Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

NHẬN XÉT kết QUẢ điều TRỊ tổn THƯƠNG QUANH RĂNG TRÊN các RĂNG CỦA BỆNH NHÂN CÓ cầu, CHỤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐINH THANH THÙY

NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG
QUANH RĂNG TRÊN CÁC RĂNG CỦA BỆNH
NHÂN CÓ CẦU, CHỤP
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số: 60720601
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Long Nghĩa
2. TS. Chu Thị Quỳnh Hương


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường
Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo và QLKH, Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Long Nghĩa và TS. Chu Thị Quỳnh
Hương, những thầy cô đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các bác sỹ, điều dưỡng,


nhân viên khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu,
những người thân trong gia đình đã thông cảm, động viên tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2019
Học viên


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Đinh Thanh Thùy
Học viên lớp: Bác sĩ nội trú khóa 42 chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Trường
Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Lê Long Nghĩa và TS. Chu Thị Quỳnh Hương.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2019

Đinh Thanh Thùy



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: bệnh nhân.

PI

: chỉ số mảng bám.

GI

: chỉ số lợi.

VQR

: viêm quanh răng.

VQRMT : viêm quanh răng mạn tính.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Giải phẫu tổ chức vùng quanh răng........................................................3
1.1.1. Lợi.....................................................................................................3
1.1.2. Dây chằng quanh răng.......................................................................4
1.1.3. Xương răng.......................................................................................4
1.1.4. Xương ổ răng....................................................................................4
1.1.5. Khoảng sinh học................................................................................5
1.2. Các bệnh vùng quanh răng liên quan đến phục hình..............................5

1.2.1. Phân loại............................................................................................5
1.2.2. Viêm lợi mạn tính do mảng bám.......................................................7
1.2.3. Bệnh viêm quanh răng mạn tính.......................................................9
1.2.4. Bệnh căn, bệnh sinh của bệnh viêm tổ chức quanh răng................11
1.2.5. Kế hoạch điều trị.............................................................................13
1.3. Đại cương về cầu, chụp cố định............................................................15
1.3.1. Chụp răng........................................................................................15
1.3.2. Cầu răng..........................................................................................15
1.4. Một số yếu tố của cầu, chụp cố định ảnh hưởng lên mô nha chu.........18
1.4.1. Vị trí của đường hoàn tất so với đường viền lợi.............................18
1.4.2. Dư rìa phụ hình- Overhanging dental restoration...........................21
1.4.3. Hình thể nhịp cầu............................................................................22
1.5. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của cầu, chụp cố định lên vùng quanh
răng và hiệu quả điều trị bệnh quanh răng............................................23
1.5.1. Tại Việt Nam...................................................................................23
1.5.2. Trên thế giới....................................................................................24


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trư..........................................................................26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................26
2.3.2. Mẫu nghiên cứu..............................................................................26
2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu.......................................................27
2.2.4. Dụng cụ và phương tiện dùng trong nghiên cứu.............................30
2.3.5. Biến số, chỉ số và kĩ thuật thu thập.................................................31
2.4. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................32

2.5. Biện pháp khống chế sai số...................................................................32
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................34
3.1.1. Đặc điểm về giới.............................................................................34
3.1.2. Đặc điểm về tuổi.............................................................................35
3.2. Một số đặc điểm lâm sàng của cầu, chụp cố định và tình trạng quanh
răng răng trụ..........................................................................................35
3.3 Kết quả điều trị bệnh quanh răng của đối tượng nghiên cứu.................42
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................48
4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu...................................................48
4.1.1. Vấn đề lựa chọn bệnh nhân.............................................................48
4.1.2 Cách khám và đánh giá các chỉ số...................................................48
4.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................49
4.2.1. Đặc điểm về giới:............................................................................49


4.2.2. Đặc điểm về tuổi:............................................................................49
4.3. Một số đặc điểm của phục hình và tình trạng quanh răng của răng trụ......50
4.3.1. Đặc điểm về cầu và chụp răng........................................................50
4.3.2. Các đặc điểm lâm sàng về tình trạng vùng quanh răng của các răng trụ. 51
4.3.3. Sự liên quan của vị trí đường hoàn tất với tình trạng quanh răng của
răng trụ............................................................................................52
4.3.4. Các chỉ số lâm sàng theo nhóm tuổi...............................................53
4.3.5. Các chỉ số lâm sàng và thời gian mang cầu chụp:..........................54
4.3.6. Các chỉ số lâm sàng và dư rìa phục hình.........................................54
4.3.7. Đặc điểm bệnh quanh răng của đối tượng nghiên cứu....................57
4.4. Kết quả điều trị......................................................................................58
4.4.1. Đặc điểm của nhóm điều trị............................................................58
4.4.2. Kết quả điều trị bệnh quanh răng trên các bệnh nhân có cầu, chụp cố định 58

KẾT LUẬN....................................................................................................63
KIẾN NGHỊ...................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm về vị trí răng trụ..........................................................35

Bảng 3.2.

Giá trị trung bình của các chỉ số lâm sàng..................................36

Bảng 3.3.

Các đường hoàn tất theo nhóm răng trước- nhóm răng sau........37

Bảng 3.4.

Giá trị trung bình của các chỉ số lâm sàng và các vị trí đường
hoàn tất của răng trụ....................................................................38

Bảng 3.5.

Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các chỉ số lâm sàng theo phân
độ mất bám dính lâm sàng..........................................................38

Bảng 3.6.


Các chỉ số lâm sàng theo thời gian mang cầu chụp....................40

Bảng 3.7.

Dư rìa phục hình.........................................................................40

Bảng 3.8.

Sự xuất hiện dư rìa phục hình theo các vị trí đường hoàn tất.....41

Bảng 3.9.

Đặc điểm bệnh quanh răng của đối tượng nghiên cứu................42

Bảng 3.10. Đặc điểm điều trị của đối tượng nghiên cứu...............................42
Bảng 3.11. Đặc điểm tình trạng quanh răng răng trụ theo nhóm tuổi của
nhóm tham gia điều trị................................................................43
Bảng 3.12. Giá trị trung bình của các chỉ số lâm sàng trước và sau điều trị 2
tuần..............................................................................................43
Bảng 3.13. Giá trị trung bình của các chỉ số lâm sàng trước và sau điều trị 3
tháng............................................................................................44
Bảng 3.14. Giá trị trung bình của các chỉ số lâm sàng sau điều trị 2 tuần và
sau điều trị 3 tháng......................................................................44
Bảng 3.15. Giá trị trung bình của các chỉ số lâm sàng trước và sau điều trị
vùng quanh răng, không thay thế phục hình 2 tuần....................45
Bảng 3.16. Giá trị trung bình của các chỉ số lâm sàng trước và sau điều trị
vùng quanh răng không thay thế phục hình 3 tháng...................45



Bảng 3.17. Giá trị trung bình của các chỉ số lâm sàng trước và sau điều trị
vùng quanh răng có thay thế phục hình 2 tuần...........................46
Bảng 3.18. Giá trị trung bình của các chỉ số lâm sàng trước và sau điều trị
vùng quanh răng có thay thế phục hình 3 tháng.........................47
Bảng 4.1.

Một số nghiên cứu về tỷ lệ dư rìa phục hình...............................55

Bảng 4.2.

Độ mất bám dính trên các bề mặt có hoặc không có phục hình. 56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.................................34

Biểu đồ 3.2.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi.................................35

Biểu đồ 3.3.

Đặc điểm nhịp cầu...................................................................36

Biểu đồ 3.4.

Các loại đường hoàn tất trên răng trụ......................................37


Biểu đồ 3.5.

Các chỉ số lâm sàng theo các nhóm tuổi.................................39

Biểu đồ 3.6.

Giá trị trung bình của các chỉ số lâm sàng và sự có mặt dư rìa
phục hình.................................................................................41

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1.

Giải phẫu tổ chức quanh răng.......................................................3

Hình 1.2.

Khoảng sinh học............................................................................5

Hình 1.3.

Các thành phần của cầu răng.......................................................16

Hình 2.1.

Cây thăm dò nha chu...................................................................31


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam mất răng là một tình trạng còn khá phổ biến, theo kết quả
điều tra của Nguyễn Văn Bài (1994) tỉ lệ mất răng nói chung là 42,1% và nhu
cầu phục hình răng bằng cầu cổ điển là 59,79% [1]. Tới năm 2007 kết quả
điều tra của Nguyễn Mạnh Minh (2010) tại Hà Nội tỉ lệ mất răng nói chung là
35,3%, tỉ lệ người đã phục hình là 7,6% với 6,2% là cầu răng cổ điển [2].
Phục hình cố định tưng phần (cầu răng) là một lựa chọn điều trị phổ biến cho
sống hàm mất răng tưng phần, và cầu răng là phương tiện thay thế tuyệt vời
cho các răng mất trong những trường hợp chống chỉ định tương đối hay tuyệt
đối cắm implant nha khoa [3]. Sự thay thế răng mất bằng cầu răng phụ thuộc
phần lớn vào tình trạng sức khỏe và sự ổn định của mô nha chu. Giá trị cuối
cùng của điều trị phục hình không chỉ được đánh giá qua các chỉ số thẩm mỹ
và chức năng mà phải dự đoán được ảnh hưởng của phục hình lên cấu trúc
nha chu. Sự hiểu biết về đáp ứng của mô quanh răng với cầu răng, chụp răng
là rất quan trọng đối với việc lên kế hoạch điều trị và tiên lượng.
Ảnh hưởng của cầu răng, chụp răng lên mô nha chu bao gồm ảnh
hưởng của phần giữ lên mô nha chu của răng trụ và ảnh hưởng của nhịp cầu
lên niêm mạc sống hàm mất răng. Sự không phù hợp về chiều dọc lẫn chiều
ngang của đường viền phục hình đều có thể là nguyên nhân gây kích thích mô
nha chu. Mối liên quan theo chiều dọc chính là vị trí của đường hoàn tất so với
đường viền lợi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi trong vấn đề ảnh hưởng của
vị trí đường hoàn tất với mô nha chu liên quan. Nhiều nghiên cứu trên thế giới
chỉ ra đường hoàn tất đặt dưới lợi khiến gia tăng viêm lợi [4],[5],[6]. Trong khi
đó có nghiên cứu lại cho kết quả không có sự khác biệt giữa 3 nhóm đường
hoàn tất
đặt trên lợi, ngang lợi hay dưới lợi trong điều kiện quá trình thực hành lâm sàng
chỉ được thực hiện bởi một nha sĩ có kinh nghiệm [7].



2

Ngoài ra, bệnh nha chu xuất hiện với tỉ lệ đáng kể và mức độ nghiêm
trọng của bệnh liên quan đến sự hiện diện của dư rìa phục hình. Hầu hết các
nghiên cứu báo cáo rằng có sự gia tăng mức độ viêm lợi và mất xương ổ răng
đáng kể liên quan tới dư rìa phục hình [8],[9]. Hơn nữa sự thành công của một
cầu răng chỉ có thể đạt được khi phối hợp hài hòa giữa vật liệu và hình thể của
nhịp cầu để đạt được các yếu tố về độ bền, sự ổn định và khả năng làm sạch.
Đối với các cầu răng phía trước thiết kế cần phù hợp với yếu tố thẩm mỹ trong
khi các cầu răng phía sau thì các yếu tố quan trọng là chức năng và vệ sinh.
Những ảnh hưởng của cầu răng, chụp răng lên mô nha chu gây nên các
bệnh nha chu gia tăng về cả tỉ lệ lẫn mức độ trầm trọng của bệnh trên đây là
những bệnh gây nên bởi thầy thuốc do vậy cần thiết phải có hiểu biết để hạn
chế tối đa tác động có hại trên bệnh nhân. Trên thế giới chủ yếu là các nước
phương Tây đã có các nghiên cứu về mối quan hệ này nhưng ở Việt Nam với
đặc trưng khác biệt về văn hóa, chủng tộc, chế độ ăn vẫn còn thiếu các nghiên
cứu làm rõ vấn đề này để bác sĩ có cơ sở tốt hơn trong thực hành lâm sàng.
Xuất phát tư những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nhận xét kết qua
điều trị tổn thương quanh răng trên các răng của bệnh nhân có cầu,
chụp” với hai mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của nhóm răng trên bệnh nhân có cầu,
chụp cố định tại khoa Răng hàm mặt, bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh quanh răng nhóm bệnh nhân trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giai phẫu tổ chức vùng quanh răng


Hình 1.1. Giải phẫu tổ chức quanh răng [10]
Vùng quanh răng bao gồm: lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và
xương ổ răng [11],[12],[13].
1.1.1. Lợi
Lợi là phần niêm mạc miệng đặc biệt ôm cổ răng, một phần chân răng
và xương ổ răng.
- Giới hạn lợi: Phía cổ răng là nhú lợi và bờ lợi, phía cuống răng là
niêm mạc miệng. Phía ngoài và phía trong hàm dưới, lợi liên tục với niêm
mạc miệng bởi vùng tiếp nối niêm mạc di động - lợi dính, ở phần khẩu cái lợi
liên tục với niêm mạc khẩu cái cứng.


4

- Lợi bao gồm lợi tự do và lợi dính:
+ Lợi tự do: là phần lợi không dính vào răng, ôm sát cổ răng tạo nên
một khe sâu 0,5-3mm gọi là rãnh lợi. Lợi tự do gồm nhú lợi và lợi viền.
+ Lợi dính: là vùng lợi bám dính vào chân răng ở trên và mặt ngoài
xương ổ răng ở dưới.
- Thành phần cấu tạo bao gồm biểu mô lợi, mô liên kết, các mạch máu
và thần kinh.
- Lợi bình thường săn chắc, bóng đều, có màu hồng nhạt. Màu lợi phụ
thuộc vào mật độ mao mạch dưới biểu mô và các hạt sắc tố.
1.1.2. Dây chằng quanh răng
Dây chằng quanh răng là mô liên kết đặc biệt nối liền xương răng với
xương ổ răng, chiều dày thay đổi tùy theo tuổi và lực nhai, thông thường dày
tư 0,15 - 0,35 mm.
Thành phần mô học của dây chằng quanh răng gồm các tế bào, sợi liên
kết, chất căn bản, mạch máu và thần kinh.

1.1.3. Xương răng
Xương răng là tổ chức vô cơ bao phủ ngà chân răng, có nguồn gốc
trung mô. Xương răng có tính chất vật lý và hóa học giống xương nhưng
không có hệ thống Havers và mạch máu. Ở người trưởng thành, chất nền hữu
cơ của xương răng được chế tiết bởi tế bào xương.
Phần trên chân răng là lớp xương răng không có tế bào, phần dưới
xương răng dày lên theo tuổi và có chứa tế bào xương răng. Phần tận cùng
của chân răng có thể thấy hệ thống Havers và mạch máu.
1.1.4. Xương ổ răng
Xương ổ răng là một bộ phận của xương hàm, gồm bản xương và
xương xốp.


5

- Bản xương: Bản xương ngoài là xương vỏ ở mặt ngoài và mặt trong
của xương ổ răng, được màng xương che phủ; bản xương trong (lá sàng) nằm
liền kề với chân răng, có nhiều lỗ thủng (lỗ sàng) qua đó mạch máu tư trong
xương đi vào vùng quanh răng và ngược lại.
- Xương xốp: Nằm giữa hai bản xương trên và giữa các lá sàng.
1.1.5. Khoảng sinh học (Biologic Width)
Khoảng sinh học của răng được mô tả là tổng chiều cao của bám
dính biểu mô và mô liên kết. Gargiulo và cộng sự đã báo cáo kích thước trung
bình như sau: độ sâu rãnh lợi 0,69mm, biểu mô nối 0,97mm và mô liên kết
nối 1,07mm. dựa trên công trình này khoảng sinh học được cho là 2,04 mm
bằng tổng kích thước của biểu mô nối và mô liên kết nối. Tuy nhiên rất nhiều
kích thước khác nhau đã được quan sát đặc biệt là tại biểu mô nối tư 1mm tới
9mm, kích thước mô liên kết nối có vẻ ổn định hơn [14].
Nhú lợi 0,69mm


Biểu mô bám dính
0,97mm
Mô liên kết 1,07mm

Khoảng sinh học
2,04mm

Hình 1.2. Khoảng sinh học [15]
1.2. Các bệnh vùng quanh răng liên quan đến phục hình
1.2.1. Phân loại
Phân loại các bệnh và tình trạng quanh răng theo hội nghị quốc tế 1999
được tổ chức bởi Viện hàn lâm nha chu Mỹ [16].
 Các bệnh lợi
A.Các bệnh lợi do mảng bám răng


6

- Viêm lợi chỉ do mảng bám răng
- Các bệnh lợi bị biến đổi bởi các yếu tố toàn than
- Các bệnh lợi do dùng thuốc.
- Các bệnh lợi ảnh hưởng bởi dinh dưỡng
B.Các tổn thương lợi không do mảng bám răng
- Các bệnh lợi do các vi khuẩn đặc hiệu.
- Các bệnh lợi do virut.
- Các bệnh lợi do nấm.
- Các tổn thương lợi do di truyền.
- Các biểu lộ ở lợi của các bệnh toàn thân.
- Các tổn thương do sang chấn.
- Các phản ứng với ngoại lai.

- Các bệnh lợi không đặc hiệu khác.
 Viêm quanh răng mạn tính
- Thể khu trú
- Thể toàn bộ
 Viêm quanh răng tiến triển
- Thể khu trú
- Thể toàn bộ
 Viêm quanh răng như là biểu hiện của bệnh toàn thân
- Do các rối loạn về máu
- Do các rối loạn di truyền
 Các bệnh quanh răng hoại tử
- Viêm lợi loét hoại tử
- Viêm quanh răng loét hoại tử
 Áp xe vùng quanh răng


7

- Áp xe lợi
- Áp xe quanh răng
- Áp xe quanh thân răng
 Viêm quanh răng kết hợp với tổn thương nội nha
 Những biến dạng và tình trạng do mắc phải hay do phát triển
Cho đến nay đã có nhiều cách phân loại bệnh vùng quanh răng dựa vào
các tiêu chí khác nhau nhưng theo xu hướng chung và quan điểm hiện đại,
người ta phân chia bệnh quanh răng làm 2 loại là các bệnh lợi bao gồm các
tổn thương chỉ có ở lợi và các bệnh của cấu trúc chống đỡ răng. Tuy nhiên
phục hình là một yếu tố thuận lợi chủ yếu gây nên bệnh viêm lợi và viêm
quanh răng mạn tính do tích lũy mảng bám vi khuẩn [5],[9].
1.2.2. Viêm lợi mạn tính do mảng bám [12].

 Marioti (1999) đưa ra các đặc điểm của viêm lợi do mảng bám:
- Có mảng bám răng ở bờ lợi và rãnh lợi.
- Viêm khởi phát tư bờ lợi và rãnh lợi.
- Thay đổi màu sắc ở lợi.
- Thay đổi hình dạng đường viền lợi.
- Tăng nhiệt độ trong rãnh lợi.
- Tăng tiết dịch lợi.
- Chảy máu khi thăm khám lợi.
- Không mất bám dính.
- Không tiêu xương.
- Thay đổi mô học ở lợi do viêm.
- Lợi sẽ hồi phục khi loại bỏ mảng bám.
 Triệu chứng lâm sàng


8

Đặc điểm
Màu sắc

Lợi bình thường
Hồng nhạt có thể có sắc tó

Lợi viêm
Đỏ nhẹ hoặc đỏ rực

mealin
Sưng nề lợi tư do cả mặt
Nhú lợi lấp đầy kẽ giữa hai
Kích thước


răng

ngoài và trong sưng nề nhiều
làm tăng kích thước
lợi có thể có túi lợi giả

Hình vỏ sò, có rãnh lõm ở giữa Phù nề bờ lợi và nhú lợi, bờ
mặt ngoài nhú lợi, bờ lợi tronglợi nề trông như rìa lưỡi dao
như rìa lưỡi dao bao quanh bề cùn. Vì lợi phù nề nên mất
Hình dạng

mặt răng.

hình dạng khum như
vỏ sò.
Không săn chắc, khi dùng

Mức độ săn chắc Lợi dính chắc, lợi tự do không
nề.

đầu probe ấn vào lợi dính có
điểm lõm lâu tới 30
giây sau khi thả dụng cụ.
Chảy máu khi thăm cây

Chảy máu

Không chảy máu


probe vào rãnh lợi hoặc chảy
máu tự nhiên

3 triệu chứng đặc hiệu cho chẩn đoán là: màu sắc, chảy máu và mật độ.
Các triệu chứng khác không đặc hiệu là: hôi miệng, đau vùng lợi khi
chải răng.


9

1.2.3. Bệnh viêm quanh răng mạn tính
1.2.3.1. Khái niệm
Bệnh VQR là một bệnh nhiễm trùng có liên quan đến quá trình viêm và
đáp ứng miễn dịch gây phá hủy tổ chức quanh răng.
VQRMT là một dạng phổ biến nhất của bệnh viêm quanh răng. Viêm
quanh răng mạn tính là hậu quả của sự lan rộng quá trình viêm khởi đầu ở lợi,
sau đó lan tới các cấu trúc chống đỡ răng là xương ổ răng, dây chằng quanh
răng và xương răng [12].
Các tên gọi khác của bệnh VQRMT: viêm quanh răng tiến triển chậm,
viêm quanh răng ở người lớn, viêm quanh răng ở người lớn mạn tính, viêm
quanh răng do viêm mạn tính.
1.2.3.2. Phân loại
Năm 2015, Viện hàn lâm Hoa Kỳ về bệnh vùng quanh răng (AAP) đã
đưa ra một số cập nhật về viêm quanh răng mạn tính như sau [17]:
- Theo mức độ nặng của bệnh:
Nhẹ

Trung bình

Nặng


Độ sâu thăm khám

>3 và <5 mm

≥ 5 và < 7mm

≥ 7mm

Chảy máu khi khám







Trên 15% chiều

Tư 16% đến

dài thân răng

30% hoặc

hoặc ≥2mm và

>3mm và ≤5mm

Mất xương trên Xquang


Trên 30% hoặc

≤ 3mm
Mất bám dính lâm sàng

Tư 1 đến 2 mm

Tư 3 đến 4 mm

>5mm
≥ 5mm

- Theo phạm vi: Khu trú (≤30% răng), toàn thể (>30% răng)
Nếu bệnh nhân có mất bám dính lâm sàng, độ sâu rãnh lợi 3mm hoặc ít
hơn và không có dấu hiệu viêm thì sẽ chẩn đoán là vùng quanh răng khỏe


10

mạnh. Nếu có tình trạng viêm ở bệnh nhân có mất bám dính, độ sâu rãnh lợi
3mm hoặc ít hơn thì chẩn đoán viêm lợi. Nếu độ sâu thăm khám trên 3mm và
có viêm thì chẩn đoán là viêm quanh răng [17].
1.2.3.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm quanh răng mạn tính
Bao gồm những biểu hiện tại lợi và vùng quanh răng [12]:
- Viêm lợi: Lợi thay đổi màu sắc tư hồng nhạt sang đỏ, sưng nề tư nhẹ
đến trung bình, bờ lợi không còn sắc, nhú lợi dẹt xuống hoặc lõm, mất vùng
lõm lợi ở giữa hai răng. Nếu viêm mức độ nhẹ kéo dài có thể làm lợi bờ xơ
dày.
- Chảy máu lợi: Có thể chảy máu tự nhiên hoặc chảy máu khi kích

thích hoặc chảy máu khi thăm khám.
- Dịch rỉ viêm: Có thể có dịch rỉ viêm hoặc mủ ở túi quanh răng. Nếu
túi quanh răng bị bít kín, mủ không dẫn lưu được thì có thể hình thành áp xe
quanh răng.
- Đau: Viêm quanh răng mạn tính ít khi gây đau, có thể đau âm ỉ khu
trú hoặc lợi nhạy cảm, ngứa. Nếu có hình thành áp xe quanh răng hoặc sâu cổ
răng gây viêm tủy răng thì đau cấp.
- Tiêu xương ổ răng: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của bệnh
VQRMT, mức độ tiêu xương ổ răng phản ánh tình trạng tiến triển của bệnh.
Biểu hiện trên lâm sàng của tiêu xương ổ răng thông qua độ mất bám dính
lâm sàng và mức độ lung lay răng.
- Mất bám dính quanh răng lâm sàng: Được đo tư đường nối menxương răng đến đáy túi quanh răng.
- Túi quanh răng: Độ sâu túi quanh răng chỉ phản ánh mức độ trầm
trọng của bệnh mà không đánh giá được mức độ hoạt động của bệnh.
- Lung lay răng: Do tiêu xương ổ răng làm răng bị lung lay, nếu mất
xương nhiều và kéo dài có thể gây di lệch răng.


11

- Ngoài ra còn có một số triệu chứng như: Tổn thương chẽ chân răng,
dắt thức ăn, sang chấn khớp cắn thứ phát do răng di chuyển.
- Xquang: Thấy hình ảnh tiêu xương ổ răng, tiêu ngang, tiêu chéo hoặc
tiêu hỗn hợp.
Armitage (2004) đã đưa ra đặc điểm lâm sàng của VQRMT là [16]:
- Hầu hết xảy ra ở người lớn nhưng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc thanh
thiếu niên.
- Tình trạng phá hủy tổ chức phù hợp với sự hiển diện của yếu tố tại chỗ.
- Có cao răng dưới lợi.
- Liên quan đến nhiều loại vi khuẩn.

- Sự tiến triển chậm đến trung bình, có thể có những giai đoạn phát
triển nhanh chóng.
- Có thể liên quan đến yếu tố tại chỗ như liên quan đến răng hoặc do
bác sĩ gây ra (chụp, hàn sai kĩ thuật…)
- Có thể thay đổi cùng với và/hoặc các bệnh toàn thân.
- Có thể thay đổi với các yếu tố khác như hút thuốc lá và stress.
1.2.3.4. Chẩn đoán xác định viêm quanh răng mạn tính
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và Xquang:
- Trên lâm sàng: Có sự thay đổi viêm mạn tính ở lợi và sự có mặt của
túi quanh răng.
- Trên phim Xquang: Có dấu hiệu tiêu xương ổ răng.
1.2.4. Bệnh căn, bệnh sinh của bệnh viêm tổ chức quanh răng
Bệnh viêm vùng quanh răng là bệnh viêm nhiễm, chủ yếu do vi khuẩn
và các sản phẩm chuyển hóa của chúng gây ra. Vi khuẩn trên mảng bám răng
giải phóng ra lipopolysaccarit và các sản phẩm khác vào rãnh lợi, gây phản
ứng miễn dịch. Bạch cầu trung tính và những tế bào khác nếu không kiềm chế
được vi khuẩn thì sẽ gây ra sự phá hủy mô liên kết và xương ổ răng [12].


12

Vai trò của vi khuẩn và mảng bám vi khuẩn
Mảng bám răng là một mảng mỏng bám cặn trên mặt răng và dính trên
mặt răng hoặc các mặt cứng trong miệng, dày tư 54 – 2000 µm. Dựa vào vị trí
phân loại mảng bám răng thành: Mảng bám trên lợi và mảng bám dưới lợi.
Mảng bám ở viền lợi là nguyên nhân quan trọng trong quá trình tiến triển
viêm lợi. Mảng bám dưới lợi đóng vai trò quan trọng trong việc phá hủy mô
mềm và tạo ra các dạng khác nhau của viêm quanh răng [18].
Thành phần tế bào của mảng bám răng chủ yếu là vi khuẩn. Một gram
mảng bám chứa 2.1011 vi khuẩn với khoảng 500 loài khác nhau. Những vi

sinh vật không phải vi khuẩn bao gồm: Mycoplasma, nấm, protozoa và virus.
Mảng bám răng còn có các tế bào biểu mô, đại thực bào, bạch cầu. Chất gian
khuẩn chiếm 20-30% khối lượng mảng bám răng, bao gồm chất vô cơ và hữu
cơ có nguồn gốc tư nước bọt, dịch lợi và sản phẩm vi khuẩn. Chất hữu cơ
gồm: polysaccharide, protein, glycoprotein, lipid. Thành phần vô cơ chủ yếu
là: Calci, phospho, muối Na, K, Fluoride [12].
Mảng bám răng bắt đầu hình thành tư 2-4 giờ sau chải răng, đến ngày
thứ 21 thì mảng bám răng hoàn thiện có tới 45-75% là vi khuẩn Gram âm
trong mảng bám răng. Sự hình thành mảng bám răng trải qua 3 giai đoạn:
- Tạo màng vô khuẩn trên bề mặt răng: Đây là lớp màng glycoprotein
có nguồn gốc chủ yếu tư nước bọt, ngoài ra tư dịch lợi và vi khuẩn.
- Bám vi khuẩn giai đoạn đầu lên màng vô khuẩn: Sự bám của vi
khuẩn Gram dương trong những giờ đầu, sau đó là sự bám của vi khuẩn kỵ
khí mà chủ yếu là Gram âm.
- Bám vi khuẩn giai đoạn sau lên mảng bám răng và mảng bám răng
trưởng thành: Các vi khuẩn không bám lên màng vô khuẩn mà bám vào các vi
khuẩn đã có trên mảng bám răng.


13

Lợi và vùng quanh răng vẫn có thể khỏe mạnh nếu trong mảng bám
không có hoặc có rất ít các vi khuẩn có hại và đáp ứng miễn dịch không quá
mức. Sự tăng số lượng vi khuẩn gây bệnh trong mảng bám răng và các sản
phẩm chuyển hóa đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát và tiến triển
bệnh. Để có thể trở thành vi khuẩn gây bệnh, các vi khuẩn dưới lợi phải tích
tụ nhiều ở vùng dưới lợi và sản sinh các yếu tố phá hủy trực tiếp mô của cơ
thể hoặc làm cho các mô tự hủy hoại. Để có thể tích tụ được ở vùng dưới lợi,
các vi khuẩn gây bệnh phải bám vào một hoặc nhiều bề mặt sẵn có, sản sinh
nhân lên, cạnh tranh thành công với các loài vi khuẩn khác sống trong vùng

dưới lợi và chống lại hệ thống tự bảo vệ của cơ thể [19].
Các vi khuẩn gây bệnh trong túi quanh răng gây phá hủy tổ chức thông
qua hai cơ chế trực tiếp và gián tiếp. Cơ chế trực tiếp là vi khuẩn sản sinh ra
nội độc tố và chất gây phá hủy tế bào như hợp chất ammonia, sulfur, acid béo,
peptid và indole. Các vi khuẩn sản sinh ra các enzym gây tiêu collagen,
fibronectin, các globulin miễn dịch. Các enzym này tạo điều kiện thuận lợi
cho vi khuẩn phá hủy mô và xâm lấn tế bào. Cơ chế gián tiếp là vi khuẩn có
thể gây phá hủy tổ chức thông qua kích thích tế bào cơ thể sản xuất ra các
chất tiêu tổ chức như protease, elastease và metalloprotease. Vi khuẩn gây
bệnh có thể làm rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể, hậu quả là làm phá
hủy tổ chức bằng việc tiết ra các chất trung gian gây viêm. Các chất này kích
thích đại thực bào, tế bào bạch cầu giải phòng prostaglandin, interleukin-1,
yếu tố gây hoại tử mô. Các chất trung gian có khả năng phá hủy xương, tăng
tính thấm thành mạch và ức chế các tế bào miễn dịch khác của cơ thể [27].
1.2.5. Kế hoạch điều trị [20]
 Bước 1: Pha điều trị mở đầu. Điều trị các cấp cứu về răng miệng
như:
- Cấp cứu về răng, cuống răng.


×