Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Giáo trình Phương pháp Thiết kế Nội thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.03 MB, 232 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-----o0o-----

GIÁO TRÌNH

PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ NỘI THẤT

Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Lan Hương
Thực hiện: ThS Bùi Thị Thanh Hoa

LƯU HÀNH NỘI BỘ
Hà Nội, 2018

1


MỤC LỤC

BÀI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC ..................................................................................... 1
Ý nghĩa, đặc điểm, tính chất của môn học. ................................................................. 1

I.

1.1.Yêu cầu của Thiết kế nội thất với nhu cầu của cuộc sống ............................................ 1
1.2. Trình độ thẩm mỹ. ....................................................................................................... 2
1.3. Mục đích, yêu cầu của môn học .................................................................................. 2
2.1. Phương pháp ghi chép chuyên môn ......................................................................... 3
2.2. Phương pháp phân tích vấn đề ................................................................................. 5
2.3. Phương pháp học tập hiểu biết các kiến thức liên ngành ...................................... 6


CHƯƠNG 1 : ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ ...................................................................................... 7
1.

Khái niệm chung. .............................................................................................................. 7
1.1.

Thiết kế là gì ? ............................................................................................................. 7

1.2.

Nội dung, nhiệm vụ của thiết kế nội thất ................................................................... 8

1.3.

Giới thiệu tổng quan về hồ sơ thiết kế nội thất........................................................ 10

1.4.

Đặc điểm và phân loại các loại công trình nội thất................................................. 10

1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nội thất .......................................................... 10
1.4.2. Phân loại công trình nội thất ................................................................................... 13
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ CƠ SỞ TRONG ..................................................................... 15
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC - NỘI THẤT .................................................................................... 15
2.1. Không gian trong kiến trúc – nội thất. ........................................................................... 15
2.1.1. Các không gian ....................................................................................................... 15
2.1.2. Các bình diện .......................................................................................................... 18
2.1.3. Không gian nội thất ................................................................................................ 24
2.2. Các thành phần cơ bản trong không gian kiến trúc – nội ngoại thất. ............................ 27
2.2.1. Các thành phần bao che ......................................................................................... 27

2.2.2. Các thành phần sử dụng trực tiếp .......................................................................... 38
2.2.3. Các thành phần sử dụng gián tiếp .......................................................................... 56
2.3. Nguyên lý thiết kế ......................................................................................................... 58
2.3.1. Tỷ lệ ........................................................................................................................ 59
2.3.2 Tỷ xích. .................................................................................................................... 64
2.3.3. Cân bằng ................................................................................................................ 66
2.3.4. Sự hài hòa ............................................................................................................... 70
2.3.5. Thống nhất và đa dạng ........................................................................................... 72
2.3.6. Nhịp điệu ................................................................................................................ 75
2.3.7. Nhấn mạnh.............................................................................................................. 79

2


CHƯƠNG 3. LỊCH SỦ THIẾT KẾ.......................................................................................... 83
3.1. Thiết kế tiền sử và bản địa ............................................................................................. 87
3.2. Thế giới cổ đại ............................................................................................................... 87
CHƯƠNG 4. NHÂN TRẮC HỌC (ERGONOMI) TRONG ................................................. 115
THIẾT KẾ NỘI THẤT........................................................................................................... 115
4.1. Kích thước cơ thể con người ........................................................................................... 116
4.1.1. Chiều cao đứng. .................................................................................................... 116
4.1.2. Chiều cao ngồi ...................................................................................................... 117
4.1.3. Chiều rộng vai ...................................................................................................... 117
4.1.4. Chiều rộng mông .................................................................................................. 118
4.1.5. Chiều dài tay và chân ........................................................................................... 118
4.1.6. Trọng lượng cơ thể ............................................................................................... 119
4.2. Những thông số cơ bản ứng dụng trong thiết kế nội thất ............................................ 120
4.2.1. Kích thước cho mọi hoạt động ............................................................................. 121
4.2.2. Kích thước lối giao thông. .................................................................................... 130
4.3. Ergonomi màu sắc ....................................................................................................... 133

4.4. Ánh sáng ...................................................................................................................... 141
CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ NỘI THẤT .................................................................................... 150
CHO NHỮNG NHU CẦU ĐẶC BIỆT .................................................................................. 150
5.1. Thiết kế dành cho người khuyết tật ............................................................................. 150
5.2. Thiết kế dành cho trẻ em ............................................................................................. 155
5.3. Thiết kế dành cho người cao tuổi ................................................................................ 157
CHƯƠNG 6. VẬT LIỆU VÀ CÔNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU ........................................... 162
6.1. Chế phẩm hợp kim nhôm và các kim loại khác ........................................................... 165
6.2. Vật liệu dán mặt........................................................................................................... 167
6.3. Vật liệu trang sức nền .................................................................................................. 169
6.4. Chất phủ ...................................................................................................................... 170
6.5. Chất dẻo....................................................................................................................... 172
CHƯƠNG 7 : Ý TƯỞNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT ................................................. 174
7.1. Ý tưởng thiết kế là gì ? ................................................................................................. 174
7.2. Phân nhóm ý tưởng ...................................................................................................... 176
7.3. Các phương pháp hình thành ý tưởng ......................................................................... 183
CHƯƠNG 8 : PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ......................................................................... 186
8.1. Phân tích hiện trạng ................................................................................................... 192
8.2. Yêu cầu và nhiệm vụ thiết kế ....................................................................................... 192
8.3. Tổ chức mặt bằng công năng theo yêu cầu thiết kế..................................................... 194
8.4. Các giải pháp thiết kế : thẩm mỹ, kỹ thuật… .............................................................. 199

3


LỜI NÓI ĐẦU
Thiết kế Nội thất là ngành tổng hợp của nghệ thuật – mỹ thuật và khoa
học kỹ thuật dựa trên sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc,
các vật trang trí để tổ chức không gian sống, không gian làm việc, không gian
thư giãn… sao cho đẹp và phù hợp. Khác với kiến trúc sư, họa sĩ thiết kế, người

thiết kế nội thất sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra không gian hợp lý,
đẹp mắt và giàu tính nghệ thuật.
Môn Phương pháp thiết kế Nội thất là môn học bản lề nhằm giúp cho sinh
viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất để triển khai tốt các đồ án chuyên
ngành cũng như có kiến thức để làm việc như một nhà thiết kế chuyên nghiệp
sau khi ra trường. Mục đích của giáo trình này là hướng dẫn cho sinh viên hiểu
được những thành tố cơ bản để hình thành một môi trường nội thất, nắm được
đặc điểm của từng bộ phận trong không gian nội thất và giới thiệu một số
phương pháp sáng tác để có thể chọn lựa và bố cục vào thiết kế nội thất. Để làm
được những việc này sinh viên cần phải hiểu những nguyên lý thiết kế và những
mối quan hệ thiết kế về công năng, cấu trúc, chất lượng thẩm mỹ và những
thành tố đó đóng vai trò quyết định như thế nào trong không gian nội thất.
Giáo trình được chia thành 8 chương với nội dung rất cơ bản giúp sinh
viên nắm được phương pháp thực hiện một đồ án nội thất đúng cách bao gồm
một quá trình từ việc luận giải chung về không gian kiến trúc nội thất đến những
kiến thức ba chiều chi tiết cùa không gian nội thất, mô tả những thành phần cấu
thành thiết kế nội thất và giải thích mỗi bộ phận đó tác động như thế nào đến sự
phát triền công năng và thẩm mỹ của các không gian nội thất. Ngoài ra, giáo
trình còn cung cấp những nguyên tắc chung về những hệ thống điều tiết môi
trường cần được tích hợp trong một nội thất của công trình, các nguyên tắc thiết
kế nội thất cho những đối tượng đặc biệt. Điểm khác biệt của giáo trình là chỉ ra
những phương pháp hình thành ý tưởng và quá trình triển khai ý tưởng vào công
trình nội thất để tạo cá tính riêng của công trình.
4


Những giới hạn của thiết kế nội thất rất khó phân định một cách chính xác
bởi nó là sự giao thoa giữa kiến trúc và thiết kế nội thất, giữa nghệ thuật và kĩ
thuật. Nó bao hàm cả thiết kế hình dáng và thiết kế công năng cũng như vị trí
tương đối của vật liệu, kết cấu và công nghệ. Giáo trình Phương pháp thiết kế

nội thất này đã cố gắng bao hàm hết những phạm vi có liên quan đến thiết kế nội
thất. Tuy nhiên với mục tiêu là phải luận giải vấn đề được khúc triết và làm tài
liệu học tập một cách dễ hiểu và khích lệ được niềm đam mê thiết kế của các
bạn sinh viên chuyên ngành thiết kế nội thất.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng giáo trình sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến của độc giả.
Nhóm tác giả

5


6


BÀI MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC
I. Ý nghĩa, đặc điểm, tính chất của môn học.
1.1.Yêu cầu của Thiết kế nội thất với nhu cầu của cuộc sống
Thiết kế nội thất là một loại hình nghệ thuật nhằm tổ chức môi trường
thẩm mỹ nơi ăn ở, lao động, sinh hoạt thiết thực, phù hợp với cuộc sống của con
người. Cuộc sống của chúng ta chủ yếu diễn ra trong nhà (không gian nội thất),
Những không gian nội thất do các kiến trúc như tường, cửa, sàn, trần, vách và
mái che của các công trình tạo nên. Những không gian này chuẩn bị đầy đủ
những điều kiện về khung cảnh vật chất để kiến trúc sư có thể sáng tạo và làm
cho kiến trúc có nội dung và hình thức sinh động. Mục đích của kiến trúc là tạo
ra môi trường thứ hai phục vụ tốt nhất các yêu cầu của con người. Như vậy kiến
trúc và nội thất là hai khái niệm không thể tách rời. Đa số các bộ phận cấu thành
kiến trúc và nội thất đều kết nối với nhau như : tường, cột, cửa, sàn, cầu thang,
trần, mái…
Họa sĩ thiết kế nội thất phải nắm vững những vấn đề về chức năng sử

dụng trong môi trường đó, tổ chức các không gian thích hợp và tiện lợi, hiệu quả
cho sinh hoạt. Ngoài sáng tác thiết kế, người họa sĩ phải là cầu nối giữa con
người với nghệ thuật, nhằm đưa nội dung, hình thức muôn màu của nghệ thuật
đến với công chúng qua các cách thể hiện không gian hợp lý với công năng vật
chất và tinh thần của con người.
Một công trình thiết kế nội thất hoàn chỉnh phải có đầy đủ 3 yếu tố : công
năng sử dụng tối ưu phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, phải đạt được giá
trị tinh thần tức là yêu cầu về mặt thẩm mỹ và sau cùng là phải ứng dụng được
tốt các tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế xã hội,
tạo cho con người một môi trường sống tiện nghi.
Để thực hiện một công trình thiết kế trọn vẹn cần phải trải qua 2 giai đoạn
: thiết kế thể hiện ý đồ về công năng, thẩm mỹ trên bản vẽ và thi công tức là biến
ý đồ trên bản vẽ thành sản phẩm thực tế, lắp đặt trang thiết bị hoàn thiện công
trình với đầy đủ công năng vật chất và công năng tinh thần. Chính vì vậy, nhà
1


thiết kế cần phải có kiến thức tổng hợp giữa khoa học kỹ thuật và nghệ thuật, đòi
hỏi nhà thiết kế phải có phương pháp làm việc chính xác của nhà khoa học, kỹ
thuật, vừa có khả năng sáng tạo và cá tính của một nghệ sĩ.
Từ nhu cầu thực tế của xã hội, chúng ta thấy việc sáng tạo thiết kế nội thất
từ nhà ở đến các công trình công cộng đã khẳng định sử dụng của con người là
rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật
cũng như lĩnh vực nghệ thuật, cụ thể là mỹ thuật công nghiệp mà trong đó có
chuyên ngành trang trí nội ngoại thất là một nhiệm vụ hết sức độc đáo và có ý
nghĩa to lớn đối với xã hội.
1.2. Trình độ thẩm mỹ.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật luôn song hành với sự phát
triển của xã hội con người có cơ hội được tiếp xúc nhiều với các thành tựu của
khoa học công nghệ và được tiếp cận nhiều nguồn thông tin đại chúng đa dạng,

phong phú nên trình độ thẩm mỹ càng càng được nâng cao. Một sản phẩm thiết
kế được con người sáng tạo ra không chỉ thỏa mãn nhu cầu vật chất (công năng
vật chất) mà yếu tố quyết định đến khả năng sử dụng nó trên thị trường là nhu
cầu tinh thần (công năng tinh thần) trong đó có cái đẹp thẩm mỹ. Để làm được
những điều đó Thiết kế nội thất phải đáp ứng được những yêu cầu sau :
- Kiến trúc – nội thất phản ánh hiện thực cuộc sống, điều kiện mà nó ra
đời và tồn tại.
- Kiến trúc – nội thất góp phần giáo dục tư tưởng, nâng cao tình cảm của
con người.
- Kiến trúc – nội thất thỏa mãn nhu cầu tinh thần và mỹ cảm của con
người và xã hội.
1.3. Mục đích, yêu cầu của môn học
Về kiến thức:
+ Giới thiệu những vấn đề chung nhất, phân tích những cơ sở lý thuyết
của mối tương quan giữa thành phần và tính chất với các giải pháp công nghệ
thích hợp trong các yếu tố sáng tác nội thất.

2


+ Giúp sinh viên có nhiều khả năng sáng tác thiết kế mang tính ứng dụng
và tính thẩm mỹ cao cao.
Về kỹ năng:
+ Hình thành trong sinh viên một số kỹ năng cơ bản cho sinh viên: Kỹ
năng phối hợp các yếu tố hình, sắc, chất, quang trong môi trường ba chiều của
nội thất.
+ Tạo cho sinh viên kỹ năng tư duy, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc
theo nhóm, kỹ năng trình bày các vấn đề khoa học.
- Cho sinh viên tập nghiên cứu và thực hiện việc thiết kế một không gian
nội thất cụ thể,qua đó thấy rõ nội thất đóng góp vai trò gì trong 1 công trình kiến

trúc
- Nắm vững phương pháp nghiên cứu,hình dung không gian,sử dụng các
kiến thức đã học để thiết kế các thành phần trong một không gian nội thất
- Hoàn thành một hồ sơ thiết kế nội thất đầy đủ với các thàh phần : mặt
bằng,mặt trần bố trí nt,mặt đứng triển khai,mặt cắt,chi tiết cấu tạo,phối cảnh
minh hoạ...
II. Phương pháp học tập
Thiết kế nội thất là một môn học có tính tổng hợp giữa kỹ thuật và nghệ
thuật. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ của nhà thiết kế là đa phương diện. Đối với
người mới học, phải nghiên cứu phương pháp học tập chính xác.
Bán thân học tập là một loại biếu hiện tiềm án của năng lực tuy nói rằng
không có những con đường bằng phắng để tiến tới, nhưng vẫn có phân biệt giữa
việc đi đường vòng hay ít đi đường vòng. Nếu có phương pháp đúng, rõ ràng là
ít phải đi đường vòng.
2.1. Phương pháp ghi chép chuyên môn
Học tập thiết kế nội thất từ cuộc sống hiện thực, học tập di sán thiết kế nội
thất truyền thống, học tập những tác phám tốt trong thiết kế nội thất của kiến
trúc dân gian, và học tập thành tích thiết kế của các nước tiên tiến.
Phương pháp học tập kiểu này là ghi chép chuyên môn, bằng phương
pháp vẽ tốc tả, ghi chép lại hình tượng các tác phám ưu tú, đặc biệt đôi với các
3


địa điểm mà mình thích. Ghi chép lại các thế nghiệm tâm đắc của bản thân, và
ghi rõ các vật liệu sứ dụng, kích thước thực và màu sắc của đối tượng. Cứ như
vậy, qua thời gian nãm này tháng khác, tự nhiên sẽ có một kho tư liệu lớn. Sau
đó phải tiếp tục phân loại, quy nạp, hệ thống, phân chia thành các tập tư liệu, để
đến khi gặp đề bài thiết kế, từ kinh nghiệm sẵn có đó sẽ có nhũng gợi ý tốt cho
mình. Phải có tư liệu và biết biến thành cái của mình. Đối với người mới học
phải biết cách ký hoạ nhanh, ký hoạ đây là ký họa của người thiết kế, nhiệm vụ

cứa ký hoạ là mang tính chất tư liệu. Cho nên, phái đơn giản rõ ràng. Lượng
thông tin liên quan đến thiết kế lớn đó là yêu cầu chất lượng chú yếu của ký hoạ.
Đối tượng của ghi chép là vật thực, việc thực, cũng có thể là từ những ánh chụp
trên tạp chí chuyên môn hoặc hoạ báo, thậm chí có khi là các quảng cáo chuyên
ngành. Có thể nói cách học tập kiểu sao chép đối với người mới học là rất quan
trọng.
Học tập các tác phẩm của các bậc thầy nghiên cứu những thiết kế có thú
pháp điêu luyện của họ làm bước đầu cho thiết kế của mình, sau đó có những
tìm tòi thay đổi cũng là các biện pháp có ích. Nhưng học tập các kinh nghiệm
của người ngoài như vậy có mục đích là tìm hiểu thế giới khách quan, mớ rộng
tầm mắt ban đầu về nghề nghiệp, mục đích cuối cùng vẫn phái làm ra những tác
phẩm có cá tính, đê đạt đến một phong cách thiết kế mới mẻ.
Đặc trưng nghệ thuật mang tính tổng hợp của thiết kế nội thất đã đề ra cho
người học nhiệm vụ nặng nề trong việc học tập ngành nghệ thuật anh em. Cho
nên, không hiểu rõ quá trình sáng tác của các ngành nghệ thuật liên quan, không
hiểu rõ vật liệu, giá thành và phương pháp sáng tác của chúng, sẽ không có cơ
sớ cho việc có một ngôn ngữ chưng, và cũng không thế triển khai sự hợp tác.
Điều có ý nghĩa hơn nữa là, có chủ động học tập các ngành nghệ thuật liên quan
mới có thể mở rộng tầm mắt của mình. Phải từ kỹ xảo và cách vẽ truyền thống,
cách khắc hoạ từ tạo hình đến trừu tượng của màu sắc, đậm nhạt của hội hoạ,
phải từ quá trình sản xuất chế biến các đồ thủ công mỹ nghệ dân gian đến sản
phẩm công nghiệp v.v…, người thiết kế mới có thể có thủ pháp biểu hiện đa
dạng mà có hiệu quả, mượn những yếu tô trên mà không ngừng nâng cao sự tu
4


dưỡng nghệ thuật của bản thân. Khi đã có những chuẩn bị ban đầu, có nghĩa là
đã có những cơ sớ thiết kế nội thất ban đầu để đi sâu học tập. Nhũng cơ sở ban
đầu này sẽ làm bớt phí tổn thời gian, để có thể nhập cuộc ngay khi nhận được
đầu đề thiết kế.

2.2. Phương pháp phân tích vấn đề
Đầu dề đồ án thiết kế nội thất cơ bản nhất là nghiên cứu quan hệ nội dung
giữa nội bộ không gian. Đầu tiên phải coi trọng phân tích vấn để công năng. Bất
cứ một không gian bên trong nào cũng đểu nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng do
người sử dụng đề ra. Phương pháp phân tích vấn đề công năng một cách khoa
học là trọng điểm của việc học tập. Học tập cách làm sơ đồ phân tích công năng,
sẽ có nhiều cái lợi. Dùng các sơ đồ công năng sẽ bổ ích hơn bất kỳ một sự giải
thích bằng lời nói nào. Làm các sơ đồ công năng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong
khí triển khai trình tự thiết kế.
Nắm vững cách phân tích công năng sử dụng trong nội thất nhằm mục
đích nắm vững mâu thuẫn chủ yếu, làm rõ quan hệ chính phụ trong không gian
nội thất. Điểu đáng quan tâm là phải làm sao cho mối quan hệ nội tại được phàn
tích kỹ càng đó biến thành quan hệ không gian cụ thể.
Nhưng hạn chế đối với công tác của nhà thiết kế nội thất là rất nhiều,
nhiệm vụ học tập trung tâm của giai đoạn này là: trong tình huống các hạn chế
đó xem xét, khám phá làm mới mẻ hệ thống không gian. Nhìn chung, điều hạn
chế nhà thiết kế nội thất nhất là một số nhân tố không thể động đến trong kiến
trúc có sẵn. Đặc biệt là trong thiết kế cải tạo các công trình cũ, kết cấu của
những kiến trúc này cần được hoàn toàn giữ lại. Mà học vấn lại thể hiện rõ ở chỗ
xử lý như thế nào để giữ lại được kết cấu vốn có của nó, giải quyết tốt được vấn
đề này sẽ rất có ích cho cách thức học tập.
Nhất là với trường hợp cải tạo không gian nội thất những công trình văn
vật có ý nghĩa vãn hoá, tất cả các câu kiện kiến trúc trong đó cần phái được tôn
trọng đầy đủ, mức độ khó khăn phức tạp của đồ án thiết kế tương đối lớn, người
thiết kế không thê không đi nghiên cứu dung lượng không gian của kiến trúc cũ,
nghiên cứu hình thức kết cấu, phàn tích hiệu quả màu sắc, chọn vật liệu thích
5


hợp, đánh giá không gian của toà kiến trúc đó, và trên tổng thế sáng tạo ra một

không khí hài hoà. Cũng chỉ nên xem xét thành quả thiết kế cuối cùng chỉ là
thành tích của một thời điểm, điều quan trọng là sau kết quả thực tiễn rút ra
được những bài học kinh nghiêm, những điều tâm đắc gì.
2.3. Phương pháp học tập hiểu biết các kiến thức liên ngành
Một phương pháp khác của việc học tập thiết kế nội thất là hoà nhập vào
thiết kế tổng thể cùng với kiến trúc sư hay cùng hoàn thành một tác phẩm kiến
trúc.
Như trên đã nói, không gian bên trong và bên ngoài của kiến trúc là hai
mặt cứa một bình diện ranh giới. Kết hợp không gian nội ngoại thất để suy nghĩ
một cách tổng hợp, từ sắp xếp các cấu kiện kiến trúc có kích thước khác nhau,
có vật liệu, màu sắc khác nhau cho đến trần thiết nội thất và đồ vật trang trí, sẽ
dễ dàng dẫn đến việc đạt được hiệu quả không gian hoàn chỉnh.
Phương thức học tập thiết kế nội thất đối với người mới học như vậy là lý
tưởng. Nhưng, do sự phân cách lâu dài xưa nay giữa kỹ thuật và nghệ thuật,
khiến cho người làm công tác nội thất rất khó tìm được một hoàn cảnh như vậy.
Nếu điều kiện hiện thực không cho phép, những người mới học phải tìm cách
thông qua sự nỗ lực của mình để bổ sung và tiếp tục lĩnh hội thêm những tri
thức, thông tin nhất định, như vậy mới có thể góp phần giữ được một quan niệm
thiết kế luôn mới mé và hoàn chỉnh.
Quá trình học tập môn học thiết kế nội thất là một quá trình căng thắng
nhưng phong phú đa dạng. Việc tích luỹ tư liệu, việc nghiên cứu phương pháp
thiết kế, việc biểu hiện sự rèn luyện kỹ xảo v.v… đều không thê thực hiện được
một cách đột phá trong ngày một ngày hai. Phương pháp duy nhất là cần cù,
chịu khó, gắn bó với thực tế. Vẽ đồ án là phương cách chủ yếu để theo đuối việc
học tập thiết kế nội thất, nó cho phép chúng ta nhìn nhận, cảm thụ, thiết tướng
đến mọi thứ, cho phép ta có thể dùng những hình vẽ đẹp thể hiện ra, vẽ chính là
tập quán nghề nghiệp tốt dẹp, là bước đầu cho việc học tập có kết quả.

6



CHƯƠNG 1 : ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ
Mục tiêu của bài học :
- Nắm được các khái niệm và thuật ngữ về thiết kế nội thất
- Hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến không gian nội thất
- Nắm được các đặc điểm của thiết kế nội thất
- Hiểu được yêu cầu và nhiệm vụ của một người thiết kế nội thất
- Vận dụng các kiến thức vào bài tập cụ thể, có khả năng nhận biết một
bộ hồ sơ thiết kế nội thất.
1. Khái niệm chung.
1.1.

Thiết kế là gì ?

“Thiết kế” mang rất nhiều ý nghĩa và được sử dụng ở nhiều ngữ cảnh
khác nhau. Trong lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế có thể hiểu như là một mô hình,
một bản vẽ, sản phẩm trang trí hay cách mà một nghệ sĩ sắp xếp các yếu tố như
đường thẳng, hình dáng, màu sắc, kết cấu và chất liệu để tạo ra một sản phẩm
thiết kế mang tính thẩm mỹ. Trong lĩnh vực kỹ thuật, thiết kế có thể liên quan
đến việc xác định kích thước các yếu tố kết cấu, các yếu tố kĩ thuật để tao ra một
sản phẩm mang nhiều tính công năng.
“Thiết kế nội thất” là nghệ thuật tổ chức không gian bên trong công trình
kiến trúc, môi trường thẩm mỹ nơi ăn ở, sinh hoạt, lao động, sinh hoạt thiết thực
phù hợp với cuộc sống của con người. Thuật ngữ này cũng có thể được mô tả
như là sự xác định về hình dáng, từ hình dáng được hiểu có nghĩa cho mọi khía
cạnh liên quan đến các đặc điểm bao gồm : hình dáng, kích thước, chất liệu, kết
cấu, bố cục, màu sắc… tất cả nhằm tạo ra đặc điểm khác biệt của công trình này
so với tất cả các công trình khác.
Họa sĩ thiết kế nội thất phải nắm vững những vấn đề về chức năng sử
dụng trong môi trường đó, tổ chức các không gian thích hợp và tiện lợi, hiệu quả

cho sinh hoạt. Ngoài sáng tác thiết kế, người họa sĩ phải là cầu nối giữa con
người với nghệ thuật, nhằm đưa nội dung, hình thức muôn màu của nghệ thuật
đến với công chúng qua các cách thể hiện không gian hợp lý với công năng vật
7


chất và tinh thần của con người. Từ nhu cầu thực tế của xã hội, chúng ta thấy
việc sáng tạo thiết kế nội thất từ nhà ở đến các công trình công cộng đã khẳng
định sử dụng của con người là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong các
lĩnh vực khoa học, kỹ thuật cũng như lĩnh vực nghệ thuật, cụ thể là mỹ thuật
công nghiệp mà trong đó có chuyên ngành trang trí nội ngoại thất là một nhiệm
vụ hết sức độc đáo và có ý nghĩa to lớn đối với xã hội.
Nguyên lý thiết kế
Nhà thiết kế cần
Vận dụng

Ý tưởng thiết kế
Các nguyên lý cấu
thành ý tưởng

Lý thuyết thiết kế
Cơ sở để hình thành
thiết kế

Không gian NT

Màu sắc
Ánh sáng

Yêu cầu thiết kế

Nhiệm vụ TK

Hình khối
Nhân trắc học

Nghiên cứu
Quá trình sáng tác
Mặt bằng

Vẽ cách điệu

Thẩm mỹ
Kĩ thuật
Lưu thông

Vách ngăn
Mái che
Mặt tiền

1.2.

Nội dung, nhiệm vụ của thiết kế nội thất

Thiết kế nội thất một công trình có nghĩa là :
- Phân tích, nghiên cứu những điều kiện về điều kiện tự nhiên, khoa học
kỹ thuật, tính địa phương… của công trình hiện trạng nhằm tạo sự hài hoà với
công trình kiến trúc, cảnh quan khu vực xung quanh.
8



- Phân tích nghiên cứu những yêu cầu công năng kỹ thuật và nghệ thuật
để công trình phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội tốt nhất.
- Chọn giải pháp thiết kế tức là các ý tưởng về không gian, công năng và
các giải pháp kỹ thuật nhằm thể hiện rõ ý đồ của tác giả
Quá trình sáng tạo này thường trải qua các bước :
- Xác định nhiệm vụ thiết kế : điều tra phân tích các nhu cầu của đối
tượng thiết kế, phân tích quan hệ công năng, quy mô công trình…
- Phác thảo ý đồ thiết kế và thiết kế cơ sở trình bày ý tưởng hình khối và
không gian.
- Thiết kế kỹ thuật, hoàn chỉnh thiết kế cơ sở bằng cách đi sâu phối hợp
với các bộ môn kỹ thuật khác (công nghệ, kết cấu, điện nước, thông gió, kinh
tế…)
- Thiết kế thi công với đầy đủ chi tiết cần thiết để thực hiện việc thi công.
Ở mỗi loại hình công trình người thiết kế nội thất lại có vai trò khác nhau:
những công trình có quy mô nhỏ nhà thiết kế nội thất có thể làm việc độc lập
nhưng đối với những công trình lớn thì nhà thiết kế có thể tham gia với tư cách
thành viên. Mỗi vai trò công việc nhà thiết kế lại có vị trí làm việc khác nhau :
nhà thiết kế, giám đốc sáng tạo, quản lý kĩ thuật, giám sát thi công. Để làm được
những việc đó nhà thiết kế nội thất phải có kiến thức liên ngành : ngoài có kiến
thức chuyên môn về mỹ thuật còn cần phải có những hiểu biết về các lĩnh vực
khoa học kĩ thuật được thể hiện ở các điểm sau :
- Với tư cách nhà thiết kế, sáng tạo : cần nắm vững những nguyên lý, quy
luật của cái đẹp, các biện pháp tạo hài hòa và biểu cảm nghệ thuật, có khả năng
và trí tưởng tượng phong phú.
- Với tư cách nhà khoa học : cần có khả năng phân tích vấn đề, khai thác
tư liệu hiệu quả để phân tích tổng hợp đúc rút kinh nghiệm thực tiễn sau đó sáng
tạo và tìm tòi cái mới. Nhà thiết kế nội thất phải làm việc trên cơ sở phân tích
yêu cầu công năng sau đó tìm giải pháp xử lý tối ưu trên sự tư duy tổng hợp
nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật cùng với kinh nghiệm cá nhân. Sự hiểu biết
các kiến thức về kĩ thuật xây dựng tiên tiến, biết vận dụng tốt vào quá trình xây

9


dựng ý tưởng tạo cho sự sáng tạo của nhà thiết kế không chỉ có tổ chức không
gian hợp lý, hình khối không gian có tính thẩm mỹ cao mà cơ sở vật chất kỹ
thuật cũng có tính kinh tế, đáp ứng được mục đích và chức năng xã hội, cuối
cùng tác phẩm thiết kế đó còn phản ánh dấu ấn cá nhân của tác giả. Có nhà thiết
kế xây dựng ý tưởng từ sự tìm kiếm hiệu quả của nghệ thuật hình khối kiến trúc,
có người hình thành ý tưởng từ sự phân tích công năng, tìm giải pháp tổ chức
không gian sống phù hợp với vị trí địa lý, khí hậu của công trình, có những tác
phẩm bắt đầu hình thành ý tưởng kiến trúc từ việc áp dụng hay sáng tạo một
hình thức kết cấu cho công năng mới. Tóm lại, ý tưởng thiết kế nội thất thường
là kết quả của quá trình phân tích, so sánh và chọn lựa, một sự vận dụng hiểu
biết và thói quen nghề nghiệp trong đó cần phải có vai trò của trí tưởng tượng
kết hợp với sự phân tích lý trí và khoa học.
1.3.

Giới thiệu tổng quan về hồ sơ thiết kế nội thất

1. Bản nhiệm vụ thiết kế : đối tượng thiết kế, yêu cầu nhiệm vụ thiết kế, ý
tưởng thiết kế
2. Hồ sơ hiện trạng : bao gồm mặt bằng hiện trạng, các mặt cắt, các bản
vẽ kỹ thuật hiện trạng như điện nước,kết cấu, thông gió…)
3. Hồ sơ thiết kế nội thất bao gồm : mặt bằng bố trí nội thất, mặt bằng bố
trí sàn, trần, các mặt đứng và các phối cảnh…
4. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm : mặt bằng bố trí điện nước, chiếu
sáng,điều hoà, bản vẽ kỹ thuật về báo khói báo cháy, các mặt cắt và các bản vẽ
chi tiết kỹ thuật đồ đạc, vách ngăn…
5. Bản dự toán chi phí của công trình.
1.4.


Đặc điểm và phân loại các loại công trình nội thất

1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nội thất
Thiết kế nói chung và thiết kế nội thất nói riêng luôn gắn liền với cuộc
sống và phát triển theo tiến trình lịch sử loài người. Một sản phẩm thiết kế nội
thất ra đời trước hết phải đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của con người sau
đó phải có tính thẩm mỹ, mỗi sản phẩm thiết kế nội thất là một tác phẩm nghệ
10


thuật mang nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Những yêu cầu đó là : yếu tố kĩ thuật,
yếu tố thẩm mỹ, yếu tố thích dụng và yếu tố kinh tế.
a. Yếu tố kĩ thuật
* Vật liệu
Vật liệu xây dựng luôn đồng hành với các phong cách thiết kế kiến trúc
cũng như nội thất để tạo nên những công trình mang đậm trong từng thời kỳ
phát triển. Trong thời kỳ hiện đại khi muốn khẳng định bản sắc kiến trúc của
từng công trình các kiến trúc sư thường sử dụng kiến trúc bản địa như một phần
không thể thiết trong phong cách thiết kế nội thất. Trong đó kiến trúc bản địa
nghĩa là những vật liệu và truyền thống văn hóa của từng địa phương:
- Ví dụ như tại Việt Nam khi nói đến kiến trúc bản địa người ta thường
nghĩ đến nhà ngói ba gian hay các kiến trúc nhà cổ sử dụng chủ yếu là khung gỗ
với các họa tiết điêu văn tinh xảo.
- Hay như khi sử dụng các loại đá trắng thì người ta sẽ nghĩ đến kiến trúc
của vùng Địa Trung Hải
Trong bất kỳ công trình xây dựng nào chỉ cần nhìn vào vất vật liệu nổi
bật này ta đã có thể nắm bắt được phong cách thiết kế của công trình. Tuy vậy
việc sử dụng các vật liệu này có phù hợp và nổi bật không phải phụ thuộc vào
tính sáng tạo của các đơn vị thiết kế kiến trúc nội thất.

* Khả năng thi công
Trình độ thi công ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp của công trình. Khi có
một bản vẽ chi tiết nhưg nếu quý khách lựa chọn những đơn vị thi công nội thất
không đủ tiêu chuẩn cũng như không có một quy trình thi công nội thất cụ thể sẽ
dẫn đến sai lệch về thiết kế cũng như bố cục hay màu sắc… Chính vì lẽ đó hãy
lựa chọn những đơn vị thi công nội thất uy tín cho công trình của mình.
b. Yếu tố nghệ thuật
Công trình xây dựng lên ngoài mục đích để thỏa mãn nhu cầu sử dụng còn
đòi hỏi phải đẹp, phải có sức truyền cảm nghệ thuật. Vẻ đẹp của công trình có
thay đổi theo niệm của con người qua từng giai đoạn lịch sử. Vẻ đẹp của không
gian nội thất là ở chỗ tổ hợp hình khối không gian phong phú về biến hóa, tương
11


phản. Giữa các bộ phận của nó phải đạt mức hoàn thiện về nhịp điệu, chính xác
về tỷ lệ, có màu sắc chất liệu phong phú nhã nhặn, biết kết hợp khéo léo các
phương tiện hội họa, điêu khắc tạo nên một sự nhịp nhàng giữa nội dung bên
trong với công trình kiến trúc và thiên nhiên xung quanh.
* Màu sắc
Màu sắc chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất thể hiện được
cái hồn của công trình cũng như thể hiện được tính cách của chủ nhà. Để làm
nổi bật màu sắc người ta thường sử dụng các loại ánh sáng đèn điện hoặc tự
nhiên. Trong đó việc sử dụng màu sắc hài hòa hoặc phá cách bằng sự tương
phản hay sự phong phú của sắc độ sẽ làm cho công trình quyến rũ hơn.
* Chất liệu
Các vật dụng nội thất thường rất phong phú về chất liệu như: bóng, mờ,
nhẵn, sần… sẽ tạo nên sự đa dạng trong không gian nội thất.
* Thủ pháp trang trí
Ý tưởng sáng tạo, thủ pháp tạo hình mới lạ, kỹ thuật xây dựng hiện đại và
vật liệu xây dựng mới là những yếu tố chính làm nên phong cách kiến trúc cũng

như sự sáng tạo trong việc trang trí nội thất.
c. Yếu tố thích dụng
Bảo đảm thỏa mãn yêu cầu sử dụng tiện nghi cho một công trình là đáp
ứng được những nhu cầu thực tế do chức năng của công trình đề ra. Yêu cầu
thích dụng tùy từng loại công trình cụ thể có khác nhau :
- Nhà ở thích dụng là phòng ở phải thỏa mãn diện tích tối thiểu, phải sáng
sủa, thoáng mát . .. Không gian bên trong thuận tiện cho việc bày biện, phải đủ
phương tiện vệ sinh, điện nước, đường đi lại, tạo cho cuộc sống của con người ở
được yên tĩnh đầy đủ, thoải mái.
- Nhà hát, rạp chiếu bóng đảm bảo cho người xem ra vào chỗ ngồi nhanh
chóng, thưởng thức âm thanh hình ảnh với chất lượng cao, trong tư thế ngồi
thoải mái...
Yêu cầu thích dụng thay đổi trong từng giai đoạn hoàn cảnh lịch sử, không
ngừng phát triển theo sự phát triển của cơ sở vật chất và tinh thần của xã hội.
12


Để đảm bảo yêu cầu thích dụng khi thiết kế cần chú ý :
- Chọn hình thức - kích thước các phòng theo đặc điểm và yêu cầu sử
dụng của chúng, bố trí sắp xếp các phòng chặt chẽ, hợp lí.
- Bố trí các thiết bị bên trong như máy móc, đồ đạc và các thiết bị kỹ thuật
như ánh sáng, thông hơi, cấp nhiệt, điện, vệ sinh một cách khoa học, thuận tiện
cho quá trình sử dụng.
- Giải quyết hợp lí cầu thang, hành lang và các phương tiện giao thông
khác.
- Tổ chức cửa đi, cửa sổ, các kết cấu bao che hợp lí để khắc phục các ảnh
hưởng không tốt của điều kiện khí hậu thiện nhiên như cách nhiệt, thông thoáng,
che mưa, nắng, chống ồn...
d. Yếu tố về kinh tế
Một yếu tố giúp quyết định về kinh tế chính là việc sử dụng những vật

liệu địa phương cùng những kỹ thuật dân gian truyền thống. Điều này sẽ quyết
định đến sự sáng tạo trong những công trình kiến trúc.
Vật liệu xây dựng còn mang đến chất cảm về sự thẩm mỹ, chẳng hạn như
màu gạch đỏ bát tràng sẽ thường được sử dụng để làm ẩm thêm các khoảng sân
trong gia đình, đây cũng được xem là màu sắc truyền thống được sử dụng trong
những công trình xây dựng tại Việt Nam. Hay một bức tường đá ong sẽ đưa ta
về cái nét đặc trưng mang đận tính dân dã của kiến trúc vùng trung du bắc bộ.
Chính vì thế mà việc sử dụng vật liệu phù hợp và hài hòa chính là những tiêu
chuẩn trong sáng tạo kiến trúc nội thất.
1.4.2. Phân loại công trình nội thất
Dựa theo đặc điểm công năng có thể chia thành 4 nhóm sau :
a) Khối công trình dân dụng nhà ở :
- Biệt thự (village, town house, apartment, hotelsuite) : có 4 mặt
tiếp xúc với thiên nhiên.
- Nhà liền kề, chia lô
- Căn hộ chung cư
- Căn hộ trong khách sạn (sống trong thời gian ngắn)
13


b) Khối công trình dịch vụ (Sevices)
- Ăn (restaurant, fastfood) : bán đồ ăn từ nhỏ đến lớn
- Uống (coffee, bar, pub, tea house) : Bar chỉ hoạt động từ 4h chiều
đến 4h sáng.
- Vui chơi (game centre, bolling, bi a)
- Mua bán : Siêu thị, Cửa hàng (shop)
- Spa, beauty salon
c) Khối văn phòng (các loại văn phòng)
- Văn phòng làm việc chuyên môn
- Văn phòng thương mại

- Văn phòng đại diện…
d) Khối công trình công cộng (public sevices)
- Exhibition (triển lãm), showroom
- Museum (bảo tàng), galleries (phòng tranh)
- Theatre (nhà hát), cinema (rạp chiếu phim)
- Library (thư viện)
- Club (câu lạc bộ), cultures house (nhà văn hóa)
- Rainway station (bus, metro, airport)
- Kinder garden (nhà trẻ)
Câu hỏi ôn tập, bài tập
Câu 1 : Anh (chị) hãy cho biết các khái niệm : Thiết kế? Thiết kế nội
thất?
Câu 2 : Trong thiết kế nội thất các công trình được phân thành mấy loại?
Nêu đặc điểm của từng loại hình công trình?
Câu 3 : Một bộ hồ sơ Thiết kế nội thất bao gồm những thành phần nào?
Câu 4 : Anh (chị) hãy cho biết nhiệm vụ của thiết kế nội thất là gì ?
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Thiềm, Kiến trúc cơ sở, Nxb Xây dựng, Hà Nội – 2010
2. Đặng Thái Hoàng, Sáng tác kiến trúc, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
– 1996
14


CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ CƠ SỞ TRONG
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC - NỘI THẤT
Mục tiêu của bài học :
- Nắm được các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế thiết kế nội thất
- Hiểu biết các nguyên tắc ảnh hưởng đến không gian nội thất như thế
nào
- Vận dụng các kiến thức vào bài tập cụ thể

2.1. Không gian trong kiến trúc – nội thất.
2.1.1. Các không gian
2.1.1.1. Không gian xác định
Những yếu tố hình học của điểm, đường thẳng, mặt phẳng, khối tích có
thể sắp xếp thành không gian rõ ràng, có giới hạn. Trong phạm vi nội thất kiến
trúc, những yếu tố cơ bản này chính là cột, dầm, tường, sàn, mái…
a. Điểm
- Một cái cột đánh dấu một điểm trong không
gian và làm rõ nó là không gian xác định.
- Hai cột giới hạn một khoảng không gian mà
chúng ta có thể đi qua được
- Dầm ở đầu cột miêu tả cột có khoảng trống

Được định nghĩa trong hình học, một điểm đơn giản là một vị trí trong
không gian không có kích thước. Đây là một khá niệm trừu tượng và rất khó
nắm bắt. Tuy nhiên, với 2 điểm thì lại gợi ý tới một điểm bắt đầu và một điểm
kết thúc và tạo thành đường thẳng. Các điểm rải rác ngẫu nhiên thường không
15


mang ý nghĩa nhưng tập hợp các điểm thì lại gợi ý đến một tiêu điểm hoặc một
sự tập trung, quan tâm.
b. Đường nét chi tiết (Đường chu vi và đường bao).
Khi một điểm du chuyển xuyên qua một không gian hoặc khi hai điểm
được nối với nhau thì tạo ta đường thẳng. Đường thẳng có thể thẳng hoặc cong,
có thể có chiều dài nhưng không có chiều rộng. Ta có thể nhìn thấy những
đường thẳng ở những đồ vật có mép cạnh (đường chu vi và đường bao). Đường
thẳng có thể là: đường dọc, đường ngang, đường chéo và đường cong. Mỗi dạng
khác nhau của đường sẽ tạo ra hiệu quả về mặt hình học khác nhau:
- Đường thẳng đứng : là những đường thẳng theo chiều dọc cho sự cảm

nhận về tính ổn định và tính bất động, tính vĩnh cửu và vẻ đẹp nghiêm trang.
Đường thẳng đứng với tính chất hướng từ trên xuống của lực trọng trường. Lực
này khiến cho các đường thẳng đứng luôn luôn vuông góc với các đường thẳng
ngang tạo sự hỗ trợ vững chắc cho kết cấu ví như những cột thẳng đứng của một
tòa nhà gợi đến sự vững chãi và lâu bền.
- Đường thẳng ngang: những đường thẳng nằm ngang gợi đến sự yên tĩnh,
nghỉ ngơi. Đường thẳng ngang thường được hình dung như một đường song
song với mặt đất và bầu trời gặp nhau ở một đường thẳng chân trời tạo liên
tưởng như một vị trí tựa ngang khi nghỉ ngơi, sự tĩnh lặng.

Hình 1 : Mô tả đường tầm mắt
- Đường thẳng chéo: là những đường tạo góc nghiêng gây cảm giác đến
sự chuyển động và hoạt động. Những đường thẳng chéo hoặc xiên luôn là sự
chuyển tiếp giữa đường thẳng ngang và đường thẳng đứng. Hình ảnh một người
16


hướng lên phía trước để chạy khiến chúng ta liên tưởng đến hoạt động và
chuyển động của những đường thẳng chéo. Khác với đường thẳng đứng và
đường thẳng ngang chỉ có một hướng thì đường thẳng chéo có vô số hướng và
góc. Sự kết hợp của các đường thẳng chéo với các hướng khác nhau tạo thành
đường zic zắc tạo ra một cảm giác động có tính liên tục. Nó được sử dụng như là
biểu tượng của ánh sáng, điện và sóng radio. Một trần nhà hoặc một bức tường
nghiêng khiến cho không gian có cảm giác sống động thậm chí có thể phá vỡ kết
cấu thông thường gây sự ấn tượng mạnh mẽ.
- Đường thẳng cong: là hướng đi của một điểm chuyển động mà liên tục
thay đổi hướng tạo ra một đường thẳng cong. Những đường cong thường xuất
hiện nhiều ở tự nhiên khiến cho con người có cảm giác gần gũi với thiên nhiên
hơn. Hình tròn và cung tròn có nguồn gốc hình học rất rõ ràng và đơn giản.
Những hình phức tạp hơn như elip, parabol và hyperbol thì đa dạng và tinh tế

hơn. Sự kết hợp của nhiều hình tròn tạo thành đường cong hoặc hình chữ S tạo
sự mềm mại, tinh tế và độ phức tạp.
c. Mặt phẳng
- Một bức tường sàn nhà là một
mặt phẳng làm phân cách một bộ phận
của không gian xác định và ngăn cách
phần này với phần khác.
- Mái nhà là bộ phận bảo vệ,
che chắn khối tích không gian ở dưới
nó.
d. Khối
Hình khối có 3 chiều có thể đặc hoặc không đặc. Một không gian có thể
được biểu hiện bằng một khối đặc hoặc bằng một không gian trống được đóng
kín các mặt

17


Hình 2 : Mô tả khối trong không gian
2.1.1.2. Không gian linh hoạt
Khi đứng trong một không gian ta không chỉ có cảm xúc mà còn phân biệt
hình khối. Khi yếu tố đặt trong không gian này thì mối quan hệ được xác lập vì
tự các yếu tố đã xác lập nên mối quan hệ đa chiều giữa không gian và các yếu tố
cấu thành

Hình 3 : Mô tả không gian linh hoạt
2.1.2. Các bình diện
2.1.2.1. Tuyến
- Khái niệm:
18



+ Về hình học: tuyến là tập hợp của nhiều điểm theo 1 phương, hay 1
điểm kéo dài thành tuyến
+ Về kiến trúc: là thành phần quan trọng trong việc hình thành bất cứ
cấu trúc thị giác nào

Hình 4 : Các đặc điểm của đường tuyến tính
- Đặc điểm:
+ Tuyến có chiều dài nhưng không có chiều rộng và chiều sâu
+ Trong khi điểm biểu hiện sự ổn định thì tuyến là tập hợp của nhiều điểm nên
biểu hiện chiều hướng, sự phát triển, chuyển động.
+ Tuyến có thể kết nối hay nâng đỡ, bao bọc hay chia cắt những thành phần thị
giác.
- Cách xác lập:
19


×