Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ việt nam đi làm việc ở nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 98 trang )

LẠI XUÂN CẢNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO
ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC
NGOÀI

LẠI XUÂN CẢNH

2017 - 2019

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO
ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC
NGOÀI

LẠI XUÂN CẢNH



Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 8 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ NĂNG KHÁNH

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lại Xuân Cảnh


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội và
sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Đỗ Năng Khánh về đề tài luận văn: "Pháp
luật về bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài". Để hoàn
thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp

đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Trường
Đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học
tập, nghiên cứu tại trường.
Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Đỗ Năng Khánh đã
tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại
học, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không
thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động
viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lại Xuân Cảnh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU


1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở
NƢỚC NGOÀI

1.1.

7

Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài

7

1.1.1. Khái niệm và một số thuật ngữ

7

1.1.2. Đặc điểm hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài

10

1.1.3. Vai trò của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
1.2.

ở nước ngoài

13


Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

15

1.2.1. Khái niệm lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

15

1.2.2. Đặc điểm của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

16

1.2.3. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của lao
động nữ

20

1.2.4. Đặc điểm một số quốc gia tập trung lao động nữ Việt Nam đi
làm việc

21

1.2.5. Sự cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài

26

Chƣơng 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ
LAO ĐỘNG NỮ ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI


2.1.

Pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài

30
30

2.1.1. Khái quát pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ di trú

30

2.1.2. Nội dung một số Công ước của ILO về bảo vệ lao động nữ di trú

33

2.1.3. Nội dung một số Công ước của Liên Hợp Quốc về bảo vệ lao
động nữ di trú
2.1.4. Pháp luật của một số quốc gia tiếp nhận lao động nữ Việt Nam
2.2.

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài

35
46
49


2.2.1. Lịch sử bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài trong pháp
luật Việt Nam


49

2.2.2. Nội dung pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc
ở nước ngoài

52

2.2.3. Đánh giá pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ đi
làm việc ở nước ngoài

61

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ VIỆT
NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

3.1.

68

Thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

68

3.1.1. Những tiêu cực liên quan đến công tác tuyển dụng người đi lao
động xuất khẩu nữ (Giai đoạn trước khi lao động nữ Việt Nam ra
nước ngoài làm việc)

68


3.1.2. Những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động nữ
trong thời gian đi lao động ở nước ngoài (Giai đoạn lao động nữ
Việt Nam làm việc ở nước ngoài)
3.1.3. Giai đoạn lao động nữ Việt Nam trở về nước sau khi hết thời hạn
3.2.

73
77

Một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài

78

3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền
của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

78

3.2.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của
lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

78

KẾT LUẬN

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO


89


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài/

19

bảng
2.1

vùng lãnh thổ bên ngoài và mức thu nhập trung bình hàng
tháng năm 2018


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế với toàn cầu, Việt Nam ta đã xây
dựng được nhiều mối quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những mối quan hệ kinh tế
này là việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hay còn
gọi là xuất khẩu lao động, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đang ngày
càng mở rộng ra nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, là một hoạt

động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài, nhằm phục
vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp ở các quốc gia, vùng lãnh thổ
đang rơi vào tình trạng thiếu lao động hoặc giá nhân công tại chỗ quá cao.
Hoạt động xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã
hội. Về mặt kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động mang lại lợi ích cho người lao
động, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và nhà nước: đối với người lao động, ước
tính mức thu nhập bình quân của người lao động đi lao động ở nước ngoài cao hơn
từ 10-15 lần so với thu nhập trong nước, thì xuất khẩu lao động tạo điều kiện nâng
cao đời sống của người lao động, giúp một bộ phận lao động tiếp cận với máy móc
và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác phong công nghiệp, nâng cao
trình độ và tay nghề; Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, khi hoàn thành dịch
vụ của mình thì tổ chức xuất khẩu lao động được nhận một khoản chi phí dịch vụ,
từ đó tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp; Đối với nhà nước, tiết kiệm được chi
phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất
nước. Về mặt xã hội, việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn người
lao động, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng lao
động trẻ, giải quyết về sức ép việc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội
do người lao động không có việc làm gây nên.
Xuất phát từ những lợi ích đó, những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ
trước, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, hoạt động này

1


được bắt đầu dưới hình thức hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu, theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, từ năm 1980 đến
1989, ngân sách nhà nước đã thu được khoảng 800 tỷ đồng và hơn 300 triệu USD,
một khoản tiền lớn tại thời điểm đó. Từ năm 1991, sau khi đổi mới cơ chế, hoạt
động xuất khẩu lao động đã phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ XXI, có sự tăng đột biến lượng lao động

xuất khẩu sang nước ngoài, chủ yếu tại các thị trường Đài Loan, Nhật Bản,
Malaisia, Hàn Quốc, thực tế là thời kỳ trước xuất khẩu lao động chủ yếu là lực
lượng lao động nam, nhưng từ đầu thế kỷ đến nay lực lượng lao động nữ đi lao
động ở nước ngoài ngày càng tặng, theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài
nước, có khoảng 80.000-100.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hàng
năm, trong đó có khoảng 30 -35% là nữ và tỷ lệ này ngày càng gia tăng theo thời
gian [17]. Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài thường làm các ngành nghề gắn
chặt với nữ giới như giúp việc trong các gia đình, chăm sóc người già trong các viện
dưỡng lão, công nhân điện tử, công nhân dệt may...
Việc bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là quản lý, bảo vệ lao động nữ vì đây
là đối tượng thuộc nhóm dễ bị tổn thương, dễ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích, nhất
là khi đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể hệ thống pháp luật
Việt Nam trong lĩnh vực này thì có thể thấy các nhà làm luật mới chỉ quan tâm đến
việc xây dựng một khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài chứ chưa có sự quan tâm một cách sâu sắc đến việc bảo vệ
quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là đối với lao động nữ.
Đây là một phần nguyên nhân không nhỏ dẫn đến trên thực tế, lao động nữ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài thường phải đối mặt với những vấn đề như quấy rối và
xâm phạm tình dục, lừa đảo và buôn người, bóc lột lao động, các quyền lợi tối thiểu
không được bảo đảm… Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm
2006, Bộ luật Lao động năm 2012 cũng như nhiều nghị định, thông tư liên quan vẫn

2


bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế và dường như chưa đủ khả năng để giải quyết, khắc
phục triệt để khiến cho những vấn đề khó khăn đã tồn tại trong nhiều năm qua, ảnh
hưởng không nhỏ đến chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực này

cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đặc biệt là lao
động nữ. Trong năm 2017, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành kế
hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài năm 2006, có thể thấy các nhà lập pháp của Việt Nam đã nhận rõ những vướng
mắc, khó khăn sau 10 năm ban hành, thực hiện Luật này và những đòi hỏi cấp thiết
trong việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy định không còn phù hợp với thực tiễn.
Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn liên quan đến
hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, với mong muốn tìm ra
những hạn chế còn tồn tại và từ, có những đề xuất sửa đổi, hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là việc làm rất cấp thiết
hiện nay. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về
pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, chính
vì vậy tác giả đã chọn đề tài "Pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài" để làm Luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận văn, tiêu biểu như:
- Luận văn thạc sĩ luật học (2010), "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng", của Lô Thị Phương Châm, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ luật học (2011), "Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một
số nước hữu quan", của Hoàng Kim Khuyên, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3


- Luận văn thạc sĩ luật học (2013), "Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao
động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài", của Hà Thị Nguyệt Quế, Khoa Luật,

Đại học Quốc gia Hà Nội,
- Luận văn thạc sĩ luật học (2014), "Hoàn thiện pháp luật về quyền của người
lao động di trú ở Việt Nam", của Bùi Thị Hoà, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Lao động di trú trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011.
- Trung tâm Quyền con người - Quyền công dân thuộc Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Lê Thị Hoài Thu (Chủ biên), Bảo đảm quyền con người
trong pháp luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả mong muốn có giải pháp
để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động
nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài.
- Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ di trú.
- Tổng quan và đánh giá những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật quốc tế về lao động di trú và pháp luật
Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở nước
ngoài và thực trạng hiện nay.

4



- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định cơ bản
của pháp luật quốc tế mà chủ yếu là một số Công ước của Liên Hợp Quốc và ILO
liên quan đến bảo vệ quyền của lao động nữ di trú; pháp luật Việt Nam và thực
trạng, trong đó tập trung chủ yếu ở những quy định cơ bản liên quan đến bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài.
5. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài hiện nay.
- Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ quyền của lao
động nữ di trú.
- Thực tiễn việc đưa lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật về hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài để phân tích
và làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu chính để giải quyết vấn đề được sử dụng
trong luận văn bao gồm: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
* Tính mới:
Trong nhiều năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất
khẩu lao động, các đề tài nghiên cứu về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài cũng đã thu hút nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả,
nhiều nhà nghiên cứu, nên ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu


5


khoa học đề cập đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu đề
cập một cách tổng quát đến hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này chứ chưa có
nhiều đề tài nghiên cứu riêng và sâu sắc về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của lao động nữ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và nghiên cứu nội dung
một số Công ước tiêu biểu về lao động di trú, Luận văn đưa ra những nhận xét,
đánh giá của tác giả về hiệu quả thực thi của pháp luật Việt Nam và mức độ hội
nhập của pháp luật Việt Nam với pháp luật nhân quyền quốc tế trong việc bảo đảm
quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả bảo vệ lao động nữ đi
làm việc ở nước ngoài.
* Đóng góp của đề tài:
- Đánh giá những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật quốc tế liên quan đến việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ di trú.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp
luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm
việc ở nước ngoài.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Chương 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Chương 3: Thực trạng thực thi pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài.


6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC
Ở NƢỚC NGOÀI

1.1. Khái quát chung về hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài

1.1.1. Khái niệm và một số thuật ngữ
Thuật ngữ "đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài" hay
còn gọi "xuất khẩu lao động", hai thuật ngữ này đang được sử dụng song song kể từ
năm 2006 khi Quốc hội ban hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài cho đến nay. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài được diễn ra từ những năm 80 của thế kỷ trước, xuất phát từ vai trò quan
trọng của hoạt động này và những đặc điểm riêng biệt của nó, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động này.
Thuật ngữ "đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài" chính
thức được sử dụng kể từ năm 1994 khi Quốc hội ban hành Bộ Luật lao động, Thuật
ngữ này thời kỳ đầu được dùng với thuật ngữ "đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài" trong Nghị định số 370/HĐBT ngày 09/11/1991 của
Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài, kể từ năm 1994 thuật ngữ "đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài" được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp
luật của Việt Nam. Thuật ngữ này được hiểu là hoạt động cá nhân tự đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng cá nhân hoặc là hoạt động được tiến hành bởi các doanh
nghiệp, tổ chức nhằm đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc trên cơ
sở sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức có
thẩm quyền của Việt Nam. Kết quả của hoạt động này là các quan hệ lao động được

hình thành giữa người lao động Việt Nam và doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài là
người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động giữa các bên.

7


Thuật ngữ "đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài " được
sử dụng trong một thời gian dài, đến năm 2006 khi Quốc hội ban hành Luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì thuật ngữ "xuất khẩu lao động"
được sử dụng, hai thuật ngữ này được sử dụng song song cho đến ngày nay. Thuật
ngữ "xuất khẩu lao động" được hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa sức lao động
nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nước ngoài
ở đây là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu
sử dụng lao động trong nước, hoạt động xuất khẩu lao động gồm hai nội dung đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài và xuất khẩu lao động tại chỗ (hay còn gọi
là xuất khẩu lao động nội biên) là hoạt động người lao động trong nước làm việc
cho các doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), các tổ
chức quốc tế qua Internet, tuy nhiên với phạm vi của đề tài tác giả chỉ xin được đề
cập đến nội dung đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Về việc sử dụng thuật ngữ "xuất khẩu lao động", trong một số văn bản pháp
luật điều chỉnh hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã sử
dụng thuật ngữ này để thay thế cho thuật ngữ "đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài ". Mặc dù về mặt bản chất, sức lao động cũng được xem như một
loại hàng hóa, tuy nhiên đây không phải là một loại hàng hóa thông thường mà đó là
tài sản vô hình tồn tại bên trong người lao động và gắn liền với nhân thân, vì thế
nên việc dùng cụm từ "xuất khẩu" có hàm ý coi sức lao động như một loại hàng hóa
thông thường có thể vận chuyển được dường như chưa phù hợp. Hơn nữa, cả cụm
từ "xuất khẩu lao động" rất dễ gây hiểu lầm rằng người lao động chính là hàng hóa
có thể xuất khẩu được. Vì vậy, có lẽ trong các văn bản pháp luật chỉ nên sử dụng
thuật ngữ "đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài " để có thể phù

hợp và làm rõ bản chất của hoạt động này.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây công việc đưa người lao động có tổ
chức từ một quốc gia này tới quốc gia khác có nhu cầu thuê mướn sức lao động đã
trở thành phổ biến và thường được sử dụng với cụm từ "Lao động xuất khẩu", là

8


người lao động hoặc một tập thể người lao động có độ tuổi, sức khỏe, trình độ nghề
nghiệp và kỹ năng lao động khác nhau với những điểm xuất phát khác nhau được đi
làm việc trong thời hạn nhất định ở nước ngoài thông qua các hiệp định về xuất
khẩu lao động và các thỏa thuận khác giữa quốc gia nhận và gửi lao động.
Ở cấp độ quốc tế, thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các văn kiện pháp
lý quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia khác là "lao động di cư" hoặc "lao
động di trú" (migrant workers). Hai khái niệm "di trú" và "di cư" không có sự phân
biệt rõ ràng, đều được dịch từ thuật ngữ "Migrant worker" nhưng khi dịch sang
tiếng Việt có hai cách dịch khác nhau. Điều 2 của Công ước quốc tế về bảo vệ
người lao động di trú và thành viên gia đình của họ (ICRMW) định nghĩa: Người
lao động di trú là một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại
một quốc gia mà người đó không phải là công dân. Có thể hiểu thuật ngữ này dùng
để chỉ tình trạng người lao động từ nước này sang nước khác làm việc trong một
thời gian nhất định, những người lao động di trú thường không có ý định ở lại lâu
dài tại quốc gia hoặc vùng nơi họ làm việc và thuật ngữ này không bao hàm người
lao động đến làm việc ở một nơi khác vẫn thuộc nước mà người đó là công dân bởi
người lao động di chuyển để làm việc trong phạm vi một quốc gia là vấn đề mang
tính nội bộ của quốc gia đó nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Công ước.
"Lao động di trú" mang tính đa dạng, bao gồm cả hình thức đi làm việc ở nước
ngoài một cách hợp pháp thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp, tổ chức và
hình thức bất hợp pháp như vượt biên bằng đường bộ, đường thủy ra nước ngoài
làm việc hoặc đi du lịch để tìm cách trốn ở lại. Trong phạm vi của luận văn này,

thuật ngữ "lao động di trú" và "lao động nữ di trú" (women migrant workers) cũng
được sử dụng thay thế cho thuật ngữ "lao động đi làm việc ở nước ngoài" và "lao
động nữ đi làm việc ở nước ngoài" trong một số tình huống nhất định.
Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một
quy trình gồm nhiều giai đoạn, nhiều chủ thể khác nhau tham gia bao gồm: a) Người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; b) Doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam

9


đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; c) Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức
nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động.
Trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì
hoạt động dịch vụ do các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thực hiện là chủ yếu.
Hoạt động này bắt đầu từ khi chủ thể làm dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài
tiến hành các hoạt động tuyển dụng lao động Việt Nam để giới thiệu cho các đối tác
nước ngoài đang có nhu cầu sử dụng lao động. Sau đó chủ thể làm dịch vụ đưa
người lao động đi nước ngoài sẽ tổ chức các hoạt động đào tạo hoặc dạy nghề cho
người lao động để họ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Đồng thời, chủ
thể làm dịch vụ đưa lao động đi nước ngoài cũng phải tiến hành các thủ tục cần thiết
để người lao động có thể xuất cảnh khỏi Việt Nam và nhập cảnh vào nước tiếp nhận
lao động. Cuối cùng, sau khi người lao động đã chấm dứt việc thực hiện hợp đồng
lao động tại nước ngoài thì họ sẽ quay trở về Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Thứ nhất, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động
kinh tế, bởi vì nó nhằm thực hiện chức năng kinh doanh, thực hiện mục tiêu lợi
nhuận của doanh nghiệp, đồng thời để thỏa mãn lợi ích kinh tế của người lao động
đi làm việc ở nước ngoài, góp phần tăng thêm nguồn ngân sách của Nhà nước.
Thứ hai, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một
hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội, mọi chính sách pháp luật trong lĩnh vực xuất

khẩu lao động phải kết hợp với các chính sách xã hội, phải đảm bảo làm sao để
người lao động ở nước ngoài được lao động đúng theo cam kết, cần phải có những
chế độ tiếp nhận và sử dụng lao động sau khi họ trở về nước.
Thứ ba, là sự kết hợp hài hòa giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ
động tự chịu trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu lao động. Nếu như trước đây (giai đoạn
1980-1990) Việt Nam tham gia thị trường lao động, về cơ bản Nhà nước vừa quản lý
nhà nước vừa quản lý về hợp tác lao động với người nước ngoài, Nhà nước làm thay
cho các tổ chức kinh tế về hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

10


Ngày nay, trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ
hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đều do các tổ chức xuất
khẩu lao động thực hiện. Đồng thời, các tổ chức thực hiện hoạt động đưa người Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả kinh tế
trọng hoạt động xuất khẩu lao động của mình. Như vậy, các hiệp định,các thỏa
thuận song phương mà chính phủ ký kết chỉ mang tính chất nguyên tắc, thể hiện vai
trò và trách nhiệm của Nhà nước ở tầm vĩ mô.
Thứ tư, hoạt động đưa người Việt Nam đi hoạt động ở nước ngoài diễn ra
trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, tính gay gắt trong hoạt động
cạnh tranh của xuất khẩu lao động xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu: Một là,
hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mang lại lợi ích kinh tế
khá lớn cho các nước đang có khó khăn về giải quyết việc làm, do vậy đã buộc các
nước có lao động xuất khẩu phải cố gắng tối đa để chiếm lĩnh thị trường ngoài
nước; Hai là, xuất khẩu lao động đang diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế
trong khu vực, nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động của Việt Nam như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan cũng đang phải đối đầu với tỉ lệ thất nghiệp ngày
càng gia tăng. Điều này hạn chế rất lớn đến việc tiếp nhận lao động và chuyên gia
nước ngoài trong thời gian từ 5 đến 10 năm đầu của thế kỷ 21. Như vậy, các chính

sách và Pháp luật của Nhà nước cần phải lường trước được tính chất cạnh tranh gay
gắt trong xuất khẩu lao động để có chương trình đào tạo có chất lượng cao, đào tào
ra người lao động có trình độ chuyên môn vững vàng trước khi đưa ra nước ngoài
làm việc.
Thứ năm, xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ
xuất khấu. Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, lợi ích kinh tế của Nhà nước là
khoản ngoại tệ và người lao động gửi về các khoản thuế, lợi ích của các tổ chức
xuất khẩu lao động là các khoản thu chủ yếu là các loại phí giải quyết việc làm
ngoài nước, còn lợi ích của người lao động là khoản thu nhập thường là cao hơn
nhiều so với lao động ở trong nước. Do vậy, các chế độ chính sách của Nhà nước

11


phải tính toán làm sao cho đảm bảo được sự hài hòa lợi ích của các bên, trong đó
phải chú ý đến lợi ích trực tiếp của người lao động
Thứ sáu, xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi. Bởi vì, hoạt động
xuất khẩu lao động phụ thuộc rất nhiều vào các nước có nhu cầu nhập khẩu lao
động. Do vậy, cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài để xây
dựng chính sách đào tạo và chương trình đào tạo giáo dục định hướng phù hợp và
linh hoạt. Chỉ có những nước nào chuẩn bị đội ngũ công nhân với tay nghề thích
hợp mới có điều kiện thuận lợi trong việc chiếm lĩnh thị phần lao động ở ngoài
nước và cũng chể có nước nào nhìn xa, phân tích đánh giá và dự đoán đúng tình
hình mới không bị động trước sự biến đổi của tình hình, đưa ra các chính sách đón
đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động.
Thứ bảy, quan hệ phát sinh trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài là một loại quan hệ phát sinh trong lĩnh vực lao động, vì
vậy nó được điều chỉnh bởi pháp luật lao động. Bên cạnh đó, hoạt động này còn
chịu sự điều chỉnh của luật dân sự (về hợp đồng, bảo lãnh, tiền ký quỹ,...), luật hành
chính (về vấn đề xuất, nhập cảnh, xử lý vi phạm hành chính), luật hình sự (đối với

các vi phạm hình sự), luật tố tụng dân sự (đối với vấn đề giải quyết tranh chấp),...
Thứ tám, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
là một hoạt động mang tính chất kinh tế - xã hội. Trước hết, đây là một hoạt động
mang tính chất kinh tế vì đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải
quyết vấn đề lao động của nước phái cử cũng như nước tiếp nhận lao động, làm
tăng nguồn ngoại tệ và mang đến nhiều lợi ích kinh tế khác, hoạt động này chịu sự
điều tiết và ảnh hưởng của các quy luật kinh tế thị trường. Đồng thời hoạt động đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng là hoạt động liên quan trực
tiếp đến người lao động nên cũng gắn liền với cuộc sống của họ. Do vậy, các chính
sách của pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài phải kết hợp với chính sách xã hội để có thể bảo về quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động.

12


Thứ chín, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
không thể tách rời lợi ích của Nhà nước. Trong hoạt động đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài thì lợi ích của người lao động chính là các khoản thu
nhập, còn đối với các doanh nghiệp là khoản thu được từ các hoạt động dịch vụ.
Ngoài lợi ích trực tiếp đối với người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài thì lợi ích của Nhà nước cũng cần được tính đến, thể hiện
ở khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về nước cũng như thuế thu nhập. Vì vậy
nên các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cần phải đảm bảo sự hợp lý và
hài hòa về lợi ích giữa các bên.
1.1.3. Vai trò của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, cũng
như sự phân bố không đồng đều về tài nguyên dân cư, khoa học công nghệ giữa các
vùng, khu vực và giữa các quốc gia, dẫn đến không một quốc gia nào lại có thể đầy
đủ, đồng bộ các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế.

Để giải quyết tình trạng bất ổn trên, việc các quốc gia phải tìm kiếm và sử
dụng các nguồn lực bên ngoài để bù đắp một phần thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho
sản xuất và phát triển kinh tế của nước mình là tất yếu. Các nước xuất khẩu lao
động thường là các quốc gia kém hoặc đang phát triển, có dân số đông, thiếu việc
làm, hoặc có thu nhập thấp, không đủ đảm bảo cho cuốc sống gia đình chính bản
thân người lao động. Nhằm khắc phục tình trạng khó khăn này, các quốc gia phải
tìm kiếm việc làm cho những người lao động đó từ bên ngoài. Trong khi đó, các
nước kinh tế phát triển thường có ít dân, thậm chí nhiều nước đông dân, nhưng vẫn
không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất do nhiều nguyên nhân như công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…nên không thu hút được lao động của chính
nước họ, gây thiếu hụt lao động, để phát triển sản xuất, các nước này chỉ còn cách là
đi thuê lao động từ nước ngoài về làm việc ở những nước kém phát triển hơn.
Hơn nữa, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
còn mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội cho người lao động,
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này và Nhà nước Việt Nam.

13


Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài được xem xét theo ba chủ thể tham gia đó là người lao động,
doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động và Nhà nước:
Lợi ích của người lao động: Tăng thu nhập cho người lao động, thu nhập là
mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tùy theo luật pháp
và thụ nhập bình quân của nước sử dụng lao động, người lao động đi làm việc theo
ngành nghề được tuyển chọn trong thời hạn nhất định và được hưởng một khoản thu
nhập theo thỏa thuận. Thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên hàng năm
trên cơ sở năng suất lao động của họ, tính chung người lao động đi làm việc ở nước
ngoài bình quân thu nhập bằng 10-15 lần so với thu nhập trong nước. Với số tiền
tích lũy được, nhiều người lao động không chỉ xóa nghèo mà còn có khả năng đầu

tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc
làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác.
Lợi ích của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động:
Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu lao động là nơi tạo
ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tế cho Nhà nước. Thông thường, khi
hoàn thành dịch vụ của mình tổ chức xuất khẩu lao động nhận được khoản chi phí
dịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động là không quá 01 tháng lương theo
mỗi năm làm việc (Nghị định số 81 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người
lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài). Khoản thu này đủ để các tổ chức xuất
khẩu lao động trang trải các khoản chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển
chọn lao động, duy trì bộ máy hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo
luật định.
Lợi ích của Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải
quyết việc làm trong nước, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, xuất khẩu lao
động được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ
về cho đất nước, Thông qua hoạt động này hàng năm Nhà nước tiết kiệm được một
lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động. Ngân sách Nhà nước thu

14


hàng trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập của doanh nghiệp xuất
khẩu lao động tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy
phép hoạt động xuất khẩu lao động, lệ phí cấp hộ chiếu…Lượng kiều hối của Việt
Nam năm 2016 là hơn 13 tỷ đô la Mỹ, chiếm 6,7% GDP. Năm 2016, Việt Nam
đứng thứ 11 trong tổng số các quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất, là
một trong những quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩu lao động [34].
Trên góc độ về mặt xã hội: Việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho
hàng vạn người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là
lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức ép

việc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội cho người lao động không có
việc làm gây nên.
Thông qua xuất khẩu lao động người lao động đi làm việc ở nước ngoài
được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công
nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có
trình độ tay nghề chuyên môn cao. Lao động Việt Nam cần cù khéo léo, thông minh
ham học hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật nhanh
chóng thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại. Đa số lao động Việt Nam trước
khi đi xuất khẩu lao động không có tay nghề chỉ sau khoản 2-3 năm làm việc đã có
thể đạt được tay nghề cao, sau khi trở về nước phần lớn trong số họ có tay nghề
vững vàng, đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
1.2. Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài

1.2.1. Khái niệm lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Từ lâu, lao động nữ được xem là lực lượng lao động tích cực trên thị
trường, tham gia vào cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức, đóng góp
đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đây cũng là
nhóm phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn trong quá trình làm việc và sinh
sống tại nơi di trú, đặc biệt là những lao động nữ sang nước ngoài làm việc.

15


Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã có nhiều văn bản pháp luật của Nhà
nước quy định về việc bảo vệ quyền lợi cho lao động xuất khẩu, tuy nhiên chưa có
một văn bản cụ thể nào quy định riêng cho lao động nữ.
Do vậy, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có định nghĩa cụ
thể về lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, từ khoản 1, Điều 3,
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006 thì lao động nữ

Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể hiểu là công dân nữ Việt Nam, cư trú tại
Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật
của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của
Luật này.
1.2.2. Đặc điểm của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1.2.2.1. Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chiếm tỉ lệ cao trong lực
lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Xu hướng di cư lao động trên thế giới bắt đầu từ năm 1970 trở lại đây. Vào
thời điểm trên, số lượng người di cư trên toàn thế giới là 80 triệu, đến năm 2000, xu
hướng này bắt đầu tăng cả cường độ và tốc độ, số lượng người di cư trên toàn thế
giới tâng lên 180 triệu người và lên 214 triệu người vào năm 2010, chiếm 3,1% dân
số toàn cầu, trong đó nữ giới chiếm khoảng 49% (khoảng 105 triệu người).
Việt Nam đang là quốc gia có số người đi làm việc tại nước ngoài ngày
càng tăng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hiện nay có khoảng hơn
500.000 người Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Từ năm 2006, trung bình hàng năm có khoảng 70.000 đến 80.000 người Việt
Nam đi làm việc tại nước ngoài, trong đó tỉ lệ lao động nữ chiếm khoảng 30-35%,
số lượng này cũng đang có xu hướng tăng lên.
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Lao động ngoài nước thuộc Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 3 năm 2016-2019, tổng số lao động đi
làm việc ở nước ngoài chiếm 50.300 lao động nữ (chiếm 34,8%). Trong đó thị
trường đông nhất là Nhật Bản (68.737 người), tiếp đến là Đài Loan (60.369 người),

16


Hàn Quốc (6.538 người), Ả Rập Xê Út (1.920 người), Rumania (1.319 người),
Malaysia (1.102 người), An- Giê-ria (1.014 người)… trong đó, riêng thị trường
Nhật Bản có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2018 với 68.000 lao động(chiếm
gần 50% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài), nâng tổng số thực tập sinh

Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên hơn 140 nghìn người. Thị phần lao động
Việt Nam làm việc tại Đài Loan tiếp tục gia tăng đều đặn, bình quân tăng từ 0,7 1,3%, nâng tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại đây lên hơn 222.600
người (chiếm 31,52%).
Phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm việc chủ yếu trong các ngành nghề:
giúp việc gia đình, y tá, điều dưỡng, nhân viên khách sạn, thợ may, thợ dệt, lắp ráp
thiết bị điện tử.
1.2.2.2. Về xuất thân, độ tuổi, học vấn, cơ cấu ngành nghề
Đa số lao động nữ Việt Nam ra nước ngoài làm việc đều đến từ các vùng
nông thôn vùng núi, cần cù lao động, nhưng phần lớn học vấn không cao, không
được đào tạo cơ bản trước khi đi lao động.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, lao động Việt Nam nói chung và
lao động nữ nói riêng thường được nhìn nhận là cần cù, chịu khó khéo tay, tiếp thu
nhanh và không ngại ngần khi phải làm thêm việc. Tuy nhiên, số người có chuyên
môn kỹ thuật chỉ chiếm 1/3. Lao động nữ còn bộc lộ những nhược điểm như thể lực
yếu, ngoại ngữ kém, chưa có tác phong công nghiệp trong làm việc và lối sống. Vì
thế, lao động nữ của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là lao động thủ công, tay nghề
chưa cao.
Về trình độ tay nghề, phần lớn lao động nữ Việt Nam không qua đào tạo
chuyên môn kỹ thuật, trung bình chiếm khoảng ¾ tổng số lao động xuất khẩu. Ví dụ
trước khi đi làm nghề giúp việc hay các công việc khác, họ chỉ bắt buộc phải tham
dự một khóa đào tạo ngắn hạn để làm quen với công việc và có chút kiến thức tối
thiểu. Với 100 USD cho các khoản đào tạo ngắn hạn, các công ty tuyển dụng và

17


môi giới lao động thường mở các khóa đào tạo cấp tốc trong vòng 1-2 tuần cho
người lao động, bao gồm cả các câu trao đổi đơn giản bằng ngoại ngữ.
Theo tài liệu tóm tắt của Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hợp Quốc năm
2010 về quyền con người của phụ nữ trong khu vực ASEAN cho biết đa số lao động

nữ di cư thường còn trẻ và nghèo, tuổi từ 20-39 khi di cư [18]. Về trình độ văn hóa,
lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là trình độ tốt nghiệp trung học phổ
thông và thường làm các ngành nghề gắn chặt với nữ giới như giúp việc gia đình,
chăm sóc người già, công nhân điện tử, công nhân may.
1.2.2.3. Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thường gặp nhiều nguy cơ
hơn so với lao động nam
Thực tế hiện nay, các quyền cụ thể và nhu cầu của lao động nữ Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và chưa thể chế
hóa trong các chính sách pháp luật, các quy định và dịch vụ liên quan. Do vậy, lao
động nữ phải đối diện với nhiều rủi ro như bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng, có
trường hợp lao động nữ ở nước ngoài bị đánh đập, chửi bới và khoảng 10% lao
động nữ giúp việc gia đình bị lạm dụng tình dục.
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, lao động nữ Việt Nam làm
việc ở nước ngoài có kỹ năng, tay nghề hạn chế, đa số đi xuất khẩu lao động theo
diện xóa đói giảm nghèo nên họ không phải đối tượng của Bảo hiểm xã hội bắt
buộc (chiếm 67,52%), tỉ lệ này ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam. Một thiệt thòi
nữa đối với lao động nữ là chủ được phép cho nghỉ việc nếu lao động nữ có thai,
sinh con.
1.2.2.4. Thị trường lao động chủ yếu là các nước châu Á có thu nhập trung bình
Lao động nữ Việt Nam đi làm việc chủ yếu ở ba thị trường trọng điểm là
Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra còn một nước khác như Ma-lai-xi-a,
A-rập Xê-út, Lào,… Thu nhập của người lao động ở các thị trường này mặc dù ổn
định nhưng chỉ ở mức trung bình, không cao như thu nhập ở một số nước như
Ô-xtơ-rây-li-a hay Cộng hòa Liên bang Đức.

18


×