiết khác trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.
- Thứ bảy, là việc đảm bảo nguồn nguyên liệu. Trong phạm vi các
tỉnh ven biển Nam Bộ nói riêng và phạm vi cả nước nói chung cần phải

hình thành hệ thống các chợ đầu mối thủy sản để cung cấp nguyên liệu tại
chỗ cho các đơn vị chế biến thủy sản. Thực hiện tốt công tác này, có thể
làm giảm chi phí vận chuyển thu mua nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất.
- Thứ tám là hoạt động khoa học công nghệ thủy sản cần phải có
những bước tiến thiết thực,mạnh mẽ hơn nữa, hỗ trợ tích cực cho các doanh
nghiệp thủy sản đặc biệt là thủy sản xuất khẩu trong việc tạo giống tốt
trong NTTS, công nghệ khai thác biển tiên tiến, hiệu quả, khoa học nhằm
bảo vệ nguồn lợi thủy sản biển.
5
Lê Thị Hải Yến Lớp: Thương mại 47B
Đề án Kinh tế Thương mại GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
- Thứ chín là các lĩnh vực khác, như đầu tư, hợp tác quốc tế. Về đầu
tư: cần tạo thuận lợi về vốn cho các hoạt động nuôi trồng, khai thác và chế
biến thủy sản xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ vốn nghiên cứu giống và công
nghệ mới, Có chính sách hỗ trợ rủi ro, tham gia bảo hiểm. Về hợp tác quốc
tế: Mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực như NTTS, đánh bắt hải
sản, chế biến thủy sản xuất khẩu… Nhằm nhanh chóng hình thành mạng
lưới liên hiệp các viện, trường đào tạo, nhằm tiếp nhận sự viện trợ quốc tế
qua các dự án.
2. Kiến nghị một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven
biển Nam Bộ.
Tư việc nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu
thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ, theo những định hướng trên, chúng
ta cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau, nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt
động xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ trong thời gian tới.
Để tạo ra một sản phẩm thủy sản cần phải tiến hành rất nhiều hoạt
động khác nhau. Và tạo ra một sản phẩm thủy sản xuất khẩu có chất lượng
tốt, phù hợp với nhu cầu thị trường, đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các
công việc từ giống, nuôi trồng hay đánh bắt, bảo quản, sơ chế, chế biến và
nhiều công việc khác.

Dựa vào chuỗi sản phẩm thủy sản đồng thời dựa vào những bài học
mà chúng ta có được trong thời gian qua, chúng ta có thể có những biện
pháp cụ thể cho các lĩnh vực sau: Nhóm giải pháp về nguyên liệu, nhóm
giải pháp về thị trường, về VSATTP thủy sản, về chế biến thủy sản.
2.1. Nhóm giải pháp nguyên liệu
- Nhà nước cần ban hành những quy chế nhằm phát triển bền vững
ngành thủy sản. Vụ pháp chế cần rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định
của Nhà nước và Bộ Thủy sản liên quan đến thủ tục hành chính trong sản
xuất kinh doanh thủy sản xuất khẩu. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần có
những sự trợ giúp thiết thực hơn nữa đối với việc NTTS. Đó là việc hỗ trợ
thành lập các trung tâm giống thủy sản, hỗ trợ nghiên cứu giống, các hoạt
6
Lê Thị Hải Yến Lớp: Thương mại 47B
Đề án Kinh tế Thương mại GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
động khuyến ngư, hỗ trợ ngư dân trong NTTS về vốn, kỹ thuật, vật tư, đào
tạo lao động.Bên cạnh đó Nhà nước cần kết hợp với các viện, trường hay
các tổ chức khoa học để nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển thủy sản bền
vững, tránh ô nhiễm môi trường nước.
- Nhà nước cần quy hoạch cụ thể từng khu vực khai thác và cấp giấy
phép KTTS cho các loại nghề khai thác, đồng thời vận động, tổ chức xây
dựng các hội tổ nghề khai thác trong cộng đồng ngư dân vùng. Giảm bớt số
lượng tàu khai thác gần bờ có những chính sách hỗ trợ những ngư dân làm
nghề khai thác ven bờ chuyển sang nuôi trồng hoặc các ngành nghề dịch vụ
khác.
- Tuy nhiên sản lượng khai thác không thể tăng bằng tốc độc tăng
nhu cầu tiêu dùng do việc hạn chế của nguồn lợi đồng thời do yêu cầu bảo
vệ nguồn lợi thủy sản. Vì vậy để góp phần giải quyết vấn đề về nguyên liệu
cho xuất khẩu ổn định, việc đẩy mạnh NTTS là cực kỳ cần thiết.
- Khuyến khích các địa phương có vùng NTTS thành lập Quỹ dân
lập hỗ trợ rủi ro trong việc phòng ngừa dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên

tai và những rủi ro khác trong nghề NTTS. Hoặc khuyến khích thành lập
các hội như Hội nuôi tôm càng xanh, Hội nuôi nghêu…
- Triển khai lập Quy hoạch phát triển ngành thủy sản và quy hoạch
phát triển NTTS, ưu tiên phân bổ các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống
thủy lợi phục vụ NTTS; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ
môi trường trong quá trình sx.
- Sớm hoàn thiện quy hoạch vùng NTTS nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng diện tích các thủy vực. Đầu tư tập trung, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
cho vùng nuôi thâm canh, vùng nuôi thủy sản tập trung nhằm tạo ra vùng
nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu thủy sản.
- Chú trọng đúng mức tới việc triển khai và áp dụng các công nghệ
khi thác biển tiên tiến, hiệu quả, các giải pháp khoa học cho bảo vệ nguồn
lợi thủy sản, cho công tác dịch vụ hậu cần, thông tin quản lý hoạt động thủy
7
Lê Thị Hải Yến Lớp: Thương mại 47B

×