Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG HIỆU QUẢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.43 KB, 8 trang )

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG HIỆU QUẢ XÂY DỰNG THƯƠNG
HIỆU
3.1. Đối với doanh nghiệp
3.1.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu
Nhìn chung hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhận thức
đầy đủ về thương hiệu. Để có thể cạnh tranh hiệu quả, tạo được chỗ đứng vững
chắc trên thị trường, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm là thay đổi,
nâng cao nhận thức của chính mình về xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho
hàng hóa.
Trước hết, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được đầy đủ, triệt để tầm
quan trọng của thương hiệu để từ đó yên tâm tăng cường đầu tư cho thương
hiệu.
Thứ hai, doanh nghiệp cần phải bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về các
chính sách, biện pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho đội ngũ cán bộ
chịu trách nhiệm về hoạt động này để họ có thể xây dựng được một chiến lược
xây dựng và phát triển thương hiệu phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp.
Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu là một vấn đề cấp
thiết hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, một vấn đề
không kém phần quan trọng nữa là các doanh nghiệp phải làm sao đưa được
nhận thức đó thành hành động thiết thực, thể hiện qua chiến lược xây dựng và
phát triển thương hiệu của mình.
3.1.2. Lựa chọn mô hình thương hiệu hợp lý và hình thành chiến lược
tổng thể để xây dựng thương hiệu
Để xây dựng thương hiệu, trước hết các doanh nghiệp cần phải lựa chọn
cho mình một thương hiệu hợp lý, phù hợp với chủng loại hàng hóa kinh doanh
và điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp về tài chính, nhân lực, thị trường. Từ
đó, xây dựng chiến lược tổng thể xây dựng và phát triển thương hiệu. Việc lựa
chọn mô hình và xây dựng chiến lược thương hiệu cần dựa trên những căn cứ
sau:
ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN


 Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, chủng loại sản phẩm mà
doanh nghiệp kinh doanh;
 Thực tế nguồn nhân lực và tài chính của doanh nghiệp;
 Chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp về thị trường, sản
phẩm;
 Xu thế phát triển chung của ngành hàng;
Phân tích kinh nghiệm thành công và thất bại của đối thủ trong mô hình
thương hiệu mà họ đã chọn.
Xuất phát từ đặc điểm chi phí quản lý và duy trì thương hiệu thấp nên mô
hình thương hiệu gia đình được coi là rất phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam. Mô hình này cũng khá thích hợp khi mà doanh nghiệp
chưa có điều kiện mở rộng lĩnh vực kinh doanh và chủng loại sản phẩm, mô
hình thương hiệu gia đình tỏ ra là hợp lý hơn cả. Khi đó, doanh nghiệp chỉ cần
xây dựng một thương hiệu duy nhất cho tất cả các chủng loại hàng hóa hiện
đang kinh doanh.
3.1.3. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
Một thương hiệu chỉ có thể duy trì ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách
hàng nếu như thương hiệu đó đi kèm với một sản phẩm có chất lượng. Chính
chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm uy tín thương hiệu.
Các doanh nghiệp phải nhận thức rõ rằng thương hiệu không đơn thuần là một
cái tên gắn cho sản phẩm mà sau đó còn là tất cả những gì doanh nghiệp muốn
đem đến cho khách hàng: đó là sự thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm của doanh
nghiệp.
3.1.4. Tăng cường tuyên truyền và quảng bá cho hình ảnh thương hiệu
Một thương hiệu không thể phát triển nếu nó không được quảng bá.
Thông qua tuyên truyền quảng bá cho thương hiệu, người tiêu dùng có cơ hội
nhận biết về thương hiệu và từ đó đi đến chấp nhận và yêu thích thương hiệu đó.
Để công tác quảng bá thương hiệu được hiệu quả, doanh nghiệp nên chú ý
một số vấn đề sau:
Trang 2

ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN
 Cần xây dựng một chiến lược quảng bá phù hợp với từng thị trường
và từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Chiến lược quảng bá phải chỉ ra được
mục tiêu cần tuyên truyền, hiệu quả sẽ phải đạt được và lộ trình cụ thể của các
giai đoạn quảng bá với chi phí tài chính tương ứng.
 Lựa chọn các phương tiện quảng cáo phù hợp với từng thị trường ở
những thời điểm khác nhau trong chiến lược thương hiệu. Các phương tiện để tiếp
cận và nhận biết thương hiệu có thể là truyền hình, radio, báo chí, biển hiệu ngoài
trời, trưng bày tại siêu thị và điểm bán hàng, pano tại những nơi công cộng, trên
bao bì sản phẩm, thông qua hệ thống người than hoặc qua nhân viên bán hàng.
Mỗi phương tiện quảng cáo khác khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm khác
nhau và sẽ phù hợp với khả năng của từng doanh nghiệp về tài chính cũng như
khai thác, quản lý thông điệp.
 Bên cạnh các phương tiện quảng cáo nói trên thì quảng cáo trực
tiếp bằng tờ rơi và quảng cáo trên mạng cũng cần được khai thác tối đa. Với hầu
hết doanh nghiệp Việt Nam, nên lựa chọn phương tiện quảng cáo là trên báo, tạp
chí và quảng cáo qua mạng vì chi phí không lớn trong khi chúng ta có thể lựa
chọn được đối tượng tiếp nhận thông điệp. Tất nhiên, nếu có thể, doanh ghiệp nên
quảng cáo trên các tạp chí địa phương tại thị trường đích của hàng hóa thì hiệu
quả sẽ cao hơn.
 Quảng cáo qua mạng (trên các website hoặc thông qua hệ thống thư
điện tử) là hình thức quảng cáo với chi phí không cao nhưng hiệu quả lại hoàn
toàn không thấp. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghệp khi tiến hành quảng cáo trên
mạng là cùng với việc tạo dựng cho mình một website riêng, cần mạnh dạn đầu tư
để thuê chỗ quảng cáo hoặc đặt logo trên các website nổi tiếng khác như Yahoo,
FPT, VietnamNet, Google tạo links đến website của mình. Cùng với việc quảng
cáo trên các phương tiện khác nhau, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chú ý
đến hoạt động PR và phát triển mô hình phòng trưng bày hàng hóa (showroom)
tại nước ngoài cũng như trong nước.
3.1.5. Cần có biện pháp thích hợp để bảo vệ thương hiệu

Trang 3
ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN
Để bảo vệ thương hiệu của mình, yêu cầu đầu tiên đối với các doanh
nghiệp Việt Nam là phải đăng kí thương hiệu để được bảo vệ về mặt pháp lý,
song song với việc đó, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp hữu hiệu
khác để tự bảo vệ mình.
3.1.5.1. Đảm bảo thông tin nhất quán đến người tiêu dùng
Việc đầu tiên trong giai đoạn này là đảm bảo cho việc sử dụng thương
hiệu nhất quán, mọi thông tin truyền tải đến người tiêu dùng đều phải đảm bảo
là thông tin không sai lệch nhận thức của họ đối với thương hiệu.
3.1.5.2. Tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu
Công việc thứ hai mà các doanh nghiệp cần chú ý là các biện pháp tạo rào
cản chống xâm phạm thương hiệu. Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng
các biện pháp sau đây để tạo ra các rào cản trong bảo vệ thương hiệu:
 Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm
thương hiệu
Xây dựng mạng lưới các nhà phân phối hoặc đại lý để cung cấp các thông
tin của doanh nghiệp cho khách hàng và nhận phản hồi của khách hàng cho
doanh nghiệp về tình hình hàng giả, hàng nháy và vi phạm thương hiệu. Bên
cạnh đó, họ còn cho doanh nghiệp biết được những thông tin phản hồi từ phía
người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, sự không hài lòng trong cung
cấp hàng hóa cũng như các dịch vụ sau bán hàng… Ngoài ra doanh nghiệp cần
thiết lập hệ thống đường dây nóng để thu nhận những thông tin phản hồi và
thông tin về xâm phạm thương hiệu từ mọi luồng.
 Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa
Mạng lưới và hệ thống phân phối hàng hóa dịch vụ càng được mở rộng thì
thị phần cho hàng giả ngày càng bị thu hẹp, uy tín của thương hiệu ngày càng
được khẳng định. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, yên
tâm hơn, được chăm sóc hơn từ phía doanh nghiệp khi có nhiều địa điểm lựa
chọn cho cùng một thương hiệu.

Trang 4
ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN
3.2. Đối với Nhà nước
3.2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến
thương mại
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít vốn,
lại chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin qua mạng
toàn cầu, vì lẽ đó Nhà nước cần trợ giúp các doanh nghiệp trong hoạt động
quảng bá thương hiệu ra thị trường nước ngoài, giúp các doanh nghiệp hội nhập
thành công vào nền kinh tế thế giới.
Chính phủ nên thành lập Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển
thương hiệu. Quỹ này sẽ giúp các doanh nghiệp tham gia quảng bá hình ảnh
thương hiệu tại nước ngoài trên những phương tiện khác nhau. Bên cạnh đó,
thành lập thêm nhiều phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại
Nước ngoài.
3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng
Chính phủ và các Bộ ngành liên quan nên nghiên cứu và đưa ra những
quy định phù hợp hơn với thực tiễn kinh doanh hiện nay như:
Các văn bản pháp lý nên thừa nhận thuật ngữ thương hiệu vì nó đang
được sử dụng rất rộng rãi. Dưới góc độ thần túy về pháp lý, thương hiệu và nhãn
hiệu có chung một cách hiểu.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói
chung và thương hiệu nói riêng. Thương hiệu của hàng Việt Nam xuất khẩu
trước hết cần được tôn trọng và bảo vệ chặt chẽ tại Việt Nam, mọi hành vi xâm
phạm cần được xử lý nghiêm minh để một mặt giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các doanh nghiệp trong nước, mặt khác tạo tâm lý an tâm và kích thích
các doanh nghiệp phát triển thương hiệu tại nước ngoài. Chính phủ nên xem xét
và nâng mức phạt vi phạm thương hiệu cao hơn nữa và xử lý hình sự nếu vi
phạm nghiêm trọng. Cục Sở hữu trí tuệ cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác với

các đồng nghiệp nước ngoài để giúp đỡ doanh nghiệp trong đăng kí bảo hộ
Trang 5

×