Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

ĐÁNH GIÁ đặc điểm lâm SÀNG và kết QUẢ PHẪU THUẬT QUẶM tại BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực NGHĨA lộ yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.67 KB, 51 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN VNH CHUNG

ĐáNH GIá ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và KếT QUả PHẫU
THUậT QUặM
TạI BệNH VIệN ĐA KHOA KHU VựC NGHĩA Lộ - YÊN
Bái

CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA 2


H NI 2019

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN VNH CHUNG

ĐáNH GIá ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và KếT QUả PHẫU
THUậT QUặM
TạI BệNH VIệN ĐA KHOA KHU VựC NGHĩA Lộ - YÊN
BáI
Chuyờn ngnh: Nhón khoa


Mó s: CK 62725601
CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA 2
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS. TS. Phm Trng Vn


2. TS. Hoàng Cương

HÀ NỘI – 2019

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MRD1

: Khoảng cách giữa bờ mi trên đến điểm phản quang trên giác
mạc ở tư thế nguyên phát (margin reflext distance).

MRD2

: Khoảng cách giữa bờ mi dướiđến điểm phản quang trên giác
mạc ở tư thế nguyên phát (margin reflext distance).

TBUT

: Thời gian phá hủy phim nước mắt (tear break up time).

TCS

: Hội chứng Treacher Collins (Treacher Collins syndrome)



MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mi mắt của chúng ta được hình thành từ trong bào thai. Mi mắt có vai trò
bảo vệ mắt khỏi những tổn thương và góp phần tạo nên vẻ đẹp của khuôn
mặt. Mi mắt có hai nhiệm vụ chính mở và nhắm mắt ngăn chặn các tác nhân
bên ngoài khỏi va chạm vào phần trước mắt. Che bớt ánh sáng vào võng mạc
bằng động tác chớp mắt, làm cho nước mắt chan hòa đều trên giác mạc, kết
mạc, đẩy dần nước mắt về phía lỗ lệ. Tuy nhiên, da mi rất mỏng do đó dễ bị
tổn thương khi bị các tác nhân xung quanh tác động.
Quặn mi là hiện tượng bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu, khiến lông mi
cọ xát với mắt, gây mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc của mắt. Tuy là
chỉ biểu hiện ở vùng mi nhưng căn bệnh này khiến cho người mắc bệnh cảm
giác khó chịu, đau đớn. Hậu quả của việc này là lông mi sẽ cọ xát vào giác
mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng), gây tổn thương mắt. Nếu không
được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo giác mạc, làm tăng nguy cơ bị viêm loét
giác mạc. Nguy hiểm hơn, bệnh quặm mi có thể nguy hiểm hơn là giảm sút
thị lực và mù lòa hoàn toàn. Quặm mi có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh (quặm bẩm

sinh), hoặc quặm ở người già (do sự lỏng lẻo của các mô nâng đỡ mi do lão
hóa, do đau mắt hột, chấn thương…).
Ở Việt Nam, một nghiên cứu điều tra dịch tễ học của Bệnh viện Mắt
Trung ương năm 1996 đã thống kê được tỷ lệ mắc quặm trong cộng đồng
chiếm 1,15% và bệnh quặm đứng hàng thứ tư trong tổng số các bệnh mắt gây
mù lòa [1]. Đây là vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc mắt cộng đồng. Việc
phát hiện và điều trị sớm quặm là thực sự cần thiết nhằm bảo vệ chức năng thị
giác và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.


8

Phẫu thuật được xem như là phương pháp điều trị duy nhất có hiệu quả
đối với quặm mi. Những phẫu thuật nào dễ thực hiện, thời gian phẫu thuật
ngắn mà có hiệu quả điều trị cao sẽ là tốt nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn
phương pháp phẫu thuật quặm mi sẽ thay đổi tùy theo cơ chế bệnh sinh của
quặm và việc thăm khám lâm sàng có ý nghĩa quyết định.
Tính đến năm 2018, tỉnh Yên Bái có tổng dân số là 31.082 người với
cộng đồng các dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh. Thị xã Nghĩa
Lộ thuộc phía Tây tỉnh Yên Bái là huyện miền núi nghèo, đa dân tộc, mức độ
nhận thức về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại đây đang còn thấp
[2]. Các bệnh về mắt ngày càng phức tạp, đó là thách thức, gánh nặng đối với
cộng đồng trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ - Yên Bái, chưa có một thống
kê chính xác nào về tình hình bệnh quặm mi hiệu quả phẫu thuật quặm mi.
Để có một cái nhìn bao quát h ơn v ề b ệnh c ảnh này t ại c ơ s ở đi ều tr ị
đóng góp cho s ự nghi ệp phòng ch ống mù lòa c ủa đ ịa ph ương, góp
phần vào định h ướnng và chính sách y t ế c ủa đ ịa ph ương, góp ph ần
phát triển KTXH , vì vậy chúng tôi ti ến hành đ ề tài: “Đánh giá đặc
điểm lâm sàng và kết qu ả ph ẫu thu ật qu ặm t ại B ệnh viện Đa

khoa khu vực Nghĩa L ộ - Yên Bái năm 2019 - 2020 ” với mục tiêu:
1.

Đặc điểm lâm sàng bệnh quặm mi tại Bệnh viện Đa khoa khu
vực Nghĩa Lộ - Yên Bái.

2.

Đánh giá kết quả phẫu thuật quặm mi tại Đa khoa khu v ực
Nghĩa Lộ - Yên Bái.


9

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu mi mắt và kết mạc
1.1.1. Mi mắt
1.1.1.1. Giải phẫu sinh lý mi mắt
Mỗi bên mắt có 2 mi: mi trên và mi dưới, cách nhau bởi khe mi.
Mỗi mi có hai mặt: mặt trước và sau, hai góc: góc trong, ngoài và b ờ t ự
do.

Hình 1.1. Thiết đồ cắt dọc qua mi dưới [3]
Mặt trước
Mi trên bắt đầu từ bờ dưới cung lông mày trở xuống, mi d ưới bắt
đầu từ rãnh mi dưới trở lên. Mỗi một mi có một nếp da song song v ới bờ
tự do, nếp này càng hằn rõ khi ta mở to mắt và còn gọi đó là rãnh h ốc-mi
mắt. Nếp mi trên là do các sợi cân cơ nâng mi bám vào, th ường ngang
mức với bờ trên của sụn mi trên. Khoảng giữa bờ t ự do của m ỗi mi và

rãnh hốc-mi mắt là phần sụn của mi mắt.
Mặt sau


10

Kết mạc mi phủ kín mặt sau. Khi nhắm mắt, m ặt sau mi m ắt áp
sát vào phần trước nhãn cầu. Mi che kín hoàn toàn m ặt trước nhãn cầu.
Về đại thể, có thể chia mi ra làm 2 phần: ph ần tr ước g ồm có da và c ơ,
phần sau gồm có sụn mi và kết mạc [3].
Góc mắt
Góc ngoài của khe mi cách thành ngoài hốc mắt 6-7mm v ề phía
trong, cách khớp nối trán - gò má khoảng 10mm.
Góc trong có cục lệ và nếp bán nguyệt.
- Cục lệ: là một khối hình bầu dục màu h ồng, kích th ước 3x5mm
có những tuyến bã và tuyến lệ phụ. Bề mặt không đều, trên niêm m ạc
phủ cục lệ có vài sợi lông mịn.
- Nếp bán nguyệt: là một nếp kết mạc hình liềm, nằm ở ngoài cục lệ
[3].
Bờ tự do của mi
Bờ mi dài 28 đến 32mm, bề dày 2 đến 3mm, là vùng tiếp nối gi ữa
da và niêm mạc của bờ mi. Giữa bờ mi có một đường lõm gọi là đ ường
xám, đường này chạy dọc theo chiều dài của mi từ góc ngoài cho đ ến
điểm lệ. Trên bờ tự do ở phần góc trong mi có lỗ lệ chia b ờ t ự do làm hai
phần: phần trong là phần lệ có liên quan đến hồ n ước m ắt, ph ần ngoài
là phần mi chiếm phần lớn bờ mi được tính từ lỗ lệ đến góc ngoài mắt,
có liên quan đến dòng nước mắt. Toàn bộ bờ mi luôn tiếp xúc và ôm khít
với bề mặt nhãn cầu [3], [4], [5].



11

Hình 1.2. Vị trí mi nhìn từ phía trước [3]
1.1.1.2. Cấu tạo giải phẫu của mi mắt
Về mặt đại thể, mi mắt chia làm hai phần tr ước và sau. Ph ần
trước gồm có da và cơ vòng mi, phần sau có sụn mi và kết mạc.
Da và tổ chức dưới da
Da mi mỏng và mềm mại, dễ di động, không có lớp mỡ dưới da, có
đọng sắc tố nhẹ, độ dày chỉ khoảng 1mm và đôi chỗ rất mỏng cho phép
nhìn thấy các cấu trúc mạch máu bên dưới. Da mi có h ệ th ống mao
mạch khá phong phú nên sức sống tốt. Da mi có lông ngắn, tuy ến bã,
tuyến mồ hôi và dính lỏng lẻo vào tổ chức bên dưới. Các sợi c ơ nâng mi
và cơ vòng mi đi lên bám vào da cùng với nhánh dây th ần kinh c ảm th ụ.
Các cơ vòng ở mi và dây chằng mi
Cơ vòng mi là phần cơ chính ở mi mắt, bao gồm các sợi cơ vân chạy đồng
tâm bên dưới da mi bao phủ nhãn cầu và xương hốc mắt xung quanh. Cơ vòng
mi được phân chia thành ba phần: phần trước sụn, phần trước cân vách hốc mắt
và phần hốc mắt. Phần trước sụn và trước cân vách hốc mắt giúp cho động tác
chớp mắt, trong khi phần hốc mắt là phần cơ chính có vai trò nhắm mắt có chủ ý.
Ở gần bờ mi, các sợi cơ trước sụn tỏa ra sau tới tận các tuyến Meibomius tạo


12

thành cơ Riolan [5]. Ở người già lớp cơ này dày, bó cơ vòng trước cân vách hốc
mắt có thể di chuyển lên trên làm ép lông mi vào trong [6], [7].

Hình 1.3. Giải phẫu cơ vòng mi
A. Phần trước sụn, B. Phần trước cân vách hốc mắt, C. Phần hốc mắt
(Nguồn: />Các khoang và cân bên dưới cơ vòng cung mi

Sau cơ vòng cung mi là các tổ chức có chứa nhiều mỡ, thần kinh và
các mạch máu chi phối cho mi mắt. Phẫu tích các khoang này, mi sẽ tách
ra làm hai bình diện trước và sau. Với mi dưới, sau c ơ vòng mi sẽ là s ụn
mi và cân vách hốc mắt, ở mi trên cân cơ nâng mi nằm ở đoạn giữa cân
vách hốc mắt và mép trên bản sụn [8].
Cân vách hốc mắt và sụn mi
Chỗ nối giữa màng xương hốc mắt và cân vách hốc m ắt dày lên ở
bờ hốc mắt và từ đó cân vách hốc đi xuống mi mắt. Cân vách h ốc m ắt
không trực tiếp bám vào bờ sụn mi mà hợp với các c ơ bám mi trên và
dưới ở vùng cách bờ trên sụn 2-4 mm. Cân vách hốc mắt có liên quan
đến cơ vòng mi ở phía trước và mỡ hốc mắt ở phía sau. Bản sụn tạo
khung xương cho mi mắt. Sụn mi được hình thành b ởi các t ổ ch ức x ơ và
sợi chun. Trong sụn có các tuyến ở mi trên, các sợi cân cơ nâng mi tỏa ra
bám tận phần dưới của sụn và cơ Muller bám vào bờ trên sụn. Ở mi dưới


13

các cơ bám trực tiếp vào bờ dưới sụn và kết mạc bám chặt vào m ặt
trước sụn [9], [8].
Mỡ hốc mắt

Hình 1.4. Giải phẫu mỡ hốc mắt
(Nguồn: />Mỡ hốc mắt nằm phía sau cân vách h ốc m ắt và tr ước cân c ơ nâng
mi trên (đối với mi trên) ho ặc cân c ơ bám mi d ưới (đ ối v ới mi d ưới). Ở
mi trên, có 2 túi m ỡ: phía mũi và trung tâm. Mi d ưới có 3 túi m ỡ: phía
mũi, trung tâm và phía thái d ương. Nh ững túi m ỡ này đ ược bao quanh
bởi bao xơ mỏng [5]. Thoát vị m ỡ h ốc m ắt ở ng ười l ớn tu ổi cũng là
một yếu tố gây qu ặm mi [ 10].
Các cơ bám mi trên

Mi trên ổn định vị trí là nhờ các cơ nâng mi và cơ Muller ph ối h ợp
hoạt động cùng nhau. Cơ nâng mi bắt nguồn từ trần hốc m ắt, ch ỗ bám
nằm ngay trước lỗ thị giác và phía trên cơ trực trên. C ơ đi ra tr ước
khoảng 40 mm và bám tận ngay sau cân vách hốc m ắt và chuy ển thành
cân vách hốc mắt. Chỗ chuyển cơ - cân nâng mi dày lên thành dải x ơ có
tên là dây chằng Whitnall. Phía trong dây chằng này bám vào ròng r ọc c ơ


14

chéo lớn, phía ngoài bám vào vỏ xơ của tuyến lệ chính và thành ngoài
hốc mắt.
Cơ bám mi dưới
Cơ bám mi dưới đi từ cơ trực dưới đến bám vào sụn mi dưới cũng
giống như cơ nâng mi, cũng có phần cân và phần cơ. Cấu tạo chủ y ếu là
các sợi xơ nhưng cũng có một lượng nhỏ các sợi cơ trơn. Khi cân c ơ đi ra
trước, nó bám lấy cơ chéo bé tạo thành dây chằng Lockwood. Dây chằng
này bám vào thành hốc mắt gần dây chằng mi. Cân vách hốc mắt h ợp
nhất với cân cơ bám mi dưới ở điểm cách bờ sụn dưới khoảng 2-3 mm.
Góc tạo giữa cân vách hốc mắt và cơ bám mi dưới có đệm mỡ mắt t ương
tự như đệm mỡ hốc mắt mi trên. Cơ bám mi dưới co làm cho mi d ưới co
ngắn lại khi liếc xuống dưới để giữ cho bản sụn không bị lật vào trong
[11].


15

Sụn mi dưới

Hình 1.5. Giải phẫu sụn mi và các dây chằng mi

(Nguồn: />Sụn mi là một tổ chức xơ chắc đan thành những bản cong theo bề mặt
nhãn cầu. Sụn mi trên lớn hơn, chỗ cao nhất có thể lên đến 10-12 mm, trong
khi chỗ cao nhất của sụn mi dưới đo được là 4 mm. Đầu sụn dính vào bờ hốc
mắt qua trung gian dây chằng mi trong và dây chằng mi ngoài. Mi dưới có
bản sụn hẹp, cấu trúc mỏng, có thể bị teo ở người lớn tuổi. Trong sụn có các
tuyến Meibomius biểu hiện bằng những vệt thẳng đứng, màu vàng nhạt ở mặt
sau mi [5].
Kết mạc mi
Các tế bào hình đài chế nhầy có nhiều trên bề mặt kết m ạc. Các
tuyến lệ phụ Wolfring và Krause khu trú chủ yếu ở vùng gi ữa s ụn mi và
cùng đồ trên ngoài. Cùng đồ trên và dưới sau khi đi ra sau đ ến g ần b ờ
xương hốc mắt. Cùng đồ phía ngoài cách rìa giác mạc gần 14 mm, nh ưng
cùng đồ phía trong thì nông hơn. Cùng đồ được duy trì bởi các s ợi đi t ừ


16

cơ bám mi trên và dưới có nguyên ủy từ các cơ trực trên và c ơ bám mi
dưới.
Hệ thống mạch máu mi mắt
- Động mạch: hệ thống động mạch được tách ra từ hai nguồn
chính là động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài.
- Tĩnh mạch: bao gồm hai hệ thống nông và sâu. Hệ thống nông
gồm nhánh mặt trước và nhánh thái dương nông, hệ thống sâu bao gồm
các tĩnh mạch hốc mắt (đổ vào xoang hang) và mặt sau (đổ vào đám r ối
chân bướm, xoang hang và các tĩnh mạch mặt sâu
1.1.1.3. Sinh lý mi mắt
Theo tác giả Phan Dẫn [12] mi mắt có hai nhiệm vụ chính: Mở và
nhắm mắt: Ngăn chặn các tác nhân bên ngoài khỏi va chạm vào ph ần
trước mắt. Che bớt ánh sáng vào võng mạc bằng động tác chớp mắt, làm

cho nước mắt chan hòa đều trên giác mạc, kết mạc, đẩy dần n ước mắt
về phía lỗ lệ.
Mở mắt và nhắm mắt
Động tác mở mi mắt là do các cơ kéo rút của mi trên (c ơ nâng mi
trên và cơ Muller) làm việc, trong lúc các cơ co (cơ vòng cung mi) chùng
xuống.
Động tác nhắm mi mắt là do các cơ co (cơ vòng cung mi) kèm theo
sự nới giãn những cơ kéo rút (cơ đối vận cùng bên). Song song v ới động
tác nhắm mắt lại có hiện tượng đưa nhãn cầu lên trên (hiện t ượng
Charles Bell).
Thông thường nhắm và mở mi mắt được thực hiện ở cả hai bên
mắt và đối xứng với nhau (Định luật Hering).
1.2. Bệnh quặm mi mắt


17

Quặn mi là hiện tượng bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu, khiến lông mi
cọ xát với mắt, gây mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc của mắt. Tuy là
chỉ biểu hiện ở vùng mi nhưng căn bệnh này khiến cho người mắc bệnh cảm
giác khó chịu, đau đớn. Hậu quả của việc này là lông mi sẽ cọ xát vào giác
mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng), gây tổn thương mắt. Nếu không
được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo giác mạc, làm tăng nguy cơ bị viêm loét
giác mạc. Nguy hiểm hơn, bệnh quặm mi có thể nguy hiểm hơn là giảm sút
thị lực và mù lòa hoàn toàn.
Quặm mi có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh (quặm bẩm sinh), hoặc quặm ở
người già (do sự lỏng lẻo của các mô nâng đỡ mi do lão hóa, do đau mắt hột,
chấn thương…).
1.2.1. Quặm bẩm sinh
1.2.1.1. Thực trạng mắc quặm mi bẩm sinh

Quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông
mi cọ sát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có th ể phát tri ển
ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị.
Quặm bẩm sinh gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển
ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị. T ỷ lệ quặm bẩm sinh mi
dưới ở trẻ em là khoảng 2 % (Theo Bệnh viện Mắt Trung ương). Khi bị
quặm trẻ khó chịu hay dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc, tr ợt
biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây gi ảm th ị l ực.
Đến nay điều trị quặm vẫn chủ yếu là phẫu thuật.
1.2.1.2. Biểu hiện lâm sàng
Bệnh hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi th ấp,
tẹt. Do hàng lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó ch ịu luôn luôn d ụi
mắt. Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có th ể có d ử, n ếu kéo
dài có thể gây viêm kết mạc. Nếu không được điều trị, lông mi làm t ổn


18

thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển n ặng và kéo dài
có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực.
Cần phải phân biệt trẻ bị quặm bẩm sinh với trẻ bị tắc lệ đ ạo. Ở
trẻ bị tắc lệ đạo cũng thường có chảy nước mắt kéo dài, ra d ử mắt,
nhưng không gây đỏ mắt. Khi thăm khám nếu trẻ không phối hợp, qu ấy
khóc nhiều, mắt nhắm thì có thể chẩn đoán nh ầm v ới quặm bẩm sinh.
Tuy nhiên nếu thăm khám kỹ kết hợp với bơm rửa lệ đ ạo có th ể giúp
chẩn đoán phân biệt dễ dàng với quặm bẩm sinh.
Ngoài ra cũng cần lưu ý phân biệt quặm bẩm sinh với tật hai hàng
lông mi, đó là tình trạng xuất hiện một hàng lông mi th ứ hai ngay phía
sau hàng lông mi thứ nhất bình thường. Dị tật này có th ể xuất hiện đ ơn
độc hoặc đi kèm với những bất thường bẩm sinh khác, nhiều tác giả cho

rằng bệnh có liên quan đến di truyền nhiễm sắc thể th ường.
1.2.1.3. Đánh giá chiều dài và mức độ quặm trên lâm sàng
Chiều dài của quặm: Từ điểm lệ quản ra phía ngoài chia 4 m ức đ ộ:
– Mức độ I: Quặm chiếm ¼ chiều dài bờ mi.
– Mức độ II: Quặm chiếm 1/3 chiều dài bờ mi.
– Mức độ III: Quặm chiếm ½ chiều dài bờ mi.
– Mức độ IV: Quặm chiếm 2/3 chiều dài bờ mi đến cả mi.
Mức độ quặm: Tính bằng da mi thừa.
– Độ I: Thừa khoảng ≤ 2mm da mi.
– Độ II: Thừa khoảng 3mm da mi.
– Độ III: Thừa khoảng ≥ 3mm da mi.
1.2.1.3. Ðiều trị quặm mi bẩm sinh
Ở những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lông mi chưa đủ cứng để gây tổn h ại
giác mạc do đó có thể cho trẻ tra thuốc (dùng dung dịch n ước muối sinh
lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như tobrex) và hướng dẫn cho bố mẹ


19

trẻ cách vuốt bờ mi nhằm mục đích làm cho bờ mi bật ra ngoài, lông mi
không cọ vào giác mạc tránh tổn hại giác mạc. Nếu bệnh không t ự m ất
đi thì có thể phẫu thuật khi trẻ lớn hơn.
Phẫu thuật điều trị quặm bẩm sinh được thực hiện tại các cơ s ở y
tế chuyên về nhãn khoa là phẫu thuật tương đối đơn giản, th ời gian
phẫu thuật ngắn, không để lai sẹo gây mất thẩm mỹ. Khi trẻ có các bi ểu
hiện bất thường như hay dụi mắt, chảy nước mắt cần đưa trẻ đến các
cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị.
1.2.2. Quặm mi tuổi già
Quặm do tuổi già thường ở mi dưới. Phần lớn quặm tuổi già là ở trên
những mắt bị lõm do tiêu mỡ hốc mắt, làm mất chỗ dựa phía sau của mi khiến

cho bờ mi bị đổ ra sau và vào trong. Hàng lông mi cọ vào bề mặt của nhãn
cầu, gây chảy nước mắt, tiết dử mắt. Mi có thể cọ vào giác mạc, gây viêm
giác mạc kéo dài.
Tùy theo tổn thương ở bờ mi và sụn mi, nhiều tác giả trên thế giới đã
chia quặm theo 3 mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Đây là phân loại quặm của
Kemp và Collin (1986) [43].
- Nhẹ: bờ mi, sụn mi bình thường, lông mi tiếp xúc giác mạc khi nhìn lên.
- Trung bình: bờ mi bình thường, lông mi tiếp xúc giác mạc khi nhìn
thẳng gây trợt biểu mô giác mạc, bản sụn mỏng, mi cuộn vào.
- Nặng: mi cuộn vào, bờ mi biến dạng, sụn mi biến dạng.
1.2.2.1. Thực trạng mắc quặm mi tuổi già
Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ quặm tuổi già sẽ đóng góp đáng kể vào
việc nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Một
trong những nghiên cứu hệ thống về dịch tễ học quặm và trễ mi người già
được thực hiện bởi Damasceno (2011) cho thấy rằng tỷ lệ quặm tuổi già là
2,1%, trong đó nam chiếm 1,9% và nữ chiếm 2,4%. Nghiên cứu này tiến hành


20

trên 24565 người tuổi trên 60 ở một thành phố của bang Sao Paulo, Brazil và
chỉ đề cập đến mi dưới. Đối tượng trong nghiên cứu tập trung vào người da
trắng, da màu, da đen và nhận thấy tỷ lệ này cao nhất ở người da trắng [13].
Một số thông tin về quặm tuổi già ở nhóm người Châu Á được tìm thấy
trong nghiên cứu của Carter năm 2000. Tuy nhiên, nghiên cứu không xác định
được tỷ lệ mắc quặm trong cộng đồng dân cư Châu Á mà chỉ thống kê được
tỷ lệ mổ quặm mi dưới tuổi già ở nhóm người Châu Á chiếm 11,4% trong
tổng số 604 ca phẫu thuật mi tại 3 cơ sở thực hành nhãn khoa tại Hồng Kông,
Trung Quốc và khu vực vịnh San Francisco. Dù sao nghiên cứu này cũng cho
thấy có sự khác biệt về tỷ lệ phẫu thuật: nhóm người có nguồn gốc Châu Á

phẫu thuật quặm mi dưới nhiều hơn đáng kể (11,4%) so với nhóm người
không có nguồn gốc Châu Á (3,7%) [10].
Sự khác biệt về phân bố vị trí mỡ hốc mắt đã giải thích tại sao tỷ lệ mắc
quặm ở người Châu Á lại nhiều hơn người không có nguồn gốc Châu Á. Năm
1998, Carter đã dùng hình ảnh chụp cộng hưởng từ để đánh giá sự khác nhau
về cấu tạo giải phẫu mi dưới ở người Châu Á và người da trắng. Kết quả cho
thấy, tổ chức mỡ hốc mắt ở người Châu Á dịch chuyển ra ngoài bờ hốc mắt
trước [11]. Điều này có thể là một yếu tố nguy cơ góp phần hình thành quặm
mi dưới ở người già. Do vậy, vấn đề đặt ra là khi phẫu thuật quặm mi dưới
cho nhóm người Châu Á khối mỡ hốc mắt này cần được xem xét và có thể
được lấy đi để giải quyết được một phần nguyên nhân gây quặm và góp phần
cải thiện thẩm mĩ cho bệnh nhân.
Tỷ lệ mắc quặm mi dưới tuổi già gặp ở nữ nhiều hơn ở nam [3]. Nguyên
nhân là do sự khác nhau về kích thước diện sụn và chiều dài trục nhãn cầu giữa
nam và nữ [12], [13], [14]. Bình thường chiều cao bản sụn ở nữ thấp hơn ở
nam, cùng với hiện tượng thoái hóa teo mỏng và co ngắn bản sụn ở người già
làm cho quặm gặp nhiều ở nữ hơn nam trong cộng đồng người cao tuổi.


21

Ở Việt Nam, các nghiên cứu thường tập trung chủ yếu vào quặm do biến
chứng của bệnh mắt hột với đặc điểm là thường xảy ra ở mi trên [1]. Khác với
quặm do bệnh mắt hột, quặm tuổi già gặp chủ yếu ở mi dưới và ở Việt Nam
chưa có số liệu thống kê nào về tỷ lệ mắc quặm tuổi già trong cộng đồng.
1.2.2.2. Sinh bệnh học quặm mi tuổi già
Quặm tuổi già hay gặp ở mi dưới, thường ở cả hai mắt và tỷ lệ mắc
tăng dần theo tuổi [14]. Các nghiên cứu đã tìm ra được một số nguyên nhân
sinh quặm mi dưới ở người già, nó có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc phối hợp
nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân gây ra quặm bao gồm:

- Giãn dây chằng mi góc trong và góc ngoài làm mi giãn theo chiều ngang
[14], [15]. Bình thường dây chằng mi góc trong và góc ngoài đính vào xương
hốc mắt để ép mi lên nhãn cầu. Khi về già dây chằng mi góc trong và góc ngoài
bị thoái hoá collagen, tổ chức mô trở nên kém đàn hồi và bị xơ hóa [15].
- Cân cơ bám mi dưới giảm trương lực hay bị tuột chỗ bám vào bờ dưới
sụn làm tổ chức mi mắt bị lỏng lẻo và giãn theo chiều dọc [11].
- Cơ vòng mi trước cân vách hốc mắt phì đại quá mức, di chuyển lên mặt
trước bản sụn và đẩy bờ mi cuộn vào trong [6], [7].
- Thoái hóa teo bản sụn mi do tuổi [15]. Sụn mi được cấu tạo bởi các sợi
collagen và rất ít thớ sợi chun nằm đan xen giữa các tuyến Meibomius. Cấu
trúc sụn ở người trẻ chủ yếu là sợi collagen. Khi tuổi cao các sợi này chuyển
dần thành các sợi chun, sụn mỏng dần kèm theo sự lỏng lẻo của cân vách hốc
mắt làm mi dễ bị xoay vào trong.
- Thoái hoá teo mỡ hốc mắt ở người già kết hợp với giãn mi theo chiều
ngang tạo điều kiện cho bờ mi dễ di chuyển vào trong [16].
- Ngoài ra, các yếu tố như thoát vị mỡ mi dưới hay nhãn cầu bé cũng làm
quặm mi dưới dễ xảy ra [9], [17].
Phương pháp phẫu thuật sẽ thay đổi theo tùy trường hợp quặm mi dưới
tuổi già do một hay nhiều cơ chế bệnh sinh phối hợp.
1.2.2.3. Lâm sàng bệnh quặm mi tuổi già


22

Lâm sàng bệnh quặm tuổi già: Bệnh nhân có cảm giác cộm vướng, đỏ
mắt, chảy nước mắt do lông mi, bờ mi và da mi cọ vào kết mạc và giác mạc. Thị
lực của mắt bị quặm thường không bị ảnh hưởng nếu như quặm chưa gây tổn
thương ở giác mạc. Khi bị quặm kéo dài, bệnh nhân có thể bị viêm kết mạc, viêm
giác mạc, loét giác mạc dẫn đến tân mạch, sẹo giác mạc và gây giảm thị lực.


Hình 1.6. Quặm mi dưới tuổi già gây tổn thương viêm loét giác mạc
(Nguồn: />1.2.2.4. Điều trị quặm mi ở người lớn

- Cách điều trị quặm mi là loại trừ hoặc làm giảm bớt các nguyên nhân
trên Cách điều trị quặm mi dưới ở người cao tuổi là loại trừ hoặc làm giảm bớt
những nguyên nhân trên, như phẫu thuật rút ngắn mi để điều trị nhão mi phối
hợp với tạo lại chỗ bám của cơ kéo mi dưới hoặc loại trừ tác nhân gây co quắp.
- Dùng một số thuốc nước mắt nhân tạo hoặc mỡ dưỡng mắt kéo dài:
+ Điều trị các bệnh viêm kết mạc, bệnh mắt hột như kháng sinh, kháng viêm.
+ Dưỡng mắt với nước mắt nhân tạo.
- Việc xoa bóp nhẹ nhàng vùng quanh mi thường xuyên cũng có tác dụng
làm giảm sự khó chịu ở ngươi cao tuổi bị quặm mi dưới.
- Phẫu thuật tùy thuộc vào nguyên nhân bởi các bác sỹ chuyên khoa.
1.3. Các phương pháp phẫu thuật điều trị quặm mi
1.3.1. Phẫu thuật quặm mi tuổi già


23

Trong y văn đã có nhiều phương pháp phẫu thuật quặm mi dưới tuổi già
được mô tả [18], [19], [20]. Muốn đạt hiệu quả điều trị quặm lâu dài thì
phương pháp phẫu thuật được đề ra tùy thuộc vào nguyên nhân sinh bệnh.
Nguyên tắc chung là giải quyết hiện tượng giảm trương lực mi theo chiều
đứng và chiều ngang [11], [21]. Phẫu thuật điều trị quặm mi dưới tuổi già phổ
biến hiện nay đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam gồm những
phương pháp sau:
Phương pháp Quickert (chỉ khâu vểnh mi) làm chặt mi theo chiều
dọc do khâu chèn cân cơ bám mi dưới ở giữa sụn mi và cơ vòng mi [22]. Đây
là phương pháp đơn giản nhưng chỉ áp dụng cho những bệnh nhân không có
chỉ định phẫu thuật. Dùng chỉ chromic 5/0 khâu 3 mũi đi từ kết mạc cùng đồ,

qua bờ dưới diện sụn, qua cân cơ bám mi dưới và hướng ra ngoài da ngay
dưới bờ mi. Mục đích là tạo hàng rào xơ sẹo ngăn không cho cơ vòng mi và
da mi di chuyển lên phía bờ mi gây ra quặm mi [15].

Hình 1.7. Đặt chỉ trong phương pháp Quickert
(Nguồn: /quickert-sutures-5)
Phương pháp Wies (làm ngắn mi theo chiều ngang và xoay chuyển
bờ mi) chỉ định trong điều trị quặm mi dưới tuổi già khi có giãn mi nhiều theo
chiều ngang [25]. Phương pháp này bao gồm 2 phần: Mi được tách theo chiều


24

ngang nên khi liền sẽ tạo sẹo ngăn không cho cơ vòng mi di chuyển lên sụn mi
và khâu bổ sung phương pháp chỉ khâu vểnh mi để mi vểnh ra ngoài. Phương
pháp này chữa giãn mi theo chiều ngang, đính lại cân cơ bám mi dưới và ngăn
quá hoạt cơ vòng mi [26]. Phương pháp này có thể kết hợp với lấy mỡ hốc mắt.

Hình 1.8. Phương pháp Wies
(Nguồn: />Phương pháp Jones (gấp cân cơ bám mi dưới) được áp dụng với các
trường hợp có giãn mi theo chiều dọc. Cân cơ bám mi dưới được gấp hay
khâu trở lại chỗ bám nhằm làm ổn định sụn mi [23].

A

B
Hình 1.9. Phương pháp khâu đính cân cơ bám mi dưới
A. Cân cơ bám mi dưới được đính lại vào bờ dưới diện sụn



25

B. Cách đặt chỉ khâu bờ dưới diện sụn với cân cơ bám mi dưới
(Nguồn: />Phương pháp dải sụn góc ngoài được áp dụng với các trường hợp có
giãn dây chằng mi ngoài. Mở góc ngoài mắt, tạo dải sụn và đính lại vào màng
xương hốc mắt [27].

Hình 1.10. Dải sụn được khâu vào màng xương hốc mắt
(Nguồn: />Phương pháp chuyển hướng cơ vòng mi được thực hiện bằng cách
tách cơ vòng mi thành dải và cắt rời ở phía góc mắt ngoài, sau đó được đính
lại vào màng xương bờ dưới hốc mắt [27].


×