Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ KIỂM SOÁT sâu RĂNG sữa của sản PHẨM SILVER DIAMINE FLUORIDE 38% TRÊN TRẺ EM 4 6 TUỔI và sự CHẤP NHẬN của CHA mẹ tại hà nội năm 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.57 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT SÂU RĂNG SỮA
CỦA SẢN PHẨM SILVER DIAMINE FLUORIDE 38%
TRÊN TRẺ EM 4 -6 TUỔI VÀ SỰ CHẤP NHẬN CỦA
CHA MẸ TẠI HÀ NỘI NĂM 2019-2020

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT SÂU RĂNG SỮA
CỦA SẢN PHẨM SILVER DIAMINE FLUORIDE 38%
TRÊN TRẺ EM 4-6 TUỔI VÀ SỰ CHẤP NHẬN CỦA
CHA MẸ TẠI HÀ NỘI NĂM 2019-2020
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt


Mã số

: CK62722815

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Mỹ Hạnh
PGS.TS. Ngô Văn Toàn

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

BẢN CAM KẾT
Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên lớp : CK II khóa 32 chuyên ngành Răng hàm mặt
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong đề cương luận văn này là của tôi,
không có sự sao chép của người khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CFSS-DS

: Children’s fear Survey Schedule – Dental Subscale

HD

: Hàm dưới

HT

: Hàm trên

ICCMS

: International Caries Classification and Management System

ICDAS

: International Caries Detection and Assessment System

SDF

: Silver Diamine Fluoride

SR


: Sâu răng

VF

: Vecni Fluoride

OHI

: Oral Hygiene Index

DI

: Debris Index


AAPD

: American Academy of Pediatric Dentistry

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiểm soát sâu răng sữa ở trẻ em cho tới nay vẫn luôn là một thách thức

đối với toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe trên thế giới đặc biệt là chuyên
ngành Răng trẻ em. Sâu răng sữa là một bệnh rất phổ biến. Theo điều tra sức
khỏe răng miệng trên toàn quốc năm 2002 của Trần Văn Trường, tỷ lệ sâu
răng sữa ở trẻ em 6 tuổi là 83,7% [58], trong số đó chỉ có khoảng 4 % trẻ
được điều trị. Trương Mạnh Dũng và cộng sự (2011) nghiên cứu cắt ngang
7.775 trẻ 4 - 8 tuổi tại 5 tỉnh thành Việt Nam ghi nhận 81,4% sâu răng sữa [57].
Các phương pháp hàn răng truyền thống đều có giá thành tương đối cao, yêu
cầu trang thiết bị nha khoa phức tạp, một đội ngũ nhân viên y tế phải được
đào tạo bài bản, cần sự phối hợp tốt của trẻ hoặc phải làm dưới gây mê toàn
thân rất tốn kém phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố nguy cơ. Một phương
pháp thay thế nhằm điều trị sâu răng một cách hiệu quả nhưng đơn giản, dễ
dàng, rẻ tiền là rất cần thiết đặc biệt là ở những khu vực mà khả năng tiếp cận
các dịch vụ nha khoa của người dân còn hạn chế. SDF 38% ( Silver Diamine
Fluoride: Ag(NH3)2F) là một hóa chất dùng tại chỗ không màu chứa 28.8%
bạc và 5,0-5,9% Fluoride. Các ion bạc và fluoride sẽ xuyên thấu vào men
răng khoảng 25 micron và vào ngà răng 50-200 micron. Fluoride thúc đẩy tự
tái tạo khoáng chất, còn bạc sẽ hỗ trợ cho hoạt động khử vi khuẩn. Các
thương tổn bị chặn đứng bởi SDF có độ dày 150 micron. Việc áp dụng SDF 1
lần / năm giúp phòng ngừa sâu răng tốt hơn so với áp dụng fluoride vecni 4
lần một năm ở cả trẻ em và người già. Tỷ lệ tổn thương được chặn đứng
ngừng tiến triển tại thời điểm 6 tháng sau sử dụng SDF 38 % bôi 1 lần duy
nhất là 76 % .
-

SDF 38% đã được sử dụng trên 80 năm tại Nhật trong điều trị nhạy cảm ngà
và ức chế sâu răng.


8


-

Vào tháng 8/2014 Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt
cho phép lưu hành sản phẩm SDF trên thị trường và đến tháng 4/2015 đã có

-

thể mua mặt hàng này tại Mỹ.
Tại Việt Nam, SDF 38% chỉ mới được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2017
và hiện tại vẫn chưa được nhiều nha sĩ biết đến và sử dụng.
Sử dụng SDF 38% là một phương pháp điều trị không xâm lấn, thực hiện
đơn giản dễ dàng, không đòi hỏi nhân lực đào tạo đặc biệt với chi phí điều trị
đặc biệt thấp. Tuy nhiên màu tối xuất hiện ngay sau bôi SDF và tồn tại vĩnh
viễn trên tổn thương có thể khiến trẻ và người chăm sóc trẻ chưa đánh giá cao
hiệu quả của vật liệu tuyệt vời này. Trong khi đó, vecni Fluoride – chế phẩm
Fluoride bôi tại chỗ đang được các nha sĩ sử dụng rộng rãi nhất hiện nay,
không gây đổi màu trên răng và có thể ngăn chặn 63,6% các tổn thương sâu
men sớm – nhưng hoàn toàn không ngăn chặn được sự tiến triển của các tổn
thương sâu răng đã tạo thành lỗ.
Trên thế giới đã có các nghiên cứu đánh giá kết quả kiểm soát sâu ngà
răng sữa của SDF 38% và mức độ hài lòng của bản thân trẻ và người chăm
sóc trẻ tại nhiều nước như Mỹ, Canada, Brazil, Australia, China, Cuba, Nepal,
Nhật bản, Thái Lan... Tuy nhiên đến thời điểm này tại Việt nam chưa có công
trình nghiên cứu nào về SDF 38% được tiến hành và công bố kết quả. Chính
vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả
kiểm soát sâu răng sữa của sản phẩm Silver Diamine Fluoride 38% trên
trẻ em 4-6 tuổi và sự chấp nhận của cha mẹ tại Hà nội năm 2019-2020 ”
nhằm hai mục tiêu:
1.


Đánh giá kết quả kiểm soát sâu răng sữa của sản phẩm Silver

2.

Diamine Fluoride 38% trên trẻ em 4-6 tuổi tại Hà nội năm 2019-2020
Khảo sát sự chấp nhận của cha mẹ đối với sản phẩm SDF 38%.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tác dụng của SDF 38% trên tổn thương sâu răng sữa
1.1.1. Sâu răng sữa – quan điểm điều trị
Sâu răng sớm (ECC) là một trong những tình trạng thường gặp nhất ở trẻ
nhỏ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ECC thường không được can thiệp đúng
mức, nhiều tổn thương sâu không được điều trị [1]. ECC cần được điều trị
sớm vì những tổn thương sâu không được xử lý sớm có thể dẫn đến đau,
nhiễm khuẩn và lan tràn nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng do không ăn nhai được
và sức khỏe toàn thân kém. Trẻ mắc sâu răng sớm nói riêng và trẻ không thể
hợp tác trong các điều trị thông thường phải nhờ đến điều trị dưới gây mê [2],
chi phí cao hơn rất nhiều.

Hình 1.1. Sâu răng sớm
Biện pháp truyền thống để kiểm soát ECC là loại bỏ các tổ chức nhiễm
khuẩn, mô răng mềm mủn và sau đó trám bằng các vật liệu để phục hồi chức
năng và thẩm mỹ [1]. Theo đó, nguyên tắc trong điều trị sâu ngà là làm sạch
lỗ sâu bằng cách nạo sạch ngà mềm, sát khuẩn và trám kín với vật liệu thích
hợp (eugenat, amalgam, composit, glass ionomer cement), nhằm làm mất cảm
giác đau cho bệnh nhân. Ngày nay với vật liệu hiện đại có thể trám răng mà

không cần khoan răng, được gọi là kỹ thuật trám răng không sang chấn


10

(ART: atraumatic restorative treatment) nhưng chi phí khá cao. Với hiểu biết
tốt hơn về bệnh học sâu răng và những bằng chứng từ các thử nghiệm lâm
sàng, người ta cho rằng chỉ cần làm ngừng tiến triển là đã đồng nghĩa với việc
kiểm soát được sâu răng. Từ đó, có một sự thay đổi quan điểm điều trị ở trẻ
em từ việc có can thiệp lấy đi mô răng sang không lấy đi tổ chức răng bệnh lý
[3]. Ngoài ra, chỉ sử dụng các biện pháp phục hồi thông thường là không đủ
để kiểm soát ECC, đặc biệt là ở những cộng đồng kém phát triển, các quốc
gia đang phát triển nơi mà dụng cụ thiết bị còn thiếu thốn, sức người có hạn.
Sợ hãi nha khoa của trẻ em được coi là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây trì hoãn việc đi khám nha khoa, làm tăng nặng thêm bệnh răng
miệng đang mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh răng miệng khác
trong tương lai. Theo kết quả nghiên cứu của Lương Minh Hằng và cộng sự,
tỷ lệ trẻ em có sợ hãi nha khoa rất cao : 34,85 % [54], con số này trong nghiên
cứu của Beena.J.P là 56,52 % [56]. Trong đó, ba tình huống có điểm trung
bình tính theo thang điểm CFSS-DS cao nhất là: “nha sĩ khoan răng”, “tiêm ”
và “ngạt thở do có quá nhiều nước trong miệng”. Trẻ em, đặc biệt là những trẻ
nhỏ và có sợ hãi điều trị, không thể hợp tác trong thời gian dài với các thủ
thuật phức tạp sẽ cần phải được tiến hành điều trị dưới gây mê toàn thân vô
cùng tốn kém, phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố nguy cơ.
Trẻ em sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể chi
trả cho điều trị phục hồi. Ngoài khó khăn về tài chính, người chăm sóc trẻ
thường trong độ tuổi đi làm khó thu xếp được thời gian đưa trẻ đi khám chữa
bệnh trong giờ hành chính. Tất cả các răng sữa sẽ dần được thay thế bởi răng
vĩnh viễn nên tâm lý của người chăm sóc trẻ không quá quan trọng việc chăm
sóc giữ gìn răng sữa để đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc cho con.

Chính vì thế, trong những thập niên gần đây, mục tiêu điều trị là kiểm
soát sâu răng, làm cho sâu răng ngừng tiến triển. Mặc dù không có được kết


11

quả tốt khi xét về khía cạnh thẩm mỹ, nhưng ít nhất thì việc làm ngừng tiến
triển các tổn thương sâu răng cũng giúp trẻ tránh được việc phải chịu đau
đớn và nhiễm khuẩn. Những can thiệp phức tạp hơn có thể được thực hiện
sau đó, khi trẻ đã hợp tác hơn và khi cơ sở vật chất đầy đủ. Điều này thực
sự giúp cho trẻ em ở các nước đang phát triển có thêm cơ hội tiếp cận với
điều trị nha khoa.
Cơ sở của điều trị kiểm soát sâu răng, mục đích của việc kiểm soát tổn
thương sâu răng là làm ngừng hoặc làm chậm tiến triển của nó, nhằm làm
giảm những khó khăn gây ra bởi tổn thương và giảm nguy cơ lộ tủy. Sâu răng
là sự mất khoáng tổ chức, gây ra bởi hủy khoáng nhiều hơn tái khoáng [5].
Song song với sự hủy khoáng, sâu răng cũng làm phá hủy cấu trúc của các sợi
collagen. Một khi tổn thương sâu đã vượt qua lớp men, nó vào ngà và mở
rộng theo chiều ngang và hướng về phía tủy răng. Quan điểm điều trị sâu răng
truyền thống cho rằng phải lấy hết toàn bộ ngà nhiễm khuẩn, ngà hủy khoáng
vì họ quan niệm rằng ngả hủy khoáng không thể tái cấu trúc trở lại được.
Trong môi trường acid, calcium và phosphate trong mô cứng bị hủy khoáng.
Tuy nhiên cần phải nhớ rằng sâu răng là một quá trình động, vì thế về mặt lý
thuyết thì có thể kiểm soát làm ngừng tiến triển của tổn thương ở mọi giai
đoạn, kể cả khi đã thành lập lỗ sâu [6],[7]. Những nghiên cứu sau đó chỉ ra
rằng có 2 lớp ngà bệnh với những đặc điểm vi thể và cấu trúc hóa học khác
nhau [8],[9] đó là: lớp ngoài và lớp trong. Lớp ngoài còn được gọi là lớp
nhiễm khuẩn vì nó chứa đầy các vi khuẩn tác nhân. Lớp trong còn gọi là lớp
không nhiễm khuẩn vì nó chỉ bị mềm ra do tiếp xúc với acid mà không có sự
hiện diện của vi khuẩn. Lớp trong này vẫn còn tập trung chất muối khoáng, và

do đó có thể tái khoáng hóa được nếu môi trường xung quanh thuận lợi [7].
Khi các ống ngà giữa vùng ngà mềm và ngà cứng được đóng lại bởi các tinh
thể đủ lớn, sâu răng sẽ ngừng tiến triển [8]. Sâu ngà ngừng tiến triển biểu hiện
trên lâm sàng bằng tăng độ cứng chắc và có màu nâu-đen [5]. Các nghiên cứu


12

trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy lớp bề mặt của tổn thương ngừng tiến
triển có độ khoáng hóa cao. Tổn thương sâu răng ngừng tiến triển sẽ giảm tính
thấm, đề kháng tốt hơn với sự hòa tan của acid, có độ pH cao hơn và hoạt
động enzyme cũng ít hơn so với các tổn thương sâu răng đang hoạt động [16].
Ngoài ra, các khám phá mô bệnh học cũng cho thấy tình trạng tủy răng ở những
tổn thương sâu đã kiểm soát thì khả quan hơn so với nhóm mà sâu răng đang
hoạt động [17],[18]. Những nghiên cứu này gợi ý rằng việc kiểm soát sâu răng
có thể là lựa chọn điều trị bảo tồn trong các trường hợp sâu ngà ở răng sữa.
1.1.2. Kiểm soát sâu răng sữa không xâm lấn
Có nhiều biện pháp để kiểm soát sâu răng ở trẻ em không xâm lấn. Các
nghiên cứu lâm sàng cho thấy sâu răng sữa có thể kiểm soát bằng cách nhai
kẹo cao su xylitol, sử dụng các sản phẩm có chứa fluoride [10] như nước súc
miệng chữa Fluoride, chải răng bằng kem có chứa fluoride [11], các sản phẩm
chuyên dụng chứa fluoride ví dụ như vécni fluor [12] và SDF [12-14]. Các
biện pháp này không yêu cầu thiết bị hiện đại, có thể tiến hành ngay trong
cộng đồng. Có thể hướng dẫn sử dụng fluoride tại nhà hay trường học, hoặc
áp dụng ở phòng khám nha khoa với nồng độ cao hơn. Chúng đều có tác dụng
tốt trong kiểm soát các tổn thương sâu men sớm – nhưng trong số này chỉ có
SDF 38% ngăn chặn được sự tiến triển của các tổn thương sâu ngà.
Trong số các biện pháp kiểm soát sâu răng, sử dụng silver diamine
fluoride (SDF) đang ngày càng được chú ý đến vì giá thành thấp và dễ áp
dụng Ưu điểm của việc sử dụng SDF là tránh cho trẻ phải chịu đau, kiểm soát

nhiễm khuẩn, dễ sử dụng, giá vật liệu rẻ, không xâm lấn tổ chức, và yêu cầu
rất đơn giản để đào tạo các cán bộ thực hiện kỹ thuật này. Một nghiên cứu hệ
thống đã kết luận SDF có thể đáp ứng được mục tiêu thế kỷ của WHO và các
tiêu chuẩn của viện tiêu chuẩn Y học Mỹ cho các điều trị y khoa trong thế kỷ
21 [4]. Sử dụng SDF có khả năng làm tăng tiếp cận với điều trị, cải thiện
SKRM và giảm những trường hợp phải điều trị cấp cứu [4].


13

1.1.3. SDF 38%
SDF 38 % cung cấp cho các nha sĩ một vũ khí mới giúp bảo vệ khách hàng
của mình – điều mà họ xứng đáng được thụ hưởng. SDF 38 % có tác dụng :
-

Giảm nhạy cảm ngà ngay lập tức
Diệt tận gốc các tác nhân gây sâu răng
Làm cứng chắc tổ chức men ngà bệnh lý làm tăng sức đề kháng của

-

men ngà với ma sát và axit.
Không làm đổi màu tổ chức men ngà bình thường
Khả năng làm đổi màu vĩnh viễn bề mặt của các tổn thương nhìn thấy
và cả các tổn thương khó phát hiện bằng mắt thường của SDF 38 %
cung cấp bằng chứng lâm sàng quan trọng cho quá trình tác nghiệp của
nha sĩ.
Các nghiên cứu thống nhất rằng SDF có hiệu quả trong ngăn ngừa các

tổn thương sâu răng mới xuất hiện và kiểm soát sâu răng ở cả bộ răng sữa và

bộ răng vĩnh viễn [12-15,32,33,47-50]. Việc sử dụng tại chỗ SDF có hiệu quả
cao hơn fluoride varnish trong dự phòng sâu răng [4].
a.

Cơ chế tác dụng của SDF 38%
SDF 38% (Silver Diamine Fluoride: Ag(NH3)2F) là một hóa chất dùng tại
chỗ không màu chứa 28.8% Bạc và 5,0-5,9% Fluoride. Các ion bạc và fluoride
sẽ xuyên thấu vào men răng khoảng 25 micron và vào ngà răng 50-200 micron.
Fluoride sẽ thúc đẩy tự tái tạo khoáng chất, còn bạc sẽ hỗ trợ cho hoạt động khử
vi khuẩn. Các thương tổn bị chặn đứng bởi SDF có độ dày 150 micron.
Yamaga và đồng nghiệp của ông cho rằng cả ion Fluoride và Silver đều
tham gia vào cơ chế hoạt động của SDF [19]. Họ cho rằng Fluoride tác dụng
chủ yếu trên mô răng, trong khi đó ions Bạc tác dụng chủ yếu trên các vi
khuẩn gây sâu răng. SDF phản ứng với hydroxyapatite [Ca 10(PO4)6(OH)2]
trong môi trường kiềm tạo ra các sản phẩm chính gồm CaF 2 và Ag3PO4.
CaF2 cung cấp đầy đủ lượng fluoride cho việc hình thành fluoroapatite
[Ca10(PO4)6F2], ít tan hơn trong môi trường acid so với hydroxyl apatite. Phần


14

Ag3PO4 kết tủa tạo ra một lớp không hòa tan trên bề mặt răng và đóng vai trò
như một kho chứa ion phosphate để xúc tác cho quá trình biến hydroxyapatite
thành fluoroapatite [20]. Toàn bộ quá trình có thể được tóm tắt bằng sơ đồ
phản ứng: Ca10(PO4)6(OH)2+Ag(NH3)2F => CaF2 + Ag3PO4 + NH4OH
Mei và cộng sự của bà phát hiện ra rằng SDF tạo ra môi trường kiềm
để hình thành CaF2 ít tan hơn và nhờ đó làm thành nơi dự trữ fluoride, chống
lại các tác động của acid xuất phát từ hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng
[21]. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứng minh rằng SDF có thể ức
chế sự hủy khoáng hydroxyl apatite và bảo vệ collagen không bị thoái hóa

trong tổ chức ngà hủy khoáng [21],[22]. Ngoài ra, sự thoái hóa collagen ngà
cũng giảm [23] đồng thời độ cứng của ngà tăng lên rõ rệt sau khi dùng SDF.
SDF cũng có đặc tính kháng khuẩn. Ion bạc có thể gắn với các
peptidoglycans mang điện tích âm trên thành tế bào vi khuẩn và làm rối loạn
quá trình vận chuyển qua màng, dẫn đến sự co méo của các tế bào và làm chết
tế bào [24]. Ngoài ra, chất này cũng gắn với nhóm sulphydryl (thio group of
cystine), một nhóm cần cho hoạt động của các enzyme [25], dẫn đến giảm
hoạt động chuyển hóa enzyme ở vi khuẩn, trực tiếp ngăn cản các quá trình
chuyển hóa và cuối cùng làm chết vi khuẩn [26]. Điều này được chứng minh
bằng sự ngăn cản tích tụ mảng bám trên men răng và sự kết tụ của
Streptococcus mutans [20],[25]. Ion bạc có thể oxy hóa nhóm thiol và từ đó
giảm độ acid trong mảng bám răng [27]. Ngoài ra, ion bạc cũng ức chế sao
mã DNA vi khuẩn bằng cách gắn vào guanine [28]. Các nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm cho thấy các ion bạc có thể ức chế sự gắn của các vi khuẩn
gây ung thư lên bề mặt men răng [29], cản trở thành lập màng biofilm
Streptococcus mutans [30], ngăn cản sự phát triển của Streptococcus mutans
and Lactobacilli acidophilus [31].
b.

Các kết quả nghiên cứu về tác dụng của SDF 38 %
Chu và đồng nghiệp cho rằng SDF 38% là hiệu quả hơn khi kiểm soát sâu


15

răng ở các răng trước, trong khi so sánh với việc dùng 5% sodium fluoride
varnish mỗi 3 tháng [12]. Tỷ lệ tổn thương sâu răng đã tạo lỗ được kiểm soát
sau sáu tháng sử dụng SDF 38 % là 76% và sau hai năm sử dụng SDF 38%
(bôi 2 lần/ năm) là 68%. Họ cũng nhận định rằng việc làm sạch lỗ sâu loại bỏ
tổ chức răng sâu trước khi đặt SDF không có hiệu quả gì rõ rệt trong kiểm

soát sâu răng. Một vài biến đổi trong áp dụng SDF đã được thử nghiệm; ví dụ
như đổi từ 1 lần/năm sang 2 lần/năm & giảm từ SDF 38% xuống SDF 12%.
Yee và cộng sự phát hiện ra việc thêm tannic acid cũng không làm tăng hiệu
quả kiểm soát sâu răng [14]. Những kết quả đó cho thấy hiệu quả của việc sử
dụng SDF 38% trong kiểm soát sâu răng. Ngoài ra, ở nhóm dùng SDF 1 lần
duy nhất ở nồng độ thấp hơn (12%) thì không thấy được hiệu quả kiểm soát
sâu răng.
Nhiều cách áp dụng SDF với tần số khác nhau đã được nêu trong y văn,
bao gồm 1 lần duy nhất (one-off application) [14], vài lần sau mỗi 2-3 ngày
[19], 2 lần/năm [32] và 1lần/năm [12]. Yee and cộng sự cho rằng có thể kiểm
soát sâu răng sau 1 lần dùng SDF [14]. Ngoài ra, Zhi và cộng sự cho rằng tỷ
lệ kiểm soát sâu răng khi dùng SDF 38% cao hơn ở nhóm 2 lần/năm so với
nhóm 1 lần/năm [13]. Llodra cũng dùng SDF 38% và cũng quan sát thấy kiểm
soát tốt sâu răng ở răng hàm sữa [32]. Gotjamanos tiến hành sử dụng SDF rồi
phục hồi lại bằng GIC trên 55 răng sữa có tổn thương sâu. Ông quan sát
những phục hồi này từ 3 đến 58 tháng trước khi nhổ những răng đó để chỉnh
nha. Các khám phá mô bệnh học của tủy răng được tiến hành, cho thấy trên
90% (50 trong số 55 răng) không có kích ứng tủy răng. Tủy răng có được bảo
vệ bởi lớp ngà sửa chữa; một lớp dày các nguyên bào ngà quan sát được ngay
dưới lớp tiền ngà [33]. Nhìn chung, những nghiên cứu này chứng minh rằng
SDF là một lựa chọn điều trị đơn giản, rẻ trong việc kiểm soát sâu răng ở trẻ
em [12],[32].
c.

Độc tính và các tác dụng phụ của SDF 38%


16

Các cơ quan của Nhật chưa nhận được báo cáo trường hợp bị tác dụng

phụ nào kể từ khi chấp thuận sử dụng SDF hơn 80 năm trước.
Do SDF 38% có độ tập trung fluoride cao (44,800 ppm F), một vài tác
giả nghi ngại khả năng gây nhiễm fluorosis khi dùng SDF 38% [39]
Khảo sát y văn không tìm thấy bất cứ báo cáo ca bệnh nào liên quan đến
nhiễm độc cấp hay những tác dụng phụ rõ rệt sau khi dùng SDF 38%. Một
điều dễ hiểu đó là có rất ít khả năng nhiễm độc bạc vì SDF chỉ đặt trong 1
phút lên mô răng tổn thương mỗi 6 hoặc 12 tháng. Các nghiên cứu cũng chỉ
ra SDF không gây ra các phản ứng tủy răng và chưa có một báo cáo nào về
những phá hủy nghiêm trọng tổ chức tủy do SDF [12],[32]. Một nghiên cứu
ex-vivo chỉ ra rằng 90% trong số các tổn thương sâu răng sát tủy được điều trị
với SDF cho kết quả khả quan về phản ứng tủy răng trên mô bệnh học, bằng
chứng là sự có mặt của ngà sửa chữa và một lớp dày các nguyên bào ngà [33].
SDF 38% chứa 44,800 ppm fluoride. Về mặt lý thuyết, có thể có nguy cơ
nhiễm fluorosis ở trẻ em do nồng độ cao của ion Fluoride. Các nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng 4% silver fluoride (AgF) (6,000 ppm F) có
thể gây ra fluorosis trên chuột [38]. Với 40% AgF (60,000 ppm F), ion
fluoride có thể xâm nhập qua ngà vào tới tủy răng rồi vào tuần hoàn và hệ quả
là fluorosis [39],[40]. Tuy nhiên, một nghiên cứu ex-vivo lại không đồng nhất
với giả thuyết fluoride xâm nhập theo cách như vậy[41]. Trong một bài báo
cáo về AgF bởi Dental Service of the Health Department of Western
Australia, kết luận rằng không có đủ bằng chứng để nói rằng khi sử dụng AgF
ở trẻ em sẽ dẫn đến fluorosis hay là không. [42].
Một mối quan tâm khác về AgF đó là nồng độ fluoride không ổn định.
Một nghiên cứu sử dụng AgF gấp đôi nồng độ ở một vài mẫu thì có thể dẫn
tới tăng khả năng bị nhiễm độc [43]. Với sự có mặt của nhóm amin, AgF lúc
này trở thành SDF và có độ tập trung Fluor ổn định hơn nhiều [21]. Liều


17


trung bình SDF sử dụng với tăm bông đầu nhỏ là 0.22 mg (8.8 µg F) [21]. Do
đó, lượng SDF sử dụng, kể cả đối với một vài răng sâu, thì cũng còn xa so với
ngưỡng gây độc. Nghiên cứu gần đây ở người lớn tìm ra rằng nồng độ ion bạc
và ion fluoride sau khi dùng SDF có rất ít/không đáng kể nguy cơ gây ngộ
độc [44], nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào tương tự như vậy ở trẻ em cả.
Bờ lợi có thể bị kích thích nhẹ và thoáng qua sau sử dụng SDF. Có thể
xuất hiện một vài điểm trắng nhỏ trên niêm mạc miệng, và thường thì sẽ tự
lành lại trong vòng 2 ngày [12],[32],[34],[35]. Để tránh kích thích mô mềm,
nên bôi Vaseline quanh bờ viền lợi trước khi dùng SDF [36]. SDF có thể làm
đổi màu tổ chức có thể kéo dài vài tuần. Chính vì thế, việc dặn dò trẻ không
được nuốt và tránh để tiếp xúc nước bọt lên mặt sau khi đặt SDF là rất quan
trọng. Ngoài ra, các tấm phủ cũng cần được chuẩn bị sẵn để tránh rớt vào
quần áo hay da trẻ. Vết đổi màu nâu đen có thể để lại vĩnh viễn. Cho dù, viêm
da tiếp xúc từng được thấy khi sử dụng sodium fluoride varnish [37], nhưng
cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa thấy ở trẻ sau dùng SDF.
Tác dụng phụ thường được nhắc đến nhất của SDF là nhiễm màu đen trên
men, ngà sâu; nhưng mô răng bình thường thì không bị ảnh hưởng [12], [14],
[32]. SDF gây nhiễm màu mô ngà sâu vĩnh viễn, đặc biệt là khi sử dụng nồng
độ cao hoặc lặp lại nhiều lần [14]. Bản chất của màu đen này là do hình thành
bạc phosphate [14]. Điều này có thể khiến cho phạm vi áp dụng SDF giới hạn
đối với nhóm bệnh nhân có nhu cầu thẩm mỹ, đặc biệt là ở mặt ngoài của các
răng trước hàm trên, một vị trí thường bị ảnh hưởng trong ECC. Có vài cách
đã được đưa ra để giảm màu đen này, nhưng tất cả đều không hiệu quả. Một
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thử đặt KI sau khi dùng SDF với hy vọng
bạc iodide màu trắng sẽ được hình thành. Tuy nhiên, AgI lại nhạy cảm ánh
sáng và đổi màu nâu/ đen ngay sau khi bộc lộ dưới ánh sáng [19]. Ngoài ra,
AgI cũng chưa được thử nghiệm khả năng phòng và làm ngừng tiến triển sâu


18


răng. Ammonium hexafluorosilicate cũng được giới thiệu để loại trừ những
ảnh hưởng xấu về màu sắc như đã nêu ở trên, nhưng hiệu quả của nó giảm rõ
rệt so với dùng SDF [45],[46].

Hình 1.2. Bề mặt tổn thương đổi màu sau bôi SDF 38 %.
d. Các chế phẩm thương mại của SDF trên thị trường

SDF đã được sử dụng ở Nhật Bản để dự phòng và kiểm soát sâu răng
cho trẻ em từ những năm 1960 [19].
Vào tháng 8/2014 Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã cho
phép bán sản phẩm SDF trên thị trường, và đến tháng 4/2015 đã có thể mua
mặt hàng này tại Mỹ.
SDF cũng được sử dụng ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như Canada,
Australia, China, Cuba, và Nepal [12], [13], [14], [32], [33], [47], [48]. Các
nghiên cứu thống nhất rằng SDF có hiệu quả trong ngăn ngừa các tổn thương
sâu răng mới xuất hiện và kiểm soát sâu răng ở cả bộ răng sữa và bộ răng vĩnh
viễn [12],[14],[15],[32],[33],[47],[48],[49],[50]. Việc sử dụng tại chỗ SDF có
hiệu quả cao hơn fluoride varnish trong dự phòng sâu răng [4].
Bảng 1.1: Sản phẩm Silver Diamine Fluoride trên thị trường


19

Product
Saforide
Saforide
Cariostatic
Cariestop


Concentration
3.8 %
38 %
10 %
12 %

Manufacturer
RC Toyo Seiyaku Kasei Co. Ltd
Toyo Seiyaku Kasei Co. Ltd
InodonLabratorio
BiodinamicaQuimica e

Country
Japan
Japan
Brazil
Brazil

30 %

FarmaceuticaLtda
BiodinamicaQuimica e

Brazil

38 %

FarmaceuticaLtda
DensplyIndustria e


Brazil

38 %
38 %

ComericioLtda
LaboratoriosNaf
Elevate Oral Care

Argentina
America

Cariestop
Bioride
Fluoroplat
Advantage

Arrest
e. Quy trình sử dụng chế phẩm SDF 38 % của Viện hàn lâm Răng trẻ em Hoa
kỳ năm 2017- American Academy of Pediatric Dentistry [70]
e 1. Chỉ định SDF:
-

Bệnh nhân nguy cơ sâu răng cao có các tổn thương sâu răng tạo lỗ tiến triển

-

ở vùng răng trước hoặc sau.
Bệnh nhân có tổn thương sâu răng tạo lỗ gặp khó khăn trong quản lý hành vi


-

hoặc sức khỏe.
Bệnh nhân có nhiều tổn thương sâu răng tạo lỗ không thể điều trị hết trong

-

một lần hẹn.
Các tổn thương sâu răng tạo lỗ khó điều trị.
Bệnh nhân khó hoặc không thể tiếp cận các chăm sóc nha khoa.
Các tổn thương sâu răng tạo lỗ không có biểu hiện lâm sàng tổn thương tủy.
Khuyến nghị :
SDF là một vật liệu tốt ức chế sâu răng được sử dụng trong quá trình điều
trị. Cần đánh giá kỹ lưỡng bệnh nhân và tổn thương trước khi sử dụng SDF.
e 2. Chuẩn bị bệnh nhân và thủ thuật viên :
Cần có bản thông tin thỏa thuận trong đó khuyến cáo rõ hiện tượng nhiễm
màu trên tổn thương sau điều trị; khả năng nhiễm màu của da, quần áo cũng
như sự cần thiết của tái điều trị trong quá trình kiểm soát tổn thương.


20

Các nguyên tắc thực hành sau giúp hỗ trợ sự an toàn cho người bệnh và
-

nâng cao hiệu quả của điều trị :
Các phòng ngừa chung.
Các thủ thuật xâm lấn như lấy sạch ngà răng bị ảnh hưởng hoặc bị nhiễm

-


khuẩn là không cần thiết cho mục tiêu bất hoạt lỗ sâu.
Bảo vệ bệnh nhân bằng kính che mắt và toan tráng nilon.
Các vật liệu cách ly thích hợp như bông gòn, dầu dừa, vaseline …
Sử dụng cốc đựng bằng nhựa vì SDF ăn mòn kim loại và thủy tinh.
Găng tay, bông gòn, tăm bông sau sử dụng cần được cho vào túi rác nhựa một
cách cẩn thận.
e 3. Các bước kỹ thuật :
- Lấy bỏ ngà tổn thương là không cần thiết . Thao tác này có thể làm
giảm khả năng bất hoạt lỗ sâu. Dấu hiệu nhận biết tác dụng bất hoạt của SDF
là thâm nhiễm màu đen nhìn thấy được trên bề mặt tổn thương.
Các bước thao tác có thể thay đổi tùy thuộc từng ca lâm sàng.
+ Lấy bỏ cặn bẩn trong lỗ sâu giúp SDF tiếp xúc tốt hơn với bề mặt ngà
tổn thương.
+ Hạn chế tiếp xúc với lợi, niêm mạc miệng để tránh nguy cơ bị kích
ứng hoặc nhiễm màu bằng cách sử dụng bông cuộn hoặc bôi dầu dừa bảo vệ
mô mềm xung quanh, chú ý không được bất cẩn bôi lên bề mặt tổn thương.
+ Làm khô bề mặt thương tổn bằng bông, gạc hoặc thổi khí nhẹ nhàng.
+ Bẻ cong cây tăm bông cỡ nhỏ, nhúng vào dung dịch SDF, gạt vào thành
cốc đựng để loại bớt SDF dư, áp trực tiếp SDF lên duy nhất vùng tổn thương.
+ Thổi khô nhẹ nhàng trong ít nhất 1 phút.
+ Lấy bỏ SDF dư bằng bông gòn, gạc để giảm thiểu sự hấp thụ toàn
thân. Tiếp tục cô lập vùng làm việc trong 3 phút nếu có thể.
Khuyến nghị :
Bôi SDF là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu rất dễ dàng cho cả bệnh nhân
và thủ thuật viên. Lỗ sâu cần được làm sạch cặn bẩn giúp SDF tiếp xúc tốt
nhất với bề mặt tổn thương.
e 4. Thời gian bôi SDF:
SDF được khuyến cáo bôi trong 1 phút sau đó thổi khô nhẹ nhàng bằng thổi
khí. Các thử nghiệm lâm sàng cho thời gian bôi SDF thay đổi từ 10 giây đến 3



21

phút. Kết quả quan sát gần đây cho thấy thời gian bôi không tỷ lệ thuận với hiệu
quả. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để cho ra một quy trình tối ưu nhất.
Khuyến nghị :
Thời gian bôi SDF nên để 1 phút, thổi khô nhẹ nhàng bằng khí nén cho tới
khi bề mặt khô. Nếu thời gian bôi ngắn hơn cần có kế hoạch theo dõi chặt chẽ
kiểm soát đánh giá tác dụng bất hoạt lỗ sâu của SDF và bôi nhắc lại nếu cần.
e 5. Hướng dẫn bệnh nhân sau bôi SDF
Nhà sản xuất không có lưu ý gì cho bệnh nhân sau bôi SDF. Có thể ăn,
uống ngay sau thủ thuật. Bệnh nhân nên chải răng với kem đánh răng có fluor
hàng ngày.
Một vài nghiên cứu lâm sàng đưa ra khuyến cáo không ăn uống sau bôi
SDF từ 30 phút đến 1 tiếng. Các bệnh nhân sử dụng fluor tại chỗ ở các phòng
nha đã quen với yêu cầu này, khuyến cáo này đối với bệnh nhân dường như là
không thể không có lí do và nó giúp củng cố tác dụng bất hoạt lỗ sâu của
SDF. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để rút ra được phương pháp sử dụng
tốt nhất cho SDF.
e 6. Tần suất sử dụng SDF :
Tác dụng bất hoạt lỗ sâu của 1 lần bôi SDF là 47% đến 90% phụ thuộc
vào vị trí răng, vị trí tổn thương và kích thước của nó. Một nghiên cứu đã cho
thấy tác dụng này ở các răng trước cao hơn các răng sau. Tuy nhiên tác dụng
này sẽ bị giảm dần theo thời gian. Với 1 liều bôi SDF 38%, thì có 50% số tổn
thương vẫn bất hoạt tại thời điểm 6 tháng sau bôi sẽ chuyển sang tổn thương
sâu răng tiến triển tại thời điểm 24 tháng sau bôi.
Bôi SDF nhắc lại là cần thiết để duy trì trạng thái bất hoạt lỗ sâu. SDF bôi
mỗi năm một lần có hiệu quả tốt hơn bôi vecni Fluor 5% 4 lần một năm. Tăng
tần suất bôi SDF có thể tăng khả năng bất hoạt lỗ sâu. Bôi 6 tháng một lần có tác

dụng cao hơn bôi 1 năm 1 lần. Các nghiên cứu trong đó SDF được bôi 3 lần 1
năm cho kết quả còn tốt hơn nữa. SDF được khuyên bôi nhắc lại 3 tháng sau lần
điều trị đầu tiên, sau đó cứ 6 tháng nhắc lại 1 lần trong ít nhất 2 năm.


22

Một lựa chọn khác là bôi SDF lên tổn thương sâu răng tiến triển và bôi
vecni Flour lên các phần răng còn lại 3 tháng một lần để phòng ngừa và bất
hoạt tổn thương trên bệnh nhân nguy cơ cao.
Một nghiên cứu khác đề xuất tái khám sau điều trị lần đầu 1 tháng, bôi
SDF nhắc lại nếu thấy cần thiết để đạt được mục tiêu bất hoạt tất cả các tổn
thương theo kế hoạch đã đặt ra.
Những bệnh nhân có chỉ số mảng bám cao cho hiệu quả bất hoạt của
SDF giảm. Giải quyết những yếu tố nguy cơ như mảng bám răng …có thể cải

-

thiện tỷ lệ thành công của nghiệm pháp này.
Khuyến nghị :
Nếu điều kiện cho phép, đánh giá lại tình trạng mỗi tổn thương sau khoảng 24 tuần, bôi SDF nhắc lại nếu thấy cần thiết để bất hoạt được tất cả các răng

-

theo kế hoạch đã đặt ra.
Kiểm tra và đánh giá các hành vi sức khỏe cũng như các yếu tố nguy cơ của
bệnh nhân mỗi 3-4 hoặc 6 tháng. Kiểm soát cẩn thận và uốn nắn kịp thời thói
quen hàng ngày nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây sâu răng phải được
xem như một phần không thể thiếu trong công tác điều trị sâu răng. Việc làm
này không chỉ duy trì tình trạng bất hoạt của các tổn thương đã có mà còn

ngăn chặn sự khởi phát của các tổn thương mới.
e 7. Tác dụng không mong muốn :
Không có kích ứng tủy nghiêm trọng nào của SDF được ghi nhận. Tuy
nhiên SDF không nên bôi lên vùng hở tủy. Các răng có tổn thương rất sâu cần
được theo dõi sát trên lâm sàng và cả Xquang.
Nguy cơ nhiễm độc do fluor huyết thanh sau bôi SDF theo hướng dẫn của
nhà sản xuất là rất thấp và dưới mức liều cho phép của người trưởng thành.
Có thể gặp một số tác phụ như sau :

-

Vị kim loại, vị chát trong miệng.
Nhiễm màu da nếu tiếp xúc tự hết trong vòng 2-14 ngày.


23

-

Kích ứng hoặc tổn thương niêm mạc thoáng qua do tiếp xúc SDF tự hết trong
vòng 48 giờ.
e 8. Vấn đề thẩm mỹ :
Nhiễm màu đen thẫm quan sát được bằng mắt thường là dấu hiệu của sâu
răng bất hoạt trên bề mặt tổn thương được xử lý bằng SDF. Sự nhiễm màu
này là vĩnh viễn trừ khi lỗ sâu được trám đầy bên trên.
Nghiên cứu đánh giá về mức độ nhận thức và chấp nhận của cha mẹ về
sự nhiễm màu của tổn thương sau bôi SDF cho thấy: Nhiễm màu ở các răng
phía sau dễ chấp nhận hơn các răng trước cửa. Mặc dù sự nhiễm màu của các
tổn thương vùng răng trước là không mong muốn nhưng phần lớn các bậc cha
mẹ thích lựa chọn giải pháp này hơn là việc con họ sẽ được trám bít lỗ sâu

theo cách truyền thống dưới gây mê toàn thân hoặc phải sử dụng thuốc ngủ.
Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 1/3 số cha mẹ không chấp nhận dùng
SDF do yếu tố thẩm mỹ. Do vậy cha mẹ nhất thiết phải được cung cấp văn
bản thông tin rõ ràng về SDF có kèm theo ảnh chụp chi tiết rõ nét bề mặt tổn
thương nhiễm màu sau xử lý với SDF trước khi họ đưa ra quyết định cuối
cùng lựa chọn phương pháp điều trị cho con của mình. Để cải thiện thẩm mỹ,
khi điều kiện bệnh nhân cho phép, tổn thương đã được bất hoạt, lỗ sâu nên

-

được trám bít.
e 9. Một số lưu ý khác :
Tác dụng của SDF tốt nhất ở vùng răng cửa hàm trên và các mặt trơn nhẵn

-

trong, ngoài.
Xử lý SDF không ảnh hưởng tới độ bám dính của bề mặt ngà tổn thương với
nhựa Composite.
1.2. Sự chấp nhận của trẻ và cha mẹ.
1.2.1. Sự chấp nhận của trẻ
Sử dụng SDF 38% để kiểm soát sâu răng là một phương pháp còn rất
mới mẻ ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Trẻ mầm non lứa tuổi 5-6
chưa đọc viết được nhưng trình độ nhận thức và đáp ứng giao tiếp đã rất tốt,


24

vì vậy trong các nghiên cứu đã được tiến hành, trẻ được phỏng vấn trực tiếp
về cảm nhận của bản thân trẻ ngay lập tức sau khi vừa sử dụng SDF để tránh

sai số nhớ lại. Bộ câu hỏi được thiết kế để lượng giá mức độ chấp nhận và sự
hài lòng của trẻ đối với liệu trình này. SDF 38% có mùi vị kim loại có thể
khiến trẻ thấy có mùi khó chịu hơn bình thường trong hơi thở và có thể gây
buồn nôn, nôn. Theo kết quả nghiên cứu của Rutchada kittiprawong [53], mùi
vị và màu sắc tổn thương sau bôi SDF 38% là chấp nhận được ở 95% và 98%
các đối tượng nghiên cứu. 100 % trẻ thấy thoải mái khi SDF 38% được bôi
cẩn thận tại lỗ sâu và răng được cô lập tốt theo đúng quy trình, trong khi đó
một số trẻ trong nhóm có sử dụng Vecni Fluor cảm thấy không thoải mái do
mùi vị và độ nhớt dính của VF. Về thời gian điều trị cho một trẻ trung bình
mất khoảng 3 phút – 100% trẻ thấy thoải mái với khoảng thời gian điều trị
như vậy. So sánh với phương pháp điều trị không xâm lấn khác như resin
infiltration, sự đơn giản nhanh chóng của liệu trình SDF khiến nó càng dễ
dàng được chấp nhận hơn ở trẻ em. Kết quả nghiên cứu cho thấy 98 % số trẻ
sử dụng SDF 38% sẵn lòng vui vẻ đón nhận một liệu trình SDF 38% tương tự
nhắc lại sau 6 tháng.
1.2.2. Sự chấp nhận của cha mẹ
Sự chấp nhận của trẻ cũng như sự chấp nhận của cha mẹ cũng là một
trong các yếu tố rất quan trọng để đánh giá kết quả điều trị. Đặc biệt với đối
tượng trẻ nhỏ thì sự hài lòng của cha mẹ đóng vai trò cực kì quan trọng quyết
định việc họ có chấp nhận lựa chọn loại hình điều trị này cho con họ hay
không. Phản hồi của cha mẹ được thu nhận tại thời điểm 2 tuần sau khi trẻ
được bôi SDF 38%. Khoảng thời gian 2 tuần là để đảm bảo chắc chắn mô
răng tổn thương đã chuyển màu hoàn toàn sau bôi SDF và cũng đủ dài để theo
dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra và biến mất. Bộ câu hỏi được xây dựng
dựa trên các quan sát được báo cáo từ nghiên cứu trước đó, nó bao gồm các


25

triệu chứng có thể xảy ra với trẻ như : đau, kích thích lợi (vết trắng ), mùi khó

chịu trong miệng, buồn nôn và nôn.
Vết trắng đau nhẹ trên niêm mạc miệng sẽ tự động mất đi trong vòng hai
ngày. Vết trắng thoáng qua này dường như là hậu quả của hiện tượng co
nguyên sinh chất của tế bào niêm mạc miệng khi tiếp xúc dung dịch ưu
trương chứ không phải là tổn thương loét hoặc tổn thương do bỏng hóa chất.
Triệu chứng đau và mùi khó chịu trong miệng sau bôi SDF có thể bị ảnh
hưởng bởi mức độ sâu răng của mỗi trẻ. Đau có thể có nguyên nhân do chính
bản thân tổn thương sâu răng hoặc do SDF gây ra – rất khó để phân biệt được
chính xác nguyên nhân gây ra đau ở đây. Trẻ càng bị sâu răng trầm trọng (có
nhiều lỗ sâu, lỗ sâu lớn) thì mùi khó chịu trong miệng càng có nguy cơ cao.
Triệu chứng buồn nôn, nôn ít gặp ở trẻ được bôi SDF 38% hơn trẻ được
bôi VF. Nguyên nhân có thể liên quan tới mùi khó chịu, vị đắng và tính nhớt
dính của VF. Khả năng trẻ bị buồn nôn, nôn do ngộ độc cấp bị loại trừ do liều
sử dụng trên trẻ thấp hơn nhiều lần so với liều gây ngộ độc - khoảng trên 40
lần. Một nguyên nhân khác có thể khiến trẻ cảm thấy buồn nôn, nôn là do tâm
lí trẻ dễ bị kích động khi tham gia nghiên cứu mặc dù trẻ rất hợp tác.

Hình 1.3.Tổn thương sâu răng trước và sau bôi SDF 38 %
Đối với nhóm răng hàm, sự đổi màu của lỗ sâu sau bôi SDF được chấp
nhận tốt ở cả trẻ và cha mẹ. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
mức độ hài lòng đối với màu sắc của răng giữa nhóm sử dụng SDF 38% và


×