Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.73 KB, 9 trang )

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp
3.1.1. Đánh giá và nhận xét
Qua nghiên cứu và phân tích tình hình công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Thái
Nguyên, ta có thể nhận xét như sau:
* Về cơ cấu tổ chức:
Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn và hợp lý đối với một công ty cổ
phần. Tuy nhiên, để phát triển và hội nhập thành công thì cần tiếp tục đổi mới hoàn
thiện bộ máy và đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài.
* Về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của Công ty:
Trong thời gian tới Công ty cần lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển
Công ty, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa.
Tập trung phát triển mạnh các dịch vụ và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nâng cao giá trị
gia tăng của các sản phẩm Công ty..
Tình hình tiêu thụ của Công ty tương đối tốt, mức tiêu thụ tăng hàng năm, tạo nên
doanh thu tăng hàng năm. Tuy nhiên Công ty chỉ chú trọng đến việc xuất khẩu hàng hoá,
chưa quan tâm đúng mức đến thị trường trong nước. Theo đánh giá của Tổng Công ty
Dệt may Việt nam là một nước với dân số hơn 80 triệu người và thu nhập của dân cư
không ngừng được nâng cao, thị trường nội địa được đánh giá là có triển vọng, nếu
không có được chiến lược cụ thể thị trường này sẽ bị bỏ ngỏ cho hàng ngoại nhập.
Ta thấy, doanh thu hàng xuất khẩu vẫn giữ vị trí chủ đạo trong tổng doanh thu của
Công ty. Trong thời gian tới Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động về mọi mặt để tăng
doanh thu bán FOB lên cao hơn nữa. Vì bán FOB sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn gia
công rất nhiều.
Công tác quảng bá và phát triển thương hiệu chưa thực sự tốt. Thương hiệu TNG –
Thainguyen Garment (May Thái Nguyên) tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh
giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước.
Song song với việc mở rộng thị trường nước ngoài, Công ty cần khai thác và mở
rộng thị trường trong nước, việc chiếm lĩnh thị trường nội địa được xúc tiến sau một
thời gian dài chưa quan tâm đúng mức. . .


Hiện tại Công ty mới chỉ có 1 kênh phân phối đó là Nhà sản xuất – Khách hàng.
Trong thời gian tới Công ty cần xây dựng thêm 1 số kênh phân phối nữa, nhằm quảng
cáo thương hiệu, thuận tiện hơn trong việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
1
1
Công tác Marketing của Công ty cần được tăng cường, tổ chức các hệ thống phân
phối sản phẩm như mở các đại lý bán hàng.... Công ty cần xây dựng đội ngũ nhân viên
có nhiều kiến thức nhiều về marketing, về cách thức giao dịch trực tiếp với khách
hàng...
* Về tình hình lao động tiền lương của Công ty:
Là một doanh nghiệp với 4.368 lao động (tại thời điểm 31/12/2007), Công ty luôn
quan tâm tới đời sống và môi trường làm việc cho người lao động. Bên cạnh các chế độ
về Bảo hiểm, an toàn lao động mà Bộ luật Lao động quy định, Công ty còn áp dụng các
tiêu chuẩn về lao động khác như tiêu chuẩn Trách nhiệm Xã hội SA8000, để đảm bảo
các quyền lợi của người người lao động, từ đó, người lao động luôn an tâm gắn bó với
Công ty.
Công ty cũng thực hiện chính sách công khai mức lương, theo đó lao động của
Công ty được xếp thành từng cấp khác nhau, tiêu chí xếp hạng và mức lương của từng
hạng được công khai để người lao động cùng theo dõi và phấn đấu.
Ngoài chế độ khen thưởng bằng tiền, Công ty còn khen thưởng dưới hình thức
tham quan dã ngoại nước ngoài, bằng cổ phiếu để vừa động viên người lao động, vừa
tạo ra sự gắn bó của người lao động với Công ty.
Nhưng mức lương chênh lệch quá cao giữa bộ phận quản lý và công nhân trực tiếp
sản xuất, chính điều này đã gây bất bình cho rất nhiều công nhân. Vì vậy trong thời gian
tới Công ty cần có điều chỉnh để không gây mâu thuẫn trong nội bộ và đình công làm
gián đoạn sản xuất. Để giải quyết vấn đề này mức tiền lương của Công ty cần thay đổi
một cách hợp lý, sao cho không thấp quá để tương xứng với ngành, nhưng không cao
quá để bị mất sức cạnh tranh
Mặt khác, thị trường lao động của Công ty hiện chưa ổn định, lao động phần nhiều
là phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp tạo ra các mẫu

mã phong phú phù hợp với thị hiếu. Do đó, trong thời gian tới, Công ty cần phải chú
trọng đến khâu đào tạo này.
* Về công tác quản lý sản xuất tại Công ty
- Tình hình về nguyên vật liệu
Vì nguồn nguyên vật liệu chính của Công ty thường phải nhập khẩu từ nước ngoài
(hơn 90%), nên sự biến động về số lượng và giá cả của nguồn cung có thể ảnh hưởng
đến hoạt động của Công ty. Trong thời gian qua, Công ty đã thực hiện các biện pháp để
hạn chế các rủi ro này. Rủi ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Việc Công ty quản lý
theo từng mã hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc kiểm tra nguyên vật liệu, xuất và nhập
nguyên vật liệu, tuy nhiên công tác quản lý nguyên vật liệu còn thủ công, chưa áp dụng
máy móc thiết bị hiện đại vào dẫn đến tình trạng nhầm lẫn trong việc quản lý.
2
2
- Tình hình về TSCĐ: Công ty đã quan tâm đổi mới máy móc thiết bị để nâng cao
năng suất lao động, công tác quản lý tài sản cố định là tương đối tốt có 1 phòng phụ
trách công việc này đó là Phòng Quản lý thiết bị.
Máy móc thiết bị hỏng hóc được sửa chữa kịp thời. Tuy nhiên trang thiết bị tại
Công ty chưa có sự đồng bộ, sự đan xen giữa máy móc cũ và mới, đôi khi máy cũ hỏng
lại ảnh hưởng đến cả dây chuyền hoạt động, gây lãng phí trong việc sử dụng máy móc
mới, nhân công...
Chi phí sản xuất còn cao, điều này sẽ làm giảm doanh thu gây nhiều trở ngại cho
quá trình hoạt động sau này. Công ty cần phát huy tác dụng của máy móc thiết bị, tăng
cường công tác quản trị sản xuất để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất.
* Về tình hình chi phí và giá thành của Công ty
Lợi nhuận của Công ty ảnh hưởng bởi hai nhân tố là: Doanh thu và chi phí. Công
ty phải không ngừng tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. Tất cả các
doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả trong giai đoạn hiện nay đều phải hạn chế
những chi phí không đáng. Công ty phải chú trọng từ khâu cắt - may - đóng gói – tiêu
thụ…Không nên để những trường hợp lỗi gây ra những chi phí không đáng.
Chi phí quản lý của Công ty còn cao điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận

và khả năng cạnh tranh của Công ty. Vì vậy Công ty phải nâng cao trình độ quản lý của
các phòng ban và năng lực làm việc của bản thân mỗi công nhân trong toàn Công ty để
hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí và đẩy mạnh lợi nhuận lên.
Nói chung giá thành sản phẩm còn cao, khả năng cạnh tranh về giá của Công ty so
với đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước còn yếu. Nguồn nguyên vật liệu 90% nhập
khẩu ở nước ngoài nên có thể gặp rủi ro thương mại.
* Về tình hình tài chính của Công ty
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính, ta có thể thấy “bức tranh” tổng quát về
tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư TNG năm 2007 như
sau:
Qui mô sản xuất của Công ty đã được mở rộng, giá trị tổng tài sản luôn gia tăng kể
từ khi cổ phần hoá. Nguồn tài trợ chủ yếu cho việc mở rộng sản xuất là các khoản nợ vay
và phát hành cổ phần. Tuy nhiên các khoản vay này lại chiếm tỷ lệ quá cao, do đó Công ty
nên thận trọng hơn trong vấn đề sử dụng vốn vay.
Trong tổng TSLĐ thì chủ yếu là khoản phải thu sau đó là hàng tồn kho và vốn
bằng tiền. Đó là biểu hiện của sự tồn đọng vốn, lượng vốn tồn đọng lớn mà hoàn toàn
không có khoản đầu tư tài chính. Điều đó thể hiện việc sử dụng vốn tại doanh nghiệp
chưa có hiệu quả.
3
3
Kết cấu vốn và nguồn vốn tương đối hợp lý, tình hình đầu tư theo chiều sâu được
khả quan. Công ty đã gia tăng vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động.
Các tỉ số về khả năng thanh toán đang được cải thiện dần, thể hiện tăng năng lực
trả các khoản nợ ngắn hạn. Công ty nên tăng cường chỉ tiêu này hơn để đảm bảo tính ổn
định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường, Công ty nên có chiến lược quản lý
dòng tiền ra hợp lý nhất, đồng thời tăng cường các dòng tiền vào bằng nhiều hình thức .
Theo kế hoạch của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), xuất khẩu dệt may năm 2007 đạt
7,5 tỷ đô–la, năm 2010 đạt 10 – 12 tỷ đô–la, năm 2020 đạt 18 – 20 tỷ, tương đương tốc
độ tăng trưởng từ 10% – 17%/năm, nhờ những lợi thế như:

- Chi phí nhân công cạnh tranh
- Nguồn lao động dồi dào, với hơn 40% dân số trong độ tuổi lao động và hằng
năm bổ sung thêm 1.3 triệu lao động. Ngoài ra, lao động Việt Nam được đánh giá là
khéo léo, cần cù
- Thị trường nội địa với dân số 80 triệu người hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành
dệt may
- Thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,... đã khá quen thuộc với
các mặt hàng dệt may Việt Nam và sẽ có nhiều cơ hội mở rộng hơn nữa theo lộ trình gia
nhập WTO của Việt Nam
Thêm vào đó, Hiệp hội Dệt may đã xây dựng chiến lược phát triển về chất cho
ngành dệt may Việt Nam, điều này chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành đạt
được những bước phát triển toàn diện trong thời gian tới.
Trên cơ sở định hướng chung của ngành, TNG nên xây dựng định hướng phát
triển của Công ty trong những năm tới như sau:
- May mặc giữ vai trò chủ đạo, từng bước đầu tư kinh doanh thêm các mặt hàng
mới, trước hết là các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì, in,
thêu,…
- Thị trường xuất khẩu vẫn là chính, tăng dần tỷ lệ nội địa lên 10 –15% năm
2011, cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ.
- Liên tục phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu bằng việc đầu tư
hoàn chỉnh nhà máy TNG Sông Công với quy mô 60 chuyền may và thường xuyên bổ
sung đổi mới máy móc thiết bị theo công nghệ mới
Định hướng phát triển ngành may là chủ lực, mở rộng sang các lĩnh vực phụ
trợ rất phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện của ngành Dệt may Việt Nam trong
thời gian tới. Việc tăng cường đầu tư được xác định trên cơ sở nhận định về tiềm năng
và lợi thế của Việt Nam trên thị trường hàng dệt may thế giới và mục tiêu chiến lược
của Dệt may Việt Nam giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cũng như các đơn vị trong ngành,
4
4
Công ty cũng cần ý thức được sức nặng của thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân với

cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng lớn.
3.1.2. Nguyên nhân thành công và hạn chế còn tồn tại của doanh nghiệp
3.1.2.1. Nguyên nhân thành công
- Hiệp định thương mại dệt may Việt Mỹ có hiệu lực, tạo điều kiện cho công ty
phát triển mạng lưới khách hàng, mở rộng thị trường khiến kim ngạch xuất sang thị
trường Mỹ tăng 74%, chiếm 88% tổng doanh thu của toàn Công ty năm 2008.
- Năm 2005, EU xoá bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam
cũng tạo điều kiện cho công ty phát triển thị trường này, góp phần cho mở rộng đa dạng
thị trường, tìm kiếm các khách hàng lớn. Nhờ vậy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
EU tăng.
- Sự thông thoáng hơn của nền kinh tế đã thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có ngành cung ứng nguyên phụ liệu dệt may,
đây chính là tiền đề thuận lợi để Công ty chủ động phát triển kinh doanh theo hình thức
FOB.
- Nắm bắt cơ hội Việt Nam gia nhập WTO, trong 3 năm gần đây Công ty đã
mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư mới nhà xưởng, máy móc thiết bị, công
nghệ. Chính điều này đã giúp Công ty nhận được thêm nhiều đơn đặt hàng mới và đây
cũng là nhân tố tác động mạnh để doanh thu của Công ty có những tăng trưởng vượt bậc
trong năm 2007, 2008,2009 (năm 2008 tăng 179% so với năm 2007).
3.1.2.2. Hạn chế còn tồn tại của doanh nghiệp
- Lao động tại địa phương hầu hết là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Do
đó, khi có nhu cầu Công ty phải thực hiện đào tạo rồi mới đưa vào sử dụng. Điều này
không chỉ ảnh hưởng tới chi phí, thời gian mà còn dễ dẫn tới tình trạng chảy máu chất
xám nếu không quản lý nguồn nhân lực tốt
- Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu
- Các rào cản phi thuế quan như hạn ngạch, yêu cầu kỹ thuật,… áp đặt đối với
dệt may Việt Nam cùng gây không ít khó khăn cho ngành, đòi hỏi TNG và các doanh
nghiệp may phải đầu tư lớn về công nghệ để vượt qua các rào cản kỹ thuật
3.2. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Trên thực tế chủ yếu Công ty sản xuất hàng để xuất khẩu, sản phẩm may mặc

của Công ty tiêu thụ trong nước chưa nhiều, chưa được thị trường nội địa biết đến. Nhất
là ngay tại Tỉnh Thái Nguyên, sản phẩm quần áo thời trang mang thương hiệu TNG của
Công ty cũng chưa phổ biến. Đánh giá được vấn đề này nên mục tiêu, kế hoạch dài hạn
của Công ty trong tương lai chính là phải đầu tư hơn vào thị trường trong nước. Không
5
5

×