Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến TRẦM cảm ở BỆNH NHÂN THOÁI hóa KHỚP gối tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 112 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH T HNG

THựC TRạNG Và MộT Số YếU Tố LIÊN
QUAN ĐếN TRầM CảM ở BệNH NHÂN
THOáI HóA KHớP GốI
TạI BệNH VIệN BạCH MAI

LUN VN THC S Y HC


H NI 2019
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH T HNG

THựC TRạNG Và MộT Số YếU Tố LIÊN
QUAN ĐếN TRầM CảM ở BệNH NHÂN
THOáI HóA KHớP GốI
TạI BệNH VIệN BạCH MAI
Chuyờn ngnh: Ni khoa
Mó s: 60720140


LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS. TS. Nguyn Vn Hựng
2. TS. Bựi Hi Bỡnh


HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Y Hà Nội. Trong quá
trình làm khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn
tất luận văn.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành PGS. TS Nguyễn Văn
Hùng và TS. Bùi Hải Bình đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô bộ môn Nội tổng hợp, trường Đại
học Y Hà Nội, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi suốt trong
thời gian học tập vừa qua. Đồng thời xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nhân
viên bệnh viện Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện học
tập và nghiên cứu cho tôi trong thời gian qua.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các bạn
học viên lớp cao học K26 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm
luận văn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Tú Hằng


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Thị Tú Hằng học viên lớp cao học nội K26, chuyên ngành
Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS Nguyễn Văn Hùng và TS. Bùi Hải Bình.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở
nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 4 tháng 09 năm 2019
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Tú Hằng


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ACR

: American College of Rheumatology
(Hội thấp khớp học Mỹ)

BDI

: Beck Depression Inventory
(Thang đánh giá trầm cảm BECK)

BN


: Bệnh nhân

CES-D

: Center for Epidemiologic Studies Depression Scale
(Thang đánh giá trầm cảm)

GSD

: Geriatric Depression Scale

ICD- 10

: Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10

NHIS

: National Health Interview Survey
(Dữ liệu khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia)

OoL

: Quality of life
(Chất lượng cuộc sống)

RLTC

: Rối loạn trầm cảm


TC

: Trầm cảm

THK

: Thoái hóa khớp

WHO

: World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Trầm cảm hay gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính đặc biệt là bệnh
thoái hóa khớp. Ở những người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối trầm cảm là một
bệnh đi kèm với tỷ lệ là 20% [6], cao hơn tỷ lệ trầm cảm trong dân số [7]. Tỷ
lệ trầm cảm được báo cáo dao động thấp từ 4.1% [8] tới 61.3% [9] ở những
người bị thoái hóa khớp. Tại Anh, một phân tích gộp kiểm tra trầm cảm trong
số 15855 người trưởng thành từ 49 nghiên cứu ước tính tỷ lệ trầm cảm ở bệnh
nhân thoái hóa khớp là 19.9%, bệnh nhân thoái hóa khớp có nguy cơ bị trầm
cảm cao gấp 1,17 so với người không mắc bệnh [6]. Tại Nhật Bản tỷ lệ trầm
cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối dao động 11,9% [10] tới 45,3% [11].
Nghiên cứu tại Bồ Đào Nha cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa
khớp gối là 28,5 %, tỷ lệ thoái hóa khớp gối giai đoạn 2 trở lên mắc các triệu
chứng trầm cảm là 19,9 % và 12,6 % ở bệnh nhân thoái hóa khớp giai đoạn 1
[12]. Tại Nigeria tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối từ 28,8% [13]
đến 42% [14]. Nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ thấy có 31,7% bệnh nhân thoái hóa

khớp gối mắc trầm cảm [15]. Tại Iran tỷ lệ này là 40% [16].............................1

Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THOÁI HÓA KHỚP GỐI.................................................3
1.1.1. Khái niệm về thoái hóa khớp...................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học thoái hóa khớp......................................................................3
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp gối.............................3
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp.................................4
1.1.5. Phân loại thoái hóa khớp..........................................................................6
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng [34], [35]........................................8
1.1.7. Chẩn đoán xác định................................................................................10
1.1.8. Chẩn đoán phân biệt...............................................................................11
1.2. RỐI LOẠN TRẦM CẢM.............................................................................12
1.2.1. Đại cương về trầm cảm..........................................................................12
1.2.2. Bệnh nguyên của trầm cảm....................................................................13
1.2.3. Bệnh sinh của trầm cảm.........................................................................13
1.2.4. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán rối loạn trầm cảm..............................15
1.3. TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP...................................18
1.3.1. Dịch tễ học của trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp..........................18
Năm 2013, tác giả Duarte Pereira và cộng sự [12] nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối là 28,5%, tỷ lệ trầm cảm ở giai đoạn
2 trở lên chiếm 19,9%, ở bệnh nhân thoái hóa khớp giai đoạn 1 tỷ lệ là 12,6%
(p = 0,01). Năm 2015, Odole và cộng sự [13] ở trường đại học Ibadan Nigeria
nghiên cứu trầm cảm trên 80 bệnh nhân thoái hóa khớp gối sử dụng thang


điểm BECK kết quả có 28,8% mắc trầm cảm. Akintayo và cộng sự 2019
nghiên cứu trên 250 bệnh nhân thoái hóa khớp ở Nigeria sử dụng thang điểm
PHQ-9, điểm PHQ-9 trung bình là 4,68 ± 4,19 có 105 bệnh nhân trầm cảm

(42%) với (PHQ-9 ≥ 5) [14]. Năm 2016 Mehdi Moghtadaei nghiên cứu trầm
cảm ở 100 bệnh nhân Iran mắc thoái hóa khớp gối thấy rằng có 40 bệnh nhân
(40%) mắc trầm cảm [16]................................................................................19
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp..........19

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN THOÁI
HÓA KHỚP GỐI...........................................................................................23
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trầm cảm trên thế giới...................................23
Năm 2009, Daniel Possley tiến hành nghiên cứu trên 105 bệnh nhân
thoái hóa khớp gối tại Chicago xem mối liên quan giữa trầm cảm, chức
năng vận động ở bệnh nhân thừa cân, béo phì sử dụng thang điểm CESD xác định 42% bệnh nhân mắc trầm cảm, điểm đau WOMAC, cứng
WOMAC, vận động WOMAC có mối tương quan tuyến tính với thang
điểm CES-D với r = 0,43; 0,26; 0,54 (p < 0,05) [53]....................................23
Năm 2013, tác giả Pereia và cộng sự nghiên cứu trên 663 bệnh nhân
thoái hóa khớp gối tại Bồ Đào Nha sử dụng thang điểm BECK cho thấy
tỷ lệ trầm cảm là 28,5%, tỷ lệ thoái hóa khớp gối giai đoạn 2 mắc các
triệu chứng trầm cảm là 19,9%, giai đoạn 1 là 12,6%, giữa hai nhóm có
sự khác biệt với p = 0,001 [12]......................................................................23
Năm 2014, M Tsuchiya nghiên cứu 250 bệnh nhân thoái hóa khớp gối
điều trị ngoại trú từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 11 năm 2012 ở Nhật
Bản sử dụng thang SDS (Zung self-rating depression scale) xác định
50,8% mắc trầm cảm, nhóm thoái hóa khớp gối mắc trầm cảm có điểm
VAS cao hơn nhóm không trầm cảm [51]...................................................23
Năm 2015, H Yilmaz nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ so sánh mức độ trầm cảm
ở phụ nữ mắc các bệnh thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, bệnh
xơ cơ sử dụng thang điểm BECK xác định 44 trong 139 bệnh nhân thoái
hóa khớp mắc trầm cảm (31,7%), điểm VAS và WOMAC có mối liên
quan đến trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối [15]. Năm 2015,



Odole và cộng sự [13] ở trường đại học Ibadan Nigeria nghiên cứu 80
bệnh nhân thoái hóa khớp gối tuổi trung bình là 62.69 ± 5.96 sử dụng
thang điểm BECK kết quả có 28,8% mắc trầm cảm, trong 23 bệnh nhân
mắc trầm cảm đều có độ tuổi trên 60, có mối tương quan giữa cường độ
đau VAS và trầm cảm (r = 0,611, p = 0,002), giữa chức năng vận động và
trầm cảm (r = - 0,66, p = 0,001) [13]............................................................23
Năm 2016, Mehdi Moghtadaei nghiên cứu trầm cảm ở 100 bệnh nhân
Iran mắc thoái hóa khớp gối thấy rằng có 40 bệnh nhân (40%) mắc trầm
cảm, trong đó có 75% bệnh nhân mắc trầm cảm nhẹ, 25% trầm cảm
trung bình, không có trầm cảm nặng, bệnh nhân trẻ tuổi, chưa kết hôn,
điểu trị nội trú mắc trầm cảm cao hơn, trầm cảm có mối tương quan
tuyến tính đến giai đoạn bệnh (r = 0,032, p = 0,009) [16]..........................24
Năm 2018, Sugai tại Nhật Bản nghiên cứu trên 548 bệnh nhân thoái hóa
khớp gối trong 2 năm sử dụng thang điểm GDS (Geriatric Depression
Scale) xác định có 65 bệnh nhân trầm cảm chiếm tỷ lệ 11,9%, đau, hạn
chế chức năng vận động khớp gối liên quan đến phát triển trầm cảm,
những người có điểm đau thấp và cao có nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi
so với không đau (OR = 2), những người giảm chức năng vận động thấp
và cao có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,6 lần và 3,6 lần không giảm chức
năng vận động [10]. Tuy nhiên tác giả Hirotaka Lijima 2018 nghiên cứu
95 bệnh nhân thoái hóa khớp gối tuổi từ 61 đến 91 sử dụng thang điểm
GSD (Geriatric Depression Scale) xác định 43 bệnh nhân (45,3%) mắc
trầm cảm, đa số bệnh nhân trầm cảm nhẹ 95,3%, 4,7% bệnh nhân trầm
cảm trung bình và nặng, trầm cảm có liên quan đến đau, cứng khớp, các
hoạt động thường ngày [11]..........................................................................24
Năm 2019, Akintayo và cộng sự [14] nghiên cứu trên 250 bệnh nhân thoái hóa
khớp ở Nigeria sử dụng thang điểm PHQ-9, điểm PHQ-9 trung bình là 4,68 ± 
4,19 có 105 bệnh nhân trầm cảm (42%) với (PHQ-9 ≥ 5), đa số là trầm cảm
nhẹ chiếm 89,6%, 10,4% trầm cảm trung bình và nặng, trầm cảm không liên
quan đến tuổi, BMI hay giai đoạn bệnh, tuy nhiên liên quan đến điểm đau

WOMAC.........................................................................................................24


1.4.2. Tình hình nghiên cứu trầm cảm tại Việt Nam..................................25
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có nghiên cứu đánh giá tình trạng trầm
cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối...........................................................25
.........................................................................................................................25
.........................................................................................................................25
.........................................................................................................................25
Chương 2........................................................................................................26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...............................................................................26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................27
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu................................................................................27
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................29
2.2.4. Các bước tiến hành................................................................................29
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu...................................................................................35
2.2.6. Xử lý số liệu...........................................................................................37
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu...............................................................................37

Chương 3........................................................................................................39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................39
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.....................39
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới..................................................................39
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi..................................................................40
......................................................................................................................... 40
Nhận xét:.........................................................................................................40

Nhóm tuổi 60 - 69 chiếm tỷ lệ cao nhất 33,1%, nhóm tuổi dưới 50 có tỷ lệ
thấp nhất là 10,9%. Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu là 62,13 ± 9,33 tuổi,
thấp nhất là 41 tuổi, cao nhất là 86 tuổi...........................................................40
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo địa dư..............................................................40
Nhận xét:.........................................................................................................41
Bệnh nhân ở thành thị chiếm tỷ lệ nhiều hơn 59,4%.......................................41
3.1.4. Đặc điểm bệnh nhân theo trình độ học vấn............................................41
Nhận xét:.........................................................................................................41
Bệnh nhân có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất 31,4%, bệnh nhân đại học
– sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,9%, không có bệnh nhân không biết chữ.
......................................................................................................................... 41
3.1.5. Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp..................................................41


Nhận xét:.........................................................................................................41
Nhóm lao động chân tay có tỷ lệ cao nhất 50,9%, nhóm lao động trí óc có tỷ lệ
thấp nhất 3,4%.................................................................................................41
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân.........................................41
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo thu nhập cá nhân.............................................42
......................................................................................................................... 42
3.1.8. Phân bố bệnh nhân theo BMI (Chỉ số khối cơ thể)................................43
......................................................................................................................... 43
Nhận xét:.........................................................................................................43
Nhóm bệnh nhân có BMI ≥ 23 có tỷ lệ cao nhất 56%, nhóm bệnh nhân có
BMI < 18,5 có tỷ lệ thấp nhất 2,9 %. BMI trung bình nhóm nghiên cứu = 23,58
± 3,1.................................................................................................................43
3.1.9. Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh..................................43
3.1.10. Phân bố bệnh nhân theo nơi điều trị.....................................................43
3.1.10. Phân bố bệnh nhân theo phương pháp điều trị thoái hóa khớp.............44
3.1.11. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm đau VAS......................................45

3.1.12. Đặc điểm bệnh nhân theo thang điểm đau WOMAC...........................45
3.1.13. Phân bố bệnh nhân thoái hóa khớp gối theo giai đoạn bệnh................46
3.2. TỶ LỆ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI...............46
3.2.1. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối........................................46
............................................................................................................................. 46
3.2.2. Tỷ lệ mức độ trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối...........................46
3.2.2. Tỷ lệ trầm cảm theo giai đoạn thoái hóa khớp gối.....................................47
3.2.3. Đặc điểm rối loạn trầm cảm theo thang điểm PHQ-9............................48
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN
THOÁI HÓA KHỚP GỐI....................................................................................49
3.3.1. Mối liên quan giữa tuổi với trầm cảm....................................................49
3.3.2. Mối liên quan giữa giới với trầm cảm....................................................50
......................................................................................................................... 51
3.3.3. Mối liên quan giữa địa dư với trầm cảm................................................51
3.3.4. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với trầm cảm.......................................52
3.3.5. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với trầm cảm................................52
3.3.6. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với trầm cảm...........................52
3.3.7. Mối liên quan giữa thu nhập với trầm cảm............................................53
3.3.7. Mối liên quan giữa nơi điều trị với trầm cảm.........................................53
3.3.8. Mối liên quan giữa BMI với trầm cảm...................................................54
3.3.9. Mối liên quan giữa điều trị với trầm cảm...............................................54
3.3.11. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với trầm cảm..........................55
3.3.12. Mối liên quan giữa thang điểm đau VAS với trầm cảm........................56
3.3.13. Mối liên quan giữa thang điểm WOMAC với trầm cảm......................58
3.3.14. Mối liên quan giữa giai đoạn thoái hóa khớp với trầm cảm.................60

Chương 4.......................................................................................................60
BÀN LUẬN....................................................................................................61



4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.................................................61
4.1.1 Đặc điểm về tuổi bệnh nhân thoái hóa khớp gối.........................................61
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 175 bệnh nhân thoái hóa khớp gối có
độ tuổi trung bình là 62,13 ± 9,33 hầu hết là trên 50 tuổi (89,1%) trong đó bệnh
nhân cao tuổi nhất là 86 và ít tuổi nhất là 41 (biểu đồ 3.2). Kết quả này tương
tự như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ái năm 2007 có độ tuổi trung bình
là 62 ± 10 [60], cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Đặng Hồng Hoa năm
1997 trên 42 bệnh nhân thoái hóa khớp gối điều trị tại khoa Khớp bệnh viện
Bạch Mai với tuổi trung bình 58,6 ±10 [61]. Tác giả Nguyễn Thị Thanh
Phượng (2016) nghiên cứu trên 140 bệnh nhân thoái hóa khớp gối cho thấy độ
tuổi trung bình là 64,1 ±8,7 [62]. Rõ ràng tuổi trung bình thoái hóa khớp gối
ngày một tăng do chất lượng cuộc sống ngày một tăng, tuổi thọ ngày càng cao,
hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn do đó nhiều người cao tuổi khám và điều
trị thoái hóa khớp gối. Nhóm tuổi 60 – 69 trong nghiên cứu của chúng tôi
chiếm tỷ lệ cao nhất với 58 bệnh nhân (33,1%), nhóm tuổi dưới 50 chiếm tỷ lệ
thấp nhất 19 bệnh nhân (10,9%). Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu
Nguyễn Thị Thanh Phượng, nhóm tuổi 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhât 38,6%,
nhóm dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7 bệnh nhân. Năm 2019 tác giả
Akintayo nghiên cứu trầm cảm ở bệnh nhân Nigeria mắc thoái hóa khớp gối
của cho thấy tuổi trung bình là 59,9 ± 10,6, nhóm tuổi 65 – 74 chiếm tỷ lệ cao
nhất 33,2%, nhóm tuổi dưới 54 chiếm tỷ lệ thấp nhất 10% [14]. Theo thống kê
điều tra dinh dưỡng và sức khỏe Quốc Gia NHANES (National Health and
Nutrition Examination Survey) ở lứa tuổi 25 – 34 tỷ lệ mắc thoái hóa khớp
tăng lên mỗi năm là 0,1%, nhưng ở lứa tuổi 65 – 74 tỷ lệ này là 10 – 20 %. Tại
Mỹ tỷ lệ thoái hóa khớp gối trên 45 tuổi chiếm 19,2 % và trên 60 tuổi là 37,4
% [3]. Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp tăng đáng kể theo độ tuổi. Đa số các nghiên
cứu cho rằng tuổi không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng là nguy cơ mắc
bệnh thoái hóa khớp có thể là do nhiều yếu tố bao gồm tổn thương oxy hóa,
mỏng sụn, suy yếu cơ. Hơn nữa, các tế bào suy giảm cân bằng nội môi do lão
hóa dẫn đến tổn thương, phá hủy mô...............................................................61

4.1.2 Đặc điểm về giới bệnh nhân thoái hóa khớp gối.....................................62
Cả hai giới đều có thể bị thoái hóa khớp gối tuy nhiên các nghiên cứu trong
nước và thế giới cho thấy tỷ lệ thoái hóa khớp ở nữ giới cao hơn nam giới đặc
biệt sau tuổi mạn kinh. Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi là 95,4%
với 167 bệnh nhân, nam giới chiếm 4,6% với 8 bệnh nhân. Nghiên cứu của
Phạm Hoài Thu (2017) cũng cho thấy tỷ lệ nữ bị thoái hóa khớp gối chiếm tỷ
lệ rất cao 91,7%, tỷ lệ nam/nữ là 1/11 [63]. Nghiên cứu của tác giả Đặng Hồng
Hoa cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 1/6. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phượng tỷ lệ
thoái hóa khớp gối ở nữ giới chiếm đa số 73,6%. Nghiên cứu của Akintayo
thấy rẳng nữ giới chiếm đa số với tỷ lệ 83,6% [14]. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối ở
nữ giới cao hơn nam giới đặc biệt sau tuổi mạn kinh liên quan đến hormon nội
sinh [64]. Ở phụ nữ mạn kinh nồng độ estrogen giảm, interleukin 1 tăng dẫn


đến nguy cơ thoái hóa khớp. Nam giới sức mạnh cơ lớn hơn phụ nữ ở mọi lứa
tuổi nên nguy cơ thoái hóa khớp gối thấp hơn.................................................62
4.1.3 Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể (BMI) bệnh nhân thoái hóa khớp gối....62
Cùng với tuổi, giới tính thì tình trạng thừa cân, béo phì cũng là yếu tố nguy cơ gia
tăng thoái hóa khớp đặc biệt là các khớp chịu lực đặc biệt là khớp gối và khớp
háng. Tỷ lệ thừa cân, béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao nhất
56 %, chỉ số BMI trung bình nhóm nghiên cứu là 23,58 ± 3,1. Nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Văn Pho cũng cho thấy bệnh nhân béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất
52,3%, chỉ số BMI trung bình trong nhóm nghiên cứu là 23,3 ± 3,1 [65]. Kết quả
nghiên cứu cũng tương tự như tác giả Nguyễn Thị Nga 2016 nghiên cứu trên 268
bệnh nhân, tỷ lệ thoái hóa khớp gối ở nhóm người có BMI ≥ 23 cao hơn so với
nhóm người có BMI < 23 (57,3 so với 35,8%) [66]. Tác giả Akintayo [14] nghiên
cứu trên 250 bệnh nhân thoái hóa khớp gối thấy rẳng BMI trung bình là 30,82 ±
5,48, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Huaqing Zheng và Changhong Chen
[67] 2015 nghiên cứu cho thấy thừa cân và béo phì có nguy cơ thoái hóa khớp gối
cao gấp 2,5 đến 4,6 so với người có cân nặng bình thường. Chỉ số BMI tăng 5

kg / m 2 nguy cơ thoái hóa khớp gối tăng 35%. Như vậy tăng cân quá mức là mối
nguy cơ gia tăng thoái hóa khớp gối. Tại Việt Nam số người béo phì ngày càng
gia tăng kéo theo tỷ lệ thoái hóa khớp gối ngày một cao.....................................62
4.1.4 Đặc điểm về nghề nghiệp bệnh nhân thoái hóa khớp gối........................63
Nghề nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thoái hóa khớp gối.
Theo Muraki (2011) những người làm công nhân, nông nghiệp, lâm nghiệp và
ngư nghiệp khe khớp hẹp hơn đáng kể so với nhân viên văn phòng hoặc
chuyên gia kỹ thuật, với những nghề hay quỳ và ngồi xổm có khe khớp hẹp
hơn và thoái hóa khớp cao hơn [30]. Theo Cooper những công việc vận động
lặp đi lặp lại các khớp, khớp chịu lực như người làm ruộng, công nhân xây
dựng, thợ may phải đứng lâu, ngồi hoặc đi lại nhiều làm tăng sức nặng lên bề
mặt khớp gây ra các vi chấn thương trên sụn khớp dẫn đến thoái hóa khớp
[68]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ những người lao động chân tay,
làm công việc nặng nhọc cao hơn so với những người lao động trí óc, công
việc nhẹ nhàng. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Pho có 57,6% là lao động chân
tay, nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa tỷ lệ này là 64,3%..................................63
4.1.5 Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh thoái hóa khớp gối......................63
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính gây đau, hạn chế vận động theo thời gian
gây biến dạng khớp. Bệnh nhân thường đến viện khám khi đau dai dẳng, hạn chế
chức năng vận động khớp. Do đó thời gian mắc bệnh trong các nghiên cứu khá
dài. Theo nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh là 4,22 ± 3,52 năm, trong
đó chủ yếu là bệnh nhân phát hiện thoái hóa khớp gối từ 1 – 5 năm chiếm 68%
tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Văn Pho (2007) thời gian mắc bệnh trung
bình là 4,3 ± 2,7 năm [65]. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Phạm Hoài Thu
(2017) với thời gian trung bình là 5,75 ± 4,92 năm, điều này có thể do bệnh nhân
nghiên cứu của tác giả phần lớn có tổn thương khớp gối ở giai đoạn nặng hơn
(giai đoạn III) [63]...............................................................................................63


4.1.6. Đặc điểm về tiền sử sử dụng thuốc bệnh thoái hóa khớp gối.................64

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc NSAIDS
chiếm tỷ lệ cao nhất 48,6%, sử dụng corticoid toàn thân chiếm tỷ lệ thấp nhất 4%.
Theo tác giả Nguyễn Văn Pho nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp
gối điều trị bằng tiêm acid hyaluronic nội khớp cho thấy tỷ lệ bệnh nhân dùng
thuốc chống viêm không steroid là 100 %, 96,7% bệnh nhân từng tiêm corticoid
tại chỗ [65]. Theo nghiên cứu của Phạm Hoài Thu trước khi đến khám tỷ lệ bệnh
nhân sử dụng thuốc NSAIDS là 100%, hút dịch khớp, tiêm corticoid nội khớp,
tiêm acid hyaluronic lần lượt là 72,7%, 94,4% và 72,2% [63]. Bệnh nhân nghiên
cứu của chúng tôi có tiền sử dùng NSAIDS thấp hơn nghiên cứu của hai tác giả.
Lý do trong nghiên cứu các tác giả loại trừ thoái hoá khớp gối giai đoạn I và IV
theo phân loại Kellgren và Lawrence vì thoái hóa khớp gối giai đoạn I bệnh nhân
thường điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid và tiêm corticoid tại chỗ là
ổn định còn thoái hóa khớp ở giai đoạn IV đã nặng hẹp khe khớp nhiều kèm theo
xơ dưới sụn nên điều trị kém hiệu quả.................................................................64
4.1.7. Đặc điểm về lâm sàng bệnh nhân thoái hóa khớp gối............................64
Trong thoái hóa khớp gối: đau là triệu chứng đầu tiên và là nguyên nhân khiến
bệnh nhân đi khám. Đau với tính chất cơ học (đau khi vận động, giảm khi nghỉ
ngơi), giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ đau khi ngồi xổm, leo cầu thang, đau khi di
chuyển tư thế đứng lên khỏi ghế không vịn tay… giai đoạn sau bệnh nhân đau
khớp gối mỗi khi cử động, khi đi lại đường bằng hoặc thậm chí khi nghỉ ngơi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đau khớp gối khi đi bộ, đau khi leo cầu
thang, đau khi đứng lần lượt là 48,6%, 52,6%, 49,7%. Kết quả này thấp hơn so
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga [66] đau khi đi bộ đường bằng 70,9%, đau
khi lên xuống cầu thang 65,3%, đau khi ngồi xuống đứng lên khỏi ghế mà không
vịn tay 97%, đau khi đứng lâu 75%. Thoái hóa khớp gối ít khi đau vào ban đêm
thường đau khớp vào ban đêm liên quan đến viêm màng hoạt dịch hoặc tổn
thương sụn khớp gối nặng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân đau
khớp gối khiến bệnh nhân phải thức giấc vào ban đêm có 35 bệnh nhân (20%),
kết quả này tương tự như nghiên cứu của Phạm Hoài Thu có 19,5% bệnh nhân
đau khớp vào ban đêm [63].................................................................................64

Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS mức độ
đau trung bình là 3,33 ± 1,46, mức độ đau nhẹ có 134 bệnh nhân (76,6%), nhóm
mức độ đau trung bình có 40 bệnh nhân (22,8%), thấp nhất là nhóm mức độ đau
nặng 1 bệnh nhân (0,6%) (bảng 3.4). Kết quả này tương tự như kết quả của
Nguyễn Thị Nga [66] với mức độ đau nhẹ, vừa, nặng lần lượt là 78,7%, 16,4%,
5%, thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Pho [65]: mức độ đau nặng chiếm
70,9%, mức độ đau trung bình 29,1%, điểm đau trung bình là 7,51± 1,12. Tỷ lệ
đau nặng trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Pho cao hơn có thể do tiêu
chuẩn chọn bệnh nhân thoái hóa khớp giai đoạn II hoặc III theo phân loại của
Kellgren và Lawrence..........................................................................................65
Cùng với đau khớp là tình trạng cứng khớp, cứng khớp có thể xuất hiện vào buổi
sáng sau khi ngủ dậy hoặc cứng khớp muộn trong ngày sau khi nằm, ngồi, nghỉ


ngơi. Ngoài cứng khớp chức năng vận động khớp là yếu tố vô cùng quan trọng
đánh giá toàn diện tổn thương xương khớp trên lâm sàng chính vì thế chúng tôi
sử dụng thang điểm WOMAC (WOMAC chung, WOMAC đau, WOMAC cứng,
WOMAC vận động) càng cao tổn thương khớp càng nặng. Bảng 3.5 cho thấy
điểm trung bình của mức độ đau theo WOMAC là 17,42 ± 12,04, mức độ cứng
theo WOMAC là 1,41 ± 1,59, vận động WOMAC là 17,42 ± 12,04. Điểm
WOMAC trung bình là 22,14 ± 15,93 thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả
Phạm Hoài Thu với điểm WOMAC trung bình là 51,58 ± 7,4, cao nhất là 65.. . .65
4.1.8. Đặc điểm về X-quang bệnh nhân thoái hóa khớp gối............................66
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán thoái hóa
khớp gối tuy nhiên X quang khớp gối vẫn là phương pháp đơn giản được sử dụng
rộng rãi trong thực hành lâm sàng chẩn đoán bệnh và xác định giai đoạn bệnh.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp giai đoạn 2,
3 chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 46,9% và 30,9%, nhóm thoái hóa khớp giai
đoạn 1,4 chiếm tỷ lệ thấp hơn 12,6% và 9,7% (bảng 3.6). Nghiên cứu của Đinh
Thị Diệu Hằng có 73,3% bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn 1 và 2, giai

đoạn 4 chiếm tỷ lệ thấp với 1,3% có lẽ bởi nghiên cứu của tác giả tiến hành ở
cộng đồng nên tỷ lệ thoái hóa giai đoạn nặng thấp hơn [69]. Trong nghiên cứu
của Nguyễn Thị Ái tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa khớp giai đoạn nặng 3, 4 chiếm đa
số 73,3% do nghiên cứu được thực hiện ở các bệnh nhân điều trị nội trú [60]... .66
4.2. ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA
KHỚP GỐI..........................................................................................................66
4.2.1. Tỷ lệ trầm cảm trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu................................66
Trầm cảm được biết là sự suy giảm chức năng xã hội và trách nhiệm nghề
nghiệp, song song việc giảm mức độ hoạt động là tăng mức độ đau ở những
bệnh nhân bị đau mãn tính làm bệnh nhân đến viện nhiều hơn, dùng thuốc
nhiều hơn [70]. Có rất nhiều bộ câu hỏi dùng để sàng lọc, đánh giá trầm cảm
như BECK, HADS, CES-D, SDS tuy nhiên bộ câu hỏi PHQ-9 ngắn gọn, dễ
nhớ, dễ sử dụng đánh giá nhanh rối loạn trầm cảm, mức độ trầm cảm. Tỷ lệ
trầm cảm trong thoái hóa khớp được báo cáo dao động thấp từ 4.1% [8] tới
61.3% [9]. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 175 bệnh nhân sử dụng
thang điểm PHQ-9 cho thấy có 23 bệnh nhân bị trầm cảm chiếm tỷ lệ 13,1%
(biểu đồ 3.8). Kết quả này cao hơn nghiên cứu Kurabuchi tại Nhật Bản 2018
trên 548 bệnh nhân thoái hóa khớp gối trong 2 năm có 65 bệnh nhân có trầm
cảm chiếm tỷ lệ 11.9% [10]. Điều này có thể do Nhật Bản là nước phát triển có
hệ thống chăm sóc y tế tốt hơn, bệnh nhân được tư vấn và quản lý bệnh, điều
trị toàn diện hơn nên tỷ lệ trầm cảm thấp hơn. Tuy nhiên tác giả Hirotaka
Lijima 2018 nghiên cứu 95 bệnh nhân thoái hóa khớp gối tuổi từ 61 đến 91 sử
dụng thang điểm GSD (Geriatric Depression Scale) xác định 43 bệnh nhân
(45,3%) trầm cảm (GSD ≥ 5) [11]. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu
Kurabuchi có lẽ do bệnh nhân tham gia nghiên cứu có độ tuổi cao hơn..........66
Theo Pereira và cộng sự 2013 nghiên cứu trên 663 bệnh nhân thoái hóa khớp
gối sử dụng thang điểm BECK cho thấy tỷ lệ trầm cảm 28,5%, tỷ lệ thoái hóa


khớp gối giai đoạn 2 trở lên mắc các triệu chứng trầm cảm là 19,9 % và 12,6 %

ở bệnh nhân thoái hóa khớp giai đoạn 1 [12]. Theo nghiên cứu của chúng tôi:
bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn 4 có tỷ lệ trầm cảm cao nhất 35,3%,
không có bệnh nhân thoái hóa khớp giai đoạn 1 nào mắc trầm cảm (bảng 3.7).
Năm 2015, Odole và cộng sự [13] ở trường đại học Ibadan Nigeria nghiên cứu
80 bệnh nhân thoái hóa khớp gối tuổi trung bình là 62.69 ± 5.96 sử dụng thang
điểm BECK kết quả có 28,8% mắc trầm cảm. Akintayo và cộng sự 2019
nghiên cứu trên 250 bệnh nhân thoái hóa khớp ở Nigeria sử dụng thang điểm
PHQ-9, điểm PHQ-9 trung bình là 4,68 ± 4,19 có 105 bệnh nhân trầm cảm
(42%) với (PHQ-9 ≥ 5) [14].............................................................................67
M Tsuchiya 2014 nghiên cứu 250 bệnh nhân tuổi trung bình 70,7 thoái hóa
khớp gối điều trị ngoại trú từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 11 năm 2012 sử
dụng thang SDS (Zung self-rating depression scale) xác định 127 bệnh nhân
(50,8%) mắc trầm cảm [51]. Năm 2015 H Yilmaz nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ so
sánh mức độ trầm cảm ở phụ nữ mắc các bệnh thoái hóa khớp gối, viêm khớp
dạng thấp, bệnh xơ cơ sử dụng thang điểm BECK xác định 44 trong 139 bệnh
nhân thoái hóa khớp mắc trầm cảm (31,7%) [15]. Daniel Possley [53] 2009
tiến hành nghiên cứu trên 105 bệnh nhân thoái hóa khớp gối tại Chicago xem
mối liên quan giữa trầm cảm, chức năng vận động ở bệnh nhân thừa cân, béo
phì sử dụng thang điểm CES-D xác định có 44 bệnh nhân (42%) mắc trầm
cảm. Năm 2016 Mehdi Moghtadaei nghiên cứu trầm cảm ở 100 bệnh nhân Iran
mắc thoái hóa khớp gối thấy rằng có 40 bệnh nhân (40%) mắc trầm cảm [16].
......................................................................................................................... 68
Tỷ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với đa số các tác
giả. Sự khác nhau này có thể do tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu thấp hơn
so với các tác giả ngoài ra trong các nghiên cứu sử dụng các thang điểm đánh
giá trầm cảm khác nhau và do ảnh hưởng của điều kiên kinh tế, phong tục tập
quán, văn hóa xã hội… các quốc gia khác nhau..............................................68
4.2.4.Đặc điểm trầm cảm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.............................68
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối mắc
trầm cảm có điểm PHQ-9 trung bình là 7,52 ± 2,556, điểm thấp nhất là 5, cao

nhất là 14, đa số là bệnh nhân trầm cảm nhẹ với 17 bệnh nhân (73,9%), 6 bệnh
nhân trầm cảm mức trung bình (26,1%), không có bệnh nhân nào trầm cảm
nặng và nghiêm trọng (biểu đồ 3.9). Theo tác giả Akintayo ở Nigeria nghiên
cứu trên 250 bệnh nhân thoái hóa khớp gối sử dụng thang điểm PHQ-9, điểm
PHQ-9 trung bình là 4.68 ± 4.19, trong 105 bệnh nhân trầm cảm có 79 bệnh
nhân (89,6%) trầm cảm nhẹ và 26 bệnh (10,4%) trầm cảm trung bình và nặng
[14]. Tác giả Hirotaka Lijima ở Nhật Bản nghiên cứu 95 bệnh nhân thoái hóa
khớp gối sử dụng thang điểm GSD xác định trong 43 bệnh nhân trầm cảm có
41 bệnh nhân trầm cảm nhẹ (95,3%), 2 bệnh nhân trầm cảm trung bình, nặng
(4,7%) [11]. Tác giả Mehdi Moghtadaei thấy rằng trong 40 bệnh nhân mắc
trầm cảm có 30 bệnh nhân (75%) mắc trầm cảm nhẹ, 10 bệnh nhân 25 % mắc
trầm cảm trung bình, không có trầm cảm nặng [16]........................................68


Trong các triệu chứng về rối loạn trầm cảm trong thang điểm PHQ-9, tỷ lệ
triệu chứng hay gặp nhất là: Ít hứng thú hay ít hài lòng khi làm việc ( chiếm
100%); Cảm thấy mệt mỏi hay thiếu sức sống (chiếm 100%); Cảm thấy buồn,
chán nản, hoặc vô vọng ( chiếm 95,7%); Khó khăn khi bắt đầu hay duy trì giấc
ngủ, hay ngủ quá nhiều (chiếm 95,7%). Có duy nhất 1 bệnh nhân suy nghĩ tiêu
cực như muốn chết, ý định tự tử hoặc gây thương tích cho bản thân (chiếm
4,3%). Mức độ của triệu chứng “Khó khăn khi bắt đầu hay duy trì giấc ngủ,
hay ngủ quá nhiều” là nặng nhất với điểm trung bình là 2 ± 0,78....................69
Năm 2019 tác giả Akintayo nghiên cứu cắt ngang đa trung tâm vấn đề trầm
cảm và các yếu tố quyết định bệnh nhân Nigeria thoái hóa khớp gối sử dụng
chỉ số Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) đánh giá chất lượng giấc ngủ, kết
quả cho thấy 105 bệnh nhân (56,4%) có chất lượng giấc ngủ kém, 84 bệnh
nhân (80%) trầm cảm có chất lượng giấc ngủ kém (điểm trung bình PSQI =
9,0) so với những người không bị trầm cảm (p < 0,0001). Như vậy triệu chứng
khó khăn khi bắt đầu hay duy trì giấc ngủ, hay ngủ quá nhiều là triệu chứng
quan trọng và chiếm đa số ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối có trầm cảm. Biểu

hiện của chất lượng giấc ngủ kém bao gồm chất lượng giấc ngủ, độ trễ giấc
ngủ, thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo thói quen, rối loạn giấc ngủ, sử dụng
thuốc ngủ và thời gian ngủ ban ngày [64]........................................................69
4.3. NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN.............................................69
4.3.1. Mối liên quan giữa giới với trầm cảm....................................................69
4.3.2. Mối liên quan giữa tuổi với trầm cảm....................................................70
4.3.3. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với trầm cảm.......................................71
4.3.4. Mối liên quan giữa thu nhập, trình độ học vấn với trầm cảm.................72
4.3.5. Mối liên quan giữa hôn nhân với trầm cảm............................................73
4.3.6.Mối liên quan giữa BMI với trầm cảm....................................................73
4.3.7.Mối liên quan giữa thời gian bị thoái hóa khớp gối với trầm cảm..........74
4.3.8.Mối liên quan giữa điều trị với trầm cảm................................................74
4.3.9.Mối liên quan giữa thang điểm VAS và WOMAC với trầm cảm............76
4.3.10.Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh với trầm cảm..................................77

KẾT LUẬN...................................................................................................80
KIẾN NGHỊ...................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng câu hỏi PHQ-9 (Patient Health Questionnaire)...................32
Bảng 3.1. Đặc điểm về nghề nghiệp (n=175)...............................................41
Bảng 3.2. Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh (n=175)............................43
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nơi điều trị (n=175)...............................43
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo phương pháp điều trị (n=175)...............44
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm đau VAS (n=175)................45
Bảng 3.5. Đặc điểm bệnh nhân theo thang điểm đau WOMAC (n=175).....45
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn thoái hóa khớp gối K/L (n=175)
.....................................................................................................................46

Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối là 13,1%..........................46
.....................................................................................................................47
Bảng 3.7. Tỷ lệ trầm cảm theo giai đoạn thoái hóa khớp gối K/L................47
Bảng 3.8: Đặc điểm về triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân THK gối theo
thang điểm PHQ-9 (n=23 BN).....................................................................48
Bảng 3.9. Liên quan giữa tuổi với trầm cảm................................................49
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa địa dư với trầm cảm....................................51
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với trầm cảm...........................52
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với trầm cảm....................52
Không có sự khác nhau về tỷ lệ trầm cảm giữa các nhóm có trình độ văn
hóa với p > 0,05...........................................................................................52
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với trầm cảm...............52
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thu nhập với trầm cảm................................53
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nơi điều trị với trầm cảm............................53
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa BMI với trầm cảm......................................54
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa điều trị với trầm cảm...................................54
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thuốc điều trị với trầm cảm.........................55
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với trầm cảm................55
Bảng 3.20. Nguy cơ trầm cảm liên quan đến thời gian mắc bệnh................56
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa mức độ đau với trầm cảm...........................56
Bảng 3.22. Đặc điểm WOMAC giữa hai nhóm...........................................58
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thang điểm WOMAC với trầm cảm............58
.....................................................................................................................59
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa giai đoạn thoái hóa khớp với trầm cảm.......60


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Bảng câu hỏi PHQ-9 (Patient Health Questionnaire)...............32
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới...................................................39
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi..................................................40

Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo địa dư.............................................40
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm bệnh nhân theo trình độ học vấn...........................41
Bảng 3.1. Đặc điểm về nghề nghiệp (n=175)...............................................41
Biểu đồ 3.5: Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân......................42
Biểu đồ 3.6: Phân bố bệnh nhân theo thu nhập cá nhân...........................42
Biểu đồ 3.7: Phân bố bệnh nhân theo BMI.................................................43
Bảng 3.2. Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh (n=175)..........................43
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nơi điều trị (n=175)............................43
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo phương pháp điều trị (n=175)...........44
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm đau VAS (n=175)............45
Bảng 3.5. Đặc điểm bệnh nhân theo thang điểm đau WOMAC (n=175). 45
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn thoái hóa khớp gối K/L
(n=175)............................................................................................................46
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ trầm cảm ở BN THK gối theo thang PHQ-9 (n=175)..46
Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối là 13,1%.......................46
.........................................................................................................................47
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ mức độ trầm cảm ở BN thoái hóa khớp gối (n=175)...47
Bảng 3.7. Tỷ lệ trầm cảm theo giai đoạn thoái hóa khớp gối K/L............47
Bảng 3.8: Đặc điểm về triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân THK gối theo
thang điểm PHQ-9 (n=23 BN)......................................................................48
Bảng 3.9. Liên quan giữa tuổi với trầm cảm...............................................49
Biểu đồ 3.10: Liên quan giữa nhóm tuổi với trầm cảm.............................50
Biểu đồ 3.11: Liên quan giữa giới với trầm cảm.........................................51
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa địa dư với trầm cảm..................................51


Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với trầm cảm........................52
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với trầm cảm.................52
Không có sự khác nhau về tỷ lệ trầm cảm giữa các nhóm có trình độ văn
hóa với p > 0,05..............................................................................................52

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với trầm cảm...........52
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thu nhập với trầm cảm.............................53
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nơi điều trị với trầm cảm..........................53
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa BMI với trầm cảm.....................................54
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa điều trị với trầm cảm................................54
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thuốc điều trị với trầm cảm......................55
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với trầm cảm............55
Bảng 3.20. Nguy cơ trầm cảm liên quan đến thời gian mắc bệnh............56
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa mức độ đau với trầm cảm.........................56
Biểu đồ 3.12: Mối tương quan tuyến tính giữa điểm PHQ-9 và thang
điểm đau VAS.................................................................................................57
Bảng 3.22. Đặc điểm WOMAC giữa hai nhóm...........................................58
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thang điểm WOMAC với trầm cảm........58
.........................................................................................................................59
Biểu đồ 3.13: Mối tương quan tuyến tính giữa điểm PHQ-9 và thang
điểm WOMAC...............................................................................................59
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa giai đoạn thoái hóa khớp với trầm cảm. .60


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp (THK) là bệnh khớp mạn tính thường gặp, ước tính ảnh
hưởng đến khoảng 15% dân số [1], và tỷ lệ này dự kiến tăng gấp đôi vào năm
2020 do dân số già và gia tăng tỷ lệ béo phì [2]. Ước tính tại Hoa Kỳ thoái
hóa khớp từ 25 tuổi trở lên tăng từ 21 triệu vào năm 1995 đến 27 triệu chỉ
trong một thập kỷ [2], tỷ lệ thoái hóa khớp gối trên 45 tuổi chiếm 19,2 % và
trên 60 tuổi là 37,4 % [3]. Tại Nhật Bản tỷ lệ thoái hóa khớp gối chiếm 54,6%
[4].Tại Việt Nam tỷ lệ thoái hóa khớp trong cộng đồng dựa trên điều tra tại
một số quần thể dân cư ở phía Bắc năm 2002 là 5.7% ở nông thôn và 4.1% ở

thành thị [5].
Trầm cảm hay gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính đặc biệt là
bệnh thoái hóa khớp. Ở những người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối trầm cảm
là một bệnh đi kèm với tỷ lệ là 20% [6], cao hơn tỷ lệ trầm cảm trong dân số
[7]. Tỷ lệ trầm cảm được báo cáo dao động thấp từ 4.1% [8] tới 61.3% [9] ở
những người bị thoái hóa khớp. Tại Anh, một phân tích gộp kiểm tra trầm
cảm trong số 15855 người trưởng thành từ 49 nghiên cứu ước tính tỷ lệ trầm
cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp là 19.9%, bệnh nhân thoái hóa khớp có nguy
cơ bị trầm cảm cao gấp 1,17 so với người không mắc bệnh [6]. Tại Nhật Bản
tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối dao động 11,9% [10] tới
45,3% [11]. Nghiên cứu tại Bồ Đào Nha cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân
thoái hóa khớp gối là 28,5 %, tỷ lệ thoái hóa khớp gối giai đoạn 2 trở lên mắc
các triệu chứng trầm cảm là 19,9 % và 12,6 % ở bệnh nhân thoái hóa khớp
giai đoạn 1 [12]. Tại Nigeria tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối
từ 28,8% [13] đến 42% [14]. Nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ thấy có 31,7% bệnh
nhân thoái hóa khớp gối mắc trầm cảm [15]. Tại Iran tỷ lệ này là 40% [16].


2

Trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối làm tăng các triệu chứng đau,
giảm chức năng vận động, giảm chất lượng cuộc sống. Những bệnh nhân
thoái hóa khớp được chẩn đoán mắc trầm cảm thường xuyên phải đến bệnh
viện, uống thuốc nhiều hơn, hiệu quả điều trị kém hơn. Chính vì vậy cần xem
xét rối loạn trầm cảm đi kèm ở những bệnh nhân thoái hóa khớp từ đó tiếp
cận, quản lý chăm sóc từng cá nhân để có kết quả điều trị tốt nhất [17].
Ở Việt Nam, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về trầm cảm ở bệnh
nhân thoái hóa khớp gối vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối tại bệnh
viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân thoái hóa khớp
gối tại bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân thoái
hóa khớp gối.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
1.1.1. Khái niệm về thoái hóa khớp
Thoái hoá khớp là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, do quá trình sinh
tổng hợp chất cơ bản của các tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh
là quá trình mất sụn khớp của tế bào dưới sụn, tổ chức xương cạnh khớp tân
tạo [18]
1.1.2. Dịch tễ học thoái hóa khớp
Ở Hoa Kỳ ước tính khoảng 27 triệu người và ở Anh 8.5 triệu người mắc
thoái hóa khớp [2]. Tỷ lệ thoái hóa khớp từ 25 tuổi trở lên chiếm 13,9%, từ 65
tuổi trở lên là 33,6% [19].
Dựa trên dữ liệu khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia (NHIS), dự kiến
số người Hoa Kỳ bị thoái hóa khớp tăng lên gần 67 triệu người vào năm 2030
[20].
Theo thống kê điều tra dinh dưỡng và sức khỏe Quốc Gia NHANES
(National Health and Nutrition Examination Survey) thoái hóa khớp gối ảnh
hưởng đến hơn 1/10 hoặc 4,3 triệu người ở Hoa Kỳ [21], người trên 60 có tỷ
lệ thoái hóa khớp gối là 12 – 16 % [22] trong đó có 10% nam giới và 13% nữ
giới. Tỷ lệ thoái hóa khớp gối ngày càng tăng lên do sự già hóa của dân số,
gia tăng tỷ lệ béo phì [23].
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp gối

1.1.3.1. Nguyên nhân thoái hóa khớp
Tổn thương cơ bản trong THK xảy ra ở sụn khớp: Có 2 giả thuyết được
đưa ra:


4

- Thuyết cơ học: Dưới ảnh hưởng của các tấn công cơ học, các vi chấn
thương gây suy yếu các đám collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất
proteoglycan (PG) trong tổ chức của sụn khớp.
- Thuyết tế bào: Đối với tế bào sụn: bị cứng lại do tăng áp lực, các tế bào
sụn giải phóng các enzym tiêu protein, enzym này làm huỷ hoại dần dần các
chất cơ bản trong tổ chức sụn là nguyên nhân dẫn tới thoái khớp.
1.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp
- Vai trò của các cytokine tiền viêm: Interleukin-1β (IL-1β) và yếu tố
hoại tử u (TNFα) là những cytokin tiền viêm chủ yếu dẫn đến quá trình dị hoá
trong thoái hoá khớp. IL-1β là yếu tố chính trong việc phá huỷ sụn khớp kích
hoạt các enzyme trong khi đó TNFα gây quá trình viêm.
- Vai trò của Nitric Ocid (NO): các gốc tự do tham gia quá trình dị hoá
sụn. NO được tổng hợp từ L-arginine dưới tác động của men Nitric oxide
synthase cảm ứng (NOS) các men này được tổng hợp nhanh sau khi các tế
bào bị kích thích do một cytokine nhất định. Trong thoái hoá khớp, sụn khớp
tiết nhiều NO so với sụn bình thường. NO thúc đẩy IL-1β gây THK chủ yếu
bằng cách ức chế tổng hợp các chất căn bản sợi colagen và tăng hoạt tính của
Metalloprotease.
- Thay đổi sinh hoá học và cơ học lớp xương dưới sụn: Các proteoglycan
chất căn bản bị mất dần và các lưới sợi collagen bị thoái hoá làm tổn thương
cấu trúc và sự toàn vẹn chức năng của tổ chức, làm tăng bất thường các
enzym proteolytic đặc biệt là Metalloprotease (MMPs). Bề mặt sụn bị bào
mòn dần và xơ hoá, các mảnh vỡ rơi vào dịch khớp và bị các tế bào đại thực

bào màng hoạt dịch thực bào do vậy thúc đẩy quá trình viêm.
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp
Các yếu tố nguy cơ phát triển thoái hóa khớp
Yếu tố nguy cơ

Thoái hóa khớp [24]


5

Béo phì

+

Tuổi

+

Giới tính nữ

+

Dân tộc (so với người da trắng)
Trung Quốc

+

Kiểu gen

+


Mật độ khoáng xương

+

Hút thuốc

NA

Cơ bắp

NA

Sức mạnh cơ tứ đầu

NA

Chú thích: +, bằng chứng tốt làm tăng nguy cơ; (+), bằng chứng yếu làm
tăng nguy cơ; NA, không phù hợp hoặc không có bằng chứng về nguy cơ gia tăng;
(-), bằng chứng yếu về hiệu quả bảo vệ; -, bằng chứng tốt về hiệu quả bảo vệ.
* Ở phụ nữ, có thể liên quan đến chỉ số BMI cao hơn.
- Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất của thoái hóa khớp.
Các tài liệu hiện tại cho thấy sự liên quan giữa béo phì (BMI > 30) và
thoái hóa khớp háng ít hơn so với thoái hóa khớp gối [25]. Dữ liệu gần đây
cho thấy rằng thoái hóa khớp có liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Trong
một nghiên cứu sử dụng dữ liệu NHANES III, ở những người có hội chứng
chuyển hóa nguy cơ thoái hóa khớp tăng gấp 5,26 lần ở tuổi 43,8 (tuổi trung
bình của dân số nghiên cứu) [26]. Các nghiên cứu cũng đã đề xuất các mối
liên hệ đáng kể giữa thoái hóa khớp và các yếu tố nguy cơ tim mạch, chẳng
hạn như tăng huyết áp và cholesterol [25].

- Tuổi: Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp tăng đáng kể theo độ tuổi [27], [28].
Mối quan hệ giữa tuổi tác và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp có thể là do
nhiều yếu tố bao gồm tổn thương oxy hóa, mỏng sụn, suy yếu cơ. Hơn nữa,


6

các tế bào suy giảm cân bằng nội môi do lão hóa dẫn đến phản ứng không đầy
đủ đối với stress hoặc chấn thương khớp cuối cùng tổn thương, phá hủy mô.
- Giới: Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối, háng và tay cao hơn ở phụ nữ so với
nam giới và ở phụ nữ tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian mãn kinh [29].
- Dân tộc và chủng tộc: Thoái hóa khớp háng và tay ít gặp hơn ở Trung
Quốc, trong nghiên cứu về thoái hóa khớp ở Bắc Kinh phụ nữ Trung Quốc có
tỷ lệ thoái hóa khớp gối cao hơn so với người da trắng trong nghiên cứu
Framingham [30].
- Hút thuốc: Đã có các báo cáo mâu thuẫn về vai trò của hút thuốc trong
thoái hóa khớp. Một số nghiên cứu đã báo cáo hút thuốc có hiệu quả bảo vệ
khớp ngược lại có báo cáo cho rằng hút thuốc có nguy cơ tổn thương sụn và
đau gối trong thoái hóa khớp [31].
- Loãng xương là một rối loạn xương liên quan đến tuổi tác. Kết quả ban
đầu cho thấy mật độ xương giảm có thể bảo vệ chống lại thoái hóa khớp, các
nghiên cứu tiếp theo cho kết quả ngược lại. Đánh giá hệ thống và phân tích
tổng hợp các yếu tố nguy cơ khởi phát thoái hóa khớp gối cho thấy xuất hiện
nhiều ở phụ nữ lớn tuổi có mật độ xương tăng [32].
- Sức mạnh cơ: Yếu cơ là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với thoái hóa
khớp gối. Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có cơ tứ đầu đùi yếu hơn so với
những người không có thoái hóa khớp gối [33].
- Các yếu tố nguy cơ cơ học: Chấn thương đầu gối là một trong những
yếu tố nguy cơ cao nhất đối với thoái hóa khớp gối. Các chấn thương cấp tính,
bao gồm gãy xương và trật khớp tăng nguy cơ thoái hóa khớp và các triệu

chứng cơ xương. Vận động lặp đi lặp lại các khớp, khớp chịu lực, đi kèm với
các hoạt động thể chất cụ thể, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Việc ngồi
xổm và quỳ gối kéo dài gây tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối [30].
1.1.5. Phân loại thoái hóa khớp
- Tùy theo nguyên nhân chia 2 loại:


×