PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH
2.1 Khái quát về công ty gạch ốp lát Thái Bình
2.1.1 Giới thiệu khái quát
Tên công ty: Công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Tên tiếng Anh: Thaibinh ceramic titles join stock company
Trụ sở: xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Đại diện: Ông Trương Văn Đạt - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc.
Điện thoại: 036.3823.682
Website: http//: www.ceramicLongHau.com.vn
Đăng ký kinh doanh số: 0803000177, Cấp ngày: 23 tháng 02 năm 2005
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Vốn điều lệ: 10.000.000.000VNĐ (10 tỷ đồng)
Vốn đầu tư hiện nay: 88.184.000.000đồng;
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh XNK vật liệu xây dựng;
Sản phẩm chủ yếu: gạch Ceramic lát nền và ốp tường;
Thương hiệu: Longhau Ceramic
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Thái Bình được thành lập từ tháng 7 năm 1997 với
tổng số vốn đầu tư là 73,2 tỷ đồng, thuộc sự quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh
Thái Bình. Lúc đầu công ty chỉ có 180 công nhân viên. Sản phẩm sản xuất chính là
gạch lát nền. Dây chuyền sản xuất được nhập đồng bộ từ hãng WELKO của Italy với
công suất khoảng 1,1 triệu m
2
/năm. Sản phẩm chủ yếu là gạch lát nền kích cỡ 300-300
(30cm-30cm). Năm 1999 công ty đầu tư thêm dây chuyền đồng bộ của Italy với công
suất 1,12 triệu m
2
/năm. Với dây chuyền công nghệ này công ty có thể sản xuất được
gạch lát với kích cỡ 400-400 và gạch ốp 200-250 nâng công suất toàn công ty lên 2.4
triệu m
2
/năm.
Từ 2005 thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, công ty
cổ phần gạch ốp lát Thái Bình đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
với cơ cấu vốn nhà nước chiếm 51%.
Trong năm 2009 công ty tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất như hệ thống
nhà kho, nhà xưởng, đầu tư mua mới một máy ép trị giá gần 10 tỷ đồng, một hệ thống
làm lạnh dầu máy ép trị giá 1 tỷ đồng và một số máy móc khác phục vụ việc vận
chuyển, bốc dỡ.
Đến nay, công suất toàn công ty đạt 2,05-2,2 triệu m
2
/năm. Công ty đã có thể sản
xuất đa dạng các chủng loại gạch ốp tường, gạch lát nền với nhiều kích cỡ khác nhau,
thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu thị trường.
2.1.3 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.3.1 Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, chiến lược quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
2.1.3.2 Ban giám đốc
Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách
nhiệm trước Đại hội cổ đông và HĐQT công ty
2.1.3.3 Ban Kiểm soát
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
2.1.3.4 Phòng Tổ chức hành chính
Giúp giám đốc sắp xếp tổ chức cán bộ quản lý, điều phối lao động kịp thời phục
vụ sản xuất kinh doanh, rà soát các định mức kinh tế kỹ thuật điều chỉnh kịp thời khi
thấy có sự bất hợp lý.
2.1.3.5 Phòng Kế hoạch cung ứng vật tư
Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư thiết bị, men màu nguyên vật liệu..., kế
hoạch vận tải đảm bảo đủ nhu cầu sản xuất tháng, quý, năm; hợp đồng mua bán vật tư,
nguyên liệu, sản phẩm, khai thác nguồn mua nguyên nhiên vật liệu đảm bảo chất lượng
giá cả phù hợp với thị trường cung ứng theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty CP gạch ốp lát Thái Bình
Quan hệ trực tiếpQuan hệ liên hệ
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc Ban Kiểm soát
Phó GĐKỹ ThuậtPhó GĐ Kinh doanh
Giám đốc
Phân xưởng sản xuấtPhân xưởng cơ điệnPhòng Tổ chức Hành chínhPhòng Kế toánPhòng Kế HoạchPhòng Kinh doanh Phòng Kỹ thuật
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
2.1.3.6 Phòng Kỹ thuật
Giúp giám đốc công ty điều hành và quản lý toàn bộ công việc sản xuất và chất
lượng nguyên nhiên vật liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn kỹ thuật; Nghiên
cứu, xây dựng phương án kỹ thuật đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.1.3.7 Phòng Kế toán
Theo dõi ghi chép đầy đủ các nguồn thu và chi phí; xây dựng các kế hoạch thu
chi hằng tháng, quý năm, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng, 1 năm để báo
cáo HĐQT và giám đốc công ty; Tổng hợp doanh thu, chi phí và tài chính của doanh
ngiệp đến ngày 5 hằng tháng phải báo cáo báo cáo cho giám đốc biết để điều hành; Kết
hợp với Phòng kinh doanh thu hồi công nợ, thanh toán tiền hàng với các đại lý, khách
hàng...; tham gia tính giá thành sản phẩm và giá mua vật tư, thiết bị.
2.1.3.8 Phòng Kinh doanh
Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tháng, quý, năm; nghiên cứu, xây dựng, đề xuất
chính sách tiêu thụ sản phẩm cho từng giai đoạn, từng thị trường; Xây dựng, củng cố,
mở rộng phát triển thị trường, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm; Điều tra, lập kế hoạch, phương
án quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trên thị trường; Tổng hợp báo cáo tình hình tiêu thụ sản
phẩm của công ty với lãnh đạo công ty.
2.1.3.9 Phân xưởng sản xuất và Phân xưởng cơ điện
Quản đốc phân xưởng sản xuất chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, HĐQT
về mọi công việc điều hành trong phân xưởng mình quản lý để thực hiện tốt nhiệm vụ
sản xuất được giao; Tổ chức dây chuyền sản xuất một cách hợp lý, tối ưu.
Quản đốc phân xưởng cơ điện chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc quản lý,
điều hành trực tiếp phân xưởng bao gồm: tổ chức quản lý, điều hành thực hiện nhiệm
vụ giám đốc giao hàng tháng; Gia công, lắp đặt bảo trì bảo dưỡng các thiết bị phục vụ
sản xuất liên tục, ổn định và an toàn.
2.2 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng hoạt động Marketing của công ty thời
gian qua
2.2.1 Môi trường bên ngoài
2.2.1.1 Môi trường vĩ mô
• Môi trường kinh tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động
đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại đã ảnh hưởng bất lợi đến tăng
trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu,…Bên cạnh đó tình trạng lạm phát cũng đã làm cho
tăng trưởng GDP giảm làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm và đời sống
nhân dân và các doanh nghiệp ở Việt Nam rơi vào khó khăn hơn. Tổng kết tăng trưởng
GDP năm 2010 của nước ta là 6,5%, trên mức trung bình khu vực song là mức thấp
nhất. Tuy nhiên Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh đó là thế
mạnh của chúng ta hiện nay. Bên cạnh đó, việc đất nước gia nhập WTO cũng đã và
đang giúp các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh hơn trong cạnh tranh. Nhờ các chính
sách mở cửa của nhà nước ta mà nước ta có được nguồn vốn đầu tư nước ngoài rất lớn,
đây chính là cơ hội rất tốt để cho các doanh nghiệp nước ta phát triển. Bên cạnh đó
Chính phủ luôn có những chính sách bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước phát triển. Khó khăn nhiều nhưng cơ hội cho công ty cũng không phải là ít.
• Môi trường chính trị pháp luật.
Nước ta chỉ có duy nhất đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền đã tạo ra sự thống
nhất trong thể chế lãnh đạo. Nên tình hình chính trị ở nước ta rất ổn định, an ninh quốc
phòng vững chắc, công tác công an nói chung, công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế nói
riêng đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng môi trường quốc tế thuận
lợi để thúc đẩy công cuộc đổi mới thành công, trong đó quan hệ hợp tác với các nước
trong và ngoài khu vực ngày càng được mở rộng, hình thức hợp tác ngày càng phong
phú, đa dạng.
• Môi trường công nghệ.
Trong thời đại ngày nay, môi trường công nghệ - kỹ thuật ngày càng tiến bộ và
tiên tiến. Doanh nghiệp có đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, điều này sẽ đem
lại sức cạnh tranh rất lớn cho công ty. Với yêu cầu mẫu mã ngày càng đa dạng và chất
lượng của người tiêu dùng thì hiện nay nước ta không thể đáp ứng được mà phải nhập
máy móc về từ các nuớc tiên tiến trên thế giới. Với thời kỳ thông tin phát triển thì
các công ty tiếp xúc với khách hàng trải rộng trên các vùng địa lý với chi phí thấp và
truyền tải nhanh. Công nghệ hiện đại hỗ trợ lực lượng bán hàng bên ngoài dễ dàng,
những cuộc tiếp xúc với các thành viên trong kênh phân phối có thể giảm do sử dụng
công nghệ thông tin.
Ngày nay nhờ công nghệ tin học phát triển mọi quản lý hàng hoá và sổ sách và
quản lý khách hàng đều bằng vi tính làm giảm đi lao động sống và tăng khả năng chính
xác cao, nhanh.
2.2.1.2 Môi trường vi mô
• Khách hàng
Là một trong những vật liệu hoàn thiện chủ yếu phục vụ xây dựng nên khách
hàng của công ty rất đa dạng, bao gồm: các đại lý, những chủ công trình và người tiêu
dùng cá nhân. Đối tượng khách hàng mà công ty phục vụ chủ yếu là các đại lý bán buôn
và bán lẻ. Các đại lý thường đặt hàng với khối lượng lớn và theo yêu cầu cụ thể. Một bộ
phận khác là những chủ công trình, họ thường là khách hàng quen, mua hàng theo công
trình.
Một đặc điểm khác về khách hàng của công ty là khách hàng thường khó tính.
Nguyên nhân chính là do quá trình mua hàng có chọn lựa, điều này làm cho việc mua
hàng thường diễn ra lâu hơn. Trước mỗi quyết định mua, khách hàng thường lựa chọn
và cân nhắc kỹ lưỡng về kích cỡ, màu sắc, chất lượng và giá cả.
• Đối thủ cạnh tranh
Công ty CP gạch ốp lát Thái Bình đang phải đối mặt với thực trạng cạnh tranh gay
gắt của thị trường. Ngay thị trường trong nước đã có trên 30 doanh nghiệp tham gia sản
xuất trong đó có rất nhiều công ty đã được người tiêu dùng biết đến như Viglacera Hà Nội,
gạch Đồng Tâm, CMC Việt Trì, Mikado...Hơn nữa công ty còn phải đối mặt với sự cạnh
tranh của sản phẩm ngoại nhập vào thị trường trong nước, nhất là ở các tỉnh thành lớn như
Hà Nội, Tp HCM.
Trong những năm tới, với việc hướng ra xuất khẩu, công ty sẽ gặp phải không ít sự
cạnh tranh của các sản phẩm gạch sản xuất tại các nước sở tại. Trước thực trạng như vậy
công ty cần nỗ lực hơn nữa để không những đững vững trên thị trường trong nước mà còn
có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
2.2.2 Môi trường bên trong
• Lực lượng lao động
Công ty có lực lượng lao động dồi dào với các cán bộ công nhân viên có nhiều
năm kinh nghiệm. Đặc biệt là đội ngũ nghiên cứu, thiết kế và phát triển của công ty
không ngừng nâng cao cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, thoả mãn tới mức tối
đa như cầu của khách hàng.
Tình hình lao động của công ty dao động qua các năm và theo xu hướng tăng
dần. Hàng năm công ty vẫn tuyển thêm các lao động mới do nhu cầu sản xuất gia tăng
mà chủ yếu là các lao động phổ thông.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng lao động từ năm 2006 đến 2010
Đơn vị tính : người
Chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số lao động (người) 451 533 501 525 602
% tăng trưởng lao động 18.18% - 0.07% 4.79% 14.66%
(Nguồn : Phòng hành chánh quản trị và lao động tiền lương)
• Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
Toàn bộ dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất được nhập đồng bộ, hiện đại
nhất hiện nay của Italy, trình độ tự động hóa đạt 99%. Toàn bộ chu trình đầu vào, đầu
ra được xử lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 và phù hợp với các tiêu chuẩn
Việt Nam.
Chuẩn bị Hồ
Chuẩn bị Bột Sấy đứng Tráng men, in hoa Nung và phân loại
Nghiền men
Nghiền màu
Hình 2.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ(Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty)
Sơ đồ dây chuyền sản xuất và thuyết minh:
Sản xuất gồm 5 công đoạn được minh họa bằng mô hình:
• Bản sắc văn hoá công ty.
Văn hoá công ty được thể hiện một cách hình tượng qua kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Một công ty muốn có được doanh thu cao, thương hiệu thì
trong nội bộ phải có sự gắn kết giữa các thành viên, môi trường làm việc cởi mở,… Và
để xây dựng được văn hoá công ty thì phải bắt đầu từ những người lãnh đạo, các chính
sách, mục tiêu,… Tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình các thành viên luôn làm
việc với mục tiêu chung, lợi ích công ty được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, Ban lãnh đạo
còn rất chú ý đến việc tạo điều kiện cho nhân viên trình bày các quan điểm, ý kiến,
mong muốn. Và một nhân tố rất quan trọng đó là phong cách ứng xử của các nhân viên
với nhau và với khách hàng. Công ty có những văn bản quy định rõ về ngôn ngữ sử
dụng trong công ty, cách ứng xử giữa các nhân viên hay kể cả cách xưng hô khi nhân
viên trao đổi thư từ qua mail. Điều này thể hiện Công ty rất chú trọng trong xây dựng
bản sắc văn hoá.
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2006 -2010)
2.3.1 Vị trí của công ty trên thị trường
Đi vào hoạt động được 14 năm (từ năm 1997), Công ty Cổ phần Gạch ốp lát
Thái Bình vẫn còn là một doanh nghiệp tương đối trẻ trên thị trường sản xuất gạch ốp
lát. Khi mới đi vào sản xuất, sản phẩm gạch lát nền của công ty còn hoàn toàn xa lạ đối
với người tiêu dùng, họ chưa quen với sản phẩm của công ty nên chưa thực sự tin dùng.
Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên từ việc nâng
cao chất lượng sản phẩm đến đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, sản phẩm gạch lát nền
đã dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Sản phẩm mà công ty sản xuất không
những có chất lượng cao mà mẫu mã cũng rất đa dạng, nhiều kích cỡ, màu sắc, không
kém gì các sản phẩm nhập ngoại.
Ban đầu công ty mới chỉ sản xuất được gạch lát nền nhưng từ cuối năm 2000
công ty đã đồng thời sản xuất gạch ốp tường. Chất lượng sản phẩm của công ty luôn đạt
và vượt tiêu chuẩn Châu Âu EN-177.
Công ty là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên xây dựng và áp dụng thành công hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002-1994 từ năm 1998 do tổ
chức quốc tế DNV của Hà Lan và tổ chức QUACERT của Việt Nam chứng nhận. Đến
năm 2002 công ty đã xây dựng và chuyển đổi thành công sang hệ thống tiêu chuẩn ISO:
9001-2000, được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất
lượng cấp giấy chứng nhận số: HT 055/1.02.15. Sản phẩm của công ty đã nhận được rất
nhiều giải thưởng về chất lượng như: Cúp bạc chất lượng quốc gia năm 2005; giải
thưởng Sao Vàng Đất Việt; sản phẩm được tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế BID
trao giải thưởng Cúp vàng chất lượng quốc tế năm 2006 tại London - Anh, cúp bạc kim
vòm cung Châu Âu năm 2007 tại Frankurt - CHLB Đức, cúp ngôi sao kim cương chất
lượng quốc tế năm 2008 tại Pari - Pháp, cúp siêu sao kim cương năm 2009, 2010 tại
NewYork - Mỹ.
2.3.2 Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh một số năm gần đây
Với ưu thế về chất lượng, sản phẩm của công ty đã nhanh chóng chiếm được
cảm tình của người tiêu dùng. Doanh số tiêu thụ sản phẩm không ngừng tăng lên qua
các năm. Năm 2006 doanh số toàn công ty đạt 85,7 tỷ đồng, năm 2008 là 93 tỷ và hiện
nay doanh số này đã đạt con số xấp xỉ 103 tỷ đồng. Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cùng với sự gia tăng của doanh số, kéo theo kết quả là lợi nhuận cũng tăng lên
đáng kể. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 669,9 triệu đồng, năm 2008 đã lên tới
1,73 tỷ đồng và số liệu mới nhất năm 2010, tổng lợi nhuận toàn công ty khoảng 2,4 tỷ
đồng, trong đó nộp ngân sách nhà nước gần 6 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng lên nhanh chóng
đã giúp công ty có điều kiện mở rộng sản xuất, đời sống cán bộ công nhân viên được
nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người trong công ty từ 1,5 triệu năm 2008 đã tăng
lên 2 triệu trong năm 2010. Người lao động có thu nhập ổn định sẽ ngày càng gắn bó
với công ty, làm việc có hiệu quả hơn. Điều này ảnh hưởng tích cực tới năng suất công
việc, chất lượng và giá thành sản phẩm.
Dưới đây là bảng số liệu thống kê doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty từ
năm 2006-2010:
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hiệu quả SXKD 2005-2009
Đơn vị: 1000đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng
doanh thu
85,734,46
9
89,069,400
93,000,16
0
98,555,21
0
103,004,
409
Doanh
thu xuất
khẩu
2,461,736 5,000,690 9,306,060 4,534,004 0
Lợi nhuận
trước thuế
930,464 1,006,734 2,407,964 1,693,375
2,404,54
0
Lợi nhuận
sau thuế
669,933 724,848 1,733,734 1,219,230
2,404,54
0
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)
Trên cơ sở các số liệu thống kê ta có được biểu đồ minh họa mức độ tăng
trưởng doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm như sau: