Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm DỊCH tễ học lâm SÀNG và NHẬN xét kết QUẢ xử TRÍ dị vật TIÊU hóa QUA nội SOI ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TÌNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
LÂM SÀNG VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ XỬ TRÍ
DỊ VẬT TIÊU HÓA QUA NỘI SOI Ở TRẺ EM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TÌNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
LÂM SÀNG VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ XỬ TRÍ
DỊ VẬT TIÊU HÓA QUA NỘI SOI Ở TRẺ EM
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 60720135
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
1. TS Phan Thị Hiền
2. PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho em hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Đặc biệt em muốn gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
Hai cô giáo TS Phan Thị Hiền và PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, những
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hết lòng trong suốt thời gian em thực
hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này, đồng thời hai cô cũng là
những người đã truyền nhiệt huyết, động lực để em phấn đấu trở thành một bác
sĩ Nhi khoa có năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới khoa Nội soi, khoa Khám bệnh,
khoa Khám và điều trị 24H - bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều kiện giúp
đỡ cho em trong quá trình thu thập mẫu nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Bộ môn NhiTrường Đại học Y Hà Nội, hội đồng chấm đề cương và luận văn đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bệnh nhi và gia đình các cháu đã
hợp tác tốt, giúp em thu thập số liệu và hoàn thành nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời biết ơn chân thành tới cha mẹ, anh chị, bạn
bè, những người đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2018
Học viên

Nguyễn Văn Tình


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Văn Tình, bác sĩ nội trú khóa 41 chuyên ngành Nhi
khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, khóa học 2016-2019.
Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu và kết quả thu được trong luận văn
này là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một tài liệu nào khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin và số liệu
đưa ra.
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2018
Học viên

Nguyễn Văn Tình


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Giải phẫu và sinh lý hệ tiêu hóa................................................................3
1.1.1. Thực quản........................................................................................3
1.1.2. Dạ dày.............................................................................................5
1.1.3. Ruột non và đại tràng......................................................................5
1.2. Các loại dị vật tiêu hóa.............................................................................6
1.2.1. Dị vật tù...........................................................................................6
1.2.2. Pin dẹt..............................................................................................7
1.2.3. Vật sắc nhọn....................................................................................8
1.2.4. Nam châm.......................................................................................8
1.2.5. Polymer siêu thấm...........................................................................9

1.2.6. Bã thức ăn........................................................................................9
1.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của dị vật tiêu hóa ở trẻ em................9
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng......................................................................9
1.3.2. Cận lâm sàng.................................................................................12
1.4. Điều trị...................................................................................................14
1.4.1. Can thiệp cấp cứu..........................................................................14
1.4.2. Can thịệp cấp cứu có trì hoãn........................................................15
1.4.3. Theo dõi không can thiệp..............................................................15
1.4.4. Sơ đồ xử trí dị vật..........................................................................15
1.5. Tình hình nghiên cứu về dị vật đường tiêu hóa ở trẻ em trên thế giới và tại
Việt Nam......................................................................................................20
1.5.1. Trên thế giới..................................................................................20
1.5.2. Tại Việt Nam.................................................................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................24


2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................24
2.2.2. Cỡ mẫu..........................................................................................24
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu.................................................................24
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu........................................................25
2.2.5. Các biến số nghiên cứu.................................................................25
2.3. Cách thức tiến hành................................................................................27
2.3.1. Nội soi can thiệp dị vật..................................................................27
2.3.2. Phân tích và xử lí số liệu...............................................................31
2.3.3. Đạo đức nghiên cứu......................................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................32

3.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của dị vật tiêu hóa ở trẻ em.....................32
3.1.1. Tỷ lệ mắc dị vật tiêu hóa theo giới tính.........................................32
3.1.2. Tỷ lệ mắc dị vật tiêu hóa theo nhóm tuổi......................................33
3.1.3. Tỷ lệ mắc dị vật tiêu hóa theo địa dư............................................33
3.1.4. Các loại dị vật................................................................................34
3.1.5. Lý do vào viện...............................................................................35
3.1.6. Hoàn cảnh trẻ nuốt dị vật..............................................................36
3.1.7. Thời gian từ khi nghi ngờ nuốt dị vật đến khi vào viện................37
3.1.8. Triệu chứng lâm sàng....................................................................38
3.1.9. Liên quan giữa các biểu hiện nôn, nuốt khó, tăng tiết nước bọt với
các loại dị vật..............................................................................39
3.1.10. Liên quan giữa vị trí phát hiện dị vật với thời điểm trẻ được xác
định có dị vật tiêu hóa.................................................................41
3.1.11. Phát hiên dị vật trên Xquang.......................................................42
3.1.12. Vị trí dị vật trên Xquang tại thời điểm vào viện..........................43
3.1.13. Kích thước dị vật trên Xquang....................................................43


3.2. Kết quả xử trí dị vật tiêu hóa qua nội soi ở trẻ em....................................44
3.2.1. Xử trí dị vật tiêu hóa......................................................................44
3.2.2. Phát hiện dị vật tiêu hóa qua nội soi..............................................44
3.2.3. Vị trí dị vật trên nội soi.................................................................45
3.2.4. Tổn thương ống tiêu hóa trên nội soi............................................46
3.2.5. Phân loại tổn thương ống tiêu hóa trên nội soi..............................46
3.2.6. Thời gian từ khi nghi ngờ nuốt dị vật đến khi nội soi can thiệp....47
3.2.7. Loại dị vật nội soi can thiệp..........................................................48
3.2.8. Kích thước dị vật trên nội soi........................................................48
3.2.9. Loại dụng cụ can thiệp..................................................................49
3.2.10. Thời gian nội soi can thiệp dị vật................................................50
3.2.11. Mối liên quan giữa thời gian nội soi can thiệp và các loại dị vật 50

3.2.12. Thời gian tự đi ngoài ra dị vật.....................................................51
3.2.13. Mối liên quan giữa thời gian dị vật tự đi ra ngoài và loại dị vật. 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................53
4.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của dị vật tiêu hóa ở trẻ em.....................53
4.1.1. Tuổi................................................................................................53
4.1.2. Giới tính........................................................................................53
4.1.3. Địa dư............................................................................................54
4.1.4. Các loại dị vật tiêu hóa..................................................................54
4.1.5. Triệu chứng lâm sàng....................................................................55
4.1.6. Hình ảnh dị vật trên phim Xquang................................................57
4.2. Kết quả xử trí dị vật tiêu hóa qua nội soi ở trẻ em....................................58
4.2.1. Nội soi và can thiệp dị vật tiêu hóa...............................................58
4.2.2. Dị vật tiêu hóa tự đào thải ra ngoài...............................................66
KẾT LUẬN....................................................................................................70
KIẾN NGHỊ...................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Khoảng cách nội soi từ cung răng trên đến miệng thực quản........3

Bảng 3.1.

So sánh tỷ lệ xuất hiện triệu chứng nôn giữa các loại dị vật tiêu
hóa...............................................................................................39

Bảng 3.2.


So sánh tỷ lệ xuất hiện triệu chứng nuốt khó giữa các loại dị vật
tiêu hóa........................................................................................39

Bảng 3.3.

So sánh tỷ lệ xuất hiện triệu chứng tăng tiết nước bọt giữa các
loại dị vật tiêu hóa.......................................................................40

Bảng 3.4.

Triệu chứng lâm sàng liên quan vị trí dị vật tiêu hóa..................40

Bảng 3.5.

Liên quan giữa thời điểm phát hiện dị vật với vị trí của dị vật
trong đường tiêu hóa...................................................................41

Bảng 3.6.

Kích thước dị vật trên Xquang....................................................43

Bảng 3.7.

Phân loại tổn thương ống tiêu hóa trên nội soi...........................46

Bảng 3.8.

Kích thước dị vật trên nội soi......................................................48


Bảng 3.9.

Mối liên quan giữa thời gian can thiệp và các loại dị vật...........50

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thời gian dị vật tự ra ngoài và loại dị vật.....52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Phân bố giới tính...................................................................32

Biểu đồ 3.2.

Phân bố tỷ lệ mắc dị vật tiêu hóa theo tuổi...........................33

Biểu đồ 3.3.

Phân bố tỷ lệ mắc dị vật tiêu hóa theo địa dư......................33

Biểu đồ 3.4.

Các loại dị vật tiêu hóa..........................................................34

Biểu đồ 3.5.

Lý do vào viện......................................................................35

Biểu đồ 3.6.


Hoàn cảnh nuốt dị vật..........................................................36

Biểu đồ 3.7.

Thời gian từ khi nghi nuốt dị vật đến khi vào viện...............37

Biểu đồ 3.8.

Triệu chứng lâm sàng dị vật tiêu hóa....................................38

Biểu đồ 3.9.

Phát hiện dị vật trên Xquang.................................................42

Biểu đồ 3.10.

Vị trí dị vật trên Xquang.......................................................43

Biểu đồ 3.11.

Xử lí dị vật............................................................................44

Biểu đồ 3.12.

Xử trí dị vật phát hiện trên nội soi.......................................45

Biểu đồ 3.13.

Vị trí dị vật trên nội soi.........................................................45


Biểu đồ 3.14.

Tổn thương ống tiêu hóa trên nội soi....................................46

Biểu đồ 3.15.

Thời gian từ khi nghi ngờ nuốt dị vật đến khi nội soi can
thiệp.......................................................................................47

Biểu đồ 3.16.

Loại dị vật nội soi can thiệp..................................................48

Biểu đồ 3.17.

Loại dụng cụ can thiệp dị vật................................................49

Biểu đồ 3.18.

Thời gian nội soi can thiệp dị vật..........................................50

Biểu đồ 3.19.

Thời gian dị vật tự ra ngoài...................................................51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị vật tiêu hóa khá phổ biến và là chỉ định cấp cứu thường gặp nhất
trong nội soi tiêu hóa ở trẻ em [1]. Theo Wylle (2006) 80% các trường hợp dị
vật tiêu hóa xảy ra ở trẻ em, trong đó chủ yếu gặp ở trẻ 6 tháng -3 tuổi [2].
Theo thống kê của Hiệp hội phòng chống ngộ độ Hoa Kỳ năm 2000 trên hơn
116000 ca dị vật tiêu hóa có 75% xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi [3]. Ở người lớn, dị
vật tiêu hóa thường liên quan đến hóc xương, bã thức ăn, răng giả… [4]. Trong
khi đó ở trẻ em 98% các trường hợp dị vật tiêu hóa xảy ra do tai nạn và chủ yếu
là các đồ vật trong nhà như đồng xu, đồ chơi, trang sức, nam châm và pin [5].
Hầu hết dị vật tiêu hóa không cần can thiệp, 80-90% các dị vật được
đào thải tự nhiên ra ngoài cơ thể, 10-20% cần nội soi can thiệp và dưới 1%
các trường hợp phải phẫu thuật lấy dị vật [2]. Biểu hiện lâm sàng của dị vật
tiêu hóa thay đổi theo lứa tuổi, vị trí và loại dị vật khác nhau. Dị vật thực quản
thường biểu hiện biếng ăn, nuốt khó, chảy nước dãi, hay các triệu chứng hô
hấp như khò khè, thở rít hay ngạt thở trong khi các dị vật dạ dày – ruột hoặc
là không có triệu chứng gì hoặc biểu hiện các biến chứng nghiêm trọng như
viêm phúc mạc, áp xe ổ bụng, tắc ruột hay thủng đường tiêu hóa [6]. Dị vật
sắc nhọn có thể gây thủng thực quản, dẫn tới cổ bạnh, tràn khí trung thất [7].
Chẩn đoán dị vật tiêu hoá chủ yếu dựa vào tiền sử tiếp xúc với dị vật,
biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Chụp Xquang không chuẩn bị cho
phép xác định sự có mặt của các dị vật cản quang trong đường tiêu hoá cũng
như phát hiện biến chứng do dị vật gây ra như mức nước hơi hay khí tự do
trong ổ bụng [8]. Nội soi ống mềm là một phương pháp có giá trị trong chẩn
đoán xác định và can thiệp hiệu quả đối với dị vật tiêu hóa ở trẻ em [1].
Dị vật đường tiêu hóa ở trẻ em là vấn đề ngày càng được quan tâm và
nghiên cứu nhiều trên thế giới [6],[7],[9]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về dị


2

vật tiêu hóa ở trẻ em còn hạn chế. Trong thời gian qua, tại Khoa nội soi –

bệnh viện Nhi trung ương có nhiều trường hợp được nội soi chẩn đoán và can
thiệp thành công dị vật tiêu hóa ở trẻ em. Tuy nhiên Việt Nam còn rất ít
nghiên cứu về nội soi can thiệp dị vật tiêu hóa ở trẻ em. Để góp phần làm
sáng tỏ tình hình dị vật tiêu hóa trẻ em Việt Nam và sự cần thiết của nội soi
tiêu hóa can thiệp lấy dị vật, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả xử trí dị vật tiêu hóa qua
nội soi ở trẻ em” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của dị vật tiêu hóa ở trẻ em tại
Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Nhận xét kết quả xử trí dị vật tiêu hóa qua nội soi ở trẻ em.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu và sinh lý hệ tiêu hóa
Bộ máy tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa, ống tiêu hóa
bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và kết thúc là
hậu môn. Thành ống tiêu hóa gồm 3 lớp: niêm mạc, cơ, vỏ mô liên kết, giữa
các lớp cơ có hai đám rối thần kinh Meissner và Auerbach. Các tuyến tiêu hóa
bao gồm: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, ngoài ra còn có các tuyến nhỏ
tiết thẳng vào lòng ống tiêu hóa [10].
1.1.1. Thực quản
Thực quản ở trẻ sơ sinh có hình chóp, vách thực quản trẻ em mỏng hơn
người lớn, tổ chức đàn hồi và xơ chun chưa phát triển, lớp niêm mạc ít tổ
chức tuyến, nhiều mạch máu. Ở trẻ em mới sinh thực quản dài khoảng 8-10
cm, nhưng khi trẻ tròn 1 tuổi thì thực quản dài 12 cm, đến 5 tuổi thực quản có
thể dài 16 cm, đến 15 tuổi thực quản dài 19 cm, ở tuổi trưởng thành thực quản
dài trung bình ở phụ nữ là 23 cm, đàn ông là 25 cm. Đường kính thực quản ở

trẻ sơ sinh khoảng 5mm, nhưng đường kính này tăng gấp đôi khi trẻ 1 tuổi và
khi trẻ 5 tuổi có đường kính là 15 mm, ở người trưởng thành đường kính
khoảng 20mm nhưng có thể giãn ra đến 30mm [11].
Bảng 1.1. Khoảng cách nội soi từ cung răng trên đến miệng thực quản [12]
Tuổi
Sơ sinh 1
Cung răng Miệng thực 7cm
9cm
quản

3

6

10

14

Người lớn

10cm 11cm 12cm 14cm 16cm

1.1.1.1. Các đoạn thực quản và liên quan giải phẫu:
- Đoạn thực quản cổ giới hạn: Từ miệng thực quản ngang mức C6. Liên


4

quan của thực quản cổ: Phía trước thực quản là khí quản và ở giữa là tổ chức
liên kết lỏng lẻo chứa thần kinh thanh quản quặt ngược, phía sau thực quản

liên quan với cột sống cổ qua lớp mô tế bào lỏng lẻo và cân trước sống. Ở hai
bên có tuyến giáp và bó mạch thần kinh cảnh [10],[13].
- Đoạn thực quản ngực giới hạn: Từ D1 đến D10, lúc đầu thực quản đi
qua trung thất trên rồi sau đó qua trung thất sau, ngang mức D5 thì rời xa cột
sống đi ra trước và sang trái tới lỗ thực quản cơ hoành. Liên quan của thực
quản ngực: phía trước với khí quản, chỗ phân đôi của khí quản và phế quản
gốc trái. Phía sau có các đốt sống ngực, ống ngực, tĩnh mạch đơn. Bên trái có
cung động mạch chủ bắt chéo thực quản ngang mức D4, dây thần kinh thanh
quản quặt ngược trái, động mạch dưới đòn trái, ống ngực và màng phổi trung
thất trái. Bên phải thực quản liên quan màng phổi trung thất phải và cung tĩnh
mạch đơn. Ở các cuống phổi dây thần kinh lang thang tạo nên một đám rối
trên bề mặt thực quản, thần kinh lang thang trái nằm trước, thần kinh lang
thang phải nằm sau.
- Đoạn thực quản bụng: Thực quản đi qua cơ hoành vào bụng ở ngang
mức D10. Thực quản nằm trong rãnh thực quản ở mặt sau thùy trái của gan và
được phúc mạc che phủ ở mặt trước và bờ trái, mặt sau tiếp xúc với trụ trái
của cơ hoành, bờ phải liên tiếp với bờ cong nhỏ của dạ dày, trong khi bờ trái
ngăn các với đáy vị bởi khuyết tâm vị. Thực quản tận cùng tại lỗ tâm vị ở
ngang mức D11[10],[13].
Thực quản có 5 chỗ thắt hẹp tự nhiên [10],[13]
- Hẹp nhẫn hầu hay hẹp miệng thực quản: đây là chỗ hẹp nhất của thực
quản nên dị vật thường mắc ở đây.
- Điểm hẹp quai động mạch chủ: do động mạch chủ đè vào sườn trái của
thực quản.
- Điểm hẹp phế quản gốc trái: phế quản gốc trái bắt chéo trước thực quản
ngang D5.


5


- Điểm hẹp hoành: nơi thực quản chui qua cơ hoành ngang D10.
- Điểm hẹp tâm vị.
Dị vật thực quản có xu hướng nằm tại những vị trí hẹp sinh lý [7],[14].
Trong một nghiên cứu trên 555 trẻ bị dị vật thực quản, Little nhận thấy 73%
dị vật nằm ở thực quản đoạn 1/3 trên [15]. Trường hợp dị vật mắc ở giữa thực
quản, hay nghẹn bã thức ăn gợi ý có bệnh thực quản kèm theo như phù nề do
viêm hay hẹp thực quản. Trẻ có tiền sử mổ thực quản trước đó hay dị tật bẩm
sinh (như rò khí quản thực quản) làm tăng nguy cơ tắc nghẽn [16],[17].
1.1.2. Dạ dày
Dạ dày là đoạn giữa của ống tiêu hóa, là khúc phình to nhất của ống
tiêu hóa và về giải phẫu chia làm 3 vùng: vùng đáy, vùng thân và vùng hang.
Chỗ nối giữa thực quản và dạ dày gọi là tâm vị, chỗ nối giữa dạ dày và tá
tràng gọi là môn vị [10]. Trong một nghiên cứu trên 168 trẻ nuốt dị vật đồng
xu, tác giả Waltzman ghi nhận 2/3 dị vật nằm ở vị trí dạ dày tại thời điểm
chụp Xquang đầu tiên [18]
1.1.3. Ruột non và đại tràng
Ruột non gồm tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Đoạn đầu của tá tràng là
hành tá tràng dễ bị loét vì thường xuyên chịu sự tấn công của HCl từ dạ dày đưa
xuống. Dây chằng Treitz là ranh giới giữa tá tràng và hỗng tràng. Sự phân chia
hỗng tràng và hồi tràng chỉ mang tính quy ước vì thực tế không có ranh giới giải
phẫu giữa hai đoạn này. Niêm mạc ruột non chứa những hạch bạch huyết đơn độc,
nhưng ở hồi tràng các hạch bạch huyết tập trung thành từng đám gọi là mảng
Payer. Ở ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch tụy, mật và dịch ruột [10],[19].
Đại tràng đóng vai trò quan trọng để tái hấp thu nước. Chức năng tái
hấp thu nước hoàn thiện như người lớn vào cuối năm thứ nhất, co bóp nhu
động đại tràng khoảng 3 nhu động/ phút. Sau khi sinh cơ thắt trong và ngoài
hậu môn đã biệt hóa, phản xạ đại tiện đã hoàn thiện [19]. Các tác giả trên thế


6


giới đã mô tả các biến chứng dị vật ruột non đại tràng như tắc ruột, thủng
ruột, xoắn ruột [20],[21].
1.2. Các loại dị vật tiêu hóa
Dị vật tiêu hóa thường gặp bao gồm đồng xu, pin dẹt, đồ chơi, bộ phận
của đồ chơi, nam châm, kim băng, đinh vít, viên bi, xương, và bã thức ăn
[22],[18],[23]. Dị vật tiêu hóa được chia thành các nhóm chính sau:
1.2.1. Dị vật tù
Đồng xu là dị vật tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em, theo Wyllie (2006)
khoảng 80% dị vật tiêu hóa được phát hiện ở trẻ em là đồng xu [2],[24],[25].
Little nghiên cứu dị vật thực quản nhận thấy 88% dị vật là đồng xu [15]. Một
tỷ lệ nhỏ dị vật đồng xu mắc lại ở thực quản và có thể gây các biến chứng
nghiêm trọng như viêm phổi hít [18]. Khoảng 2/3 các trường hợp nằm trong
dạ dày tại thời điểm chụp Xquang đầu tiên [18],[26]. Không những Xquang
giúp chẩn đoán dị vật cản quang mà còn có thể phân biệt dị vật pin dẹt và
đồng xu dựa vào hình ảnh đôi bờ. Khi dị vật đồng xu mắc ở thực quản mà
không có biểu hiện lâm sàng, trẻ có thể được theo dõi 24 giờ sau nuốt. Trong
những trẻ này 20-30% đồng xu sẽ trôi xuống dạ dày và hầu hết được thải ra
ngoài sau 1 đến 2 tuần [9],[16]. Những trường hợp này cần kiểm tra vị trí dị
vật một lần/tuần. Cần nội soi can thiệp dị vật đồng xu thực quản nếu tồn tại
sau 24 giờ hoặc bất kỳ dị vật thực quản nào gây ra triệu chứng (như tắc
nghẽn, đau ngực, nôn, hay sốt) hoặc không biết chính xác thời gian nuốt dị
vật hoặc dị vật đồng xu tồn tại trong dạ dày trên 4 tuần [2],[16]. Dị vật dài và
tù như bàn chải đánh răng, pin, và thìa, thường được nuốt bởi trẻ lớn, trẻ vị
thành niên hay người lớn. Thái độ xử trí phụ thuộc vào kích thước và bản chất
của dị vật. Những dị vật có độ dài hơn 6 cm không thể qua dạ dày, cần được
can thiệp [9],[27]. Dị vật có độ dài trung gian (5-6 cm) có thể vượt qua dạ dày
nhưng 50% mắc tại ruột non [27], do đó những trường hợp này cũng cần can



7

thiệp lấy bỏ ngay khi dị vật ở dạ dày. Nếu dị vật đã ở ruột non cần theo dõi sát
bằng chụp Xquang nhiều lần và cân nhắc phẫu thuật khi dị vật không được
thải ra ngoài [16].
Các dị vật tù là các đồ vật có chứa chì như cục chì lưới đánh cá, đạn
bắn chim, một số đồ chơi hay huy chương, có thể gây ra ngộ độc chì cấp sau
khi nuốt các vật này và có nguy cơ gây tử vong. Các báo cáo cho thấy nồng
độ chì tăng rõ sau khi nuốt di vật 90 phút nhờ môi trường acid trong dạ dày ăn
mòn kim loại [28],[29]. Triệu chứng ngộ độc chì có thể không đặc hiệu như li
bì và nôn. Khi nghi ngờ dị vật chứa chì cần nội soi sớm nhất có thể và điều trị
thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm sự ăn mòn chì. Viên nang nội soi
tiêu hóa đôi khi bị mắc trong đường tiêu hóa, biến chứng này phổ biến hơn ở
trẻ bệnh lý gây hẹp loét ống tiêu hóa trước đó [30] và có thể cần nội soi hay
phẫu thuật để lấy dị vật ra ngoài [31],[32].
1.2.2. Pin dẹt
Dị vật tiêu hóa pin dẹt là một cấp cứu y khoa. Tình trạng nuốt pin dẹt
hay pin dạng đĩa đang gia tăng do việc sử dụng trong các dụng cụ gia dụng và
đồ chơi dùng điện ngày càng phổ biến. Dị vật pin dẹt thường gây các tai biến
nặng như hoại tử, bỏng, loét hay rò thực quản xảy ra khoảng 3% các trường
hợp dị vật này [33]. Thành thực quản phẳng tiếp xúc với cả hai điện cực của
pin dẫn tới tình trạng hoại tử và loét thực quản nhanh chóng. Cơ chế gây tổn
thương của dị vật pin tại thực quản khá phức tạp. Pin dẹt mắc tại thực quản có
thể gây bỏng thực quản nặng chỉ sau 2 giờ. Khi pin nằm tại thực quản chúng
không chỉ tạo ra dòng điện phân bên ngoài làm thủy phân lỏng mô và tạo
hydroxit ở cực âm có thể gây loét sau một vài giờ và rò thủng sau 8 giờ mà
còn có thể đè ép gây tình trạng thiểu dưỡng tại chỗ. Mặt khác tình trạng rò rỉ
chất ăn mòn trong viên pin gây tổn thương đường tiêu hóa như kim loại nặng
(thủy ngân, bạc, lithium), kiềm mạnh (NaOH, KOH) [34].
Rò thực khí quản có thể xảy ra trong 9 ngày sau khi gắp bỏ pin dẹt, và



8

biến chứng nguy hiểm gây tử vong là rò vào mạch máu có thể xảy ra sau 18
ngày gắp bỏ pin [35]. Những trường hợp dị vật pin ở thực quản có nguy cơ
gây xuất huyết cần theo dõi sát trong 21 ngày sau gắp bỏ pin [16]. Cũng như
đồng xu, pin dẹt dễ dàng qua thực quản xuống dạ dày [23],[27],[33]. Dị vật
pin dẹt ở dạ dày phụ thuộc vào kích thước và lứa tuổi mà theo dõi và nội soi
gắp trong 24- 48 giờ hay để di vật tự đào thải ra ngoài cơ thể [16],[35]. Tuy
nhiên theo Lee và cộng sự, cần nội soi gắp bỏ dị vật pin dẹt ở dạ dày sớm nhất
có thể dù bệnh nhân không có triệu chứng gì [36].
1.2.3. Vật sắc nhọn
Dị vật tiêu hóa là các vật sắc nhọn thường gặp nhất là kẹp giấy, kim, và
xương cá, chiếm 10-15% dị vật tiêu hóa [16]. Tỷ lệ dị vật sắc nhọn gây thủng
đường tiêu hóa từ 15-35% [2]. Khi dị vật ở hạ họng có thể gây áp xe sau họng
[5], dị vật tăm và xương có khả năng gây thủng ống tiêu hóa [12].
1.2.4. Nam châm
Nam châm trở thành yếu tố nguy cơ dị vật tiêu hóa ở trẻ em khi tình
trạng sử dụng nam châm nhỏ trong đồ chơi và đồ gia dụng ngày càng tăng
[37],[38],[39]. Những viên nam châm năng lượng cao chứa neodymium
ngày càng được dùng nhiều trong vật gia dụng, đồ giải trí (như buckyballs)
chứa hơn 200 viên nam châm nhỏ, hình khối hay hình trụ. Mặc dù các vật
dụng này được sản xuất cho người lớn nhưng có thể xảy ra tai nạn nuốt dị
vật ở trẻ em. Một số trẻ chậm phát triển tinh thần hay tự kỷ bị biến chứng do
nuốt cùng lúc nhiều viên nam châm [37],[40]. Một số trường hợp, trẻ lớn có
thể vô ý nuốt những viên nam châm này khi bắt chước xuyên qua lưỡi [20].
Hai hay nhiều viên nam châm sau khi nuốt thời điểm khác nhau có thể hút
nhau qua thành ruột dẫn tới hoại tử áp lực, rò, xoắn ruột, thủng, nhiễm
khuẩn hay tắc ruột [20].

Khi nghi ngờ nuốt dị vật nam châm bệnh nhân cần được chụp Xquang


9

cổ và bụng hai tư thế thẳng nghiêng để xác định chẩn đoán ngay. Hầu hết
trường hợp Xquang không thể phát hiện thành ruột có bị đè ép hay không dù
những viên nam châm hút nhau và có khoảng trống nhỏ giữa chúng. Điều trị
phụ thuộc vào số lượng, vị trí, loại nam châm và thời gian nuốt [16].
1.2.5. Polymer siêu thấm
Đồ chơi và vật dụng làm từ polymer siêu thấm có nguy cơ gây tắc ruột
nếu nuốt phải [41]. Những sản phẩm này có thể phồng to gấp 30-60 lần nếu
được hấp thụ nước [16], vì vậy cần lấy bỏ ngay lập tức. Những dị vật này
không cản quang, do vậy Xquang không chuẩn bị không có giá trị để chẩn
đoán và theo dõi. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể phát hiện dị vật sau khi
uống một ít thuốc cản quang. Nếu dị vật đã qua dạ dày, bệnh nhân cần được
theo dõi sát triệu chứng tắc ruột.
1.2.6. Bã thức ăn (Bezoars)
Đây là loại dị vật hiếm gặp hơn các dị vật khác, có thể gây ra các triệu
chứng không đặc hiệu như đau bụng, nôn và thường được phát hiện tình cờ
khi bệnh nhân được nội soi đường tiêu hóa trên hay sử dụng các phương pháp
chẩn đoán hình ảnh khác. Bezoar có thể chứa các loại thành phần như thức ăn
(phytobezoars), tóc (trichobezoars), thuốc (pharmacobezoars) hay các chất
khác [9]. Trên lâm sàng có thể sờ thấy khối trong ổ bụng.
1.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của dị vật tiêu hóa ở trẻ em
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng dị vật tiêu hóa khá đa dạng, tùy thuộc vào lứa
tuổi, vị trí và loại dị vật. Hầu hết trẻ bị dị vật thực quản được mang tới trung
tâm y tế bởi bố mẹ trẻ sau khi nhìn thấy trẻ nuốt dị vật hay trẻ thông báo với
họ [2],[7],[14],[42]. Arana và cộng sự nghiên cứu trên 325 trẻ có dị vật thực

quản, chỉ một nửa số trẻ biểu hiện triệu chứng khi nuốt dị vật, như đau sau
xương ức, tím, hoặc nuốt khó, nhiều trường hợp triệu chứng chỉ thoáng qua


10

[5]. Triệu chứng lâm sàng thường liên quan vị trí của dị vật tiêu hóa:
1.3.1.1. Dị vật tại thực quản
Trẻ bị dị vật thực quản có thể không có triệu chứng, hay có thể biểu hiện
biếng ăn, nuốt khó, chảy nước dãi, hay các triệu chứng hô hấp như khò khè,
thở rít hay ngạt thở. Trẻ lớn có thể mô tả cảm giác mắc dị vật ở vùng cổ hay
ngực dưới. Trẻ có biểu hiện đau sau xương ức nhiều thường có loét thực quản
khi nội soi, đặc biệt dị vật tồn tại từ sau 72 giờ, hoặc phát hiện tình cờ khi
chụp Xquang ngực [43].
Dị vật thực quản kéo dài có thể gây sút cân hoặc viêm phổi hít phải. Dị
vật có thể gây tổn thương niêm mạc và gây hẹp, hoặc ăn mòn thành thực
quản, gây rò vào khí quản hoặc các tổ chức xung quanh. Vật nhọn có thể gây
thủng thực quản, dẫn tới cổ bạnh, tràn khí trung thất [7]. Rò vào động mạch
chủ gây xuất huyết tiêu hóa đe dọa tính mạng [44],[45]. Little và cộng sự
(2006) nghiên cứu trên 555 trẻ dị vật thực quản nhận thấy triệu chứng lâm
sàng phổ biến nhất là nuốt khó (37%) và tăng tiết nước bọt (31%) [15].
- Nuốt khó (dysphagia) là tình trạng khó khăn khi nuốt, được chia thành
nuốt khó ở họng và nuốt khó ở thực quản. Nuốt khó ở họng là tình trạng
khó khăn khi đưa thức ăn từ miệng xuống thực quản. Biến chứng nguy
hiểm nhất của nuốt khó ở họng là sặc thức ăn vào đường thở đe dọa tính
mạng. Nuốt khó ở thực quản là tình trạng khó khăn khi đưa thức ăn qua
thực quản, tình trạng này có thể do nguyên nhân thần kinh cơ hay tắc
nghẽn cơ học. Những rối loạn nhu động tiên phát gây nuốt khó ở trẻ em rất
hiếm gặp. Theo các nghiên cứu trên thế giới, nuốt khó chiếm 25%- 45% ở
trẻ phát triển bình thường, 30%- 80% ở trẻ rối loạn phát triển. Tỷ lệ này

ngày càng tăng do tỷ lệ trẻ đẻ non, đẻ thấp cân và phối hợp với các bệnh
khác được cứu sống tăng lên [46],[47]. Nhận định dấu hiệu nuốt khó ở trẻ
em tương đối khó khăn. Đa số trẻ có biểu hiện nuốt khó với các thức ăn


11

rắn tuy nhiên một số trường hợp trẻ có thể nuốt khó với cả các thức ăn
lỏng. Nuốt khó là triệu chứng hay gặp ở trẻ bị dị vật thực quản [14].
- Nghẹn thức ăn (food impactions) là triệu chứng gặp do dị vật mắc tại thực
quản. Một số trường hợp cần ăn thêm một lượng thức ăn để có thể đẩy dị
vật vượt qua, một số khác phải dùng thuốc hay nội soi lấy dị vật. Theo
Hurtado (2011) trong các trẻ em có biểu hiện tắc dị vật thực quản cấp tính,
thức ăn chỉ chiếm 10%, điều này có thể do thức ăn đã được nghiền nhỏ,
trộn nước bọt ở miệng trước khi nuốt [48].
- Nuốt đau (odynophagia) là tình trạng đau khi nuốt, nguyên nhân có thể ở
miệng, họng hay thực quản. Nuốt đau là biểu hiện thường được ghi nhận ở
những trẻ bị viêm loét miệng họng, áp xe vùng hầu họng, bỏng thực quản
do hóa chất hay viêm, hẹp thực quản ở bệnh nhân trào ngược. Ngoài ra,
biểu hiện này còn gặp trong dị vật thực quản [15].
- Tăng tiết nước bọt (drooling) là hiện tượng chảy nước bọt không tự chủ
từ miệng. Chảy nước bọt do nhiều nguyên nhân như cường tuyến nước
bọt, rối loạn chức năng nuốt, tổn thương thần kinh trung ương và cơ, thiểu
năng trí tuệ hay các tổn thương thực quản [49]. Trường hợp dị vật thực
quản trên gây tắc nghẽn có thể tăng tiết nước bọt do bệnh nhân không có
khả năng nuốt nước bọt hoặc do đau dẫn đến nước bọt chảy tự nhiên qua
miệng [15].
- Đau ngực là triệu chứng phổ biến ở trẻ, hầu hết lành tính nhưng nó có thể
ảnh hưởng đến các hoạt động và học tập của trẻ, làm trẻ và bố mẹ lo lắng.
Đau ngực có thể do bệnh tiêu hóa như dị vật thực quản, trào ngược dạ dày

thực quản, bệnh dạ dày, ruột, đường mật và tụy [43].
Khi tiếp cận một trẻ nghi ngờ dị vật tiêu hoá tại thực quản, trước tiên cần
khám đánh giá đường thở và kiểu thở. Khám vùng cổ có thể phát hiện sưng,
đỏ hay tràn khí dưới da gợi ý thủng thực quản và cần hội chẩn ngoại khoa
[50]. Khám hô hấp có thể phát hiện dấu hiệu thở rít thì hít vào, khò khè thở ra,


12

gợi ý dị vật thực quản chèn ép khí quản hoặc dị vật hô hấp.
1.3.1.2. Dị vật tại dạ dày và ruột
Dị vật trong dạ dày thường không có triệu chứng lâm sàng, trừ khi dị vật
đủ lớn gây tắc môn vị, trẻ biểu hiện nôn không có dịch mật, chướng thượng vị
và/hoặc biếng ăn [51]. Đôi khi, dị vật nằm trong đoạn xa đường tiêu hóa gây
biến chứng muộn. Betz (2004) đã mô tả một trường hợp trẻ 2 tuổi bị viêm
ruột thừa do đồng xu ở manh tràng [52]. Nghiên cứu của Lowry (1993) mô tả
những trường hợp áp xe gan sinh mủ do dị vật sắc nhọn di chuyển từ đường
tiêu hóa tới gan [53], Green (1994) đã báo cáo những trường hợp dị vật trong
ruột thừa gây viêm ruột thừa nhiều năm sau [54], Cross (2007) mô tả trường
hợp thủng hồi tràng do đá sỏi [21].
Nôn là hiện tượng thức ăn chứa đựng trong dạ dày hoặc ruột bị đẩy ra
ngoài một cách tùy ý hay không, do sự co bóp cơ trơn dạ dày ruột kèm theo
sự co thắt của các cơ vân thành bụng. Nôn là một triệu chứng hay gặp, nhất là
trẻ nhỏ. Nôn có thể do nguyên nhân tiêu hóa hoặc ngoài tiêu hóa [11]. Đây
cũng là một biểu hiện có thể gặp trong dị vật tắc nghẽn.
Khám bụng có thể thấy dấu hiệu của tắc ruột hay thủng ruột, những
trường hợp này cần kết hợp chẩn đoán hình ảnh và hội chẩn ngoại khoa [16].
1.3.2. Cận lâm sàng
1.3.2.1. Chụp Xquang
Tất cả bệnh nhân nghi ngờ di vật tiêu hóa cần chụp Xquang hai tư thế

(thẳng và nghiêng) vùng cổ, ngực và bụng [5],[7],[55]. Chụp Xquang cũng
được thực hiện dù dị vật không cản quang, giúp đánh giá khả năng nuốt dị vật
khác hay phát hiện bằng chứng gián tiếp của dị vật không cản quang như mức
nước hơi hay khí tự do trong ổ bụng. Dị vật dẹt (như đồng xu hay những viên
bin dạng đĩa) thường có xu hướng nằm trong mặt phẳng đứng ngang, phát
hiện dị vật tròn trên phim Xquang thẳng (hình 1.1) nhưng Xquang nghiêng


13

(mặt phẳng đứng dọc) có thể giúp phân biệt dị vật nằm trong khí quản.
Xquang nghiêng có thể phát hiện nhiều dị vật như đồng xu chồng lên nhau.
Xquang thông thường có thể không phát hiện đồ chơi nhựa hay gỗ, dị vật kim
loại mỏng và nhiều loại xương. Arana và cộng sự nghiên cứu trên 325 trẻ bị dị
vật tiêu hóa, chỉ 64% trường hợp phát hiện dị vật trên Xquang [5],[27]. Trên
Xquang dựa vào hình ảnh đôi bờ giúp phân biệt dị vật pin dạng đĩa và đồng
xu. Điều này rất quan trọng vì dị vật pin cần can thiệp ngay còn đồng xu có
thể gắp bỏ hoặc theo dõi quá trình dị vật tự đào thải ra ngoài [8].

Hình 1.1. Hình ảnh Xquang dị vật đồng xu thực quản [37]
Khi Xquang không chuẩn bị không phát hiện được dị vật hay bất
thường, cần xét nghiệm chẩn đoán sâu hơn phụ thuộc từng bệnh nhân và
loại dị vật nghi ngờ:
+ Bệnh nhân có triệu chứng hoặc dị vật nghi ngờ gây bất cứ nguy
hiểm gì (chiều rộng >2 cm, chiều dài > 5 cm), hoặc người chăm sóc
trẻ không biết loại dị vật, cần chụp cắt lớp vi tính (CT) dựng hình 3
chiều [7],[56]. Chụp cộng hưởng từ (MRI) hữu ích khi phát hiện dị
vật thấu xạ nhưng chống chỉ định khi dị vật là kim loại. Chụp CT,
MRI còn đánh giá tổ chức xung quanh dị vật.
+ Không cần chụp CT hoặc MRI nếu bệnh nhân hoàn toàn không có

triệu chứng và người chăm sóc biết chính xác loại dị vật và dị vật đó


14

lành tính (nhỏ <2 cm), không sắc hay dài, và không phải là pin hay
nam châm. Trường hợp này có thể cho bệnh nhân xuất viện sau khi
theo dõi ở một trung tâm y tế, bệnh nhân hoàn toàn không có triệu
chứng và có thể ăn uống bình thường.
+ Siêu âm cũng có thể phát hiện vị trí và bản chất dị vật ở thực quản
hay dạ dày [57].
Cần tránh chụp Xquang có thuốc cản quang nếu có thể mặc dù xét
nghiệm này có thể phát hiện dị vật vì thuốc cản quang barit có thể gây khó
phát hiện dị vật khi nội soi sau đó. Ngoài ra, bệnh nhân có thể hít phải thuốc
cản quang nếu tắc nghẽn thực quản. Do đó, nội soi được ưu dùng hơn khi
Xquang thường không phát hiện bất thường [7],[27].
1.3.2.2. Nội soi thực quản dạ dày
Nội soi thực quản dạ dày có giá trị trong phát hiện vị trí dị vật ở đường
tiêu hóa trên, hình dáng, loại dị vật, đồng thời có thể can thiệp gắp dị vật. Đây
là phương pháp có giá trị chẩn đoán xác định, quan sát trực tiếp và đánh giá
tổn thương ống tiêu hóa do dị vật gây ra [8].
1.4. Điều trị
1.4.1. Can thiệp cấp cứu
Can thiệp cấp cứu như nội soi gắp dị vật hay phẫu thuật, hay kĩ thuật
khác được chỉ định khi dị vật có một trong các đặc điểm sau:
-Dị vật sắc nhọn có khả năng đâm xuyên.
-Dị vật pin, nam châm.
-Dị vật thực quản gây tắc nghẽn gần như hoàn toàn (bệnh nhân không thể
nuốt chất lỏng).
-Dị vật dạ dày có đường kính ≥20mm và/hoặc chiều dài ≥50mm.

-Dị vật polymer ở thực quản hay dạ dày hấp thụ cao.


15

-Dị vật gây ra triệu chứng lâm sàng viêm hoặc tắc ống tiêu hóa như nôn,
nuốt đau, nuốt khó, tăng tiết nước bọt, đau bụng, sốt.
-Dị vật ở thực quản và nghi ngờ xảy ra quá 24 giờ hoặc không rõ thời
điểm nuốt dị vật [7],[9],[16],[27].
1.4.2. Can thịệp cấp cứu có trì hoãn
- Chỉ định:
+ Dị vật tù tồn tại ở dạ dày quá 4 tuần
+ Dị vật tù tồn tại ở thực quản quá 24 giờ [16].
- Tùy theo tổn thương tổ chức do dị vật gây ra sau can thiệp:
+ Loét ống tiêu hóa: thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong 14 ngày.
+ Loét và thủng ống tiêu hóa: Nhịn ăn ít nhất 24 giờ, kháng sinh,
truyền dịch, PPI, mời bác sĩ ngoại khoa hội chẩn, chụp Xquang, siêu
âm, cắt lớp vi tính tùy theo từng tổn thương và bệnh nhân cụ thể
+ Tùy theo tổn thương mà cân nhắc nội soi kiểm tra lại, nếu loét nội
soi kiểm tra sau 4 tuần [16].
1.4.3. Theo dõi không can thiệp
- Chỉ định:Dị vật không thuộc nhóm cần nội soi can thiệp cấp cứu và can
thiệp có trì hoãn.
- Bệnh nhân được theo dõi ngoại trú tùy theo loại dị vật. Nếu bệnh nhân
biểu hiện triệu chứng lâm sàng viêm hoặc tắc ống tiêu hóa thì nội soi can
thiệp [16].
1.4.4. Sơ đồ xử trí dị vật
Tùy theo loại dị vật, lứa tuổi, thời gian nuốt dị vật mà có can thiệp và
xử trí phù hợp.



16

1.4.4.1. Xử lí dị vật sắc nhọn
Dị vật sắc nhọn

Không cản quang

Cản quang

Thực quản

Ruột non

Dạ dày

Có triệu chứng
hoặc mới phát
hiện nuốt dị vật

Không triệu
chứng
Nội soi
can thiệp
cấp cứu

Nội soi can
thiệp trừ khi dị
vật ngắn đầu
hơi tù


Triệu
chứng

Theo dõi lâm sàng,
Xquang nhiều lần

Nội soi hay
mổ lấy dị vật

Nội soi hoặc mổ lấy
dị vật nếu xuất hiện
triệu chứng hoặc dị
vật tồn tại cùng một
vị trí

Nội soi cấp
cứu đánh giá
và can thiệp

Bằng
chứng dị
vật nội soi
can thiệp

> 3 ngày

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ xử trí dị vật sắc, nhọn [16]

Không triệu

chứng hoặc
không phát hiện
nuốt dị vật hoặc
đến muộn

Cân nhắc CT,
siêu âm, MRI
hoặc chụp thực
quản cản quang

Không phát
hiện dị vật
theo dõi sát
lâm sàng,
đánh giá lại
nếu xuất hiện
triệu chứng


×