Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.52 KB, 14 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
I. Khái quát chung về xuất khẩu.
1. Khái niệm về xuất khẩu.
Xuất khẩu là sự dịch chuyển sản phẩm ra khỏi phạm vi biên giới một
quốc gia và nước có sản phẩm thu ngoại tệ về phục vụ cho việc tái sản xuất mở
rộng của doanh nghiệp và mục đích phát triển kinh tế của đất nước có sản phẩm
xuất khẩu.
Có rất nhiều lí do dẫn đến các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh hoạt
đông xuất khẩu của mình, các doanh nhiệp không chỉ xuất khẩu các sản phẩm
sang thị trường truyền thống mà còn luôn luôn tìm cách để mở rộng và phát
triển thị trường mới của mình. Các lí do đó là:
Doanh nghiệp có thể thu đươc ngoại tệ để từ đó có thể tái sản xuất và mở
rộng hoạt động.
Doanh nghiệp có tài chính để trả lương cho công, nhân viên làm việc cho
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể quảng bá và phát triển thương hiệu một cách tốt
nhất, để từ đó sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ còn bị bó hẹp ở các thị
trường nhỏ bé nữa và ngày càng có nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng
sản phẩm của doanh nghiệp hơn.
2. Các hình thức xuất khẩu.
2.1. Xuất khẩu trực tiếp.
Là hình thức xuất khẩu trong đó sản phẩm dệt may được chuyển trực tiếp
đến thị trường nhập khẩu bằng các phương tiện vận chuyển mà không cần qua
bất cứ khâu trung gian nào.
Ưu điểm: Hàng hóa được xuất khẩu nhanh, chất lượng hàng hóa được
bảo đảm theo yêu cầu của 2 bên, thông tin từ hai phía có thể phản hồi cho nhau
một cách nhanh nhất và chính xá nhất từ đó hai bên có thể kịp thời điều chỉnh
khi có những thay đổi, quan hệ giao dịch mua bán đơn giản và thuận tiện, quan
hệ hai bên sẽ ngày càng được củng cố.
Nhược điểm: Khó có thể mở rộng thị trường và thâm nhập thị trường
mới nhất là đối với các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu và uy tín


trên thị trường, khó có thể tiếp xuc được hết với tất cả các bạn hàng.
2.2. Xuất khẩu qua trung gian.
Là hình thức xuất khẩu sản phẩm đến nơi người nhập khẩu phải qua một
hoặc một số các trung gian như trung gian giới thiệu, trung gian bán, ...
Ưu điểm: Hình thức xuất khẩu này có thể giúp doanh nghiệp mở rộng
thị trường, tìm kiếm thêm các thị trường và bạn hàng mới, doanh nghiệp có thể
tiếp xúc với nhiều bạn hàng trong cùng một thời gian.
Nhược điểm: Hình thức xuất khẩu này làm chậm tốc độ chu chuyển của
hàng hóa, làm chậm thông tin phản hồi từ hai phía do vậy sẽ khó có thể điều
chỉnh thông tin khi có những thay đổi.
3. Vai trò của xuất khẩu đối với công ty Artexport.
Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng
phải thực hiện hai nghiệp vụ cơ bản. Đó là, thực hiện đảm bảo vật tư cho sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Doanh

Đảm bảo vật tư cho sản xuất là đảm bảo các yếu tố đầu vào giúp cho
quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra và tạo điều kiện cho tiêu thụ sản
phẩm. Đây là hai quá trình có mối liên hệ biện chứng với nhau. Tiêu thụ sản
phẩm giúp tái sản xuất.
Đối với ArtExport, là một công ty xuất nhập khẩu, một mặt nhập các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ từ các cơ sở sản xuất hay các đơn vị khác. Mặt khác,
Thị trường
đầu vào
Thị trường đầu
ra
Doanh ngiệp
thực hiện hoạt động xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm. Do đó, vai trò xuất khẩu
đối với công ty:
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường, tranh

thủ tìm kiếm các thị trường mới, củng cố và phát triển thương hiệu của doanh
nghiệp.
Giúp doanh nghiệp có được một nguồn tài chính để trả lương cho cán bộ,
công nhân viên làm việc cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu thì sẽ giúp cho
doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường để từ đó có thể tồn tại và
phát triển.
Doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm điều đó chứng tỏ là sản phẩm
của doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận. Đây là vấn đề quyết định đến
sự tồn tại hay diệt doanh của doanh nghiệp.
II. Những nội dung chính của xuất khẩu.
1. Điều tra nghiên cứa nhu cầu thị trường .
Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cũng là công việc vô cùng
quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Công việc này
đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Đối với các doanh
nghiệp lớn thì khâu nghiên cứu thị trường được giao cho phòng kinh doanh còn
đối với các doanh nghiệp nhỏ thì khâu nghiên cứu thị trường do cán bộ kinh
doanh đảm nhận. Quá trình nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp trả
lời các câu hỏi “ cần sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, bán với giá như thế nào
” để doanh nghiệp có thể trả lời được câu hỏi này thì công việc nghiên cứu thị
trường không phải làm cho qua loa và lấy lệ, nó đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm
của phòng kinh doanh bởi nếu doanh nghiệp không thể trả lời được câu hỏi này
thì doanh nghiệp không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh
gay gắt và ác liệt này. Trong nền kinh tế thị trường này thì doanh nghiệp cần sản
xuất và bán cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất và bán mà cái mình
có, chỉ khi nào doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu và sở thích của thị trường
thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường. Khi nghiên cứu nhu cầu
thị trường thì doanh nghiệp cần phải giải đáp rất nhiếu câu hỏi như : “đâu là thị
trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp, với mức giá nào thì phù hợp…:”
Khi đã trả lời được các câu hỏi đó thì doanh nghiệp cần tập trung cao độ vốn,

nhân lực để có thể sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất phục vụ cho mục
đích thu hồi vốn, tạo lợi nhuận và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Lập kế hoạch xuất khẩu sản phẩm.
Lập kế hoạch xuất khẩu là một trong các khâu quan trọng của quá trình
xuất khẩu sản phẩm. Doanh nghiệp muốn chủ động, muốn xuất khẩu được
nhiều sản phẩm với lợi nhuận cao nhất thì doanh nghiệp cần có một kế hoạch
xuất khẩu cụ thể cho từng thời kỳ và cho cả một giai đoạn dài trong hoạt động
sản xuất và kinh doanh. Doanh nghiệp muốn có được một kế hoạch xuất khẩu
tốt thì doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch dựa vào công tác điều tra nghiên
cứu thị trường của doanh nghiệp, dựa vào các nguồn thông tin như báo chí,
truyền thông, dựa vào kế hoạch của chính đối thủ cạnh tranh trực tiếp… có như
vậy thì doanh nghiệp mới có được một kế hoạch xuất khẩu tốt được. Kế hoạch
xuất khẩu sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách nhịp nhàng, liên tục theo kế
hoạch đã định. Ngoài ra nó còn là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch
hậu cần vật tư và các kế hoạch khác của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình xây
dựng kế hoạch xuất khẩu như: Phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ
động…Trong đó phương pháp cân đối được doanh nghiệp sử dụng là chủ yếu
và thường xuyên.
3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu.
Trong quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa. Doanh nghiệp muốn giữa uy
tín của mình với bạn hàng và khách hàng thì doanh nghiệp phải luôn luôn chuẩn
bị để có đủ hàng hóa về số lượng, chất lượng và kịp thời gian để đáp ứng đầy
đủ, kịp thời các yêu cầu của khách hàng có như vậy doanh nghiệp mới tạo được
vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu
hàng hóa thì công tác đảm bảo có đủ hàng hóa kịp thời đúng về chất lượng,số
lượng, kịp thời gian lại càng trở lên quan trọng đối với doanh nghiệp do vậy làm
tốt công tác chuẩn bị có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sống còn của doanh
nghiệp. Để cho công tác này được tiến hành một cách liên tục không bị gián

đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ ở kho như: Tiếp
nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho - bảo
quản và ghép đồng bộ để xuất khẩu cho bạn hàng. Tiếp nhận đầy đủ về số lượng
và chất lượng hàng hóa từ các nguồn nhập kho ( Từ các phân xưởng, tổ đội sản
xuất của doanh nghiệp) theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa.
Thông thường, kho hàng hóa của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm.
Nếu kho hàng đặt xa nơi sản xuất ( Có thể gần nơi tiêu thụ ) thì doanh nghiệp
phải tổ chức tốt công việc tiếp nhận hàng hóa bảo đảm kịp thời, nhanh chóng,
góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết
kiệm chi phí lưu thông.
4. Lựa chọn các hình thức xuất khẩu sản phẩm.
Có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể đưa hàng hóa của doanh nghiệp
mình ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Để hoạt động xuất khẩu sản
phẩm có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp trên
cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo
quản, sử dụng…
Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và bạn hàng mà doanh nghiệp
có thể lựa chọn kênh xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Kênh xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp
sản phẩm của mình đến bạn hàng mà không qua một khâu trung gian. Kênh xuất
khẩu này có ưu nhược điểm là.
Ưu điểm: Giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm đến tay bạn
hàng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu
dùng…

×