VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
GIÁO TRÌNH
TOUR DU LỊCH TRỌN GÓI
HÀ NỘI - 2017
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nhu cầu đi du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối
với cộng đồng dân cư trên toàn thế giới nói chung. Đi du lịch không chỉ dừng lại
ở sự tận hưởng những tiện nghi của cuộc sống dành cho những người có tiền
hoặc có địa vị cao trong xã hội. Ở một góc độ lớn hơn, người ta nhìn du lịch như
một chiếc cầu nối nối liền mọi biên giới, quốc gia, dân tộc và một mục đích rõ
ràng hơn trong mỗi chuyến đi, ngoài việc được thưởng thức dư vị của sự khác
biệt trong cuộc sống, đó còn là cách để con người tự hoàn thiện mình.
Trên cơ sở đó, cách nhìn về các sản phẩm của ngành du lịch lữ hành luôn
có sự vận động không ngừng với những xu hướng mới của xã hội. Các chương
trình du lịch (tour) càng ngày càng trở nên cũng phong phú và đa dạng cùng với
những yêu cầu đòi hỏi hết sức tỷ mỷ, chi tiết trong các sản phẩm được thiết kế
và giới thiệu nhằm tạo ra ấn tượng mạnh hơn về đất nước, con người nơi mà du
khách có dịp tới thăm. Trong đó, hình ảnh của người hướng dẫn viên sẽ là nền
tảng để xây dựng những ký ức tốt đẹp cho sản phẩm của công ty du lịch. Và đây
chính là sự kết nối rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa quốc tế.
Hiểu được thị hiếu, có sự điều chỉnh kịp thời và xây dựng đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp là điều mà các doanh nghiệp đang rất quan tâm. Trên cơ sở
kế thừa những tài liệu kinh điển và những kinh nghiệm thực tiễn trong nghề
nghiệp, Giáo trình môn học “Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn
đoàn” được biên soạn dành cho chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch lữ
hành và hướng dẫn du lịch với mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về ngành kinh doanh tour du lịch trọn gói; đặc điểm, cách thức phân
loại… và cùng với các môn học chuyên ngành xây dựng các kỹ năng nghiệp vụ
hướng dẫn suốt tuyến, đặc biệt với các tour du lịch trọn gói dài ngày.
Kết hợp với việc nghiên cứu tại doanh nghiệp cụ thể để làm quen với
những vấn đề cơ bản và những kỹ năng hướng dẫn đối với một hướng dẫn viên
suốt tuyến. Giáo trình này sẽ giúp cho người đọc hạn chế những khó khăn bước
đầu trong quá trình làm quen với công việc thực tế sau này.
Tuy có sự nỗ lực không nhỏ của tác giả, nhưng giáo trình cũng không tránh
khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong sự lượng thứ và đóng góp ý kiến của
độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Lan Hương
2
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TOUR TRỌN GÓI
1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh tour du lịch
4
2. Các loại hình du lịch
9
3. Các ảnh hưởng của tour du lịch tại điểm du lịch
Câu hỏi thảo luận và Bài tập chương 1
12
14
CHƯƠNG 2. TOUR TRỌN GÓI – PACKAGE TOUR
1. Tour du lịch trọn gói
16
2. Đặc trưng của tour du lịch trọn gói
20
Bài đọc thêm
29
Câu hỏi thảo luận và Bài tập chương 2
31
CHƯƠNG 3. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GÓI - MỘT SỐ LOẠI HÌNH TOUR
DU LỊCH ĐẶC BIỆT OPEN TOUR – DU LỊCH MICE
1. Hãng lữ hành – Công ty du lịch (Tour Operator)
32
2. Các chương trình du lịch inbound
34
3. Các chương trình du lịch outbound
58
4. Open tour
75
Bài đọc thêm
78
5. Loại hình du lịch khen thưởng, hội nghị, hội thảo (MICE)
85
Câu hỏi thảo luận và Bài tập chương 3
91
Bài đọc thêm
92
CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN VIÊN SUỐT TUYẾN – TOUR ESCORT
1. Giới thiệu chung về hướng dẫn viên du lịch suốt tuyến
95
2. Nghiệp vụ hướng dẫn suốt tuyến
99
3. Câu hỏi thảo luận và Bài tập chương 4
126
CHƯƠNG 5. QUẢN LÝ ĐOÀN TRONG THỜI GIAN ĐI TOUR
3
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
1. Sự mong đợi của khách du lịch quốc tế
128
2. Một số kỹ thuật hướng dẫn áp dụng trên các phương tiện vận chuyển
trong quá trình đi tour
129
3. Giải quyết vấn đề
135
4. Trả lời câu hỏi của khách du lịch trong quá trình đi tour
142
5. Câu hỏi thảo luận bài tập và chương 5
143
PHỤ LỤC
145
TÀI LIỆU THAM KHẢO
151
4
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DU LỊCH TRỌN GÓI
Mục đích chương:
Sau khi học xong chương này sinh viên có thể
Hệ thống lại một số kiến thức đã học về du lịch và các vấn đề có liên quan
như tour du lịch, hướng dẫn viên du lịch, các hình thái du lịch;
Giới thiệu khái niệm cơ bản về tour du lịch trọn gói;
Bước đầu phân tích ảnh hưởng của tour đối với môi trường xung quanh;
Phân biệt giữa đi du lịch tự do , tour du lịch độc lập và tour du lịch trọn gói.
1.
Tổng quan về hoạt động kinh doanh tour du lịch
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Kinh doanh tour du lịch trọn gói đã đang trở thành một ngành kinh doanh
mạnh và rộng khắp. Hiện nay các công ty điều hành du lịch lớn đang chiếm lĩnh
toàn thế giới như American Express, Thomas Cook Company... hay các công ty
của các nhà cung cấp dịch vụ có tiềm năng lớn như các khách sạn, khu nghỉ và
đặc biệt là các hãng hàng không đang chiếm lĩnh thị phần kinh doanh du lịch và
lữ hành toàn cầu về kinh doanh du lịch trọn gói. Trong khi đó, các công ty nhỏ
hơn thì chuyên sâu và một thị trường riêng biệt hoặc một dạng sản phẩm riêng
biệt. Điều này cho thấy sự đa dạng, tính chuyên nghiệp và sự sáng tạo trong lĩnh
vực này song điều đó cũng cho thấy tính cạng tranh để khẳng định vị trí của
mình đối với các doanh nghiệm khi tham gia hoạt động ngày càng phức tạp và
khó khăn hơn.
Để hiểu được ngành công nghiệp du lịch trọn gói này chúng ta sẽ ôn lại
một số khái niệm cơ bản của ngành công nghiệp lữ hành:
5
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Luật du lịch 2005).
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan đến
du lịch (Luật du lịch 2005).
Tour - chương trình du lịch : gồm các dịch vụ trong một lịch trình của
khách du lịch đã được lên kế hoạch, đặt trước và được khách du lịch thanh toán
đầy đủ (Parkage tour and tour escorting).
Trong “Giáo trình Quản trị Kinh doanh lữ hành” hoạt động du lịch trọn gói
được đánh giá là “ mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các
công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một
sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp”. Có nhiều
tiêu thức để phân loại các chương trình du lịch: các chương trình nội địa và quốc
tế, các chương trình tham quan văn hoá và các chương trình giải trí..., tuỳ theo
từng đối tượng cụ thể. Một người khách muốn đi tham quan Hạ Long, anh ta
đến một công ty du lịch hay một đại lý lữ hành mua một chuyến đi trong đó bao
gồm toàn bộ chi phí cho cơ sở lưu trú, ăn uống, vé tham quan, hướng dẫn và các
lệ phí cần thiết khác đã được sắp xếp theo một lịch trình cụ thể. Điều đó có
nghĩa là anh ta đã mua một tour du lịch.
Tour du lịch đơn giản - Chương trình du lịch đơn giản (địa phương)
(local tour): là một chương trình được cung cấp cho khách du lịch thường bao
gồm: dịch vụ vận chuyển, vé vào cửa và dịch vụ thuyết minh hướng dẫn tại
điểm đến tham quan thường kéo dài không hơn một ngày, bị giới hạn về mặt địa
lý thường là tại một điểm du lịch, một thành phố và vùng lân cận.
Khách du lịch có thể dễ dàng tìm thấy một chương trình city tour tham
quan thành phố, hay một chuyến tour một ngày đi thăm làng lụa Hà Đông mỗi
khi họ dừng chân tại Hà Nội ở bất kỳ một công ty du lịch nào. Họ có thể mua
như tour lẻ hoặc nó được coi như một hoạt động trong chương trình du lịch.
6
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
Tour du lịch trọn gói – chương trình du lịch trọn gói (Package tour): là
các dịch vụ được cung cấp trong lịch trình của khách du lịch thường bao gồm
việc vận chuyển, lưu trú, đi lại và tham quan ở một hay nhiều nước, không giới
hạn đối với khu vực địa lý và thường kéo dài từ hai ngày trở lên.
Đây được coi là sản phẩm chính của các công ty du lịch lữ hành. Khách du
lịch có thể dễ dàng tìm thấy một chuyến tour đi tham quan Huế, Đà Nẵng 4 đêm
5 ngày, hay một chuyến tour xuyên Việt hay các chương trình đi du lịch nước
ngoài…khi họ có nhu cầu tại các văn phòng đại lý hoặc công ty.
Luật du lịch của Việt Nam quy định như sau:
Chương trình du lịch
Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được
định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi (điều 4)
Tuyến du lịch (điều 25)
Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch
quốc gia:
a. Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch
quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;
b. Có biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ
khách du lịch dọc tuyến.
c. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du
lịch địa phương:
a. Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương;
b. Có biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ
khách du lịch dọc tuyến
1.2. Đặc điểm của tour du lịch
Là một sản phẩm của ngành du lịch, tour du lịch cũng mang đầy đủ các
tính chất cơ bản của ngành công nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, tour du lịch cũng
7
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
thể hiện một số đặc trưng riêng để tạo ra sức hút đối với khách du lịch. Tour du
lịch được tạo nên từ sự liên kết, phối hợp của nhiều các yếu tố khác nhau bao
gồm yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình vì thế có thể khái quá một số đặc điểm
như sau:
Tour là một sản phẩm vô hình:
Trên thực tế, ngay cả khi đã quyết định mua sản phẩm, người ta không thể
nhìn thấy, chạm vào hay miêu tả nó khi chưa sử dụng. Ngày nay, với sự phát
triển của công nghệ thông tin, các trang web cũng đã được xây dựng để giới
thiệu sản phẩm một cách ấn tượng thông qua ngôn ngữ và hình ảnh. Vì vậy, khi
mua một sản phẩm tour không giống như mua một vật dụng khác vì khi quyết
định, người mua dựa vào sự tư vấn và cảm nhận của cá nhân dựa trên những
thông tinh, hình ảnh và kinh nghiệm của người khác, sau khi sử dụng cái họ thu
được của một chuyến tour chỉ là một ký ức. Vì thế, đối với cả người bán và
người mua, sản phẩm này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức, sự hiểu biết và
cảm nhận riêng của từng người.
Chất lượng của tour phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
Chất lượng phòng khách sạn, hiệu quả của việc sử dụng phương tiện vận
chuyển, thái độ và trình độ của hướng dẫn viên....Một chuyến tour trọn gói luôn nằm
trong mối quan hệ không thể tách rời với các sản phẩm của các ngành dịch vụ có kiên
quan khác.
Tour là sản phẩm dễ hỏng, không lưu kho:
Một tour du lịch nếu hôm nay không bán được thì điều đó cũng đồng nghĩa
với việc nó sẽ bị mất đi hoàn toàn cùng với doanh thu và lợi nhuận mà nó có thể
mang lại cho công ty du lịch.
Tour là phương tiện căn bản để nối khách du lịch với một điểm du lịch
đã được lựa chọn
Tham gia vào các tour du lịch đồng nghĩa với việc khách du lịch phải đến
tận nơi để thưởng thức và tận hưởng những giá trị của điểm du lịch.
8
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
Tour là một sản phẩm thay đổi linh hoạt tuỳ theo ý muốn chủ quan của
khách du lịch và người kinh doanh
Điều đó có nghĩa là khách hàng không phải mua nó theo cách mà họ phải
mua sản phẩm tiêu dùng hoặc nhiên liệu. Họ hoàn toàn có thể lựa chọn một
chuyến đi nghỉ dài hay ngắn, thương lượng giá cả hoặc thay đổi lịch trình
chuyến tour tùy vào nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính của mình. Dựa vào
đặc điểm này, các công ty du lịch có thể phát triển nhiều hình thức sản phẩm đa
dạng hơn ví dụ như các tour du lịch mở (Open tour) để thoả mãn nhu cầu và làm
hài lòng mọi đối tượng khách hàng.
Tóm lại, phần lớn du khách lựa chọn đi du lịch thông qua các tour đơn
giản hay trọn gói do các công ty du lịch lữ hành cung cấp. Điều đó có nghĩa là
mỗi điểm du lịch sẽ phải biết phát huy thế mạnh của mình, đồng thời, những
người làm việc chuyên nghiệp trong ngành lữ hành cũng phải tạo ra các tour du
lịch với sự đa dạng về bản sắc cũng như các đặc trưng nổi trội của điểm du lịch
nhằm giúp cho khách du lịch cón có nhiều cơ hội hơn để khám phá được nhiều
điểm đến trong giới hạn thời gian, ngân sách và sự quan tâm của họ..
1.3. Một số khái niệm có liên quan khác
Hướng dẫn viên (Tourguide): hay còn gọi là người hướng dẫn địa phương,
là người trong một thời gian đã được sắp đặt trước, thường không quá một ngày,
đi cùng với một nhóm hoặc một cá nhân khách du lịch để thuyết minh, giải thích
về các điểm du lịch đến tham quan, trả lời các câu hỏi, giải quyết các tình huống
khẩn cấp.[8]
Hướng dẫn suốt tuyến (Tour escort): là người đi cùng một đoàn khách,
trong một thời gian đã được sắp đặt trước, không hạn chế về thời gian và địa
điểm, chịu trách nhiệm về đoàn khách và công tác tổ chức thực hiện tour.[8]
Luật du lịch Việt Nam 2005 qui định:
Hướng dẫn du lịch là một hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch trong
một chương trình du lịch.
9
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
Một người tiến hành các hoạt động hướng dẫn du lịch được gọi là một
hướng dẫn viên du lịch và được trả thù lao cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa.
Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và
khách du lịch nội địa; hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch
nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người
nước ngoài.
Người điều hành, tổ chức tour (Tour operator): với thuật ngữ này có
thể được hiểu theo hai góc độ khách nhau.
Nhân viên điều hành du lịch là một cá nhân làm việc tại bộ phận điều
hành, chịu trách nhiệm đối với việc lập kế hoạch, phát triển, quảng bá, quản lý
hành chính và thực hiện các tour.[8]
Công ty du lịch là cơ quan kinh doanh sản phẩm du lịch lữ hành
Tư vấn lữ hành du lịch (Travel councellor) : là người làm việc tại đại lý
lữ hành và thường đưa ra những lời khuyên, tư vấn cho khách hàng về điểm du
lịch, tour du lịch cũng như thay mặt thực hiện khách hàng thực hiện việc sắp đặt
cần thiết và đặt trước cho chuyến đi của họ.[8]
2.
Các loại hình du lịch
Xu hướng đi du lịch khác nhau của khách du lịch sẽ tạo nên sự khác biệt
trong các cách tiếp cận đối với hoạt động du lịch. Các thuật ngữ sau thường
được sử dụng nhằm phân loại hoạt động của khách du lịch và của các công ty du
lịch nói chung: Du lịch vào trong nước (inbound), Du lịch ra nước ngoài
(outbound) và Du lịch nội địa (domestic). Các thuật ngữ này luôn được sử dụng
trong bối cảnh một quốc gia mà tại đó người họat động chuyên nghiệp cư trú và
thực hiện toàn bộ công việc của mình.
2.1. Du lịch vào trong nước (Inbound tourism)
Du lịch vào trong nước (du lịch inbound) có thể được hiểu là hoạt động
của dòng khách du lịch từ nước ngoài vào tham quan du lịch tại một quốc gia.
Ví dụ: khách du lịch từ Nga đi du lịch Việt Nam, đối tượng này sẽ được tính
10
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
trong số liệu thống kê của du lịch inbound tại Việt Nam. Thông thường, việc
tiến hành thực hiện và phát triển loại hình du lịch này là các công ty du lịch. Để
xem xét về tình hình phát triển du lịch của một quốc gia, thì đây cũng là một căn
cứ quan trọng để đánh giá mức độ hấp dẫn cũng như khả năng tăng trưởng của
ngành nói chung.
2.2 Du lịch ra nước ngoài (Outbound tourism):
Du lịch ra nước ngoài có thể được hiểu là hoạt động du lịch của cư dân
của một quốc gia đi du lịch nước ngoài. Để có thể nhìn nhận một cách rõ nét
hơn, xem xét ví dụ sau: người dân Việt Nam hiện nay với mức sống khá ổn định
ngày càng có nhiều người mua các tour du lịch đi thăm quan, du lịch các nước
Tây Âu, các nước ASEAN. Như vậy, nếu tính trong phạm vi ngành du lịch Việt
Nam thì đối tượng khách du lịch này sẽ được coi là khách outbound. Nhưng nếu
là phạm vi của các nước đón khách, họ sẽ được tính là khách inbound. Để xác
định một cách chính xác cần phân biệt rõ quốc gia gửi khách và quốc gia đón
khách.
2.3 Du lịch nội địa (Domestic tourism):
Du lịch nội địa có thể được hiểu là hoạt động du lịch của cư dân của một
nước đi tham quan các điểm du lịch trên đất nước của mình. Điều này có thể
thấy rất dễ dàng trên số liệu thống kê về khách du lịch tại các điểm tham quan
của Việt Nam. Người dân từ Hà Nội mỗi khi nghỉ hè đều thích chọn các kỳ nghỉ
ở các bãi biển ở khu vực miền Trung như Sầm Sơn, Mỹ Khê….Tuy nhiên cần
lưu ý khi xác định đối tượng đi du lịch đặc biệt là về mặt thời gian và những đối
tượng có thời hạn tạm trú trong khu vực để tránh nhầm lẫn khi tổng kết số liệu
thống kê.
Luật Du lịch Việt Nam qui định
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
1. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
11
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
2. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Ngoài ra, đối với du lịch lữ hành, việc phân loại có thể được xác định dựa
trên hình thức đi du lịch cũng khá phổ biến.
Du lịch độc lập (Independent travel): là hình thức một cá nhân hay một
nhóm đi du lịch mà không sử dụng các dịch vụ điều phối chuyên nghiệp do
người tư vấn du lịch có thể cung cấp, hoặc họ cũng không thu xếp trước, chuẩn
bị và trả tiền (thanh toán) trước cho phần lớn việc sắp xếp của mình.
Lợi thế lớn nhất của kiểu du lịch này là khả năng linh hoạt. Người đi du
lịch độc lập có thể quyết định ở đâu, ăn gì, phương tiện đi lại, điểm tham quan...
tất cả các yếu tố này đều có thể được thay đổi dễ dàng nếu họ không cảm thấy
hài lòng. Ví dụ: họ có thể thăm bảo tàng thay vì thăm thắng cảnh tự nhiên nếu
họ cảm thấy không khoẻ, thay nhà hàng nếu chất lượng dịch vụ không tốt hoặc
không đủ tiền....
Du lịch theo sở thích (Independent tour): là hình thức khách du lịch đi
theo tour được thiết kế riêng theo yêu cầu của khách hàng do nhân viên tư vấn
du lịch thực hiện để đáp ứng một nhu cầu riêng biệt của một cá nhân hay một
gia đình. Trong đó bao gồm ít nhất là 2 trong số các yếu tố sau: vận chuyển, nơi
lưu trú, đi lại có hoặc không có phí tham quan, trong khoảng thời gian trên 24
giờ, tại nơi mà khách du lịch không đi theo đoàn.
Đây là một dạng kết hợp giữa việc đi du lịch tự do và một số các lợi thế
của tour du lịch trọn gói. Du khách có thể lựa chọn chương trình theo ý riêng
của mình và được một cán bộ chuyên nghiệp sắp xếp theo một chương trình đảm
bảo độ tin cậy cũng như bao gồm toàn bộ các ưu thế của một chương trình trọn
gói nhưng vẫn mang tính khác biệt đặc trưng. Ví dụ tour đi thăm và nghiên cứu
rừng ngập mặn,....
Du lịch theo tour trọn gói (package tour): như đã trình bày ở trên đây là
một dạng tour phổ biến thường được du khách lựa chọn. Tour trọn gói – theo tên
12
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
tiếng Anh Package tour còn gọi là Inclusive tour (ITS), hay Fully Inclusive
Tour(FITS), hoặc khi nó bao gồm cả vé máy bay thì sẽ được gọi là Air Inclusive
Tours (AITS).
Các ảnh hưởng của tour tại điểm du lịch
3.
Điểm du lịch là nơi kết hợp các yếu tố độc lập:
Phong cảnh
Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng
Vận chuyển
Sự hiếu khách và thái độ thân thiện của dân cư địa phương
Chất lượng dịch vụ du lịch
Ngành công nghiệp tour cũng được coi là một trong những khâu sau cùng
nhưng đầy tính quyết định đối với sự yêu quý của du khách đối với điểm du lịch.
Là ngành dịch vụ với quan điểm sản phẩm được tiêu dùng tại chỗ, mỗi dịch vụ,
mỗi sản phẩm sẽ phản ánh cá tính riêng của từng điểm đến. Cách thức mà một
dịch vụ được cung cấp cho khách du lịch sẽ tạo nên những ấn tượng khác nhau.
Một dịch vụ tốt không thể được tạo nên với nơi lưu trú không thuận tiện, các
bữa ăn quá tải, và một chuyến xe kém chất lượng. Bên cạnh đó kiến thức, nghiệp
vụ, thái độ, trang phục, cách cư xử …. của những người trực tiếp phục vụ cũng
có ảnh hưởng tới sự thành công của chuyến tour.
Một cách cơ bản, việc kinh doanh của ngành công nghiệp tour du lịch dựa
trên khả năng quay lại với các khách hàng và khả năng quảng bá của chính họ
với những kinh nghiệm đã trải qua với những cá nhân trực tiếp tiếp xúc, với
những gì được trải nghiệm trong chuyến đi đóng vai trò hết sức quan trọng. Điều
này không chỉ thể hiện uy tín của đơn vị cung cấp mà có khẳng định được
thương hiệu trên thị trường. Tất nhiên, sự khác biệt của điểm đến thể hiện trong
các giá trị văn hóa, tự nhiên… cũng có những ảnh hưởng không nhỏ trong nỗ
lực xây dựng hình ảnh của công ty nói riêng và ngành du lịch nói chung.
13
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
Một tour du lịch được tổ chức thể hiện sự kết hợp hài hoà, bổ trợ lẫn nhau
của các ngành có liên quan tại địa phương, do đó, có thể xem xét những ảnh
hưởng của nó trên nhiều phương diện:
3.1 Kinh tế:
Tour du lịch khi được tổ chức tại một điểm đến ngoài việc đem lại trải
nghiệm cho khách du lịch nó cũng đem lại nguồn thu và nguồn lợi đáng kể cho
địa phương, đồng thời, bổ sung và mở rộng cơ hội việc làm cho dân cư địa
phương, tạo ra sự đa dạng trong các lĩnh vực kinh doanh, khuyến khích tính sáng
tạo và chủ động trong kinh doanh của mỗi khu vực.
Khi tăng số lượng khách du lịch tới tham quan trong các chương trình
tour được giới thiệu đồng nghĩa với việc tăng mức độ thu hút về đầu tư kinh tế,
cơ sở vật chất,…tại điểm du lịch. Đặc biệt các dịch vụ đi kèm cũng được thúc
đẩy để phát triển. Với lợi thế này, hiện nay, du lịch với xu hướng du lịch cộng
đồng đang cố gắng đóng góp vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo đặc biệt ở các vùng
sâu, vùng xa, khu vực nông thôn, miền núi, nơi mà ở đó các giá trị du lịch về tự
nhiên và văn hóa còn sức hút mạnh mẽ với vẻ nguyên sơ của nó.
3.2 Về văn hoá - xã hội
Một trong những yếu tố tạo nên sự giao lưu văn hóa toàn cầu chính là du
lịch. Du lịch phát triển mở ra cơ hội giao lưu với những luồng tư tưởng mới, nối
kết các kiến thức toàn cầu, và những xu hướng phát triển chung của xã hộ, đặc
biệt cơ hội để giới thiệu, gìn giữ và bảo tồn những vốn quý văn hoá và truyền
thống để đóng góp vào sự đa dạng văn hoá của nhân loại.
Không quá ngạc nhiên khi chúng ta có thể thấy, người dân Sapa có thể
giao tiếp một cách không khó khăn với khách quốc tế. Việc khách du lịch tới
những điểm du lịch như vậy đem lại cho người dân địa phương một cơ hội được
biết thêm về những ngôn ngữ mới, những con người mới và những nền văn hóa
mới, thúc đẩy việc nâng cao trình độ hiểu biết tại địa phương. Bên cạnh việc mở
rộng kiến thức, họ cũng thấy được ý nghĩa của viếc bảo tồn các giá trị của dân
tộc, địa phương nhằm phát triển du lịch một cách bền vững
14
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
3.3 Về môi trường tự nhiên:
Thu hút khách du lịch tới tham quuan cũng là cơ hội để mỗi quốc gia
đánh giá nguồn tài nguyên tự nhiên, khả năng khai thác, và hơn cả, là xác định
được định hướng phát triển của du lịch quốc gia, đồng thời, có kế hoạch bổ sung
và bảo vệ những nguồn tài nguyên quý hiếm nhằm mục đích phát triển lâu dài.
Tuy nhiên bên cạnh tất cả những yếu tố tích cực đó, những tác động tiêu
cực khi ngành công nghiệp tour phát triển cũng phải được nhìn nhận và đánh giá
một cách cụ thể:
Xu hướng thương mại hoá tại địa phương
Xu hướng đồng hoá về văn hoá (hình thức lai căng...)
Xu hướng khai thác ồ ạt, thiếu kế hoạch, quy hoạch, thiếu đồng bộ.
Tình trạng ô nhiễm cục bộ, suy thoái lâu dài
Trên thực tế, mỗi sự phát triển đều thể hiện tính hai mặt của nó, không thể
khẳng định rõ cần lựa chọn cái nào mà thường người ta phải căn cứ cụ thể trên
nhu cầu và khả năng kinh doanh cũng như lợi ích giữa các bên liên quan bên
cạnh sự gìn giữ, bảo tồn để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp.
Câu hỏi thảo luận
1.
Anh (chị) hãy tìm hiểu một số định nghĩa về du lịch. Phân tích và tìm ra
một số điểm chung của chúng
2.
Thế nào là Inbound tourism? Cho ví dụ minh họa. Ảnh hưởng của loại hình
này đối với việc phát triển du lịch?
3.
Thế nào là outbound tourism? Cho ví dụ minh họa. Ảnh hưởng của loại
hình này đối với việc phát triển du lịch?
4.
Domestic tourism là gì? Cho ví dụ minh họa. Ảnh hưởng của loại hình này
đối với việc phát triển du lịch?
5.
Anh (chị) hãy trình bày những tác động của tour du lịch.
15
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
Bài tập thực hành: Tìm hiểu công ty du lịch với các bộ phận chức năng sau:
Bộ phận quản lý
Bộ phận hành chính, nhân sự
Bộ phận kế toán
Bộ phận điều hành
Bộ phận marketing và tư vấn khách hàng
Bộ phận bán hàng
Bộ phận hướng dẫn
16
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
Chương 2
TOUR TRỌN GÓI – PACKAGE TOUR
Mục đích chương
Sau khi học xong chương này sinh viên có thể
Trình bày khái niệm cụ thể về tour trọn gói-pakage tour ;
Phân tích được được các yếu tố cấu thành và mối liên hệ giữa chúng ;
Xác định được tầm quan trọng và qui trình xây dựng tour trọn gói;
Phân biệt các tiêu chí phân loại và phân loại được tour trọn gói theo
mục đích.
Như đã đề cập trong chương một, các tour du lịch thực hiện một chức
năng quan trọng tại điểm du lịch và là một trong những thành phần then chốt của
ngành công nghiệp tour. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về các yếu tố thành phần
cơ bản của tour sẽ giúp cho các nhà kinh doanh có được sự đánh giá hợp lý hơn
về sản phẩm được tạo ra cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn.
1.
Tour du lịch trọn gói
1.1 Định nghĩa
Trên thực tế, có rất nhiều cách nhìn nhận về các tour trọn gói. Như đã giới
thiệu chung ở chương 1, chúng ta hãy cùng xem xét một vài khái niệm về tour
du lịch trọn gói sau đây:
Tour trọn gói (package tour): là sự kết hợp được thu xếp từ trước giữa ít
nhất ba yếu tố cấu thành: vận chuyển, nơi cư trú và việc đi lại, được bán hoặc
chào bán với giá trọn gói và dịch vụ này tiến hành trong khoảng thời gian dài hơn
24 giờ hoặc bao gồm chỗ ở qua đêm.
Theo như “Những qui định về du lịch trọn gói EC” (the EC Pakage Travel
Regulations) Hiệp hội các hãng lữ hành Anh (the Association of British Travel
17
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
Agents-ABTA) trong cuốn “The business of tour operation”, tour trọn gói được
xác định như sau:
Tour trọn gói là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất hai trong số
các yếu tố sau đây khi được bán hoặc đưa ra chào bán ở mức giá trọn gói
(inclusive price) và khi dịch vụ này kéo dài trong khoảng thời gian hơn 24 giờ
hoặc bao gồm chỗ lưu trú qua đêm:
a) vận chuyển;
b) cơ sở lưu trú;
c) các dịch vụ du lịch khác không phụ thuộc vào việc vận chuyển
hoặc cơ sở lưu trú và chiếm một tỉ lệ tương ứng cuả chuyến du
lịch trọn gói. (Pat Yale,1994).
Hoặc tour trọn gói cũng có thể được định nghĩa như sau: Tour trọn gói là
một sản phẩm lữ hành, ở một mức giá nhất định, được chào bán một số các yếu tố
lữ hành mà khách lữ hành có thể mua riêng lẻ. Theo các mức độ khác nhau, một
chuyến tour trọn gói có thể bao gồm, bất kỳ hoặc tất cả các thành phần sau đây:
vận chuyển hàng không, ô tô, hay tàu hoả, cơ sở lưu trú, bữa ăn, tham quan và vui
chơi giải trí.[10]
Theo qui định của Tổng cục du lịch Việt Nam trong “ Qui chế quản lý lữ
hành” có hai định nghĩa như sau:
Chuyến du lịch (tour) là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan
một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch
thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và
các dịch vụ khác. Tất cả các chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ
chức đều phải có chương trình du lịch cụ thể.
Chương trình du lịch (tour programme) là lịch trình của chuyến du lịch bao
gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn khách lưu trú, loại
phương tiện vận chuyển, giá bán chương trình, các dịch vụ miễn phí....[1]
18
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
Theo điều 4 luật du lịch 2005, chương trình du lịch được hiểu “là lịch
trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của
khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.
Các định nghĩa này có thể được trình bày theo các cách khác nhau. Nhưng
điểm thống nhất của các định nghĩa là nội dung của các chương trình du lịch. Điểm
khác biệt xuất phát từ giới hạn, những đặc điểm và phương thức tổ chức các
chương trình.
Vấn đề cơ bản cần phân biệt rõ giữa một chuyến du lịch (tour) với chương
trình sản phẩm du lịch (tour programme), một chuyến du lịch phải có chương
trình (lịch trình cụ thể - tour itinerary), nhưng một chương trình sản phẩm du
lịch có thể tùy thuộc vào tầm cỡ và phạm vi tổ chức có thể là một mảng sản
phẩm của một công ty bao gồm nhiều sản phẩm cụ thể cho từng mục đích kinh
doanh.
Nhìn chung, các tour trọn gói thường được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của
số đồng và phù hợp với du lịch đại trà. Tuy nhiên, trong quá trình kinhh doanh,
các công ty du lịch cũng xây dựng các tour theo nhu cầu. Các tour này thường
được gọi là tour độc lập (independent tour). Loại tour này không dành cho nhóm
với mục đích du lịch đại trà, mà đó chính là một sản phẩm do nhân viên tư vấn
thiết kế theo yêu cầu của khách để đáp ứng những sở thích, yêu cầu của một cá
nhân hay một tập thể bao gồm các yếu tố sau: phương tiện vận chuyển, chỗ lưu
trú, đi lại và (hoặc) việc tham quan, trong một khoảng thời gian hơn 24 tiếng, tại
những nơi ít phổ biến đối với khách du lịch đi theo đoàn. Tour du lịch này sẽ
được thiết kế theo sự đặt hàng của khách.
1.2 Lợi thế của tour trọn gói
Việc lựa chọn một chuyến đi du lịch thường được du khách cân nhắc theo
nhiều yếu tố: sở thích, điểm đến, tài chính, mục đích, mức độ an toàn…. Nhìn
chung, khách du lịch thường chọn tour trọn gói vì những lợi thế sau:
Thuận tiện: Đây là yếu tố có tác động lớn khi phải lựa chọn đối với người
đi du lịch. Tất cả những yếu tố cần thiết trong một chuyến tham quan du lịch
19
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
đều được thu xếp trước. Khi lựa chọn, nhân viên tư vấn sẽ giúp cho khách hình
dung được những dịch vụ mà họ sẽ được hưởng trong chuyến đi. Khách du lịch
không cần mất thời gian cho việc di chuyển từ sân bay đến khách sạn, không bị
nhầm lẫn khi phải tìm đường hoặc không sợ bị bỏ qua một điểm du lịch quan
trọng hoặc bị bắt bắt ép phải chấp nhận dịch vụ mà họ không muốn. Tất cả các
chi tiết của tour đã được nhân viên chuyên nghiệp chịu trách nhiệm sắp xếp, du
khách chỉ việc nghỉ ngơi, thưởng thức chuyến đi của mình.
Được thanh toán trước: Thông thường, du khách có quan điểm khi đi du
lịch cần mọi thứ gọn, nhẹ, thoải mái và đặc biệt không phải lo lắng về yếu tố tài
chính. Vì vậy, khi mua một chuyến tour trọn gói, du khách sẽ có cảm giác an
toàn về việc các dịch vụ đã được lựa chọn và thanh toán trước. Điều này làm cho
họ cảm thấy thoải mái đối với ngân quĩ của họ trong chuyến đi. Họ biết được
chính xác giá tiền của các yếu tố chính trong tour, và sẽ tránh được tình trạng hết
tiền hoặc không đủ tiền thanh toán.
Có bạn đồng hành: Các chuyến tour trọn gói cho phép du khách có cơ hội
gặp gỡ và đi du lịch cùng nhau. Đặc biệt, nếu một người đi du lịch một mình thì
tour trọn gói sẽ có thể đưa đến một cơ hội cho tình bạn và sự giao tiếp khi tham
gia. Thông thường, tour du lịch thu hút những người có cùng sở thích, thị hiếu và
vì vậy đó chính là một cơ hội tốt đối với những người có những điểm chung để
cùng đi và chia sẻ với nhau.
Tiết kiệm: Theo truyền thống, các tour trọn gói được đưa ra chào bán với
giá công bố đối với khách du lịch. Mức giá này thường thấp hơn so với khoản
chi phí mà du khách phải trả khi họ đi tự do và mua lẻ. Sức mua với số lượng
lớn của công ty du lịch, mối quan hệ trong kinh doanh cho phép họ có được
những mức giá ưu đãi, đặc biệt đối với các yếu tố cơ bản trong tour. Chính vì
vậy, du khách có thể mua một chuyến tour với giá rẻ hơn, dịch vụ tốt, đảm bảo
an toàn hơn là họ đi tới đâu thanh toán tới đó.
Tiết kiệm thời gian: Cuối cùng tour trọn gói có thể giúp khách du lịch tiết
kiệm thời gian trước chuyến tour và trong quá trình đi tour. Tất cả các yếu tố
20
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
trong chuyến đi nghỉ đã được thu xếp và có được quan tâm đầy đủ của công ty
du lịch. Điều này không chỉ đơn giản là giúp khách tận dụng được toàn bộ thời
gian trong hành trình của mình mà nó còn liên quan đến chi phí của các dịch vụ.
vì thế, các công ty du lịch thường tính toán lịch trình hợp lý để đảm bảo yếu tố
kinh tế đồng thời cũng thỏa mãn được việc tham quan và trải nghiệm điểm du
lịch của du khách .
1.3 Mục đích của chuyến tour
Quyết định lựa chọn một chuyến du lịch, khách du lịch có thể có nhiều mục
đích khác nhau với những thời điểm và yêu cầu về sản phẩm khác nhau. Mục đích
chuyến đi cơ bản có thể được khái quát như sau:
Nghỉ ngơi, thư dãn: Với mục đích này, khách du lịch sẽ tìm cho mình một
chuyến đi tương đối nhẹ nhàng và đến những điểm tham quan giúp cho họ
có thời gian tận hưởng cuộc sống và thư giãn sau những vất vả và tất bật
của công việc thường ngày.
Thăm thú cảnh đẹp: Mục đích chính của chuyến đi là tìm kiếm, khám phá
những cảnh quan mới lạ. Vì thế trong chuyến đi, khách du lịch sẽ chú
trọng vào yếu tố mới lạ về điểm đến và độ hấp dẫn của các yếu tố môi
trường tự nhiên và nhân văn.
Giáo dục: Đôi khi khó có thể tách bạch giữa việc đi du lịch và mục đích
học tập, giáo dục. Mỗi chuyến đi tới một điểm mới cũng là cơ hội học hỏi
giao lưu. Tuy nhiên, không loại trừ những chuyến du lịch có mục đích
giáo dục rõ ràng như các tour du lịch về nguồn, nghiên cứu khoa học….
Tôn giáo: Hàng năm, con người vẫn thường tụ hội về những vùng đất
được coi là linh thiêng để thể hiện tình cảm và sự ngưỡng vọng đối với
những tôn giáo mà họ sùng kính. Những chuyến đi đơn giản nhất có thể
trong một đất nước như đi lễ chùa, lớn hơn có thể là những chuyến đi
hành hương về thánh địa của những người hồi giáo…
Mạo hiểm: Yếu tố thúc đẩy việc đi du lịch chính là sự tò mò của con
người. Càng ngày, khi du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời
21
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
sống thì việc tìm đến với những miền đất mới để giúp cho sự trải nghiệm
của bản thân có ý nghĩa hơn sẽ có tính thúc đẩy nhiều hơn trong quyết
định đi du lịch. Các chương trình du lịch càng có tính mạo hiểm, thách
thức sẽ càng thu hút sự tham gia của khách du lịch.
Ngoài những mục đích trên, có thể kể đến một số những mục đích phổ biến khác như:
Giải trí và thể thao.
Sức khoẻ.
Những sở thích đặc biệt.
Những nhu cầu đặc biệt
Những sở thích chung
Những chuyến tour khuyến khích.
2.
Đặc điểm của tour du lịch trọn gói
2.1 Các yếu tố thành phần của tour du lịch trọn gói
Tour du lịch trọn gói được coi là một sản phẩm khá đặc biệt bởi tính vô
hình và tổng hợp của nó. Một tour du lịch được xây dựng và giới thiệu cho
khách du lịch lựa chọn được cấu thành từ nhiều yếu tố và sự thành công của
chuyến đi cũng được khẳng định từ sự hoàn hảo của mỗi yếu tố này.
2.1.1 Các yếu tố thành phần cơ bản
a. Vận chuyển:
Một phần thời gian không nhỏ trong các chuyến tour của khách du lịch là
dành cho việc vận chuyển. Các phương tiện vận chuyển bao gồm trong chuyến
tour thay đổi tuỳ theo địa điểm khởi hành và điểm tham quan cũng thư lịch trình
của chuyến tour. Các phương tiện thường được sử dụng là máy bay, ô tô, xe đạp,
tàu hoả, thuyền....và chúng được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp tùy thuộc vào sự
sắp xếp và địa hình của khu vực tới du lịch. Một xu hướng khá phổ biến hiện
nay là tại các các điểm tham quan, các công ty du lịch kết hợp với cộng đồng địa
phương để giới thiệu những phương tiện tham quan mới, lạ, mang tính truyền
thống và đặc biệt hạn chế viếc tác động xấu đối với môi trường nói chung. Tuy
22
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
nhiên, tuỳ thuộc vào chuyến tour, việc vận chuyển có thể được sắp xếp đa dạng
và phù hợp với đối tượng sử dụng và đặc điểm của địa phương.
b. Cơ sở lưu trú:
Một yếu tố cơ bản khác của tour du lịch trọn gói là cơ sở lưu trú. Có thể coi
đây là yếu tố phân biệt giữa các tour du lịch đơn giản trong ngày với các tour
trọn gói dài ngày. Cũng như phương tiện vận chuyển, nơi lưu trú cũng có thể
thay đổi tuỳ thuộc vào loại tour, đối tượng khách và mục đích đi du lịch…. Cơ
sở lưu trú là một trong những nhân tố quyết định trong việc đánh giá chất lượng
của chuyến đi. Các dạng cơ sở lưu trú thường được lựa chọn là khách sạn, khu
nghỉ mát, cắm trại, hoặc homestay....
c. Kế hoạch ăn:
Bữa ăn là yếu tố quan trọng của chuyến tour. Nó đảm bảo cho việc duy trì
sức khỏe của du khách đồng thời cũng giới thiệu nghệ thuật ẩm thực của địa
phương trong chuyến tour. Kế hoạch ăn của khách thường được thiết kế một
cách linh hoạt nhằm giúp cho khách có thể thích nghi với sự thay đổi giữa tập
quán của mình với những nét tinh hoa trong ẩm thực tại điểm tham quan cho
khách du lịch.
Tại các cơ sở lưu trú thường bữa sáng thường được tính trong giá phòng
của khách. Ngoài lưu ý về bữa ăn sáng, các bữa ăn khác mang tính chuyên đề
hay các buổi tiệc chiêu đãi cũng như các bữa ăn theo yêu cầu như ăn chay ăn
kiêng cần được quan tâm đặc biệt trong quá trình sắp xếp để đảm bảo về số
lượng và chất lượng của bữa ăn. Thông thường phiếu ăn (voucher, coupon) sẽ
được phát cho các thành viên của đoàn nếu ăn tại khách sạn.
2.1.2 Các thành phần khác
a. Đồ uống:
Theo thông lệ, khi tham gia vào tour du lịch, nước uống trong ngày sẽ được
phát cho khách. Ngoài ra các đồ uống có cồn như bia, rượu hay đồ uống nhẹ, nước
hoa quả và cà phê hoặc chè… không được tính trong kế hoạch ăn uống và không
được coi như một phần của chuyến tour. Loại trừ những tour du lịch được thiết kế
23
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
riêng theo yêu cầu của khách. Với những tour này, khách du lịch thanh toán trước
tất cả các khoản ăn, uống, vui chơi, giải trí cũng như vận chuyển và cơ sở lưu trú
và thường có kế hoạch ăn uống khá thoải mái (all-you-can-eat) và cũng không
giới hạn về đồ uống.
b. Tham quan cảnh đẹp kết hợp các sự kiện:
Hoạt động tham quan là yêu cầu tất yếu của chuyến đi. Tuy nhiên, việc
thiết kế cần lưu ý có sự đan xen giữa các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, tự nhiên và
văn hóa để tránh sự nhàm chán, một chiều trong hành trình. Trong quá trình đó,
công ty du lịch cũng nên có sự chuẩn bị để kết hợp với các sự kiện đặc biệt được
tổ chức tại khu vực để làm cho chuyến đi thú vị hơn. Ví dụ như đến với Hội An,
du khách sẽ có được cảm nhận tích cực hơn khi họ được tham gia vào đêm rằm
phố cổ với các hoạt động mang tính truyền thống của khu vực này.
c. Đại diện địa phương:
Một đại diện địa phương tại mỗi điểm du lịch chủ yếu đang kinh doanh là
lựa chọn mà các công ty du lịch trong và ngoài nước thường làm. Đại diện này
sẽ chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi hoạt động của công ty, đảm bảo an
toàn cho du khách, chất lượng các dịch vụ và các phương tiện cần thiết tại điểm
du lịch mà công ty du lịch đã cam kết .
d. Quản lý hành lý:
Quản lý hành lý được coi là một phần dịch vụ trong chuyến tour trọn gói,
Tuy không thực sự bắt buộc song nó lại có ảnh hưởng khá lớn trong trải nghiệm
của khách. Việc sắp xếp và vận chuyển hành lý một cách an toàn trong suốt
chuyến đi cần có sự phối hợp của lái xe, hướng dẫn và các cơ sở lưu trú, vận
chuyển và của bản thân khách du lịch.
e. Các loại thuế:
Một yếu tố khá nhạy cảm thường được các hướng dẫn viên hoặc các công
ty du lịch phổ biến cho khách du lịch khi họ tham gia vào các chương trình du
lịch đó là các loại thuế và các chính sách đặc biệt về thuế dành cho khách du lịch
khi mua sắm. Trước đây, hầu hết các sân bay đều tính thuế phục vụ sân bay
24
Giáo trình: Tour du lịch trọn gói và nghiệp vụ hướng dẫn đoàn – Khoa du lịch - Viện ĐH Mở HN
(departure or arrival tax) nhưng hiện nay nó đã được tính trong giá vé. Thuế này
có thể do nhà điều hành thanh toán hoặc được các thành viên của tour thanh
toán. Trong thời gian gần đây, một số sân bay lớn trên thế gới đã bỏ loại thuế
này như tại Singapore, Australia.... Khách du lịch có thể đọc được trong
brochure của chuyến tour về các loại thuế bao gồm trong chuyến tour. Luật pháp
ở hầu hết các quốc gia đều yêu cầu các brochure phải ghi rõ, một cách trung
thực tất cả các đặc tính được bao gồm cũng như các khoản không được tính
trong tour.
Việc tính thuế tuỳ theo qui định ở mỗi nước. Tại một số nước như Mỹ,
Canada, và một số nước Châu Âu có chính sách trả lại thuế VAT khi mua hàng
hoá và dịch vụ trong quá trình đi du lịch trên đất nước đó khi khách rời sân bay
ra khỏi nước đó. Các văn phòng hồi thuế có thể được đặt tại sân bay hoặc tại một
địa điểm dễ nhận thấy để giúp khách du lịch thanh toán một cách thuận tiện nhất.
Vì vậy, hướng dẫn viên suốt tuyến có trách nhiệm phải có trách nhiệm hướng dẫn
cho khách du lịch các qui định này để khách giữ lại các hoá đơn mua hàng có thuế
VAT và để khi rời khỏi nước họ, du khách có thể làm thủ tục với văn phòng thuế
ở cửa khẩu lấy lại phần thuế VAT mua hàng đã đóng.
g. Dịch vụ hướng dẫn:
Về cơ bản khách du lịch đều tin rằng tất cả các chuyến tour trọn gói đều
bao gồm dịch vụ hướng dẫn hoặc đại diện địa phương. Tuy nhiên, điều này cũng
không được coi là yếu tố quá quan trọng và được thu xếp khá linh hoạt tùy theo
từng đối tượng khách hàng. Nếu khách đi tour là những người khá sành sỏi và
có nhiều kinh nghiệm trong việc đi du lịch thì việc lựa chọn một hướng dẫn du
lịch không phải là vấn đề bắt buộc. Nếu khách du lịch là những người có ít
thông tin về điểm đến và có những yêu cầu nhất định về độ an toàn thì hướng
dẫn viên được coi là yếu tố không thể thiếu. Những tour có hướng dẫn viên suốt
tuyến thường được gọi là tour có hướng dẫn. Họ hoạt động, thực hiện chương
trình và đồng thời thu thập thông tin cho công ty du lịch như một giám sát để
đảm bảo chất lượng và dịch vụ được cung cấp.
25