Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

HIỆU QUẢ của PHƯƠNG PHÁP THỞ áp lực DƯƠNG LIÊN tục TRONG điều TRỊ hội CHỨNG NGỪNG THỞ KHI NGỦ DO tắc NGHẼN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.76 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
==========

CHU VĂN VINH

HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP
THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ
HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ KHI NGỦ DO TẮC NGHẼN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI – 2019BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
==========

CHU VĂN VINH

HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP
THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ
HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ KHI NGỦ DO TẮC NGHẼN
Chuyên ngành : Thần kinh
Mã số

: 60720147


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH


HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN!
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
tôi đã nhận được sự chỉ bảo, dìu dắt của các Thầy, các Cô cũng như sự
giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và các cơ quan.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Thần
kinh – Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong thời gian qua.
PGS. TS Nguyễn Thanh Bình là giảng viên hướng dẫn đã tận tâm
dìu dắt, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Các Phó giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng khoa học thông qua đề
cương và bảo vệ luận văn đã đưa ra nhiều ý kiến quý báu để tôi kịp thời
điều chỉnh và hoàn thiện luận văn.
Các Thầy, Cô trong Bộ môn Thần kinh đã luôn tận tình chỉ bảo
trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại Bộ môn.
Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương, và các anh chị công tác tại
phòng Đa ký giấc ngủ đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình lấy
số liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Bố mẹ và gia đình tôi
cùng tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Chu Văn Vinh, Bác sĩ Nội trú khóa 42, Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Thần kinh, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự

hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thanh Bình.
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính
xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những
cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Chu Văn Vinh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AASM:

American Academy of Sleep Medicine
(Hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ)

AHI:

Apnea - Hypopnea Index’
(Chỉ số ngừng thở - giảm thở)


BMI:

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

CPAP:

Continuous Positive Airway Pressure
(Thở áp lực dương liên tục)

OSAS:

Obstructive Sleep Apnea Syndrome
(Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn)

PSG:

Polysomnography
(Đa ký giấc ngủ)

QoL:

Quality of Life
(chất lượng cuộc sống)

SAQLI:

The Calgary Sleep Apnea Quality of Life Index
(Thang điểm Calgary đánh giá chất lượng cuộc sống
dành cho bệnh nhân ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn)



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là rối loạn hô hấp liên quan
tới giấc ngủ thường gặp nhất, đặc trưng bởi các cơn ngừng thở hoặc giảm thở
lặp đi lặp lại trong khi ngủ, gây ra bởi sự sụp đổ của đường hô hấp trên mặc
dù vẫn còn tăng cường hô hấp.[1]. Nghiên cứu tại Wisconsin năm 1993 cho
thấy tỷ lệ ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là 4% ở nam trung niên và 2% ở
phụ nữ trung niên (30-60 tuổi).[2]. Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy tỷ lệ
hiện mắc ở các nước có thu nhập cao đã tăng lên tới 10% ở nữ và 20% ở nam
giới, và béo phì cùng với tuổi cao là những yếu tố nguy cơ có liên quan mật
thiết với hội chứng này.[3-5].
Hội chứng này biểu hiện bằng các triệu chứng ban đêm và ban ngày,
trong đó, buồn ngủ ban ngày là một triệu chứng chính và được chú ý của
bệnh.[6, 7]. Buồn ngủ ban ngày làm giảm sự tập trung, suy giảm nhận thức và
chất lượng cuộc sống, là nguyên nhân khiến những bệnh nhân mắc OSAS có

tỉ lệ nạn giao thông đường bộ cao hơn 6 đến 7 lần.[8, 9]. Nhiều tác giả khẳng
định, buồn ngủ ban ngày quá mức là triệu chứng rất có giá trị để phát hiện
bệnh, và bảng câu hỏi Epworth được thiết kế để đánh giá mức độ nặng của
triệu chứng này.[10]
Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn được chẩn đoán dựa trên
tiêu chuẩn về lâm sàng, đa ký giấc ngủ, và phân loại mức độ nặng của bệnh
dựa trên chỉ số ngừng thở, giảm thở (AHI).[11]. Thở áp lực dương liên tục
(CPAP) được chứng minh là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân mức
độ trung bình và nặng, tác dụng trên tất cả các triệu chứng của
bệnh, đặc biệt là buồn ngủ ban ngày, qua đó nâng cao chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân.[12-14]
Trước đây, hiệu quả điều trị chủ yếu được đánh giá dựa trên các triệu


12
chứng lâm sàng và các chỉ số về đa ký giấc ngủ. Trong thời gian gần đây, sự
cải thiện chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm và trở thành tiêu chí
đánh giá quan trọng trong điều trị hội chứng này. Nhiều công cụ được phát
triển dùng để đánh giá chất lượng cuộc sống dành cho các bệnh nhân mắc
OSAS.[15]. Trong số đó, thang điểm Calgary được phát triển bởi Flemons và
Reimer dành riêng bệnh nhân ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, đã được chứng
minh là có tính nhất quán, độ nhạy và độ tin cậy cao hơn so với những bộ
công cụ khác.[16, 17].
Tại Việt Nam, cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về hội
chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn được tiến hành.[18, 19]. Tuy vậy, hội
chứng này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong đánh
giá hiệu quả điều trị, chưa có nghiên cứu nào sử dụng thang điểm Calgary để
đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc ngừng thở khi ngủ do tắc
nghẽn điều trị bằng thở áp lực dương liên tục.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu

quả của phương pháp thở áp lực dương liên tục trong điều trị hội chứng
ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá sự cải thiện của triệu chứng buồn ngủ ban ngày.
2. Khảo sát sự cải thiện chất lượng cuộc sống bằng thang điểm Calgary.


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về giấc ngủ
1.1.1. Vai trò của giấc ngủ
Ngủ là một hoạt động sinh lý bình thường và phổ biến của con người.
Mỗi người trung bình dành ra gần một phần ba cuộc đời để ngủ. Nếu hoạt
động thức tiêu tốn nhiều năng lượng thì ngủ là hoạt động sinh lý giúp các cơ
quan trong cơ thể con người được nghỉ ngơi và có thời gian hồi phục. Có rất
nhiều giả thuyết đưa ra để giải thích về chức năng của giấc ngủ [20]:
- Thuyết hồi tỉnh: cho rằng giấc ngủ phục hồi các mô cơ thể trong giai đoạn
ngủ không cử động mắt nhanh và phục hồi mô não trong giai đoạn ngủ với cử
động mắt nhanh, trên cơ sở khi ngủ thấy tăng một số hormone như: hormone
tăng trưởng, prolactin, testosterone….. và giảm một số hormone như cortisol.
Đồng thời thuyết này cũng dựa trên cảm giác chủ quan là cảm thấy thoải mái
sau khi ngủ dậy.
- Thuyết bảo tồn năng lượng: chỉ ra rằng những động vật chuyển hóa cao
thường ngủ dài hơn động vật chuyển hóa thấp, đây là cơ sở để giải thích giấc
ngủ giúp bảo tồn năng lượng. Động vật nhỏ (chuột, thú có túi…) chuyển hóa
cao ngủ 18 giờ/ngày, ngược lại động vật lớn (voi, hươu cao cổ...) với mức
chuyển hóa thấp chỉ ngủ từ 3-4 giờ/ngày.
- Thuyết bản năng: cho rằng ngủ là bản năng của con người cũng như mọi động
vật.

- Thuyết thần kinh: cho rằng chức năng chính của giấc ngủ là bảo tồn các synap
và toàn vẹn mạng lưới tế bào thần kinh.
1.1.2. Nhịp thức ngủ
Chủ yếu là nhịp ngày đêm với chu kỳ 24 giờ. Ở người, có rất nhiều


14
thông số chịu sự chi phối của nhịp điệu ngày đêm trong suốt 24 giờ: sự tỉnh
táo, khí sắc, nhịp tim và huyết áp, thân nhiệt, bài tiết các nội tiết tố…
Sự luân phiên thức - ngủ được điều hòa bởi các yếu tố bên trong và bên
ngoài cơ thể [21]:
Các yếu tố bên trong: bao gồm các nội tiết tố, cân bằng nội môi, yếu tố
di truyền, thân nhiệt trung tâm.
Các yếu tố bên ngoài: nhịp sáng - tối, sự nghỉ ngơi - hoạt động.
1.1.3. Nhu cầu giấc ngủ
Nhu cầu về thời gian của giấc ngủ mỗi người là rất khác nhau, phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tuổi. Ở người trưởng thành [21]:
-

Trung bình 7 đến 8,5 giờ.

-

Có tính chất di truyền.

-

Có khả năng thích nghi, nghĩa là có thể “luyện tập” được.

-


Người ít ngủ : dưới 6 giờ mỗi ngày.

-

Người ngủ nhiều : trên 9 giờ mỗi ngày.
1.1.4. Phân loại rối loạn giấc ngủ
Năm 2005, Phân loại Quốc tế về Rối loạn giấc ngủ đã trải qua các cập
nhật nhỏ và sửa đổi thành phiên bản 2 (ICSD-2). Hệ thống phân loại hiện tại
vẫn đang tiếp tục được xem xét và cập nhật. Phân loại rối loạn giấc ngủ là cần
thiết, giúp hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân sinh lý bệnh học và có phương
hướng điều trị đúng đắn.
ICSD-2 liệt kê 81 rối loạn giấc ngủ, chia 8 loại chính[22]:
1. Mất ngủ
2. Các rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ
3. Các rối loạn giấc ngủ nguồn gốc trung ương
4. Rối loạn nhịp thức ngủ
5. Các rối loạn trong giấc ngủ


15
6. Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ
7. Các triệu chứng bị cô lập với các biến thể khác nhau và các vấn đề
chưa được giải quyết
8.

Rối loạn giấc ngủ khác

Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ được phân ra các phân nhóm nhỏ hơn
bao gồm:

-

Ngừng thở khi ngủ tiên phát ở trẻ em.
Hội chứng ngừng thở trung ương khi ngủ.
Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ:
Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở người lớn.
Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở trẻ em.
Hội chứng giảm thông khí/giảm oxy liên quan đến giấc ngủ.
Hội chứng rối loạn hô hấp khác liên quan đến giấc ngủ.

1.2. Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ
1.2.1. Yếu tố nguy cơ của hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Các yếu tố nguy cơ lâm sàng bao gồm: tuổi, giới tính (nam giới), béo phì
và hình thái sọ não hoặc các bất thường mô mềm trên đường thở. Các yếu tố
khác được xác định bao gồm tình trạng hút thuốc, mãn kinh và tiền sử gia đình.
Tỷ lệ của OSAS cũng tăng lên cùng với một số tình trạng y tế nhất định, như
mang thai, bệnh thận giai đoạn cuối, suy tim sung huyết, bệnh phổi mãn, rối
loạn căng thẳng sau chấn thương và đột quỵ.
Tuổi: Tỷ lệ mắc của OSAS tăng từ tuổi trưởng thành trẻ (khoảng sau 30
tuổi) đến thập niên thứ sáu đến bảy, sau đó xuất hiện cao nguyên.[23-25]
Giới tính: Nam giới mắc với số lượng cao gấp 2-3 lần so với nữ giới, tỷ
lệ này thu hẹp với phụ nữ ở tuổi mãn kinh.[23, 26]. Nguyên nhân của sự khác
biệt này còn đang được xác định.
Béo phì: Ở cả nam và nữ, tỷ lệ OSAS tăng dần khi chỉ số khối cơ thể
(BMI) và các chỉ số liên quan tăng (ví dụ: chu vi vòng cổ, tỷ lệ eo-hông).[26].
Một nghiên cứu trên gần 700 người lớn theo dõi trong bốn năm, tăng 10% về


16
trọng lượng có liên quan đến sự gia tăng gấp sáu lần nguy cơ OSAS.[27].

Bất thường về xương sọ và đường hô hấp trên: Các bất thường trên về
hộp sọ và đường hô hấp trên làm tăng khả năng mắc hoặc tiến triển của
OSAS.[26]. Những yếu tố này được công nhận rõ ràng nhất ở những bệnh
nhân châu Á, nơi sự liên quan của béo phì và bệnh chưa rõ ràng.[28]. Một số
bất tường hay gặp như hàm trên bất thường hoặc hàm dưới ngắn, phì đại
amidan, phì đại VA…
Các yếu tố nguy cơ khác:
- Tắc nghẽn mũi làm tăng tỷ lệ mắc OSAS tăng gấp đôi so với nhóm chứng.
[26]
- Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị OSAS cũng như làm trầm trọng thêm các triệu
chứng từ trước. Trong một nghiên cứu, những người hút thuốc hiện tại có
nguy cơ mắc OSAS cao hơn gần ba lần so với trước khi hút hoặc so với người
không bao giờ hút thuốc.[29]
- Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc OSAS cao hơn so với phụ nữ tiền mãn
kinh.[30].
- Bệnh nhân mắc OSAS thường có tiền sử gia đình ngủ ngáy hoặc mắc OSAS.
Nguyên nhân được cho là do các yếu tố hành vi gia đình liên quan đến béo
phì, hoặc khuynh hướng di truyền thông qua các yếu tố như cấu trúc xương
sọ.[31]. Người ta cho rằng khoảng 1/4 số bệnh nhân mắc OSAS được cho là
do di truyền.[32]
- Các chất và thuốc, bao gồm rượu, benzodiazepin và chất ma tuý, có thể làm
trầm trọng thêm OSAS, nhưng chưa được chứng minh liên quan tới khởi phát
bệnh.[33]
- Tình trạng y tế: Tỷ lệ OSAS tăng lên ở những bệnh nhân với những tình
trạng: Mang thai, suy tim sung huyết, bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh phổi
mãn tính (bao gồm hen), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), xơ hóa phổi
vô căn.
- Đột quỵ và cơn thiếu máu cục bộ thoáng, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa
nang, rối loạn căng thẳng sau chấn thương…



17
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc
nghẽn
1.2.2.1. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng của hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn được chia
thành 2 nhóm triệu chứng: triệu chứng ban ngày và triệu chứng ban đêm.
Khi phỏng vấn người nghi ngờ mắc hội chứng này, việc cần thiết là phải
hỏi cả người ngủ cùng, để có được và xác định những thông tin quan trọng về
giấc ngủ của bệnh nhân, phục vụ cho việc xác định tính chất của rối loạn giấc
ngủ, mức độ nặng của các triệu chứng của bệnh và ảnh hưởng tới chất lượng
cuộc sống bệnh nhân.
a. Buồn ngủ quá nhiều ban ngày.
Trong các triệu chứng của OSAS, buồn ngủ ban ngày quá nhiều (EDS)
thuộc nhóm các triệu chứng ban ngày, là triệu chứng phổ biến của hội chứng
ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.[6, 7]. Nhiều tác giả khẳng định các triệu
chứng này rất có giá trị trong phát hiện OSAS.
Phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ (ICSD-3) định nghĩa buồn ngủ quá
nhiều ban ngày là không có khả năng duy trì sự tỉnh táo trong các giai đoạn
thức giấc lớn trong ngày, biểu hiện bằng những giấc ngủ xảy ra ngoài ý muốn
hoặc vào những thời điểm không phù hợp gần như hàng ngày trong ít nhất ba
tháng.[34]
Vấn đề đặt ra là phân biệt ngủ ban ngày theo sinh lý với buồn ngủ quá
nhiều ban ngày, phân biệt buồn ngủ thực sự với sự mệt mỏi và các triệu chứng
khác.
- Buồn ngủ được coi là sinh lý khi bệnh nhân chủ động ngủ vào những khoảng
thời gian phù hợp, ví dụ như sau khi ăn trưa, không ngủ nếu không cần thiết.
Buồn ngủ ban ngày được coi như quá mức khi những cơn buồn ngủ xuất hiện
trong những tình huống không thích hợp (khi làm việc, lái xe, đang nói



18
chuyện), không có chủ ý, và làm cho đối tượng cảm thấy không tỉnh táo,
không khỏe.
- Chúng ta cũng cần phân biệt nó với triệu chứng mệt mỏi hay kiệt sức dùng để
chỉ việc giảm các khả năng vận động và nhận thức, không bù trừ được bằng
giấc ngủ. Người được hỏi thể hiện sự mệt mỏi, không đi được lâu và kiệt sức
nhanh sau khi làm việc, đặc biệt là gắng sức. Mệt mỏi hay kiệt sức có thể gặp
trong nhiều bệnh khác nhau như lao phổi, bệnh ung thư, suy tim, thiểu năng
tuyến giáp, thiếu máu, bệnh bạch cầu đơn nhân...; nhưng cũng có thể không
có nguyên nhân.
- Những người trẻ tuổi, thường xuyên vận động, hay lo lắng và đôi khi phụ nữ
thường dùng từ mệt mỏi để nói đến buồn ngủ ban ngày quá nhiều. Do vậy
phải hỏi kỹ họ xem có phải họ chỉ ngủ khi đã ngừng hoạt động.
- Sự thờ ơ cũng khác với buồn ngủ vì nó được đặc trưng bởi việc giảm động
lực và hoạt động tự phát. Đối tượng có thể ngồi cả ngày trên ghế hay nằm cả
ngày, không khởi động việc gì và không chú ý đến bất cứ vấn đề gì, lúc đó họ
có thể buồn ngủ do không có hoạt động. Sự thờ ơ thường có trong những
bệnh thoái hóa thần kinh hay bệnh trầm cảm.
Một số nghiên cứu cho rằng 1/3 các tai nạn giao thông có nguyên nhân
do chứng buồn ngủ. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy buồn ban ngày quá mức
làm tăng tỉ lệ tai nạn giao thông lên 6 tới 7 lần. [8, 9]. Đặc trưng những tai nạn
do chứng buồn ngủ gây ra là không có vết tích của việc phanh xe lại. Sự rối loạn
tập trung đặc trưng của những đối tượng có chứng buồn ngủ làm cho họ không
nhớ hết các sự kiện và có thể nhầm lẫn với các rối loạn trí nhớ. Ngoài việc suy
giảm sự tập trung, còn có những rối loạn tâm lý kèm theo như bực bội, tính khí
không vui vẻ và giảm động lực. Có một số đối tượng chống lại chứng buồn ngủ
bằng cách tăng những hoạt động như cử động hay nói liên tục.
Đánh giá chứng buồn ngủ quá nhiều ban ngày:
Ngoài những than phiền đơn giản như mệt, buồn ngủ, ngủ mỗi khi không



19
hoạt động, người ta sử dụng thang điểm thang điểm Epworth (được đặt theo
tên của một thành phố của Úc) để đánh giá mức độ buồn ngủ ban ngày.[10].
Đối tượng đánh giá khả năng họ bị buồn ngủ (từ 0 = không có, cho tới 3 = khả
năng rất cao) trong 8 tình huống trong cuộc sống hàng ngày trong đó 6 hoàn
cảnh thụ động và 2 hoạt động (nói chuyện, lái xe hơi). Với những tình huống
họ không trải qua, người được hỏi tự dự đoán khả năng họ có buồn ngủ trong
tình huống đó không. Thông thường, những câu hỏi dựa trên tình trạng của
đối tượng trong 4 tuần lễ gần đây để họ có thể nhớ được các tình huống trên.
Tổng điểm từ 0 - 24 và được xem như bình thường khi dưới 10 và tổng điểm
trên 10 gợi ý nguy cơ mắc bệnh.

Bảng 1.1. Thang điểm Epworth
1. Đang ngồi và đọc sách
0
1
2
3
2. Đang xem TV
0
1
2
3
3. Ngồi, không hoạt động ở nơi công cộng (ví dụ: một nhà 0
1
2
3
hát hoặc một cuộc họp)

4. Là một hành khách trong xe hơi trong một giờ mà không 0
1
2
3
nghỉ ngơi
5. Nằm xuống để nghỉ ngơi vào buổi chiều khi hoàn cảnh 0
1
2
3
cho phép
6. Ngồi và nói chuyện với ai đó
0
1
2
3
7. Ngồi nghỉ ngơi sau bữa trưa không uống rượu
0
1
2
3
8. Trong xe hơi, khi dừng lại trong vài phút trong giao thông 0
1
2
3
Thang điểm cho phép phân biệt rõ những người có chứng buồn ngủ quá
nhiều ban ngày với những người khác. Thang điểm giảm đi với các thuốc
kích thích hay việc điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Thang điểm có 2
giới hạn cần phải biết, những trường hợp âm tính giả (những người tự cho
điểm thấp hơn thực sự) và những trường hợp dương tính giả (những người tự



20
cho điểm cao hơn thực sự).
Những người cho điểm thấp hơn thực sự không cảm thấy những triệu
chứng buồn ngủ, dẫn tới sự nguy hiểm khi điều khiển các phương tiện giao
thông. Vì vậy, việc hỏi người thân đi cùng (vợ, con) là thực sự quan trọng.
Người ta cũng thấy có những người tự cho điểm từ 21 và 24 mà không có
triệu chứng nào của chứng buồn ngủ trước mặt bác sĩ. Đó là những người
trầm cảm, những người bị mệt mỏi kinh niên và những người muốn lôi kéo sự
chú ý. Lúc đó phải xác định lại với họ rằng thang điểm này để đánh giá
những khả năng buồn ngủ, có nghĩa là có đầu bị gục xuống và buồn ngủ, chứ
không phải chỉ cảm thấy mệt mỏi.
b. Các triệu chứng khác:
- Ngủ ngáy là triệu chứng phổ biến khác của OSAS, độ nhạy từ khoảng 80-90%
trong chẩn đoán, độ đặc hiệu dưới 50%. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy,
bệnh nhân ngủ ngáy nhẹ, BMI thấp dưới 26 thường không bị ngừng thở khi
ngủ mức độ vừa phải và nặng.[35]
- Ngừng thở: Thường do người ngủ cùng chứng kiến cơn ngừng thở, đây là một
lý do chính của bệnh nhân đến khám.
- Ngạt thở về đêm: Cảm giác nghẹt thở, bóp nghẹt khi ngủ, đôi khi làm bệnh
nhân thức giấc nhiều và rất lo lắng. Một số bệnh nhân mô tả cảm giác này như
bị bóp cổ, bệnh nhân có thê gặp ác mộng và bị ám ảnh về cảm giác bóp nghẹt
này.
- Thức giấc nhiều về đêm: Thường do những cơn ngừng thở khi ngủ làm giảm
oxy máu.
- Giảm trí nhớ và giảm sự tập trung, kích thích hoặc trầm cảm, bất lực, tiểu
đêm, tiểu rầm cũng là các triệu chứng thường gặp.
1.2.2.2. Triệu chứng thực thể
Khám thực thể ở bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ chủ yếu
nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ của bệnh và các triệu chứng của bệnh kèm

theo khác.


21
a. Triệu chứng toàn thân
Thừa cân và béo phì: là tình trạng toàn thân dễ nhận thấy, và có thể đánh
giá nhanh chóng. Đối với người châu Á, BMI trong giới hạn bình thường là
18 đến 23 kg/m², BMI > 23 kg/m² là thừa cân và BMI > 27 kg/m² là béo phì.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy những bệnh nhân có BMI > 25 kg/m² là một
nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ.[36]
b. Tai mũi họng và hàm mặt
Khám tai mũi họng và hàm mặt nhằm phát hiện các bất thường về cấu
trúc sọ mặt và bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên, bao gồm: bất thường
cấu trúc mũi, vẹo vách ngăn mũi, quả phát vách ngăn mũi, polyp mũi, trĩ
mũi...
c. Khám tim mạch
Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa hội chứng ngừng thở
khi ngủ nhất là ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn với các bệnh lý tim mạch. Hội
chứng này làm gia tăng tỷ lệ các biến cố tim mạch lên tới 10 lần.[37-39]. Vì
vậy việc thăm khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch
cũng như các bệnh lý tim mạch là bắt buộc trên các bệnh nhân nghi ngờ có
hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Tất cả các bệnh nhân đều cần được đo huyết áp để phát hiện tình trạng
tăng huyết áp, cũng như theo dõi các tình trạng rối loạn về nhịp.
d. Khám thần kinh
Thông thường, ở các bệnh nhân mắc hội chừng ngừng thở khi ngủ do tắc
nghẽn, khám thần kinh không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, khám thần
kinh là bắt buộc để có thể phát hiện các thiếu sót về thần kinh tạm thời hoặc
các di chứng của tai biên mạch não trước đây biểu hiện bằng các triệu chứng
thần kinh khu trú, các phản xạ bệnh lý, từ đó loại trừ các tổn thương thân não

có khă năng ảnh hưởng chức năng hô hấp; các hội chứng màng não, tiểu não,


22
tăng áp lực nội sọ, rối loạn tiền đình, cơ tròn....
1.2.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng
1.2.3.1. Đa ký giấc ngủ
Đa ký giấc ngủ là xét nghiệm qaun trọng để chẩn đoán hội chứng ngừng
thở khi ngủ do tắc nghẽn. Tuy nghiên, xét nghiệm này tốn thời gian và đắt
tiền. Thời gian để ghi đa ký giấc ngử được khuyến cáo là ít nhất 6h giờ vì có
thể đánh giá được đầy đủ nhất các giai đoạn của giấc ngủ và tư thế cơ thể liên
quan đến ngừng thờ cũng như các rối loạn khác trong giấc ngủ như hội chứng
cử động chi có chu kỳ.
Một cách lý tưởng, bệnh nhân nên được thực hiện đa ký giấc ngủ hai
đêm, để loại bỏ được hiệu ứng đêm đầu tiên, từ đó giảm được sự sai lệch
trong chẩn đoán. Các thông tin trong đêm đầu về mức độ ngừng thở khi ngủ
được ghi nhận, tuy nhiên hiệu ứng đêm đầu tiên và thay đổi giữa các đêm cần
phải xem xét.
a. Chỉ định làm đa ký giấc ngủ:
1. Để chẩn đoán
- Nghi ngờ hội chứng ngừng thở khi ngủ:
+ Ngáy to khi ngủ
+ Có cơn ngừng thở khi ngủ do người nhà người bệnh kể lại.
+ Ngủ phải thức giấc nhiều lần trong đêm.
+ Buồn ngủ ban ngày.
+ Đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng.
- Người bệnh COPD, hen phế quản, suy hô hấp mạn tính, biến chứng
tâm phế mạn, nghi ngờ có giảm oxy máu khi ngủ, cơn ngừng thở hoặc thở yếu
khi ngủ.
- Người bệnh bị suy tim, tăng huyết áp, béo phì, viêm amidan mạn tính

quá phát, bất thường hàm mặt.


23
- Người bệnh có rối loạn hô hấp khi ngủ kết hợp với rối loạn cơ hô hấp,
cơ thành ngực, bệnh lý thần kinh-cơ.
- Rối loạn hô hấp khi ngủ ở người bệnh ngủ ngáy có chỉ định phẫu thuật.
2. Để theo dõi hiệu quả điều trị
- Đánh giá hiệu quả của phương pháp thở CPAP trong điều trị hội chứng
ngừng thở khi ngủ.
- Đối chiếu kết quả đo đa ký với diễn biến lâm sàng định kỳ cho những
người bệnh hội chứng ngừng thở khi ngủ.
3. Chỉ định khác
Ngoài những chỉ định đã nêu ở trên, kỹ thuật đo đa ký giấc ngủ còn có
thêm một số chỉ định sau:
- Trường hợp đo đa ký hô hấp hoàn toàn bình thường nhưng triệu chứng
lâm sàng vẫn nghi ngờ hội chứng ngừng thở khi ngủ. Trường hợp này cần chỉ
định đo đa ký giấc ngủ để hoặc khẳng định loại trừ chẩn đoán.
- Rối loạn vận động và hành vi khi ngủ:
+ Hội chứng chân không nghỉ và cử động chi có chu kì.
+ Rối loạn hành vi trong giai đoạn cử động mắt nhanh (REM)
+ Rối loạn hành vi trong giai đoạn non REM như mộng du, cơn hoảng
sợ ban đêm, mê nói khi ngủ…
- Chứng ngủ nhiều ban ngày không do rối loạn hô hấp:
+ Cơn ngủ rũ.
+ Chứng ngủ nhiều ban ngày khác.
- Mất ngủ và các rối loạn khác do thiếu ngủ:
+ Nghi ngờ triệu chứng mất ngủ do rối loạn hô hấp hoặc rối loạn vận
động trong khi ngủ.
+ Chỉ định trong một số trường hợp mất ngủ kéo dài, đặc biệt muốn

đánh giá đầy đủ về bản chất của mất ngủ.
b. Chống chỉ định của đa ký giấc ngủ:


24
Đa ký giấc ngủ là kỹ thuật không xâm nhập, có thể thực hiện trên tất cả
các đối tượng người bệnh. Tuy nhiên cần hết sức thận trọng đối với những
người bệnh có tình trạng hô hấp và huyết động không ổn định.
c. Đa ký giấc ngủ trong hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ
Đa ký giấc ngủ là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán hội chứng ngừng thở do
tắc nghẽn khi ngủ và đặc biệt là dựa trên đo dòng khí thở và tăng cường hô
hấp để đánh giá về hô hấp trong khi ngủ.
Các chỉ tiêu cần đánh giá về hô hấp:
- Đánh giá dòng khí qua mũi là tiêu chuẩn chính chẩn đoán: giảm thở, ngừng
thở thể hiện bằng sự giảm hoặc mất dòng khí qua mũi miệng.
- Đánh giá gắng sức hô hấp qua di động bụng - lồng ngực
Để phân biệt ngừng thở do tắc nghẽn, trung ương hoặc hỗn hợp cần dựa
vào kết quả do dòng khí thở và tăng cường hô hấp.
- Ngừng thở tắc nghẽn nếu có sự gắng sức hô hấp.
- Ngừng thở trung tâm nếu không có gắng sức hô hấp.
- Ngừng thở hỗn hợp: Khởi động bằng một ngừng thở trung ương nhưng kết
thúc bằng một hô hấp gắng sức.

Hình 1.1. Phân biệt ngừng thở trung ương, tắc nghẽn và hỗn hợp
Ngừng thở do tắc nghẽn kéo dài có thể dẫn đến mất phản xạ về hô hấp
trung ương và ngoại vi, từ đó có thể là nguyên nhân của ngừng thở trung
ương.


25

Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn được xác định khi có sự
ngừng hoàn toàn hoặc giảm thở. Đóng hoàn toàn đường hô hấp trên được gọi
là ngừng thở, đóng một phần được gọi là giảm thở. Trên lâm sàng, chẩn đoán
phân biệt ngừng thở và giảm thở không cần thiết vì có cùng cơ chế bệnh sinh.
Khi đo bằng đa ký giấc ngủ, ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn được định
nghĩa là ngừng thở hoàn toàn hoặc giảm dòng khí thở tại mũi và miệng, kéo
dài trên 10 giây, vẫn có sự tăng cường hô hấp ngực và bụng. Ở giai đoạn này
nồng độ bão hòa oxy máu giảm. Cả giảm thở và ngừng thở đều kết thúc bằng
thở vào gắng sức.
1.2.3.2. Các xét nghiệm khác:
Xét nghiệm hormone tuyến giáp, chức năng thận để loại trừ các nguyên nhân
khác gây buồn ngủ quá nhiều và ngừng thở khi ngủ (Suy giáp, Protein niệu)
Chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là cộng hưởng từ là phương tiện tốt nhất để
đánh giá đường hô hấp trên, mô mềm lân cận và cấu trúc sọ hầu, giúp xác
định nguyên nhân về giải phẫu gây hẹp đường hô hấp…
1.2.4. Chẩn đoán
Ngày nay để chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, các
tác giả đều dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ.[41]
Bệnh nhân có tiêu chuẩn A và/hoặc B, cộng với tiêu chuẩn C.
A. Buồn ngủ quá nhiều ban ngày không do các yếu tố khác có thể giải
thích được.
B. Có hai hoặc nhiều hơn các biểu hiện sau mà không do các yếu tố khác
gây nên:
- Ngáy nặng
- Ngừng thở về đêm
- Thức dậy nhiều lần trong đêm.
- Ngủ không ngon giấc.



×