Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

NGHIÊN cứu GIÁ TRỊ CHẨN đoán của các VI vôi hóa NGHI NGỜ ác TÍNH TRÊN x QUANG TUYẾN vú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ VĂN THÌNH

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA
CÁC VI VÔI HÓA NGHI NGỜ ÁC TÍNH TRÊN
X QUANG TUYẾN VÚ

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI-2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ VĂN THÌNH

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA
CÁC VI VÔI HÓA NGHI NGỜ ÁC TÍNH TRÊN
X QUANG TUYẾN VÚ
Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh
Mã số: 8720111


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THU HƯƠNG

HÀ NỘI-2019


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................4
1.1. Sơ lược giải phẫu và cấu trúc tuyến vú ở phụ nữ trưởng thành..............4
1.1.1. Giải phẫu:..........................................................................................4
1.1.3 Cấu tạo...............................................................................................4
1.2. Chụp Xquang tuyến vú............................................................................6
1.2.1. Các tư thế chụp.................................................................................6
1.2.2. Giải phẫu Xquang tuyến vú..............................................................7
1.2.3. Các vi vôi hóa nghi ngờ ác tính trên Xquang tuyến vú.....................9
1.3. Các phương pháp can thiệp hình ảnh lấy mẫu vi vôi hóa đánh giá giải
phẫu bệnh:...........................................................................................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........15
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................15
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................15
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu......................................................................15
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................15
2.2.3. Cỡ mẫu............................................................................................15
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................16
2.3.2. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu................................................16
2.3.3. Thiết lập các biến số nghiên cứu.....................................................16

2.3.4. Qui trình nghiên cứu.......................................................................17
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................19
2.3.6. Phân tích và xử lý số liệu................................................................20
2.2.7. Sai số và cách khắc phục.................................................................20


2.2.8. Đạo đức nghiên cứu........................................................................20
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................22
3.1. Thông tin chung của nhóm nghiên cứu.................................................22
3.1.1. Đặc điểm về tuổi.............................................................................22
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân........................................................22
3.1.3. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tiền sử......................................22
3.2. Đặc điểm hình ảnh X quang..................................................................23
3.3. Đặc điểm về mức độ tương đồng giữa hai bác sĩ đọc X quang đánh giá
độc lập trên cùng một bệnh nhân........................................................25
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................26
4.1. Đặc điểm chung.....................................................................................26
4.1.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu..........................................26
4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng...............................................................26
4.2. Đặc điểm về hình ảnh vi vôi hóa trên x quang tuyến vú.......................26
4.2.1. Đặc điểm.........................................................................................26
4.2.2. Đặc điểm vị trí................................................................................26
4.2.3. Đặc điểm hình thái..........................................................................26
4.2.4. Đặc điểm phân bố...........................................................................26
4.3. Độ nhạy và độ đặc hiệu….....................................................................26
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................27
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO



CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACS

: American cancer society (Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ)

BIRADS

: Breast Imaging Reporting and Data System (Hệ thống dữ liệu
và báo cáo kết quả chẩn đoán hình ảnh tuyến vú)

CIS

: Carcinoma in situ (ung thư biểu mô tại chỗ)

DCIS

: Ductal carcinoma in situ (ung thư biểu mô ống tại chỗ)

FDA

: Food and Drug Administration
(Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)

LCIS

: Lobular carcinoma in situ (ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ)

UTV

: Ung thư vú



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.

Phân độ nghi ngờ ác tính trên BIRADS.....................................12

Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo tuổi.......................................................22

Bảng 3.2.

Đặc điểm lâm sàng......................................................................22

Bảng 3.3

Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tiền sử..................................22

Bảng 3.4.

Đăc điểm hình thái vi vôi hóa.....................................................23

Bảng 3.5.

Phân bố của các vi vôi hóa..........................................................23

Bảng 3.6.


Phân loại BIRADS các tổn thương nghiên cứu..........................23

Bảng 3.7.

Độ nhạy độ đặc hiệu của vi vôi hóa Vô định hình......................24

Bảng 3.8.

Độ nhạy độ đặc hiệu của vi vôi hóa thô không đều....................24

Bảng 3.9.

Độ nhạy độ đặc hiệu của vi vôi hóa đa hình thái kích thước nhỏ...24

Bảng 3.10. Độ nhạy độ đặc hiệu của vi vôi hóa dải mảnh hoặc dải mảnh
phân nhánh..................................................................................25
Bảng 3.11. Mức tương đồng giữa hai bác sĩ đọc Xquang.............................25
Bảng 3.12. Tổng kết độ nhạy, độ đặc hiệu, PPV...........................................25


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Giải phẫu tuyến vú........................................................................4

Hình 1.2.

Hệ thống ống tuyến- đơn vị tiểu thùy ống tận..............................5


Hình 1.3.

Giải phẫu Xquang tuyến vú..........................................................8

Hình 1.4.

Phân loại mật độ mô tuyến vú trên X quang.................................9

Hình 1.5.

Hình ảnh vi vôi hóa vô định hình................................................10

Hình 1.6.

Vi vôi hóa thô không đồng nhất..................................................10

Hình 1.7.

Vi vôi hóa đa hình thái,nhỏ.........................................................10

Hình 1.8.

Vi vôi hóa dải mảnh và vi vôi hóa rải mảnh phân nhánh............11

Hình 1.9:

Sự phân bố của các vi vôi hóa lần lượt từ trái qua phải:cụm,
vùng, lan tỏa, thùy, đường thẳng.................................................11



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là loại ung thư đứng hàng đầu ở nữ giới [1]. UTV phổ biến ở
cả những nước phát triển và đang phát triển. Tại Mỹ, theo ước tính của Hiệp
hội ung thư Hoa Kỳ (American cancer society –ACS), năm 2019 có khoảng
268.600 trường hợp ung thư vú xâm lấn mới và 62.930 trường hợp mới mắc
ung thư biểu mô tại chỗ (CIS) sẽ được chẩn đoán ở nữ giới. Ngoài ra, khoảng
41.760 phụ nữ sẽ chết vì ung thư vú [2]. Tại Việt Nam, theo số liệu của
chương trình mục tiêu phòng chống ung thư Quốc gia, năm 2010 UTV với tỷ
lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi là 29,9/100.000 dân, trong đó tỷ lệ mắc UTV tại
TP Hồ Chí Minh là 21/100.000 còn ở Hà Nội là 39,4/100.000 dân, đứng đầu
trong các loại ung thư ở nữ và tăng gần gấp đôi so với năm 2000 với số ca
mới mắc là 12,533, trong có 5339 ca tử vong. [3]
Việc phát hiện sớm UTV và lựa chọn đúng phương pháp điều trị có vai
trò quan trọng để điều trị khỏi và giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người bệnh. Tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt từ 97-100%[4],
[5]. Các trường hợp UTV giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm
sàng, do đó việc sàng lọc UTV bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh là rất
quan trọng. Một trong các biểu hiện sớm nhất của ung thư vú là sự lắng đọng
của các hạt calci nhỏ trong ống tận và các ống gian tiểu thùy (vi vôi hóa). Có
đến khoảng 40% các trường hợp UTV có sự hiện diện của các vi vôi hóa. X
quang tuyến vú là phương tiện tốt giúp phát hiện các vi vôi hóa này [6]. Chụp
Xquang vú là phương pháp duy nhất hiện nay được tổ chức FDA công nhận là
phương pháp sử dụng trong sàng lọc và chẩn đoán sớm UTV do giảm được tỷ
lệ tử vong và có thể triển khai rộng rãi [7]. Đây là phương pháp dùng tia X
với mức năng lượng thấp (khoảng 30kVp) để ghi hình cấu trúc tuyến vú.
Xquang vú đóng vai trò quan trọng trong tầm soát UTV. Từ năm 1985, tại



2

Thụy Sỹ đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng có đối chứng thì thấy được chụp
Xquang vú làm giảm 30% tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân UTV [8]. Đến năm 2006,
tại Mỹ, tỷ lệ tử vong giảm 61.5% ở những phụ nữ sử dụng Xquang vú từ năm
40 tuổi, đồng thời tỷ lệ phát hiện sớm UTV tại chỗ tăng lên 21% so với 3% ở
năm 1980 [9]. Vì vậy Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ đề xuất nên chụp Xquang vú
mỗi 1-2 năm cho những phụ nữ trên 40 tuổi.
Ung thư biểu mô ống tuyến tại chỗ (Ductal carcinoma in situ -DCIS ) là
dạng sớm nhất của UTV. Trong DCIS các tế bào nhân lên và phát triển trong
lòng ống tận và các ống gian tiểu thùy. Vì vậy DCIS không phát triển vượt
quá màng đáy và là ung thư thể tại chỗ. DCIS thường được phát hiện trong
chụp X quang vú. Do sàng lọc tăng với X quang vú nên việc phát hiện DCIS
càng tăng trong những năm gần đây và hầu hết phụ nữ được chẩn đoán DCIS
sẽ giúp điều trị hiệu qủa bằng phẫu thuật bảo tồn và xạ trị [9]. Nếu phát hiện
UTV ở giai đoạn DCIS và điều trị đúng thì tỉ lệ sống sau 5 năm đạt 100% [5]
CóTheo ACR có khoảng 85-95 % trường hợptrên 80% DCIS có vi vôi
hóa trên chụp Xquang tuyến vú sàng lọc [10],, vì vậy vi vôi hóa là một trong
những dấu hiệu chính để sàng lọc và phát hiện sớm UTV. Vi vôi hóa đã được
nghiên cứu ở nhiều nước phát triển như Mỹ , Nhật, Singapore, … vi vôi hóa
có nhiều loại và đã được phân loại trên hệ thống BIRADS (Breast Imaging
Reporting and Data System) của Hiệp hội điện quang Bắc Mỹ (ACR) và được
phân ra các tổn thương nghi ngờ từ BIRADS 4a; 4b; 4c; 5. Tuy nhiên việc
phân loại này còn chưa được thống nhất giữa các trung tâm khác nhau
trên thế giới, đặc biệt là phân loại BIRADS 4a, 4b và 4c. Các loại vi vôi
hóa với hình thái và phân bố khác nhau xuất hiện trong UTV với tỷ lệ
khác nhau. Đồng thời, các nghiên cứu về vi vôi hóa đa phần được thực
hiện ở những nước phát triển, độ nhạy và độ đặc hiệu của những dấu
hiệu vi vôi hóa nghi ngờ ác tính trên Xquang vú có thể sẽ khác nhau giữa



3

các quần thể do có sự khác biệt về tính chủng tộc, cấu trúc mật độ nhu
mô tuyến vú giữa các quần thể nghiên cứu. Ở Việt Nam chưa có nghiên
cứu nào về hình ảnh vi vôi hóa nghi ngờ ác tính trên Xquang vú trong
bệnh lý UTV. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giá trị chẩn
đoán của các vi vôi hóa nghi ngờ ác tính trên X quang tuyến vú” để có số
liệu khoa học cụ thể ở một trung tâm, bước đầu thống kê và đưa ra được các
gợi ý về hình ảnh vi vôi hóa nghi ngờ ác tính từ tỷ lệ thấp tới tỷ lệ cao một
quần thể người Việt Nam. Đề tài có hai mục tiêu:
(1) Mô tả đặc điểm Xquang và siêu âm của các vi
vôi hóa nghi ngờ ác tính.
(2) Đánh giá giá trị chẩn đoán của các vi vôi hóa nghi ngờ ác tính
trên Xquang vú.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược giải phẫu và cấu trúc tuyến vú ở phụ nữ trưởng thành
1.1.1. Giải phẫu:
Hai vú nằm ở trước ngực tương ứng khoảng liên sườn 2 – 6. Giới hạn
ngoài đường nách trước, trong là bờ ngoài xương ức. Nằm trên cơ ngực lớn,
cơ ngực bé, cách cơ ngực bởi lớp mỡ sau vú, cân cơ ngực, cơ ngực bé. Vú có
hình thể đa dạng, kích thước thay đổi. Núm vú là nơi đổ ra của các ống dẫn
sữa và ống tuyến mồ hôi. Quầng vú nằm quanh núm vú và có các hạt nhỏ là
tuyến bã được gọi là hạt Montgomery.


Hình 1.1: Giải phẫu tuyến vú [1110]
1.1.3 Cấu tạo
Tuyến vú có 3 mô chính gồm mô tuyến, mô mỡ và mô liên kết. Cấu trúc
vú có 5 lớp từ ngoài vào trong là da, mỡ dưới da và tổ chức liên kết, dây
chằng cooper treo vú, mô tuyến và mỡ sau tuyến.


5

Đơn vị chức năng cơ bản trong vú là tiểu thùy, còn được gọi là đơn vị
tiểu thùy ống tận (terminal ductal lobular unit-TDLU). TDLU bao gồm 10100 nang tuyến (acini) chảy vào ống tận. Các ống tận chảy vào các ống gian
tiểu thùy rồi đến các ống gian thùy và cuối cùng vào ống chính chảy vào núm
vú. Vú chứa 15-18 thùy, mỗi thùy chứa 20-40 tiểu thùy [1211].
Đơn vị tiểu thùy ống tận là một cấu trúc quan trọng vì hầu hết các bệnh
ung thư xâm lấn phát sinh từ đây. Nó cũng là nơi khởi nguồn của DCIS,
LCIS, bệnh u xơ và sợi tuyến, u nang, adenosis và epitheliosis. Hầu hết các
vôi hóa ở vú hoặc trong các ống tận (vôi hóa ống) hoặc trong nang tuyến (vôi
hóa tiểu thùy). [1211]
Lòng nang tuyến lót bởi lớp tế bào biểu mô (TBBM) trụ thấp. Ống dẫn
sữa có đường kính 0.5-2mm lót bởi 1-2 lớp TBBM trụ cao. Ống dẫn sữa trong
núm vú lót bởi lớp TBBM lát sừng hóa. Nơi tiếp giáp TBBM trụ - lát có thể
TB ống.
Ở mỗi phụ nữ, vú khác nhau về hình dáng, mật độ, thể tích, sự sắp xếp
các thùy, các tiểu thùy bình thường cũng thay đổi theo tuổi, theo giai đoạn
phát triển của cơ thể. Đặc biệt vú thay đổi theo chu kỳ kinh, mang thai, sinh
đẻ, nuôi con bú cho đến lúc mãn kinh.

Hình 1.2 Hệ thống ống tuyến- đơn vị tiểu thùy ống tận[1211]



6

1.2. Chụp Xquang tuyến vú (Mamography)
UTV biểu hiện lâm sàng tương đối đa dạng, hay gặp là tổn thương dạng
khối u, đơn độc hay nhiều ổ. Sàng lọc ung thư vú là một trong những biện
pháp thực sự có hiệu quả, được thực hiện theo một mạng lưới từ tuyến y tế cơ
sở. Độ nhạy trong chẩn đoán ung thư vú của X quang sàng lọc khoảng 80%,
trong khi độ đặc hiệu là khoảng 76% [13]. Ở Việt Nam, đây còn là Chương
trình phòng chống ung thư quốc gia, nhằm mục đích phát hiện và chẩn đoán
sớm giai đoạn bệnh, đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. Chụp Xquang vú là
phương pháp đã có đầy đủ các bằng chứng khoa học để chứng minh có thể
giảm tỷ lệ tử vong trong UTV.
Đây là phương pháp dùng tia X với mức năng lượng thấp (khoảng 30kVp)
để ghi hình cấu trúc tuyến vú. Chụp X quang vú được phân làm hai loại:
Chụp sàng lọc: chỉ định cho những bệnh nhân hoàn toàn không có triệu
chứng gì về vú, các bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe. Thường sử dụng hai tư
thế cơ bản, tư thế thẳng (CC) và tư thế chếch (MLO) cho mỗi vú.
Chụp chẩn đoán: Chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng của vú
như: sờ thấy khối, đau vú, chảy dịch bất thường núm vú…. Hoặc các trường
hợp phát hiện bất thường trên phim chụp X quag sàng lọc. Ngoài hai tư thế
chụp phim cơ bản, có thể có các tư thế chụp bổ sung như chụp nghiêng, chụp
phóng đại, chụp ép khu trú, chụp đuôi nách…
1.2.1. Các tư thế chụp
Hiện nay chủ yếu là sử dụng kĩ thuật chụpChụp Xquang vú thông
thường số hoá (Digital mammography) thay thế cho kỹ thuật chụp X quang
truyền thống., là chuyển đổi hình ảnh tương tự của phim nhũ bạc bằng hình
ảnh ở dạng ma trận số (digital). Kỹ thuật xử lý hình ảnh điện tử thu được bằng
Xquang điện toán hay Xquang số hoá giúp cho việc chẩn đoán được dễ dàng



7

và chính xác, nhưng lại giảm được liều hấp thụ bức xạ đối với bệnh nhân.
- Tư thế chếch trong ngoài (MLO- medio latero oblique): đây là tư thế cơ
bản nhất trong Xquang tuyến vú. Phim chụp đạt yêu cầu khi lấy được tối đa
cấu trúc tuyến theo chiều dọc, một phần cơ ngực lớn và một phần hệ thống
bạch huyết thuộc nhóm trên ngoài. Ưu điểm: ¼ trên ngoài được thể hiện toàn
bộ. Nhược điểm: khó xác định chính xác vị trí tổn thương. Có thể có nếp da
vùng nách trên phim.
- Tư thế thẳng hay đầu – chân (CC – Cranio- Caudal): phim chụp đạt yêu
cầu khi lấy được tối đa cấu trúc tuyến theo chiều ngang, núm vú nằm ở phần
giữa và nhô ra khỏi bề mặt da. Thấy rõ cấu trúc tuyến cũng như lớp mỡ phía
trước và sau tuyến. Đây là tư thế bổ sung cho tư thế chếch. Nhược điểm:
chồng các phần tư vú qua đường giữa, khó thấy được khoảng mỡ sau tuyến.
- Tư thế nghiêng (ML – Mediolateral): đây là tư thế bộc lộ mô tuyến rõ
nhất. Nhược điểm: phần cao góc ¼ trên ngoài và ¼ trên trong có thể không
nằm trong trường chụp. Trong trường hợp nghi ngờ, với máy chụp vú cổ điển,
bệnh nhân cần được chụp thêm các phim có ép khu trú và phóng đại vùng tổn
thương, ngày nay, với thế hệ máy mới số hoá, có thể phóng đại phim, bọc lộ
rõ tổn thương.
- Trong thực tế lâm sàng tầm soát u vú thường chụp hai tư thế chếch
trong ngoài và tư thế thẳng đầu – chân.
1.2.2. Giải phẫu Xquang tuyến vú
- Tuyến vú trên X quang bình thường có các thành phần: Da, tổ chức mỡ
dưới da (lớp mỡ trước tuyến), hình tuyến vú: hình mờ tam giác đỉnh ở núm vú
gồm tổ chức biểu mô tuyến, tổ chức mô liên kết, lớp mỡ sau tuyêń, cơ ngực
lớn – cơ ngực bé, núm vú.


8



9

Hình 1.3. giải phẫu Xquang tuyến vú: A-núm vú, B-lớp mỡ trước tuyến, Cnhu mô tuyến, D- lớp mỡ sau tuyến, E- cơ ngực lớn.[16]
- Phân loại mật độ mô tuyến vú trên X quang:
Theo ACR 2013: Có 4 loại mật độ tuyến vú theo mức độ đặc tăng dần:
-Loại a: vú mỡ, tuyến vú là các dải mỏng.
-Loại b: Các vùng xơ tuyến đặc rải rác.
-Loại c: Tuyến vú đặc không đều.
-Loại d: Tuyến vú đặc toàn bộ, hạn chế khả năng phát hiện các vi vôi hóa
hơn các loại trên.


10


11

Hình 1.4. Phân loại mật độ mô tuyến vú trên X quang [ 12]
1.2.3. Các vi vôi hóa nghi ngờ ác tính trên Xquang tuyến vú
Vi vôi hóa nghi ngờ ác tính theo ACR BIRADS 2013 bao gồm:
- Vôi hóa vô định hình (amorphous ): (BIRADS 4B) là các vôi hóa khó
nhận ra nhất, các vôi hóa rất nhỏ, kích thước < 0.5mm, bờ rất mờ, đậm độ chỉ
cao hơn đậm độ mô tuyến xung quanh một ít, không xác định được hình dạng
đặc trưng nào.


12


Hình 1.5. Hình ảnh vi vôi hóa vô định hình [14]
- Vôi hóa thô không đều (coarse heterogenous): (BIRADS 4B) là vôi hóa
không đều, dễ thấy, kích thước 0,5-1mm, các nốt có xu hướng kết hợp với nhau
giống vôi hóa loạn dưỡng nhưng kích thước nhỏ hơn vôi hóa loạn dưỡng.

Hình 1.6. Vi vôi hóa thô không đồng nhất [14]
- Vôi hóa đa hình kích thước nhỏ (fine pleomorphic): (BIRADS 4B) là
vôi hóa nhỏ <0,5mm, có hình dạng khác nhau, không tạo thành hình dải mảnh
hay hình phân nhánh.

Hình 1.7. Vi vôi hóa đa hình thái,nhỏ. [14]


13

- Vôi hóa hình dải mảnh hoặc dải mảnh phân nhánh( Fine linear or fine
linear branching): (BIRADS 4C) là những vôi hóa nhỏ <0,5mm, hình dải, mỏng,
không đều, có thể không liên tục, đôi khi thấy hình ảnh vôi hóa phân nhánh.

Hình 1.8. Vi vôi hóa dải mảnh và vi vôi hóa rải mảnh phân nhánh [14]
Sự phân bố vôi hóa cũng rất quan trọng trong chẩn đoán mức độ nghi
ngờ ác tính:

Hình 1.9: Sự phân bố của các vi vôi hóa lần lượt từ trái qua phải:cụm,
vùng, lan tỏa, thùy, đường thẳng [15]
Vôi hóa phân bố lan tỏa( diffuse): vôi hóa rải rác khắp tuyến vú, đây là
loại vôi hóa lành tính.
Vôi hóa phân bố theo vùng (regional): vôi hóa phân bố trong một vùng
tuyến vú rộng, đường kính lớn nhất của vùng > 2cm.
Vôi hóa phân bố theo nhóm hoặc theo cụm ( grouped or clustered): có ít

nhất 5 nốt vôi hóa tập trung trong vùng tuyến vú có đường kính trong vòng
1cm, hoặc số lượng vôi hóa nhiều hơn tập trung trong vùng đường kính
<2cm.


14

Vôi hóa phân bố theo các đường thẳng (linear): các nốt vôi hóa sắp xếp
thành dải, thành đường thẳng, đặc điểm phân bố này gợi ý vôi hóa hình thành
trong một ống tuyến vú, đây là loại phân bố nghi ngờ ác tính.
Vôi hóa phân bố theo thùy (segmental): Đặc điểm phân bố này gợi ý vôi
hóa nằm trong một ống tuyến vú và các nhánh bên của ống tuyến vú, đây là
loại phân bố nghi ngờ ác tính.
Bảng 1.1 Phân độ nghi ngờ ác tính trên BIRADS
0

1
2
3
4

5
6

Loại
Cần bổ sung
thêm hình ảnh
nữa hoặc ảnh lần
chụp trước
Âm tính

Lành tính
Khả năng là lành
tính
Nghi ngờ

Hướng xử trí
CĐ chụp hoặc siêu âm
thêm/ đợi hình ảnh chụp
lần trước
Khám sàng lọc định kì
Khám sàng lọc định kì
Theo dõi, khám lại sau 6
tháng
Chẩn đoán mô bệnh học

Khả năng cao là Chẩn đoán mô bệnh học
ác tính
Tổn thương ác Phẫu thuật khi CĐ lâm
tính đã biết giải sàng phù hợp
phẫu bệnh

Tiên lượng

0%
0%
>0 nhưng <2%
4a nghi ngờ mức độ
thấp (>2% tới ≤10%)
4b nghi ngờ mức độ
trung bình (>10%

tới ≤50%)
4c nghi ngờ mức độ cao
(>50% tới ≤95%)
>95%

Phân độ vi vôi hóa nghi ngờ ác tính theo BIRADS năng ác tính gồm:


15

BIRADS 4
Phân loại này dùng cho các trường hợp có hình ảnh không điển hình của tổn
thương ác tính nhưng có đặc điểm nghi ngờ đủ để chỉ định sinh thiết chẩn đoán.
BIRADS 4 có nguy cơ ác tính 2-95%, chia thành 3 nhóm: BIRADS 4a
có nguy cơ 2-10%, BIRADS 4b có nguy cơ 10-50%, BIRADS 4c có nguy cơ
50 – 95%.
Loại 4a bao gồm các trường hợp:
Khối có bờ rõ một phần, một phần bờ không rõ, hình ảnh gợi ý u xơ
tuyến vú không điển hình.
Loại 4b bao gồm các trường hợp:
Nhóm vi vôi hóa vôkhông định hình hoặc vi vôi hóa nhỏ đa hình hoặc
vi vôi hóa thô không đồng nhất
Loại 4c bao gồm các trường hợp:
Nhóm vi vôi hóa dải mảnh hoặc dải mảnh phân nhánhmới.
Khối đơn độc mới xuất hiện, có bờ không đều, ranh giới không rõ.
BIRADS 5
BIRADS 5 dành cho các trường hợp có hình ảnh điển hình ác tính, >95%
là ác tính. Nếu sinh thiết qua da chẩn đoán tổn thương lành tính, thì cũng
không nên khẳng định lành tính, cần xem xét lại hình ảnh, lâm sàng và cân
nhắc chẩn đoán lại mô bệnh học.

Bao gồm các trường hợp:
Các vôi hóa dải mảnh mới phân bố theo các đường thẳng, phân bố
theo phân thùy.(>95%)
Khối không đều có vôi hóa nhỏ đa hình.
1.3. Các phương pháp can thiệp hình ảnh lấy mẫu vi vôi hóa đánh giá


16

giải phẫu bệnh:
Tùy thuộc vi vôi hóa có thể xác định được bằng phương tiện hình ảnh
nào mà bác sỹ điện quang can thiệp sẽ lựa chọn phương pháp đó để hướng
dẫn quá trình lấy bệnh phẩm vi vôi hóa. Những trường hợp có thể thấy trên cả
siêu âm và Xquang thì can thiệp dưới hướng dẫn của siêu âm vẫn được lựa
chọn đầu tiên do tính linh hoạt và tiện lợi. Tuy vậy, đa phần vi vôi hóa chỉ
quan sát thấy trên Xquang, đặc biệt là những trường hợp UTV giai đoạn nội
ống, do vậy sử dụng Xquang để định hướng sinh thiết lấy vi vôi hóa chiếm tỷ
lệ cao. Những trường hợp vi vôi hóa quá nhỏ hoặc do tuyến vú mỏng, khó ép,
bệnh nhân có thể được chỉ định định vị kim dây, vẽ bản đồ định vị rồi chuyển
sang mổ mở theo kim dây định vị để lấy mảnh mô có chứa vi vôi hóa.
.


17

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm điện quang bệnh viện Bạch
Mai trong thời gian từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 76 năm 2020.

2.2. Đối tượng nghiên cứu
Những trường hợp đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 76/2019
đến 76/2020 có hình ảnh vi vôi hóa nghi ngờ ác tính trên Xquang tuyến vú
không phân biệt tuổi, giới.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Có hình ảnh vi vôi hóa nghi ngờ (theo BIRADS 2013) trên Xquang
tuyến vú
Có chẩn đoán xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh .và tiêu chuẩn
chẩn đoán ung thư vú
Có đầy đủ hồ sơ bệnh án và hình ảnh X quang vú. những xét nghiệm
liên quan
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Kết quả mô bệnh học không tương thích với hình ảnh tổn thương trên
X quang và người bệnh từ chối tiếp tục đượckhông đi đến cùng của chẩn đoán
và điều trị.
- Người bệnh không có kết quả xét nghiệm giải phẫumô bệnh học, không
có đầy đủ hồ sơ bệnh án.
- Người bệnh đã được chẩn đoán xác định là UTV và điều trị trước đó.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.3. Cỡ mẫu


18

Chọn mẫu áp dụng theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, theo
tiêu chuẩn lựa chọn kể từ ngày bắt đầu thu thập số liệu cho đến tháng
76/2020
Cỡ mẫu ước tính n=6050
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
2.3.2. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu.
- Phiếu nghiên cứu mẫu, hồ sơ bệnh án.
- Máy chụp Xquang có hệ thống sinh thiết 3D và Tomosynthesis của
hãng Fuji
- Máy siêu âm: máy siêu âm Aloka có đầu dò linear 12Hz của hang
Hitachi
- Dữ liệu hình ảnh thu nhận từ chụp Xquang và siêu âm B-mode được
lưu trên máy vi tính, hệ thống PACs.
- Kết quả giải phẫumô bệnh học của từng bệnh nhân.
2.3.3. Thiết lập các biến số nghiên cứu
2.3.3.1. Biến số nghiên cứu đặc điểm chung.
- Tuổi bệnh nhân: <40 tuổi, >= 40 tuổi.
- Tiền sử: Khỏe mạnh/ có nguy cơ mắc ung thư vú
- Lý do vào viện:
+ Nhóm không có triệu chứng lâm sàng (đi khám tình cờ phát hiện tổn
thương vú)
+ Nhóm có triệu chứng lâm sàng: sờ thấy u
2.3.3.1. Biến số nghiên cứu đặc điểm cụ thể
Đặc điểm vi vôi hóa trên Xquang tuyến vú:
Vị trí:


×