Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập môn lao động nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.77 KB, 14 trang )

BÀI TẬP KẾT THÚC MÔN LAO ĐỘNG NHÀ BÁO
Câu 1: Phân tích ưu điểm và hạn chế của các phương pháp thu thập
thông tin trong sáng tạo tác phẩm báo chí (nêu ví dụ minh họa).
Câu 2: Lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch thu thập thông tin để hình
thành tác phẩm báo chí.
BÀI LÀM
Câu 1: Phân tích ưu điểm và hạn chế của các phương pháp thu thập
thông tin trong sáng tạo tác phẩm báo chí (nêu ví dụ minh họa).
MỞ ĐẦU
Hoạt động báo chí là một hoạt động truyền thông đại chúng. Sản phẩm,
tác phẩm báo chí được tạo ra là để chuyển tải tới công chúng những thông tin
thời sự về các sự kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, con người xảy ra hàng ngày,
hàng giờ trong đời sống xã hội. Đích hướng đến của một tác phẩm báo chí là
đem lại giá trị thông tin cho công chúng xã hội, do đó, đảm bảo tính thông tin là
chức năng quan trọng đầu tiên của một tác phẩm báo chí.
Nhà báo là người trực tiếp tham gia vào hoạt động báo chí, là chủ thể sáng
tạo nên những sản phẩm, tác phẩm báo chí. Giá trị thông tin của tác phẩm báo
chí ra sao, đảm bảo mang đến cho công chúng điều gì phụ thuộc hoàn toàn vào
khả năng tác nghiệp của nhà báo hay là quá trình thu thập và xử lý thông tin của
mỗi nhà báo.
Chúng ta thường mặc nhiên nhận thấy, báo chí có chung rất nhiều những
vấn đề, chủ đề thời sự, hay với một vấn đề thời sự thường được rất nhiều báo chí
khai thác để cùng đưa thông tin. Nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sự khác
biệt về sức thu hút của độc giả đối với mỗi tờ báo, mỗi kênh truyền hình, phát
thanh. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng khả năng thu thập và xử
lý thông tin của mỗi nhà báo có thể coi là là yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt
trong mỗi tác phẩm báo chí và sự khác biệt trong sức thu hút của mỗi sản phẩm
báo chí.
Hoạt động thu thập và xử lý thông tin nằm trong những khung lý thuyết
cơ bản mà mỗi nhà báo đều được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng
1




giống như đặc điểm cơ bản của nghề báo là thực tế luôn vượt xa những lý thuyết
cơ bản nên thu thập thế nào, xử lý ra sao là câu chuyện nghề của mỗi nhà báo.
Nhưng nói thế không có nghĩa là không có những giá trị lý thuyết cơ bản dành
cho quá trình thu thập và xử lý thông tin, giá trị lý thuyết đó nằm ở vấn đề tri
thức và vốn sống của nhà báo. Có rất nhiều những yếu tố nhân cách nghề nghiệp
khác nhau để làm nên một nhà báo đích thực, trong đó không thể thiếu tri thức
và vốn sống.
Ngày nay, khi danh xưng nhà báo dễ có hơn, người làm báo dễ dàng hơn
trong việc thu thập thông tin, chỉ cần một cái nhấp chuột vào “google” hay “lê
la” trên các mạng xã hội là có thông tin dẫn tới những nguồn thông tin thiếu
chuẩn xác, thiếu chiều sâu thì hơn bao giờ hết vấn đề tri thức, vốn sống của nhà
báo trong quá trình này lại càng trở nên thiết thực. Với tất cả những hiểu biết,
kinh nghiệm về nghề báo, sự băn khoăn về một vấn đề không mới nhưng lại
không hề cũ trong quá trình lao động nhà báo, tôi chọn đề tài “Những vấn đề tri
thức, vốn sống của nhà báo trong quá trình thu thập, xử lý thông tin” để thực
hiện tiểu luận cho môn học Phân tích lao động sáng tạo nhà báo. Mong rằng tiểu
luận sẽ góp một ý kiến nho nhỏ của bản thân để làm sâu sắc hơn ý nghĩa của vấn
đề đối với mỗi người đã và sẽ chuẩn bị trở thành nhà báo. Rất mong sẽ nhận
được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
I. Các phương pháp thu thập thông tin – dữ liệu
1. Khái niệm tư liệu
- Tư liệu là những thông tin rút ra từ tài liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật
như công cụ sản xuất, công trình kiến trúc,… và là những thông tin sống động
từ con người.
- Tư liệu xuất phát từ 3 nguồn cơ bản là con người, môi trường vật chất
xung quanh và các loại văn bản.
- Tư liệu thì được phân ra thành rất nhiều dạng cơ bản khác nhau.
2. Các phương pháp thu thập tự liệu

- Thu thập thông tin tư liệu là hoạt động nghề nghiệp, là thói quen diễn ra
thường xuyên, liên tục của phóng viên.
2


- Đối với một tác phẩm báo chí cụ thể, giai đoạn thu thập thông tin, tư liệu
có một vị trí vô cùng quan trọng. Phóng viên có thể tìm được một chủ đề hày, có
năng lực ngôn từ nhưng thiếu hàm lượng thông tin hoặc chất lượng thông tin
không tốt thì tác phẩm khó được quan tâm
- Thu thập khai thác thông tin tư liệu là lao động vất vả, khó khăn phúc tạp
đòi hỏi người phóng viên phải có tri thức, có trách nhiệm, đặc biệt là phải có
phương pháp tiếp cận khám phá nguồn tin,
- Các phương pháp quan trọng phổ biến trong hoạt động thu thập tư liệu
của phóng viên là:
+ Nghiên cứu văn bản
+ Quan sát
+ Phỏng vấn
a. Phương pháp nghiên cứu văn bản


Khái quát
- Đối với phóng viên, phương pháp nghiên cứu văn bản là việc thu thập,
phân tích, xem xét các thông tin trong văn bản để rút ra những thông tin tư liệu
cần thiết cho hoạt động sáng tạo tác phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản không đơn thuần là việc sao chép, trích
dẫn mà là một thao tác trí tuệ.
Tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các loại sách,
báo, internet, băng đĩa, các văn bản giấy tờ, văn bản quản lý hành chính nhà
nước, văn bản đời thường.
Đặc điểm

Trong hoạt động thu thập tư liệu, nghiên cứu văn bản thường là cơ sở đầu
tiên để phóng viên tiến hành các phương pháp khác vì sách, báo, internet, các
văn bản giấy tờ giúp phóng viên có được những thông tin nền trước khi tìm hiểu
cụ thể về đối tượng nào đóTóm lại thì các thông tin rút ra từ tư liệu văn bản

-

thường có độ tin cậy cao.
Văn bản quản lý hành chính nhà nước có tính chất chuẩn mực ( tương đối) vì đã
được những các nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, tư liệu
văn bản có giá trị pháp lý ( ở mức độ khác nhau) giúp cho nhà báo có cái nhìn
nhận, xem xét về con người. Nếu nhà báo biết phân tích, khai thác sẽ làm cho
3


việc nhận xét đánh giá các sự kiện trở nên khách quan hơn, ít phụ thuộc vào tính
chủ quan của nhà báo. Những căn cứ đó sẽ làm tăng sức nặng của bài viết và có
-

sức thuyết phục cao đối với người đọc.
Các văn bản đời thường cũng được xem là những vật chứng có ý nghĩa khi nhìn
nhận , đánh giá một sự kiện, con người nào đó nhưng giá trị pháp lý có thể
không cao.
Thông tin từ văn bản thưởng chỉ có vai trò là điểm đầu tiên chứ không
phải là tư liệu duy nhật cho một bài báo. Tư liệu văn bản thường khuôn mẫu,
khô khan nên nếu bài báo chỉ có tư liệu văn bản sẽ nặng nề, kém hấp dẫn. Hơn
nữa tư liệu văn bản thường được phổ biến rộng rãi nên nếu chỉ khai thác từ




những nguồn đó phóng viên sẽ ít có thông tin độc quyền.
Chú ý:
- Xác định giá trị pháp lý của văn bản, xác định nguồn gốc, tác giả văn
bản, xác định xem văn bản là bản gốc hay bản sao…
- Chú ý thời gian ra đời của văn bản, kiểm tra tính xác thực của một số tư

-

liệu văn bản.
Khi nghiên cứu một số văn bản, cần phát hiện ra các con số, chi tiết quan trọng

-

nổi bật, có yếu tố tin tức vì những yếu tố đó sẽ giúp bài báo có điểm nhấn.
Nên có thái độ nghi ngờ trong khai thác tư liệu văn bản. Nên xem xét các văn
bản báo cáo, tổng kết là một phần tư liệu làm căn cứ tham khảo còn phóng viên

-

phải kết hợp kiểm chưng, so sánh tư liệu văn bản với các nguồn tin khác.
Cẩn trọng với các tài liệu bí mật của Nhà nước. Phóng viên không được phép
tiết lộ, công bố những thông tin bí mật đó bởi nếu những tài liệu này bị tiết lộ sẽ
gây nguy hại cho Nhà nước. Nếu vi phạm, phóng viên sẽ bị xử lý theo quy định

-

của pháp luật.
Thông tin từ báo chí giúp phóng viên nắm tình hình thời sự một cách nhanh
chóng và chính xác. Phóng viên cs thể thường xuyên cập nhật được những tin
tức nóng hổi, đáng tin cậy.

- Tìm kiếm văn bản trên internet đã trở thành một công cụ phổ biến, lý
tưởng, hỗ trợ đắc lực phóng viên trong hoạt động thu thập tư liệu. Bên
cạnh đó cũng có nhiều bất lời khi các nguồn tin không rõ nguồn góc, hoặc quá
nhiều nguồn tin dẫn đến phân tán thông tin.
b. Phương pháp quan sát



Khái niệm
4


-

Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan cảm
giác chủ yếu như thị giác, thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn vì thế

-

thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả.
Quan sát trong báo chí không đơn thuần chỉ là nhìn, trông, thấy mà còn có sự




tham gia của hoạt động tư duy như phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán…
Vì vậy, quan sát phải trở thành thói quen nghề nghiệp của phóng viên
Đặc điểm
Đối tượng quan sát: Đối tượng quan sát rất phong phú và đa dạng, cho nên
phóng viên phải dùng phương pháp quan sát để thu vào tầm mắt của mình


-

những chi tiết chứa đựng thông tin, dữ liệu có ích.
Quan sát quang cảnh, hiện trường ( hình ảnh con sông, thị trấn hoang tàn, quán
cà phê trá hình….) qua việc quan sát và mô tả lại quang cảnh hiện trạng của
những sự kiện, hiện tượng diễn ra trong thực tế, phóng viên đã cung cấp cho bạn

-

đọc bức tranh hiện thức nóng hổi, sinh động.
Quan sát diện mạo và hoạt động của con người ( vóc dáng, khuôn mặt, cử chỉ…)
 Quan sát là thao tác sử dụng thường xuyên của phóng viên trong hoạt
động tác nghiệp, tuy nhiên nếu phóng viên lạm dụng phương pháp quan sát, đưa
vào tác phẩm của mình những chi tiết thiếu chọn lọc, kém ý nghĩa sẽ làm bài


-

viết rườm rà, loãng thông tin.
Các loại quan sát
Quan sát tham dự: người quan sát có thể tham dự trực tiếp vào hoạt động cùng
với người được quan sát. Có thể cung cấp cho những thông tin chân thật. Sự

-

tham dự cho phép người quan sát hiểu biết và cảm nhận được những gì sâu xa.
Quan sát không tham dự: họ đứng ngoài cuốc và đơn thuần ghi lại những gì
đang diễn ra. Do nhìn từ bên ngoài nên người quan sát khó khăn hơn trong việc
muốn tìm hiểu những gì xảy ra đằng sau mỗi hành động của đối tượng được


-

quan sát như nguyên nhân, động cơ…
Quan sát công khai: Đối tượng được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát, do
đó quan sát công khai có thể gây ra sự căng thẳng, mất tự nhiên cho đối tượng

-

được quan sát.
Quan sát bí mật: Đối tượng quan sát không biết mình dang bị quan sát, nó tạo ra
khả năng nhận thức tốt hơn vì lúc đó hành động, tình huống xảy ra tự nhiên, ít




sai lệch hơn.
Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp quan sát
Ưu điểm
5


-

Quan sát giúp cho việc thu thập những tư liệu một cách nóng hổi, chính xác,

-

chân thực, sống động cho bài viết.
Phóng viên phải tiếp cận trực tiếp với hiện thực, thường để lại cảm xúc, ấn

tượng về con người, sự kiện mà họ đã quan sát, tiếp xúc. Quan sát trực tiếp dễ

-

khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho phóng viên.
Đem lại những dấu hiệu cần thiết để tiến tới thẩm định bản chất của sự kiện,

-

điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá mức độ tin cậy của thông tin.
Nhược điểm
Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tổ chủ quan, bị giới hạn bởi thời

-

gian, không gian.
Quan sát có khi chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã đúng với bản





-

chất của sự việc.
Cách quan sát đạt hiệu quả cao
Quan sát để tìm ra ý nghĩa
Quan sát là cần thiết nhưng điều đó cũng không phải là tất cả, quan sát không
chỉ mô tả lại những gì nhìn thấy mà phải đi liền với sự phân tích, bình giá để tìm


-

ra ý nghĩa vị trí của chi tiết, sự kiện.
Trước một sự kiện, con người, quan sát của phóng viên bao giờ cũng là quan sát



có chủ đích góp phần vào việc định hướng dư luận xã hội.
Quan sát phải có suy luận, suy đoán: năng lực quan sát của phóng viên thể hiện



ở chỗ họ nhìn thất những cái mà người khác không nhìn ra.
Quan sát trong sự so sánh: phóng viên nên so sánh những gì quan sát được ở sự
vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác hoặc so sánh với bản than chúng
trong các thời điểm, hoàn cảnh, giai đoạn khác nhau để làm nổi bật nên những



nét đặc sắc của chúng giúp bài viết có thêm chiều sâu hơn.
Huy động các giác quan trong quan sát và thận trọng khi kết luận: quan sát phải
có sự tập trung cao độ, quan sát qua loa đại khái phóng viên sẽ chỉ thu được
những thông tin sai lệch, Hơn nữa quan sát chỉ tiếp cận với biểu hiện bên ngoài



do vậy phóng viên khi kết luận phải hết sức thận trọng
Lựa chọn thời điểm để quan sát, quan sát nên kết hợp với phương pháp khác để
đảm bảo độ tin cậy và cơ sở pháp lý cho thông tin thu thập.
c. Phương pháp phỏng vấn




Khái niệm

6


- Phỏng vấn là cuộc gặp gỡ trao đổi, hỏi chuyện giữa nhà báo với một
hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu thập, khai thác thông tin phục vụ hoạt động
sáng tạo tác phẩm báo chí tùy theo mục đích nhà báo.
- Phỏng vấn là phương pháp chủ lực trong hoạt động thu thập tư liệu. Đối
tượng để phỏng vấn là con người – là một nguồn tư liệu phong phú , sinh động
và hấp dẫn, tuy nhiên con người cũng là nguồn thông tin tư liệu phức tạp khó
khai thác.
- Phỏng vấn là cuộc giao tiếp, đối thoại có tính chất động vì vậy khi thực
hiện cần linh hoạt, mềm dẻo nhằm thu thập được nhưng thông tin chân thật,
khách quan.
II.Phân loại phỏng vấn
- Căn cứ vào hình thức giao tiếp: pv trực tiếp, gian tiếp\
- Căn cứ vào số lượng người trả lời: pv một người, nhiều người
- Căn cứ vào vị thế của đối tượng giao tiếp: pv người có địa vị, chuyên
gia, người bình thường
- Căn cứ vào mục đích phỏng vấn: pv lấy tin tức, lấy ý kiến, chân dung
- Căn cứ vào thể loại sáng tạo: pv để lấy thông tin sáng tạo tp phỏng vấn,
sáng tạo tác phẩm tin, bài khác.
1. Vài trò của phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp phỏng vấn có thể thực hiện nhanh, tiết kiệm được thời gian
-


và công sức.
Phóng viên có thể tái hiện được sự kiện đã xảy ra hoặc xảy ra bất ngờ qua lời kể
của các nhân chứng mà phóng viên không có điều kiện được chứng kiến, tham

-

dự.
Thông tin thu thập được qua phương pháp phỏng vấn có tính chất khách quan từ
nguồn tin trực tiếp tạo nên giá trị và mức độ tin cậy cao. Những thông tin quan

-

trọng ít nhiều đã được bảo lãnh bởi người trả lời.
Có thể nắm bắt được những thông tin độc quyền nếu khai thác một cách khéo
léo

-

a.Chuẩn bị thực hiện một cuộc phỏng vấn
Xác định mục đích của phỏng vấn: là bước khởi điểm quan trọng cho các bước
tiếp theo, tùy thuộc vào mục đích đặt ra phóng viên sẽ quyết định hỏi như thế
nào. Tiếp đó xác định rõ mục đích sẽ giúp phóng viên điều chỉnh cuộc phỏng
vấn đi đúng hướng đã dự định
7


-

Lựa chọn người trả lời: nếu chọn đúng đối tượng phóng viên sẽ khai thác được
những thông tin chân thật, hấp dẫn. Ngược lại không chọn đúng thông tin sẽ




không thật và không có sức thuyết phục.
Tìm hiểu trước nội dung đặt ra trong cuộc phỏng vấn và tìm hiểu người trả lời
Giúp nhà báo nhanh chóng nhập cuộc, chủ động, tự tin khi phỏng vấn
Tạo sự tin cậy với người đối thoại
Hỏi được những câu hỏi tốt
Xử lý linh hoạt những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình phỏng

-

vấn
Nghiên cứu tư liệu trên sách báo, internet, hỏi những người am hiểu hoặc người





quan tâm đến nội dung sẽ đề cập trong cuộc phỏng vấn, tìm hiểu đối tượng sẽ
-

phỏng vấn qua đồng nghiệp, bạn bè…
Phóng viên phải dự kiến các câu hỏi, các câu hỏi nên bám sát mục đích nội dung

-

cần hỏi, và phải linh hoạt trong quá trình phỏng vấn,
Sắp đặt cuộc phỏng vấn
b.Tiến hành phỏng vấn

Giai đoạn mở đầu : giới thiệu bản than, nhắc lại mục đích phỏng vấn, tạo sự thân

-

mật tin cậy
Giai đoạn triển khai các câu hỏi cơ bản: nên triển khai từ dễ đến khó, sử dụng

-

các câu hỏi một cách linh hoạt, giữ thế chủ động trong cuộc phỏng vấn
Giai đoạn kết thúc: kiểm tra xem còn bỏ sót thông tin, chi tiết nào muốn biết,

-

nên kết thúc thời gian đúng như giao hẹn.
2.. Thu thập tư liệu từ các cuộc họp báo
Khái niệm: các cơ quan tổ chức cá nhân mời đại diện, phóng viên cơ
quan báo chí họp để công bố, giải thích về một sự kiện, vấn đề…Đây là nguồn
tin có tính chính thống từ một tổ chức, cá nhân và được thông báo trên diện rộng
-

Nhiệm vụ của phóng viên khi dự họp báo
Họ đền các cuộc họp báo để nhận tài liệu, ghi chép tên các đại biểu đến dự sau

-

đó về sản xuất ra tin, bài.
Khi dự họp báo phóng viên cần có trong tay những tài liệu văn bản do những




người có trách nhiệm cung cấp. Nên dự họp nghiêm túc vì thông tin bên lề cuộc
-

họp nhiều khi tạo ra sức hấp dẫn với bạn đọc
Trong họp báo phóng viên được phép đưa ra câu hỏi đối với người chủ trì về

-

những vấn đề mà họ quan tâm.
Trước khi dự họp phóng viên cũng vần tìm hiểu chủ đề họp báo, tìm hiểu người
phát ngôn, dự kiến câu hỏi...
8


III.Ví dụ minh họa
Tôi chập chững vào nghề báo cách đây vài năm với vốn kiến thức là 4
năm đại học. Những ngày đầu làm nghề mới hiểu mình không có gì cả, tất cả
quá mênh mông. Lần đầu tiên tôi hiểu bằng cử nhân báo chí không phải là tấm
giấy thông hành chắc chắn. Bắt đầu bằng những bài viết bị mắng xối xả, những
cuộc gặp gỡ mà chính mình là người loay hoay không biết hỏi gì, nói gì, ngồi
thế nào… Rồi cũng thành nhà báo. “Chạm” được đến nghề là cả một quá trình
dài mà chính bản thân tôi hay mỗi người làm báo phải tự rèn luyện và phấn đấu
mà tri thức và vốn sống chính là những yếu tố giúp người làm báo vững vàng
với nghề.
1. Kiến thức nền về nghề, yếu tố căn bản của người làm báo
Thực tế vẫn có những nhà báo giỏi không được đào tạo bài bản tại một
trường chuyên ngành báo chí nhưng về cơ bản được đào tạo tại một môi trường
chuyên nghiệp vẫn là nền tảng cơ bản đối với mỗi người làm báo. Tại các cơ
quan báo chí ở Tuyên Quang những năm qua, việc thu hút hay tuyển dụng được

những sinh viên được đào tạo chính quy tạo các trường báo chí vẫn là ưu tiên
hàng đầu bởi ít nhiều các em ngay lập tức bắt nhịp được với công việc. Những
thao tác cơ bản trong quá trình thu thập và xử lý thông tin được những người có
nền tảng lý thuyết ban đầu thực hành nhanh và dễ dàng hơn những người “tay
ngang”.
Nhiều người luôn băn khoăn, thậm chí hoang mang khi cầm tấm bằng cử
nhân báo chí và tự hỏi mình làm được gì nhưng với một lượng kiến thức căn
bản, chỉ cần nghiêm túc tiếp thu mỗi người sẽ hiểu mình phải làm gì với một vấn
đề, đề tài được đặt ra. Việc hiểu đúng và làm tốt các quy trình tác nghiệp là lợi
thế của những người làm báo được đào tạo bài bản. Bản thân tôi luôn trân trọng
thời gian được học chuyên ngành báo chí bởi những bài học đầu tiên về nghề
luôn là sâu sắc và sẽ đi theo suốt hành trang làm báo của mỗi người.
2. Kiến thức tự học và ý thức nghề nghiệp
Người ta vẫn nói, nghề báo là “biết tất cả về một cái gì đó và biết một cái
gì đó về tất cả”. Điều này để thấy rằng chúng ta đang không thiếu những nhà
9


báo cái gì cũng biết nhưng thực ra không biết gì cả và báo chí cũng đang phải
chấp nhận sự nhạt nhẽo từ những tác phẩm không có chiều sâu. Hầu hết các sinh
viên báo chí khi ra trường đến các cơ quan làm việc đề bắt đầu từ mảng văn hóa
– xã hội vì họ nghĩ đây là mảng dễ nhưng không phải, văn hóa – xã hội là một
mảng đề tài quá rộng, nếu không có những kiến thức chuyên sâu về nó sẽ không
thể có được những tác phẩm báo chí hay. Kinh tế có lẽ là lĩnh vực mà hầu hết
các nhà báo trẻ ngại ngần, yếu về mảng kinh tế cũng là thực trạng chung của
sinh viên báo chí, vì vậy mà các cơ quan báo chí hiện nay vẫn phải tuyển dụng
phóng viên mảng kinh tế từ những trường chuyên về kinh tế.
Không có nhà báo cái gì, lĩnh vực nào cũng làm tốt, vì thế việc chọn cho
mình một lĩnh vực để tự học hỏi, nghiên cứu chuyên sâu về nó là điều tất yếu mà
mỗi người có ý thức nghề nghiệp đều phải làm. Muốn làm kinh tế, anh không

thể không có kiến thức về kinh tế, luật pháp; muốn làm nông nghiệp anh phải
hiểu về nó như một người nông dân thực thụ vậy; muốn làm văn hóa – xã hội,
anh phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Tự học để có được tri
thức, có ý thức nghề nghiệp để tự tích lũy kinh nghiệm là điều mà mỗi nhà báo
phải làm nếu muốn bước đi lâu dài với nghề.
3. Trải nghiệm và cảm xúc
Nhiều người sẽ nghĩ vốn sống đi liền với thời gian, có nghĩa vốn sống
không dành cho những người quá trẻ. Điều này không đúng, vốn sống là những
bài học từ cuộc sống mà đã là bài học của cuộc sống thì tuổi nào cũng có thể
nhận được. Ví dụ bài học về làm người, về đạo đức không cần đến khi quá nhiều
tuổi mỗi người mới được học.
Vốn sống theo tôi vừa là những trải nghiệm thực tế, vừa là cảm xúc riêng
có của mỗi người khi đối diện với thực tế làm nghề. Vốn sống sẽ mang lại cho
những người làm báo sự bình tĩnh để suy xét thấu đáo từng vấn đề đặt ra; vốn
sống cho người làm báo cả linh cảm nghề nghiệp khi đối diện với những vấn đề
nóng, vấn đề khó; vốn sống cũng tạo nên bản lĩnh nghề nghiệp cho mỗi người
làm báo.
Bản thân tôi cho rằng vốn sống cũng cho mỗi nhà báo cảm xúc để cùng
sống, cùng cảm thông, chia sẻ với từng câu chuyện, từng số phận con người. Khi
10


còn làm ở Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang, tôi có một chương trình
phát sóng định kỳ hàng tuần có tên gọi “Câu chuyện cuộc sống” (thời lượng 30
phút/chương trình). Chương trình là những số phận, những câu chuyện bình dị
của mỗi người, ở đó luôn ánh lên niềm tin vào cuộc sống. Đó là câu chuyện của
một cậu bé bị căn bệnh xương thủy tinh với ước mơ đến trường; đó là câu
chuyện của một cô học trò xinh xắn lớp 12 bị căn bệnh ưng thư xương giai đoạn
cuối nhưng vẫn tin vào điều diệu kỳ của cuộc sống; đó là câu chuyện của một
người vợ liệt sỹ lẻ loi trong chính ngôi nhà sang trọng mà cả gia đình dành cho

bả; đó là câu chuyện về một làng của người bị căn bệnh phong; đó là câu chuyện
của những con người nông thôn luôn phải chịu mọi thua thiệt từ cuộc sống…
Trước khi thực hiện loạt chương trình này, cuộc sống của tôi cũng trải qua nhiều
thăng trầm, sóng gió, tôi yêu mến từng nhân vật của mình và khi đặt bút viết về
họ tôi luôn đặt mình vào đó để thử hình dung xem nếu là mình sẽ ra sao, có lẽ vì
thế mà mọi cảm xúc rất thật của tôi dành cho từng nhân vật đều được công
chúng đón nhận và đồng cảm.
Vốn sống, trải nghiệm sẽ tránh cho nhà báo tạo ra những sản phẩm vô
hồn, thiếu chiều sâu và thiếu xúc cảm.

KẾT LUẬN

Lao động báo chí đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Nghề báo không cho
phép bạn lặp lại bất cứ ai và càng không cho phép lặp lại chính mình. Có lẽ vì
thế mà làm nghề thì nhiều mà có danh vì nghề thì hiếm. Sự sáng tạo đòi hỏi bạn
phải nỗ lực không ngừng, đó là sự nỗ lực để không làm nghề một cách hời hợt,
vô hồn. Muốn không hời hợt bạn phải có tri thức, muốn không vô hồn bạn phải
có vốn sống.
Tri thức và vốn sống sẽ là hành trang theo bạn suốt quãng đường làm
nghề. Bạn có thể không biết hết mọi thứ nhưng hãy biết lấy một lĩnh vực nào đó

11


thật sâu sắc để tự vinh danh mình bằng một cái tên cụ thể: nhà báo kinh tế; nhà
báo nông dân; nhà báo xã hội; nhà báo văn hóa…
Tri thức không có giới hạn, vì thế không ngừng học hỏi để tự trang bị kiến
thức cho mình trên nhiều lĩnh vực của đời sống là việc mà mỗi nhà báo nên làm
và cần làm. Có tri thức cũng sẽ cho nhà báo sự khiêm tốn với công việc, với
đồng nghiệp và biết trân trọng giá trị nghề nghiệp của mình.

Tiểu luận này dù còn sơ sài song cũng mong muốn góp một tiếng nói
khẳng định giá trị lâu bền của tri thức và vốn sống đối với những người đã và sẽ
tiếp tục theo đuổi nghề báo một cách nghiêm túc và chân thành.

12


Câu 2: Lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch thu thập thông tin để hình
thành tác phẩm báo chí.
Đề tài: Trạm xe bus” 5 sao” hiện đại nhất Việt Nam mang tên trạm
Nguyễn Tuân, nằm trên ngã tư đường Lê Văn Lương- Hoàng Minh Giám - Hà
Nội.
Đây là trạm xe bus nhanh hiện đại nhất Việt Nam từ trước đến nay đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến chi phí xây dựng lên tới hàng triệu tỷ đồng. Với
những thiết kế rất hiện đại, tiện ích, có thể hỗ trợ người khuyết tật lên được xe
bus một cách dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống tự động hóa hiện đại như tự động
kiểm soát vé, quẹt thẻ; tự động mở cửa khi xe bus đến, có mái che, có ghế ngồi
cho khách, có điều hòa… và một đội ngũ nhân viên bảo vệ, kiểm tra vé.. đây sẽ
là một mô hình trạm xe bus tiên tiến giảm thiểu được tình trạng ùn tắc giao
thông và mất an ninh trật tự tại các điểm dừng đỗ xe bus hiện nay, đồng thời
làm thay đổi bộ mặt giao thông đô thị Hà nội.Sau gần 3 tháng thi công, công
trình sẽ đưa vào hoạt động vào đáp ứng nhu cầu của người tham gia giao
thông.
-

Để thực hiện phóng sự phát thanh về tiện ích của trạm xe bus

hiện đại này. Trước hết, cần đến tận nơi tận mắt quan sát chứng kiến đặc
điểm của trạm xe bus này và so sánh với những trạm dừng xe bus cũ để
thấy điểm vượt trội của nó; ghi lại những âm thanh cần thiết cho phóng sự

như tiếng xe bus, lời phỏng vấn người dân, sinh viên đi xe bus để làm cho
phóng sự thêm sinh động.
Sau đó, thu thập thông tin, tìm tài liệu liên quan đến trạm xe
bus này như là các quết định xây dựng của bộ GTVT, chi phí bao nhiêu,
ưu điểm của nó, dự tính bao giờ hoàn thành đi vào hoạt động…
Tiếp đến là phỏng vấn nhân vật liên quan: Có thể phóng vấn
2-3 đối tượng: Người dân sống ở đó, sinh viên hay đi xe bus, nhận xét
của họ về tính ưu điểm và tiện ích của công trình này và những mong
muốn của họ về một trạm xe bus hiện đại. Một cán bộ liên quan : Đại
13


diện ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội để khai
thác những thông tin về công trình này.
Trước khi phỏng vấn nhân vật, cần tìm hiểu về nhân vật
người trả lời phỏng vấn, nếu là người dân thì nên chọn lứa tuổi phù hợp,
đối tượng hay tham gia giao thông, thường xuyên đi xe bus và hiểu biết về
tâm lý của họ khi tham gia giao thông. Đối với việc phỏng vấn cơ quan
chức năng, cần tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó; tìm hiều vai
trò, chức danh của ông
( bà) được phỏng vấn.
Xây dựng bảng hỏi:

Phỏng vấn người tham gia giao thông:
+ Phỏng vấn môt sinh viên hay đi xe bus: Bạn nhận xét như thế nào
về cơ sở hạ tầng của các trạm trạm chờ xe bus, điểm dừng xe bus cũ như
hiện nay ? Mong muốn của bạn về những trạm chờ xe bus hiện đại.
+ Phỏng vấn một người dân trung niên: Theo ông (bà) trạm xe bus
hiện đại này mang lại những lợi ích gì cho người đi xe bus?


Phỏng vấn đại diện Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao
thông đô thị Hà Nội.
Câu hỏi 1: Công trình này dự tính chi phí xây dựng là bao nhiêu và
bao giờ thì hoàn thiện để phục vụ nhu cầu của người đi xe bus?
Câu hỏi 2: Theo ông, công trình trạm xe bus này có ưu điểm gì vượt
trội hơn so với những trạm chờ xe bus truyền thống?
Câu hỏi 3: Trong tương lai, với những ưu việt và tiện ích mà trạm
chờ xe bus này mang lại cho người dân, theo ông có nên nhân rộng mô
hình này hay không và vì sao?
Kết thúc: Cảm ơn người trả lời phỏng vấn?
Tóm tắt nội dung phóng sự.

14



×