Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguy cơ tim mạch của hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.5 KB, 88 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngủ là một hoạt động sinh lý của con người, là nhu cầu bắt buộc giúp
con người tồn tại và phát triển. Những quan tâm về mặt y học đối với giấc
ngủ từ khoảng 1000 năm trước công nguyên. Tuy nhiên đến thế kỷ 19 y học
nhân loại mới bước vào nghiên cứu về giấc ngủ và phải gần một thế kỷ sau,
các tác giả mới thực sự mô tả về biểu hiện của hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là sự lặp lại liên tiếp hiện
tượng hẹp hoặc tắc nghẽn đường hô hấp trên vùng hầu họng trong khi ngủ dẫn đến
hậu quả giảm thở hoặc ngừng thở hoàn toàn mặc dù vẫn có tăng cường hô hấp [1].
Bệnh nhân mắc OSA bị suy giảm về nhận thức, giảm độ tập trung và trí
nhớ, mệt mỏi, căng thẳng, hoạt động tình dục kém, chất lượng cuộc sống
giảm sút cũng như chất lượng lao động của con người. Mặt khác nhiều nghiên
cứu cho thấy hội chứng này là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao
thông do triệu chứng buồn ngủ ban ngày quá mức cũng như sự suy giảm tập
trung chú ý mà hội chứng này gây ra.
Đây là một bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành và gia tăng theo
tuổi với tỉ lệ mắc từ 4-7%. Người bị hội chứng OSA gia tăng nguy cơ mắc và tử
vong do bệnh lý tim mạch. Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng OSA
có thể đi kèm với cao huyết áp trong khoảng 50% trường hợp và ngược lại, trên
50% trường hợp cao huyết áp bị OSA, đặc biệt đối với những bệnh nhân tăng
huyết áp kháng trị thì tần suất của HCNTKN do tắc nghẽn là 80% [4], [5], [6].
HCNTKN do tắc nghẽn được coi là một bệnh lý nguy hiểm, vì nó làm
giảm đột ngột lượng oxy trong máu. Khi oxy trong máu giảm đột ngột gây tăng
huyết áp và tạo gánh nặng cho hệ tim mạch. Các công trình nghiên cứu gần đây
cho thấy HCNTKN do tắc nghẽn là yếu tố nguy cơ độc lập với một loạt các bệnh
lý tim mạch và thần kinh như bệnh lý bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy
tim, tăng huyết áp kháng trị và tai biến mạch não [9], [10], [11]. Mặc dù hội



2

chứng này rất nguy hiểm, có nhiều biến chứng nhưng ở nhiều nước Châu Á,
kể cả Việt Nam, hội chứng này còn chưa được chẩn đoán đầy đủ cũng như
chưa đánh giá được hết các nguy cơ đặc biệt là các nguy cơ tim mạch bởi
HCNTKN do tắc nghẽn gây ra().
Xuất phát từ thực tế trên, để tìm hiểu rõ hơn về hội chứng ngừng thở
khi ngủ do tắc nghẽn và các nguy cơ tim mạch do hội chứng này gây nên góp
phần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời phòng tránh biến chứng nặng nề cho
bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguy cơ tim mạch của hội chứng ngừng
thở khi ngủ do tắc nghẽn” với hai mục tiêu sau:
1.

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người trưởng thành

2.

mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Khảo sát một số nguy cơ tim mạch và tìm hiểu mối liên quan của hội
chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn với nguy cơ tim mạch.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về giấc ngủ
Từ rất xa xưa, nghiên cứu về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ đã được đề
cập đến trong các tác phẩm y văn cổ điển. Trong 50 trở lại đây, khoa học đã

hiểu thêm nhiều về cơ chế giấc ngủ. Một trong số quan niệm đó là ngủ không
khác gì trạng thái bất hoạt động, vì khi ngủ các hoạt động của cơ thể đều
chậm lại.
Ở người trưởng thành trung bình mỗi ngày cần ngủ từ 7 đến 8 giờ. Một
giấc ngủ bình thường một đêm gồm khoảng 4 đến 5 chu kỳ. Mỗi chu kỳ từ 90
đến 120 phút với những đặc điểm sau:
Chu trình đầy đủ của giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn chính là giai
đoạn không động mắt nhanh (Non REM) và giai đoạn động mắt nhanh
(REM), trong đó non – REM được chia làm 4 giai đoạn, hai giai đoạn đầu tiên
tương ứng với giấc ngủ chậm nông và hai giai đoạn sau tương ứng với giấc
ngủ chậm sâu.
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuyển từ buồn ngủ sang ngủ. Đặc điểm nhận
biết giai đoạn này là hoạt động điện não và điện cơ giảm dần.
Giai đoạn 2: Giai đoạn ngủ nông khi mà các vận động của mắt dừng
lai. Nhịp tim và nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Đăc trưng của giai đoạn này là
hoạt động nền phối hợp với sự xuất hiện của các thoi ngủ và các phức bộ K
(K – complex) . Các thoi ngủ là các sóng hình sin tần số 12 – 14 hz, khoảng
trên 50 giây và biên độ dưới 50 microvolt. Chúng có thể xuất hiện tự phát
hoặc phối hợp với các phức bộ K. Phức bộ K gồm một sóng âm nhọn theo sau
bởi một thành phần chậm kéo dài ít nhất la 0.5 giây, biên độ trên 200
microvolt.


4

Giai đoạn 3 và 4: đặc trưng bởi sóng delta chậm. Mọi chỉ số sống giảm
xuống và cả cơ thể như bất động. Hoạt động của mắt và cơ là không có và rất
khó bị đánh thức.
Giai đoạn REM: Đặc trưng bởi hoạt động mạnh của não, sóng điện não
nhanh và không đồng bộ, tương tự như giai đoạn thức. Nhịp thở nhanh nông

và không đều. Mắt chuyển động nhanh theo nhiều hướng và cơ gần như bị
liệt. Giấc mơ hay xuất hiện ở giai đoạn này.
Để phân biệt các giai đoạn của giấc ngủ người ta dựa vào các thông số
trên bản ghi điện não đồ, điện nhãn cầu đồ và điện cơ đồ[13].
1.2. Liên quan của giấc ngủ và các chức năng khác
1.2.1. Liên quan với hoạt động hô hấp
Giống như tất cả các hoạt động sống khác của cơ thể, hoạt động hô hấp
chịu sư chi phối của não bộ và được điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể dịch.
Các hoạt động hô hấp được chi phối bởi trung tâm hô hấp và được điều hòa theo
nồng độ các chất hóa học có vai trò trong quá trình hô hấp như : pH, CO2,
O2...Tác dụng của giấc ngủ trên hô hấp phụ thuộc vào giai đoạn của giấc ngủ.
Ở giai đoạn 1 và 2 của non - REM: được đặc trưng bởi sự thông khí
không ổn định , nhịp thở không đều và có chu kỳ.
Giai đoạn 3 và 4: thông khí hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều hòa
chuyển hóa, do nồng độ và các chất khí trong cơ thể, cụ thể là nồng độ CO2
và O2 trong máu. Hoạt động hô hấp sẽ điều hòa theo cân bằng nội môi.
Giai đoạn REM: Tăng mạnh hoạt động điện não kèm với mất trương
lực cơ hô hấp lồộng ngực. Sự đáp ứng với tình trạng thiếu oxy và tăng
carbonic máu giảm nhiều, nhịp thở trở nên không đều. Mất trương lực cơ liên
sườn kèm với sự duy trì hoạt động của cơ hoành có thể dẫn tới sự bất đồng
nhịp thở ngực bụng một cách sinh lý.


5

Trong lúc ngủ, toàn bộ các hoạt động trương lực cơ và có chu kỳ của
các cơ giãn vùng hầu bị suy giảm gây ra sự ra tăng kháng lực đường hô hấp
trên. Thông khí giảm trong tất cả các giai đoạn của giấc ngủ và càng nhiều khi
giấc ngủ càng sâu. Thông khí đều đặn trong giấc ngủ 3, 4, không ổn định
trong suốt giai đoạn ngủ động mắt nhanh và khi đó sự đáp ứng với các kích

thích hô hấp trở nên thấp nhất [14], [15].
1.2.2. Liên quan với hoạt động tim mạch
Cũng như biến đổi trong các hoạt động hô hấp, các biến đổi về tim
mạch khi ngủ cũng phụ thuộc vào các giai đoạn của giấc ngủ. Giai đoạn non REM, ảnh hưởng của hệ giao cảm lên độ sâu của giấc ngủ làm giảm nhịp tim
và huyết áp động mạch, làm giảm cung lượng tim. Đồng thời hoạt động phó
giao cảm tăng lên trong giấc ngủ cũng làm nhịp tim chậm lại. Trong giai đoạn
REM, nhịp tim và huyết áp động mạch có những dao động lớn làm thay đổi
cung lượng tim và huyết áp. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xảy
ra các tai biến tim mạch như nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não vào đầu
buổi sáng [15]. OSA liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp, tăng áp lực động
mạch phổi, suy vành, rối loạn nhịp tim và là một trong các nguyên nhân gây
đột tử [16].
1.3. Các khái niệm về rối loạn giấc ngủ
Đại cương về giấc ngủ phân loai có tám nhóm chính, bao gồm [31]
- Mất ngủ
- Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ
- Ngủ nhiều không liên quan đến các rối loạn hô hấp
- Rối loạn nhịp thức ngủ
- Các rối loạn trong giấc ngủ
- Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ
- Các triệu chứng riêng rẽ, với các biến thể khác nhau


6

- Các rối loạn giấc ngủ khác
Theo Michael.T [31], rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ được phân
ra các phân nhóm nhỏ hơn bao gồm:
- Hội chứng ngừng thở trung ương khi ngủ.
- Ngừng thở khi ngủ tiên phát ở trẻ em.

- Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ.
+ Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở người lớn.
+ Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở trẻ em.
- Hội chứng giảm thông khí/ giảm oxy liên quan đến giấc ngủ.
- Hội chứng rối loạn hô hấp khác liên quan đến giấc ngủ.
1.34. Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn
1.34.1. Đặc điểm lịch sử
1.34.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới hội chứng ngừng thở khi ngủ đã được nghiên cứu từ lâu,
vào khoảng cuối thế kỷ 19 các nhà lâm sàng đã bắt đầu mô tả dưới dạng
những ca lâm sàng đơn lẻ với các triệu chứng: ngủ ngáy, rất khó đánh thức
khi đang ngủ[20].
Năm 1918, William Osler lần đầu tiên mô tả mối quan hệ giữa béo phì
và hội chứng Pickwich, mô tả các biểu hiện bất thường hô hấp trong khi ngủ.
Đến năm 1960, Gastaut và cộng sự nghiên cứu tình trạng ngừng thở
gây thức giấc ban đêm và ngủ nhiều ban ngày, tác giả và cộng sự mới chính
thức mô tả ba loại ngừng thở : ngừng thở tắc nghẽn, ngừng thở trung ương, và
ngừng thở hỗn hợp [22].
Năm 1965 Burwell và cộng sự ghi nhận mối liên quan giữa tình trạng
giảm thông khí phế nang và hội chứng Pickwick [21].


7

Tuy nhiên các nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ thực sự được khởi sắc
vào những năm 1970 khi Hollan và cộng sự ghi nhận cảm biến về hô hấp, tim
mạch và điện não đồ của bệnh nhân mà sau này gọi là đa ký giấc ngủ.
Từ năm 1993 đến năm 2000 theo thống kê của MEDLINE có khoảng
2000 nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng, các phương pháp chẩn
đoán và điều trị của hội chứng ngừng thở khi ngủ cũng như ảnh hưởng của nó

lên chất lượng cuộc sống hậu quả về tim mạch, hô hấp, an toàn giao thông.
Năm 2004 tại Hàn Quốc, Kim và cs tiến hành nghiên cứu giấc ngủ tại
nhà trên 457 bệnh nhân trong đó nam giới chiếm 67,6%. Nghiên cứu ghi nhận
OSA là 4,5% ở nam và 3,2% ở nữ.
Năm 2007 Lu G nghiên cứu thấy có mối liên quan giữa hội chứng
ngừng thở khi ngủ và bệnh lý mạch vành [54].
Năm 2009, Ishida K và cộng sự theo dõi hiệu quả của biện pháp thở áp
lực dương liên tục trên 55 bệnh nhân, tác giả thấy nồng độ protein phản ứng
C (CRP) là một yếu tố nguy cơ cao của tim mạch giảm rõ rêt, từ đó cải thiện
các biến chứng và tỷ lệ tử vong do tim mạch [26].
Tại Nhật Bản năm 2010, Asaoka và cs sử dụng 3 kênh theo dõi giấc
ngủ tại nhà cho bệnh nhân dương tính với bảng điểm Epworth (ESS) và ngủ
ngáy, có cơn ngưng thở được chứng kiến, BMI > 25 kg ∕m 2 có kèm THA tiến
hành trên 370 bệnh nhân thu được tỷ lệ OSA là 3,7%.
1.34.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cho tới nay vấn đề rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là hội chứng
ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên
do thiếu các phương tiện chẩn đoán hiện đại nên các nghiên cứu chuyên sâu
chưa có nhiều.


8

Năm 2009 Nguyễn Xuân Bích Huyên và cộng sự lần đầu tiên tiến hành
nghiên cứu tỷ lệ hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ trên bệnh nhân
Việt Nam có ngáy và rối loạn giấc ngủ tại khoa hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy.
Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định qua kết quả của đa ký hô hấp hoặc
đa ký giấc ngủ. Tác giả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc hội chứng này trong
nhóm bệnh nhân đến khám vì ngáy và rối loạn giấc ngủ là 88,3%[30].
Năm 2010, trong hội nghị do Hội Phổi Pháp - Việt tổ chức, Nguyễn

Xuân Bích Huyên và cộng sự báo cáo về theo dõi điều trị thở áp lực dương
liên tục tại bệnh nhân Miền Nam, Việt Nam. Tác giả ghi nhận đây là phương
pháp điều tri ưu việt, tuy nhiên số lượng bệnh nhân mua máy còn hạn chế[14].
Năm 2011, Trần Thị Diễm Trang và cộng sự tiến hành khảo sát trtrên
33 bệnh nhân tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đến khám vì rối loạn giấc ngủ.
Tác giả thấy rằng nam giới, thừa cân và hoặc các triệu chứng lâm sàng như
buồn ngủ ban ngày, thức giấc về đêm và ngưng thở là các dấu hiệu dự báo của
hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tác giả cũng đề xuất đo đa ký hô hấp trên
những bệnh nhân có ít nhất một trong những yếu tố trên.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, từ năm 2011 đã bắt đầu tiến hành đo đa ký
hô hấp để phát hiện và theo dõi các bệnh nhân có bất thường về giấc ngủ
nhằm sàng lọc và chẩn đoán sớm những bệnh nhân có HCNTKN.
Theo Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình và cộng sự năm 2012, nghiên
cứu về đặc điểm lâm sàng, đa ký giấc ngủ và hiệu quả của thở áp lực dương liên
tục trong điều trị HCNTKN do tắc nghẽn tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương.
Trong số 60 bệnh nhân OSA của nghiên cứu: 50% bệnh nhân có tăng huyết áp ở
các giai đoạn 1, 2 và 5% bệnh nhân có rung nhĩ và rối loạn nhịp tim, 6,66% bệnh
nhân có tiền sử tai biến mạch máu não..
Năm 2013, Dương Quý Sỹ nghiên cứu đặc điểm ngưng thở khi ngủ trên
bệnh nhân tăng huyết áp nhận thấy tần suất OSA ở nhóm đối tượng trên là


9

84%. Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân THA bị
OSA là ngủ ngáy, tăng chu vi vòng bụng và tăng triglycerid máu cao.
Năm 2014, tại Bệnh viện Bạch Mai, Đinh Thị Thanh Hồng và cộng sự
nghiên cứu trên 36 bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ, trong đó tăng
huyết áp là bệnh đồng mắc chiếm tỷ lệ cao nhất 52,8% sau đó là các bệnh lý
rối loạn chuyển hóa lipid và glucose. Năm 2014, Dương Quý Sỹ và cộng sự

nghiên cứu đặc điểm hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ trên bệnh nhân
COPD thấy rằng OSA thường gặp trên bệnh nhân COPD hơn trong dân số
chung. Đây là nguyên nhân làm nặng thêm những biến chứng và tỷ lệ tử vong
của người bệnh.
1.34.2. Đặc điểm dịch tễ
Rối loạn giấc ngủ mới được nghiên cứu khoảng 40 năm trở lại đây và
mới thực sự được quan tâm trong khoảng 10 năm lại đây do người ta nhận
thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của những rối loạn này nhất là hội chứng ngừng thở
khi ngủ lên chất lượng cuộc sống và sức khỏe bệnh nhân.
Tần suất của OSA cũng tăng theo độ tuổi. Theo các nghiên cứu cho
thấy các bệnh nhân trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 3 lần so với
lứa tuổi 30- 64 tuổi.
Giới tính nam có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ, tỷ lệ nam là khoảng 27%
đến 35% trong khi đó ở nữ khoảng 12% nếu định nghĩa mắc bệnh với chỉ số
AHI > 5 biến cố ngừng thở, giảm thở trong một giờ.
Các nghiên cứu cũng cho thấy chủng tộc Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc bệnh
cao hơn so với chủng tộc da trắng (yếu tố này độc lập với cân nặng). Một đặc
điểm đặc biệt là dân số Châu Á có tỷ lệ mắc bệnh tương đương với Mỹ (mặc
dù cân nặng trung bình của họ thì thấp hơn). Những điều này gợi ý rằng sự


10

khác biệt về chủng tộc là một yếu tố nguy cơ quan trọng, có thể do sự khác
biệt về cấu trúc sọ mặt [18].
Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy tần suất của OSA tăng trong
những bệnh lý khác. Đối với những bệnh nhân tăng huyết áp có 35% bệnh
nhân bị OSA, đặc biệt đối những bệnh nhân có tăng huyết áp kháng trị thì tần
suất của OSA là 80%, đái tháo đường type 2 là 35% và béo phì là 77%.
1.34.3. Sinh lý bệnh [1], [34], [35], [15]

Yếu tố giải phẫu:
- Đường hô hấp trên bị hẹp do mô mềm quá phát (lưỡi to, vòm khẩu cái
to, thành hầu bên to) hay bất thường về xương (hàm đưa ra sau - retrognathia,
hàm nhỏ -micrognathia).
- Sự chít hẹp làm đường hô hấp dễ bị xẹp trong lúc ngủ.
- - Đường hô hấp trên được chia làm 3 vùng:
(1) mũi hầu: giữa xoăn mũi và vòm khẩu cứng,
(2) hầu miệng: chia làm hai vùng: sau vòm và sau lưỡi,
(3) hạ hầu: từ đáy lưỡi tới thanh quản.
Ở người OSA, xẹp đường hô hấp có thể xảy ra ở vùng (2).
- Đường hô hấp trên bị hẹp do mô mềm quá phát (lưỡi to, vòm khẩu cái
to, thành hầu bên to) hay bất thường về xương (hàm đưa ra sau - retrognathia,
hàm nhỏ -micrognathia).
- Sự chít hẹp làm đường hô hấp dễ bị xẹp trong lúc ngủ.
Ở người ngưng thở, đường kính bên của đường hô hấp giảm rõ trong khi
đó đường kính trước sau còn được duy trì.
- Béo phì, cổ to là yếu tố nguy cơ của OSA. Giảm cân làm bớt hẹp
đường hô hấp trên và cải thiện sự tắc nghẽn.
- Kích thước lưỡi, vòng miệng phần mềm và chiều dài cũng lớn hơn
người bình thường.


11

Yếu tố thần kinh:
- Mối tương tác sinh-cơ học (biomechanical interrelationship) giữa lưỡi,
vòng miệng phần mềm, thành hầu bên, cũng góp phần vào bệnh sinh của OSA.
- Đường hô hấp trên thay đổi theo chu kỳ hô hấp. Trong lúc thức, thay
đổi kích thước đường thở xảy ra trong bốn giai đoạn riêng biệt:
1: Lúc bắt đầu hít vào, vùng đường hô hấp trên nâng cao, do hoạt động

của cơ dãn đường hô hấp trên lúc đầu hít vào.
2: Vùng hô hấp trên được duy trì tương đối hằng định trong suốt phần
còn lại của thì hít vào
3: Lúc đầu thì thở ra, cơ dãn đường hô hấp giảm hoạt động và đường thở
rộng ra
4: Kích thước đường hô hấp giảm nhanh đến cuối kỳ thở ra.
Như vậy, đường hô hấp rất dễ bị hẹp lại vào cuối kỳ thở ra, sự đóng
đường hô hấp trong lúc thở ra được quan sát ở bệnh nhân OSA.
1.34.4. Các yếu tố nguy cơ
Tại Hoa Kỳ, trên 12 triệu người mắc HCNTKN, trong đó tỷ lệ phụ nữ
trên 35 tuổi mắc hội chứng này là 2% và nam giới là 4%. Nam giới thường
mắc HCNTKN hơn nữ giới [36]. Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao là béo phì và
mãn kinh [37]. Tỷ lệ ngừng thở tăng lên theo tuổi, thường gặp nhiều ở nam
giới và những người béo phì. Cổ to, ngắn, béo phì là các yếu tố nguy cơ của
ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ [38]. Béo phì làm tăng mô mỡ xung quanh
đường hô hấp trên, đồng thời làm tăng thể tích mỡ trong các tạng nhất là ở các
bệnh nhân béo phì trung tâm, từ đó giảm thể tích phổi. Đây là những điều
kiện thuận lợi dễ dẫn đến hẹp và tắc nghẽn đường hô hấp trên.
Tiền sử gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ đáng chú ý. Tỷ lệ có rối
loạn hô hấp khi ngủ tăng gấp hai đến bốn lần trong nhóm có yếu tố gia đình.


12

Yếu tố gen cũng liên quan đến giải phẫu sọ - mặt và là yếu tố thuận lợi cho
ngừng thở khi ngủ ở những người có hình dáng sọ mặt đặc biệt, có cằm đẩy ra
sau [39]. Một vài nghiên cứu cho rằng rối loạn hô hấp khi ngủ có liên quan
đến uống rượu trước khi đi ngủ. Rượu làm giảm hoạt động của cơ lưỡi và các
cơ khác tham gia vào việc duy trì đường hô hấp trên. Giảm hoạt động của cơ
dẫn đến hẹp, tắc đường hô hấp trên và gây ra ngừng thở.

Những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm: chủng tộc, di truyền, hút
thuốc (tăng gấp 3 lần), sung huyết mũi (tăng gấp 2 lần), đái tháo đường đề
kháng insulin (tăng gấp 3 lần), thuốc an thần và mạn kinh [40].
1.3.5. Triệu chứng lâm sàng
1.3.5.1. Triệu chứng ban đêm
Ngáy: Ngủ ngáy là triệu chứng thường gặp vì nó phản ánh sinh lý bệnh
học của bệnh do có hiện tượng xẹp đường hô hấp trên. Hội chứng ngừng thở
khi ngủ thường có ngáy rất to. Ngáy to hoặc thở gấp xen kẽ với giai đoạn im
lặng kéo dài từ 20 đến 30 giây. Triệu chứng ngáy to tăng lên theo cân nặng và
mức độ uống uống rượu.
Ngừng thở khi ngủ được chứng kiến: Thường do người thân và bạn bè
phát hiện, đây là lý do khiến bệnh nhân đến khám.
Ngạt thở về đêm: Cảm giác nghẹt thở, bóp nghẹt khi ngủ đôi khi làm
cho bện nhân thức giấc và rất lo lắng. Một số bệnh nhân mô tả cảm giác này
như bị bóp cổ, bệnh nhân có thể gặp ác mộng và cảm giác lo sợ cảm giác này.
Thức giấc khi ngủ nhiều về đêm: Thường do những cơn thở ngừng thở
khi ngủ làm giảm oxy máu.
Tiểu đêm, tiểu dầm: Một trong những rối loạn làm giảm chất lượng
giấc ngủ của bệnh nhân.
1.3.5.2. Triệu chứng ban ngày
- Chứng buồn ngủ qua nhiều ban ngày là triệu chứng thường gặp thể
hiện thông qua hiện tượng các sinh hoạt khác bị cản trở như buồn ngủ khi


13

đang ăn, nói chuyện, gặp gỡ bạn bè, ngủ gật khi xem tivi sách báo, thậm chí
nặng hơn là buồn ngủ hoặc ngủ gật khi lái xe.
Việc ghi nhận lại thái độ và hành vi của bệnh nhân ngoài công sở là
điều cần thiết vì những triệu chứng buồn ngủ ban ngày có thể bị che lấp bởi

những hoạt động hàng ngày trong công việc. Một bảng câu hỏi nhanh và đơn
giản để tầm soát bệnh đó là thang điểm Epwoth, khi sử dụng bảng câu hỏi này
nên có sự tham gia của người ngủ cùng hoặc người nhà bệnh nhân.
- Buồn nôn, đau đầu vào buổi sáng gợi ý tình trạng tăng CO2 máu.
- Ngoài ra còn thấy các triệu chứng khác: Giảm độ tập trung, giảm chú
ý, suy giảm trí nhớ.
1.3.5.23. Thăm khám lâm sàng
Khám thực thể ở bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ chủ yếu
nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ của bệnh và các triệu chứng của bệnh kèm
theo khác.
- Đo chiều cao và cân nặng để tính chỉ số khối cơ thể ( Body Mass Index).
- Đo kích thước vòng cổ
- Khám tai - mũi - họng để phát hiện các bất thường đường hô hấp trên.
- Khám tim mạch: ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ thường xuất hiện ở
bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bệnh mạch vành và tăng huyết áp [42].
Vì vậy việc thăm khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim
mạch cũng như các bệnh lý tim mạch là bắt buộc trên các bệnh nhân có nghi
ngờ hội chứng ngừng thở khi ngủ:
Khám tim: Phát hiện tiếng tim, tiếng thổi bất thường.
Khám động mạch (mạch, huyết áp).
Phát hiện các triệu chứng ứ máu nội tạng và ngoại vi (phổi, gan to, phù,…).
- Khám thần kinh: Phát hiện các thiếu sót về thần kinh tạm thời hoặc
các di chứng của tai biến mạch não trước đây.
1.3.6. Cận lâm sàng


14

1.3.6.1. Đa ký hô hấp
Đa ký hô hấp là kỹ thuật thăm dò cho phép chẩn đoán hội chứng

ngừng thở khi ngủ, có giá trị rất tốt trong sàng lọc bệnh nhân. Đa ký hô hấp
là phương pháp theo dõi những biến cố khi ngủ thông qua các kênh theo dõi
về hoạt động hô hấp, điện tâm đồ không kèm theo theo dõi hoạt động điện
não.
Thiết bị có 3 chức năng quan trọng: Theo dõi hô hấp trong khi ngủ, đo
nồng độ oxy trong máu đơn thuần và ghi điện tâm đồ.
Ý nghĩa: Để phát hiện và làm rõ các bất thường hô hấp, đo đa ký hô
hấp cho phép xác định được các cơn ngừng thở, giảm thở và các kiểu của cơn
ngừng thở là trung ương, tắc nghẽn hay hỗn hợp. Ngoài ra máy còn phát hiện
rối loạn nhịp tim đi kèm với các rối loạn hô hấp trong giấc ngủ.
1.3.6.2. Đa ký giấc ngủ
Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán HCNTKN ..
Đa ký giấc ngủ bao gồm các kênh để đo điện não đồ, nhãn cầu đồ, điện
cơ, lưu lượng khí qua mũi, miệng, vận động thành ngực, bụng, tư thế cơ thể,
ngáy, điện tim, nồng độ bão hòa oxy trong máu và đo cử động chân. Có thể
nói đa ký giấc ngủ là sự kết hợp của điện não đồ giấc ngủ và đa ký hô hấp,
cung cấp đầy đủ các thông tin về giấc ngủ, bất thường hô hấp, khí máu, các
chỉ số khác như vị trí cơ thể, nhịp tim và sự co cơ.
Các loại đa ký giấc ngủ gồm 2 nhóm cơ bản: đa ký giấc ngủ thực hiện
tại phòng thăm dò giấc ngủ vào ban đêm và đa ký giấc ngủ xách tay thực hiện
tại nhà bệnh nhân.


15

Hình 1.1 Mô phỏng các biến cố khi ngủ trên bản ghi
* Định nghĩa các triệu chứng về hô hấp
- Ngừng thở: Là hiện tượng ngừng thông khí ít nhất 10 giây.
Ngừng thở do tắc nghẽn: Ngừng thở có kèm gắng sức hô hấp.
Ngừng thở trung ương: Ngừng thở không kèm gắng sức hô hấp.

Ngừng thở hỗn hợp: Ban đầu là ngừng thở trung ương, sau đó là ngừng
thở hỗn hợp [33].
- Giảm thở
Giảm thông khí ít nhất 50% hay giảm thông khí dưới 50% có kèm giảm
độ bão hòa oxy trên 3% hoặc những cơn thức giấc ngắn.
- Hội chứng ngừng thở khi ngủ
Có các nhóm hội chứng ngừng thở: hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc
nghẽn và hội chứng ngừng thở khi ngủ trung ương.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn: gặp trong phần lớn trường
hợp, là hậu quả của giảm lưu lượng hô hấp do hẹp đường hô hấp trên.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ trung ương: Các tín hiệu hô hấp từ trung
ương không dẫn truyền đến được cơ quan hô hấp, vì vậy không có gắng sức
hô hấp và không có lưu lượng khí dù đường hô hấp vẫn mở.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ hỗn hợp: Bắt đầu ngừng thở trung ương
sau đó ngừng thở tắc nghẽn.


16

Chẩn đoán xác định hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ dựa vào
đa ký giấc ngủ có từ 5 lần giảm thở và/ hoặc ngừng thở trong 1 giờ khi ngủ.
Các lần này có thể có giảm thở, ngừng thở hoặc thức dậy do tăng cường hô
hấp[46]. Để phân loại mức độ hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ,
người ta dựa vào chỉ số ngừng thở, giảm thở trong một giờ ( bảng 1.1). Số cơn
ngừng thở, giảm thở do tắc nghẽn được tính tổng, chia trung bình cho số giờ
ngủ sẽ thu được chỉ số ngừng thở - giảm thở do tắc nghẽn[46]

Bảng 1.1. Phân loại mức độ ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn[46]
Phân loại mức độ
Nhẹ

Trung bình
Nặng

Chỉ số ngừng thở, giảm thở trong một giờ
5 - 15 lần/ giờ
15 - 30 lần/ giờ
Trên 30 lần/ giờ

1.3.6.3 Cận lâm sàng đánh giá các bệnh lý phối hợp
Xét nghiệm máu: chẩn đoán các rối loạn chuyển hóa như rối loạn
chuyển hóa lipid, rối loạn chuyển hóa đường. Nhiều nghiên cứu ghi nhận vai
trò của các rối loạn chuyển hóa này là yếu tố nguy cơ của hội chứng ngừng
thở khi ngủ, đồng thời sự có mặt của các rối loạn chuyển hóa này cùng với
hội chứng ngừng thở khi ngủ làm tăng nặng nguy cơ tai biến tim mạch.
Rối loạn lipid máu và nguy cơ tim mạch được đánh giá và phân loại
theo ATP III [47].
Điện tâm đồ:
Điện tâm đồ có thể thấy các hình ảnh:


17

- Hình ảnh bệnh lý mạch vành, các biểu hiện phối hợp với OSA: dày
nhĩ trái, dày thất trái (thường gặp trong suy tim, tăng huyết áp), các rối loạn
nhịp tim.
- Hình ảnh gián tiếp tăng áp lực động mạch phổi thông qua những biểu
hiện như: trục phải, dày thất phải, dày nhĩ phải.... Tuy nhiên những dấu hiệu
này thường chỉ thấy trong giai đoạn muộn.
Siêu âm tim
Siêu âm tim Doppler là phương pháp nhanh chóng, an toàn và khả

dụng. Nó cho phép đánh giá kích thước các buồng tim, bề dày, hình dạng tim,
các chỉ số chức năng tâm thất từng vùng, toàn bộ tâm thu, tâm trương, áp lực
động mạch phổi. Đánh giá phân số tống máu (EF%) là thông số quan trọng
phát hiện bệnh nhân rối loạn chức năng tâm thu và bệnh nhân còn bảo toàn
chức năng tâm thu.
1.3.6.4 Các xét nghiệm khác
Bên cạnh các xét nghiêm cơ bản, định lượng hormon tuyến giáp chỉ
định nhằm phân biệt chứng buồn ngủ ban ngày có thể do suy giáp.
Xét nghiệm nước tiểu thường được tiến hành vì người ta nhận thấy rối
loạn chức năng của thận thường gặp trong HCNTKH do tắc nghẽn, đặc trưng
là tăng tỷ lệ protein niệu.
Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ là phương tiện tốt nhất để đánh giá
đường hô hấp trên, mô mềm lân cận và cấu trúc sọ hầu. Trong hội chứng
ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn khi ngủ, cộng hưởng từ giúp xác định nguyên
nhân về giải phẫu gây hẹp đường hô hấp nếu có.
1.34.75. Nguy cơ Một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân có hội chứng ngừng
thở khi ngủ


18

Ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ thường xuất hiện ở bệnh nhân có bệnh
lý tim mạch, bệnh mạch vành và tăng huyết áp [42]. Các nghiên cứu về dịch
tễ học cho thấy HCNTKN đặc biệt là ngáy làm tăng tỷ lệ tai biến mạch máu
não và nhồi máu cơ tim [42].
Tăng huyết áp: Có mối liên quan giữa tăng huyết áp và ngừng thở do
tắc nghẽn khi ngủ. Đặc biệt tỷ lệ hội chứng này cao ở những bệnh nhân kháng
thuốc điều trị huyết áp [43].
Rối loạn nhịp tim cũng thường cũng rất thường gặp trong HCNTKN do
tắc nghẽn. Rối loạn nhịp xoang thường đi kèm với chu kỳ tắc nghẽn. Tần số

tim giảm đi khi ngừng thở và tăng lên khi bệnh nhân thở vào trở lại [44].
HCNTKN do tắc nghẽn còn liên quan đến các bệnh lý rối loạn chuyển
hóa như đái tháo đường, tăng lipid máu [45].
* Sinh lý bệnh học [55], [56]
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ gây giảm oxy và tăng CO2 máu, tình
trạng này sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng catecholamin làm
nhịp tim nhanh, stress oxy hóa mạch máu và rối loạn chuyển hóa dẫn đến
nguy cơ tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ
tim và bệnh lý mạch máu não.
Các biến đổi về tim mạch trong giấc ngủ và tăng trương lực thần kinh
phế vị kéo theo một chuỗi rối loạn đến cực điểm về huyết động, viêm và
chuyển hóa, tiếp kế đến là các hậu quả mạn tính của những thay đổi này sẽ
khởi phát và làm nặng thêm bệnh lý tim mạch. Các tác động mạch máu này +
tăng họat hóa hệ giao cảm co mạch + viêm → THA và xơ vữa động mạch
Hình này minh họa cho thấy đỉnh của áp lực động mạch tâm thu sau khi
ngưng thở cho thấy sau những cơn ngưng thở là đỉnh của những cơn tăng
huyết áp.


19

Nghiên cứu của Pecker cho thấy ngoài những yếu tố nguy cơ tim mạch
đã biết như hút thuốc lá, đái tháo đường và rối loạn lipid máu, thì OSA cũng
làm tăng nguy cơ của tim mạch lên gấp 3 lần.
Nghiên cứu của Winsconsin trên 1206 bệnh nhân về lưu hành độ bệnh
tim mạch theo chỉ số AHI (Chỉ số ngưng thở - giảm thở) cho thấy với chỉ số
AHI càng cao thì tỉ lệ bệnh tim mạch càng cao.

Nghiên cứu YUMINO theo dõi 6 tháng sau nong mạch vành ở nhóm có
hoặc không có OSA cho thấy đối với nhóm có OSA thì tỉ lệ có biến chứng nặng



20

về tim và mạch máu não là 24% cao hơn đáng kể so với nhóm không có OSA
là chỉ có 5%. Ngoài ra, tỉ lệ tử vong ở nhóm có OSAHS cũng cao hơn là 38% so
với 9%, và tỉ lệ tái hẹp của nhóm có OSA cũng cao hơn là 37% so với 15%
Nghiên cứu của Milleron EHJ 2004 cho thấy điều trị OSA giảm số biến cố
tim mạch ở BN bệnh mạch vành: trong nghiên cứu của Milleron có 54 bệnh
nhân OSA và bệnh mạch vành với chỉ số AHI >15/h. Trong đó có 25 bệnh
nhân được điều trị OSA, kết quả là biến chứng lớn đối với tim và mạch máu
não trong nhóm bệnh nhân có điều trị OSA giảm đáng kể so với nhóm không
điều trị: 24% so với 58%
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ và suy tim
• 50 % bệnh nhân suy tim có các rối loạn hô hấp trong giấc ngủ
• Thở kiểu Cheyne-Stokes (RCS) và hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi
ngủ (SAOS) có thể cùng tồn tại
• Người ta xem RCS như là 1 dạng rối loạn hô hấp trong lúc ngủ, nó có
lưu hành độ rất cao ở những bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái nặng
(FE<40%)
HẬU QUẢ CỦA OSA


21

* Một số yếu tố nguy cơ chung của bệnh tim mạch và hội chứng ngừng thở
khi ngủ do tắc nghẽn.
Tuổi: Nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch tăng lên dần theo lứa tuổi.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tuổi tác là một trong những yếu tố dự
đoán bệnh tật quan trọng nhất. Hơn nửa số người bị đột quỵ tim mạch và tới

bốn phần năm số người bị chết vì đột quỵ có tuổi cao hơn 65[57]().
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh tim
mạch khác cao hơn so với nữ giới ở cùng lứa tuổi.
Thừa cân/Béo phì ở các mức độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ mắc
bệnh tim mạch. Béo phì có thể tác động tới sự hình thành các yếu tố nguy cơ
khác. Béo phì càng nhiều thì khả năng xuất hiện các yếu tố tiền đề cho xơ vữa
động mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường cũng như nguy cơ mắc bệnh
tim mạch càng cao.
Nghiện rượu bia: uống rượu trên 30gr/ngày liên tục trong 2 năm được
coi là nghiện rượu. Rượu gây kích thích thần kinh trung ương làm tăng cung
lượng tim rõ rệt[58]. Uống rượu nhiều gây tăng Triglycerid máu, dễ gây rung
nhĩ từng đợt, gây huyết khối và tăng ngưng kết tiểu cầu làm hoạt hóa quá
trình đông máu [59].
* Những bệnh lý tim mạch hay gặp
1. Tăng huyết áp: Tần suất hội chứng ngừng thở khi ngủ cao ở người
tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong và tai biến do bệnh lý tim mạch. Theo
Dương Quý Sỹ tỷ lệ mắc OSA trên 62 bệnh nhân tăng huyết áp tham gia
nghiên cứu là 84%.
* Theo Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) và hội THA
quốc tế (Internationnal Society of Hypertension) - WHO/ ISH: THA khi
huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.


22

Tăng huyết áp được chia làm 2 loại: THA thứ phát và THA nguyên
phát. THA thứ phát là THA có nguyên nhân, chiếm 5-10% tổng số THA, một
số nguyên nhân thường gặp: bệnh thận mạn tính, hẹp động mạch thận, cường
aldosterol tiên phát, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận...THA nguyên phát
hay còn gọi là bệnh THA, là các trường hợp THA mà không tìm thấy nguyên

nhân, chiếm khoảng 90-95% tổng số bệnh nhân THA
* Các tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA:
- Tim: phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp, dày thất trái, suy vành, suy
tim...
- Mạch não: xuất huyết não, tắc mạch não, TBMMN thoáng qua, bệnh
não do THA.
- Thận: đái máu, đái ra Protein, suy thận...
- Đáy mắt: phù, xuất huyết, xuất tiết, mạch co nhỏ..
- Bệnh động mạch ngoại vi, phình tách động mạch chủ..
* Rối loạn nhịp tim
Những phát hiện từ nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ cao của rối loạn
nhịp tim ở bệnh nhân OSA và ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu là do Các
bằng chứng cho rằng chính tình trạng thiếu oxy liên tục kết hợp với hệ thống
thần kinh giao cảm bị kích thích và tăng stress oxy hóa có thể dẫn tới tổn
thương tế bào cơ tim và các rối loạn về dẫn truyền [60].()
Tỷ lệ rung nhĩ về đêm ở bệnh nhân OSA ước tính vào khoảng 3% đến
5%().
Trong một nghiên cứu quan sát trên bệnh nhân béo phì, tỷ lệ rung nhĩ ở bệnh
nhân OSA là 4,3% so với 2,1% ở những bệnh nhân béo phì mà không OSA.
Ngoài ra, rung nhĩ cũng đã được tìm thấy cao hơn ở nhóm bệnh nhân bị
bệnh động mạch vành và OSA so với nhóm bệnh nhân động mạch vành


23

nhưng không OSA (32% so với 18%), nhóm bị suy tim và OSA so với nhóm
suy tim nhưng không OSA (22% so với 5%).
Một số bằng chứng rõ ràng cho thấy sự liên quan giữa rung nhĩ và
OSA.Năm Trong một nghiên cứu đánh dấu vào năm 2004, nghiên cứu của
của Gami và cs cho thấy sau khi hiệu chỉnh theo BMI, vòng cổ, tăng huyết áp,

và tiểu đường, khoảng một nửa bệnh nhân rung nhĩ bị OSA (OR hiệu chỉnh:
2,19, KTC 95%: 1,40–3,42). Điều trị OSA làm cải thiện tái phát rung nhĩ sau
chuyển nhịp và cắt đốt.
Guilleminault và cs đã nghiên cứu 400 bệnh nhân OSA, trong đó 48% có
bằng chứng rối loạn nhịp tim: bao gồm nhịp chậm ở 18%, loạn nhịp thất 2%,
ngừng xoang ở 11%, bloc nhĩ thất cấp II 8% và ngoại tâm thu thất 19% [51].
* Bệnh lý mạch máu do vữa xơ động mạch
Xơ vữa động mạch là quá trình lắng đọng cholesterol trong thành động
mạch, tạo ra mảng xơ mỡ ngày càng lớn làm hẹp dần lòng mạch máu (gây ra
triệu chứng đau khi bệnh nhân vận động) hoặc biến chứng tắc mạch cấp. Vữa
xơ động mạch có thể ảnh hưởng tới bất kỳ động mạch nào trong cơ thể nhưng
thường gặp nhất là mạch máu của tim, não, chi, thận...Nhiều tác giả đã chứng
minh nó có liên quan đến yếu tố chống viêm CRP [52].
Tình trạng thiếu oxy là một yếu tố quan trọng trong sinh lý bệnh
OSAS dẫn đến hoạt hóa dây thần kinh giao cảm, kết hợp với yếu tố viêm,
stress oxy hóa và các hoạt động của đại thực bào.()
* Bệnh động mạch vành
Bệnh nhân bị hội chứng ngưng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh
mạch vành cao hơn người bình thường 5 lần [54]().
Theo nghiên cứu của Lu G về mối liên quan giữa ngừng thở do
tắc nghẽn khi ngủ và bệnh lý mạch vành trên 82 bệnh nhân, cho thấy tỷ lệ đau
thắt ngực và nhồi máu cơ tim cao hơn hẳn ở nhóm bệnh, 88,4% so với nhóm


24

chứng là 37,5% ( p < 0,01 )[524]. Nguyên nhân có thể do OSA gây tình trạng
thiếu oxy kéo dài về đêm, hơn nữa OSA thường có liên quan tới beó phì, rối
loạn chuyển hóa lipid, tình trạng đề kháng insulin do đó làm quá trình vữa xơ
động mạch vành nhanh hơn, co thắt động mạch vành, làm tình trạng bệnh lý

mạch vành nặng nề hơn.
Nhồi máu cơ tim là một biến chứng nặng nề có tỷ lệ tử vong rất cao.
Theo Chi-Hang Lee tìm thấy một tỷ lệ cao của OSA trước đây không được
chẩn đoán ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim phải nhập viện 65,7% [53].
Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử cơ tim do nguyên nhân thiếu máu
cục bộ, trên lâm sàng biểu hiện bằng cơn đau thắt ngực điển hình, khó thở ....
nếu nặng có thể đột tử hoặc số tim.
- Điện tâm đồ:
+ ST chênh lên hoặc chênh xuống > 0,1mV, sóng Pardee ở ít nhất 2
trong các miền chuyển đạo sau: D2, D3 và aVF, V1 đến V6, D1 và aVL.
+ Q mới, rộng ít nhất 30 ms và sâu 0,2 mV ở ít nhất 2 trong các miền
chuyển đạo trên.
+ Bloc nhánh trái hoàn toàn mới trên lâm sàng có thiếu máu cơ tim.
- Xét nghiệm máu: Có tăng các men tim: ALT, AST, CPK, CK-MB,
Troponin T, LDH....
* Suy tim
Theo một nghiên cứu của Rami N Khayat - Đại học bang Ohio,
Columbus,: ngưng thở khi ngủ được phát hiện ở bệnh nhân nhập viện vì suy
tim mạn mất bù cấp chiếm tới 70%,, nhất là ngưng thở khi ngủ trung ương sẽ
giúp tiên đoán nguy cơ tái nhập viện do bệnh tim tăng lên trong khoảng thời
gian từ 3 đến 6 tháng và tăng 2/3 tử vong sau 3 năm.
tTác giả nghiên cứu đề nghị nên tầm soát thường quy và điều trị ngưng
thở khi ngủ trung ương hoặc tắc nghẽn ở các bệnh nhân suy tim đang nằm


25

viện. Đây là một chiến lược có ích nhằm giảm tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim
mạn mất bù cấp và tử vong sau đó[60].
Bác sĩ Rami N Khayat– Đại học bang Ohio, Columbus - thành viên

nhóm nghiên cứu cho rằng: Ngưng thở khi ngủ là một trong những bệnh đồng
mắc thường gặp nhất ở bệnh nhân suy tim, được ghi nhận trong hơn 70%
bệnh nhân viện vì suy tim mạn mất bù cấp. Mặc dù ngưng thở khi ngủ thường
không được tầm soát ở bệnh nhân nhập viện vì suy tim, tác giả đề nghị nên
tầm soát sớm, thường quy cho những bệnh nhân suy tim chưa được chẩn đoán
ngưng thở khi ngủ trước đó.
Định nghĩa: là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đáp
ứng với nhu cầu của cơ thể về mặt oxy trong mọi tình huống sinh hoạt của
bệnh nhân.
Các yếu tố ảnh hưởng tới cung lượng tim: Tiền gánh, sức co bóp cơ
tim, hậu gánh, tần số tim.
Hậu quả của suy tim:
+ Giảm cung lượng tim làm giảm vận chuyển oxy trong máu và giảm
cung cấp oxy cho các tổ chức ngoại vi.
+ Tăng áp lực tĩnh mạch ngoại vi: Suy tim phải gây tăng áp lực cuối tâm
trương thất phải, tăng áp lực nhĩ phải và tĩnh mạch ngoại vi dẫn đến gan to, tĩnh
mạch cổ nổi, phù, tím ... Suy tim trái gây tăng áp lực tâm trương thất trái làm
tăng áp lực nhĩ trái, áp lực tĩnh mạch phổi và mao mạch phổi dẫn đến thể tich khí
ở các phế nang giảm xuống, sự trao đổi oxy ở phổi kém đi làm bệnh nhân khó
thở. Khi áp lực mao mạch phổi tăng cao sẽ phá vỡ hàng rào phế nang - mao
mạch phổi và huyết tương sẽ tràn vào các phế nang gây ra phù phổi cấp.
Phân loại suy tim: Theo hình thái định khu có suy tim trái, suy tim phải
và suy tim toàn bộ.
* Tai biến mạch máu não
Là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do
nguyên nhân mạch máu não (thường tắc hay vỡ động mạch máu não). Tổn


×