Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị, chăm sóc bệnh nhi bị tay chân miệng tại bệnh viện đa khoa đức giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ,
CHĂM SÓC BỆNH NHI BỊ TAY CHÂN MIỆNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG

Người hướng dẫn: Th.s Bs. Ngô Thị Hiếu Minh
Sinh viên thực hiện: Lương Hà Mai Phương
Mã sv: B00366


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm chủ yếu
do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây từ người sang người, dễ
gây thành dịch. Biểu hiện lâm sàng chính là tổn thương da,
niêm mạc dưới dạng mụn nước ở các vị trí đặc biệt như niêm
mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.
Bệnh thường lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy
hiểm dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều
trị kịp thời.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh TCM thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới như; Mỹ,
Úc. Hungary và đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Trung Quốc,
Malaisia, Singapore, Đài Loan...
Tại Việt Nam: Bệnh gặp ở hầu hết các địa phương và rải rác


quanh năm. Trong vài năm gần đây bệnh xuất hiện nhiều hơn và
nặng hơn ở cả hai miền Nam Bắc nên bệnh đã trở thành vấn đề
dịch tễ quan trọng.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đặc

điểm lâm sàng và kết quả điều trị, chăm sóc bệnh nhi bị
tay chân miệng tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang ” với
hai mục tiêu chính là:
1. Mô tả biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhi tại Bệnh viện
Đa khoa Đức Giang từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015.
2. Mô tả kết quả điều trị và chăm sóc bệnh nhi bị tay chân
miệng tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.


TỔNG QUAN
Khái niệm về bệnh TCM
 Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do
virus gây nên. Thường gặp ở trẻ em (trên 90%).
 Bệnh lây từ người sang người, có thể bị rải rác hoặc bùng phát
thành các vụ dịch nhỏ.
 Bệnh gây tổn thương da, niêm mạc dưới dạng mụn nước ở các
vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng,lòng bàn tay,bàn
chân,gối ,mông.
 Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường
gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71



Coxsackievirues

Enchovirus 71


TỔNG QUAN
Cơ chế bệnh sinh:
Vi rút

Tế bào niêm mạc và tổ chức lympho đường hô hấp và tiêu hóa

Máu

Cơ quan đích: Da, thần kinh, tim


TỔNG QUAN
Cơ chế lây bệnh


CÁC THỂ LÂM SÀNG
 Thể tối cấp: bệnh diễn tiến nhanh, có các biến chứng nặng
dễ dẫn đến tử vong trong 48 giờ.
 Thể cấp tính: biểu hiện lâm sàng với 4 giai đoạn.
 Thể không điển hình: dấu hiệu phát ban không rõ ràng
hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh,
tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.


Triệu chứng bệnh TCM

Biểu hiện lâm sàng: gồm 4 giai đoạn
 Giai đoạn ủ bệnh: không biểu hiện triệu chứng
 Giai đoạn khởi phát: sốt nhẹ, đau họng, chán ăn
 Giai đoạn toàn phát: các dấu hiệu trên da tập trung ở lòng
bàn tay, ngón tay, gam bàn chân, ngón chân, tổn thương niêm
mạc miệng và họng, sốt, nôn.
 Giai đoạn lui bệnh: từ 3-5 ngày nếu không có biến chứng


Hình ảnh: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em


Bệnh tay chân miệng ở trẻ em


Chẩn đoán lâm sàng
 Chuẩn đoán xác định: Xét nghiệm RT- PCR hoặc phân lập
virus EV71 gây bệnh.
 Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh có biểu hiện loét miệng: viêm loét miệng (áp–tơ)
- Bệnh có phát ban da: sốt phát ban, dị ứng, viêm da mủ…
- Viêm não – màng não
- Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi


Phân độ lâm sàng
 Độ 1: chỉ loét miệng hoặc tổn thương ngoài da.
 Độ 2:
 Độ 2a)
o Trẻ có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhân lúc khám.

o Sốt >2 ngày hay sốt >39oC, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

 Độ 2b)
o Nhóm 1: giật mình ghi nhận lúc khám, bệnh sử có giật mình ≥
2 lần/30 phút, bệnh sử có giật mình kèm theo các dấu hiệu ngủ gà,
mạch nhanh > 150 lần/phút, sốt cao ≥ 39oC.
o Nhóm 2: thất điều (run chi, run người, ngồi không vững, đi
loạng choạng), rung giật nhãn cầu, lác mắt, yếu chi hoặc liệt chi…


 Độ 3:
 Mạch nhanh >170 lần/phút.
 Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
 Huyết áp tăng.
 Thở nhanh, thở bất thường
 Rối loạn tri giác
 Tăng trương lực cơ
 Độ 4: sốc, phù phổi cấp, tím tái, SpO2 < 92%, ngưng thở, thở
nấc.


BIẾN CHỨNG
Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm
thân não, viêm não tủy, viêm màng não.

Biến
chứng
Biến chứng hô hấp, tim mạch: Viêm cơ
tim, phù phổi cấp, tăng HA, suy tim, trụy
mạch.



ĐIỀU TRỊ
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị
hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không
có bội nhiễm)

Nguyên
tắc
điều trị

Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến
chứng

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể
trạng


ĐIỀU TRỊ
Điều trị: chủ yếu điều trị theo triệu chứng, theo phác đồ của Bộ y
tế ban hành năm 2011.
 Độ 1:
 Điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế.
 Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi cho trẻ.
 Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6
giờ.
 Vệ sinh răng miệng.
 Tái khám theo lịch hẹn

 Độ 2: điều trị nội trú tại bệnh viện.

 Độ 2a) Tiếp tục điều trị như độ 1
 Độ 2b) Đặt trẻ nằm đầu cao 30°, thở oxy và hạ sốt tích cực nếu trẻ
có sốt

 Độ 3,4: điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức cấp cứu


QUY TRÌNH CHĂM SÓC
Nhận định tình trạng người bệnh
- Thu thập thông tin và nhận định tình trạng chung qua hỏi bệnh
- Quan sát bệnh nhân (tình trạng toàn thân, bề mặt da, trẻ có ngủ
gà, run chi, rung giật cơ, khó thở…)
- Thăm khám: dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhịp thở,nhiệt
độ), tình trạng da, hô hấp, tuần hoàn, các xét nghiệm cận lâm
sàng.
- Thu thập thêm các thông tin từ gia đình bệnh nhân và hồ sơ
bệnh án


QUY TRÌNH CHĂM SÓC
Chẩn đoán điều dưỡng
Chẩn đoán điều dưỡng căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân
cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Chẩn đoán điều dưỡng đối
với trẻ măc bệnh tay chân miệng gồm có: tăng thân nhiệt, đau vùng
miệng, không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nguy cơ xảy ra các
biến chứng nặng như: suy hô hấp, tổn thương thần kinh, suy tuần
hoàn…, nguy cơ lấy nhiễm chéo …
Lập kế hoạch chăm sóc
- Điều dưỡng căn cứ vào tình trạng bệnh nhi để lấp kế hoạch chăm sóc
cho trẻ:

- Giảm thân nhiệt
- Giảm đau cho trẻ
- Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ


QUY TRÌNH CHĂM SÓC
Lập kế hoạch chăm sóc
- Điều dưỡng căn cứ vào tình trạng bệnh nhi để lấp kế hoạch chăm sóc cho
trẻ:
- Giảm thân nhiệt
- Giảm đau cho trẻ
- Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Các hoạt động chăm sóc cần được tiến hành theo thứ tự ưu tiên trong kế
hoạch chăm sóc, các hoạt động theo dõi cần được thực hiện đúng khoản
cách thời gian trong kế hoạch, các thông số cần được ghi chép đầy đủ, chính
xác và báo cáo kịp thời. Cần ghi rõ giờ thực hiện các hoạt động được chăm
sóc
Đối với trẻ mắc bệnh tay chân miệng, điều dưỡng viên cần căn cứ vào biểu
hiện biến chứng của bệnh để lập kế hoạch chăm sóc kịp thời cho bệnh nhân


QUY TRÌNH CHĂM SÓC

Biểu đồ: Lưu đồ chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng


QUY TRÌNH CHĂM SÓC
-


Lượng giá
Đảm bảo trẻ mắc bệnh được ăn uống đầy đủ chất dinh
dưỡng, chế độ nghỉ ngơi thích hợp được đảm bảo.
Hằng ngày trẻ được vệ sinh thân thể, răng miệng sạch sẽ và
đúng cách.
Người bệnh được dùng thuốc đúng, đủ, an toàn.
Người nhà bệnh nhân và bệnh nhân an tâm hợp tác điều trị
Theo dõi sát không có bất thường xảy ra
Người nhà trẻ có kiến thức về bệnh chân tay miệng và kiến
thức về chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng.


PHÒNG BỆNH

Phát hiện sớm ca bệnh và có biện pháp cách ly
Nhận biết sớm, điều trị kịp thời và quản lý tốt ca bệnh TCM.
Vệ sinh tốt các bề mặt, sàn nhà khu vực bệnh viện, trường học,

nơi công cộng bằng dung dịch xà phòng có chất sát khuẩn.
Vệ sinh thường xuyên, đột xuất các dụng cụ, đồ chơi của trẻ
Theo dõi và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh khi có mùa dịch.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
43 bệnh nhi nhập viện được chẩn đoán bệnh tay chân miệng tại khoa nhi
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang từ 1/2015 đến 06/2015.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu theo ca bệnh, mô tả cắt ngang tình hình mắc bệnh

và điều trị bệnh tay chân miệng tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Đức
Giang.
Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn cỡ mẫu thuận tiện.
Thu thập số liệu: Mỗi bệnh nhân được làm một hồ sơ bệnh án, thăm khám
lâm sàng, xét nghiệm huyết học, định lượng CRP máu, làm test EV 71.
Biến nghiên cứu : Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới
tính, nơi sống), Triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị, Triệu chứng
cận lâm sàng trước và sau điều trị.


×