Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

230 Thực trạng hoạt động Marketing mix tại Công ty Tropical Wave Corporation - Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.36 KB, 32 trang )

Luận văn tốt nghiệp 1 Khoa Thương mại
LỜI NÓI ĐẦU
Với thị trường nước ta hiện nay, với xu hướng mở cửa hội nhập của nền
kinh tế thế giới, các công ty muốn tồn tại và phát triển thì việc áp dụng các
chiến lược Marketing vào kinh doanh là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy
sự phát triển của doanh nghiệp. Thay vì một thị trường với những đối thủ
cạnh tranh cố định và đã biết, các công ty phải hoạt động trong một môi
trường kinh doanh với những đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh chóng, những
tiến bộ về công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách mới và sự trung
thành của khách hàng ngày một giảm sút. Do vậy, muốn nắm bắt được nhu
cầu của người tiêu dùng, nắm bắt được quy luật sản phẩm, cách thức để sản
phẩm của mình đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả
các công ty áp dụng chính sách Marketing để đạt được lợi thế cạnh tranh. Đó
là hệ thống Marketing hỗn hợp, các doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động
vào thị trường mục tiêu của mình.
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn hoạt động Marketing của công ty
Tropical Wave Corporation, hoạt động kinh doanh với thương hiệu Laska, em
đã chọn đề tài “Thực trạng hoạt động Marketing – Mix tại công ty
Tropical Wave Corporation (Việt Nam)” làm luận văn tốt nghiệp.
Nội dung luận văn gồm:
Chương I. Marketing – Mix và vai trò của Marketing – Mix trong
kinh doanh.
Chương II. Thực trạng hoạt động Marketing – Mix tại công ty
Tropical Wave Corporation.
Chương III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống
Marketing – Mix của công ty.
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938
Luận văn tốt nghiệp 2 Khoa Thương mại
Do trình độ và kinh nghiệm thực tế có hạn cho nên bài viết của em còn
nhiều sai sót, em kính mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn là Thạc sỹ Lê Thị Mỹ


Ngọc cùng các anh chị trong công ty Tropical Wave Corporation đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938
Luận văn tốt nghiệp 3 Khoa Thương mại
CHƯƠNG I. MARKETING - MIX VÀ VAI TRÒ CỦA
MARKETING - MIX TRONG KINH DOANH.
I. Tổng quan về Marketing.
1. Khái niệm Marketing.
Thuật ngữ Marketing dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị hay tiếp cận
thị trường. Tuy nhiên, thuật ngữ bằng tiếng Việt không thể hiện đầy đủ ý
nghĩa nên việc sử dụng nguyên từ gốc “Marketing” trở nên tương đối phổ
biến. Marketing là một từ tiếng Anh được chấp nhận và sử dụng rộn rãi trên
toàn thế giới.
Từ khi ra đời đến nay Mar có thể được phân chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ những năm đầu của thế kỷ 20 cho đến trước chiến
tranh thế giới lần thứ 2, các hoạt động Marketing được gọi là Marketing
truyền thống hoặc Marketing cổ điển. Có thể nói Marketing truyền thống tập
trung nghiên cứu khâu bán hàng hoá đã được sản xuất ra.
- Giai đoạn 2: Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nay tình hình kinh tế
của thế giới đã có nhiều thay đổi nên ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Marketing hiện đại đã góp phần thúc đẩy sản xuất.
Bắt đầu từ nhu cầu thị trường đến sản xuất phân phối hàng hoá và bán được
hàng để thoả mãn nhu cầu, dự báo đoán trước đồng thời ứng dụng các thành
tựu khoa học hiện đại vào Marketing.
Từ lịch sử hình thành và phát triển của nền kinh tế Thế giới, đã xuất hiện
những quan niệm và định nghĩa khác nhau về Marketing., những khái quát từ
đặc trưng của Marketing truyền thống và Marketing hiện đại. Theo nghĩa ban
đầu vào những năm 1920, Marketing nhấn mạnh vaò khái niệm mua bán. Vai
trò của Marketing là tính toán như thế nào để bán được sản phẩm đó và nó
còn được xem như một công cụ đại diện cho tiếng nói của khách hàng. Song

cùng với thời gian người ta đã bổ sung và hoàn thiện khái niệm Marketing lên
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938
Luận văn tốt nghiệp 4 Khoa Thương mại
một bước cao hơn. Qua thời gian dài phát triển các chuyên gia về Marketing
đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau:
Theo hiệp hội Marketing của Mỹ AMA (American Marketing
Association): “ Marketing là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng
vào dòng chuyển vận hàng hoá từ nơi sản xuất tới người tiêu thụ hoặc người
sử dụng.”
Định nghĩa theo Marketing Glossary (Swiss – AIT - Việt Nam
Management Development Programme): “ Marketing là quá trình phát hiện ra
các nhu cầu và thoả mãn nhu cầu đó bằng những sản phẩm hoặc dịch vụ phù
hợp thông qua việc xây dựng chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính
sách phân phối và chính sách xúc tiến bán hàng”.
Định nghĩa của Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con
người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong múôn của họ thông qua trao
đổi.”
Sở dĩ có nhiều loại định nghĩa khác nhau như vậy vì Marketing có nội
dung phong phú và mỗi tác giả khi đưa ra định nghĩa của mình đều muốn
nhấn mạnh ý này hay ý khác.
2. Sự cần thiết của Marketing trong kinh doanh.
Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Marketing đang ngày
càng được quan tâm và trở thành vũ khí quan trọng góp phần đảm bảo sự
thành công của các doanh nghiệp.
Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là
một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện
ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng.
Nhờ vào Marketing mà các doanh nghiệp cần biết phải làm thế nào để
xác định và phân khúc thị trường, xây dựng giải pháp hấp dẫn để thu hút
khách hàng và xây dựng thương hiệu với định vị mạnh. Họ phải biết làm thế

nào để làm giá cho giải pháp của mình một cách hấp dẫn và hợp lý, và làm thế
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938
Luận văn tốt nghiệp 5 Khoa Thương mại
nào để chọn và quản trị kênh phân phối để đưa sản phẩm của mình đến người
tiêu dùng một cách có hiệu quả. Marketing giúp cho các doanh nghiệp biết họ
cần phải áp dụng chiến lược thị trường và phương pháp quản trị phù hợp với
thực tế thị trường đầy kỹ thuật mới trong xu hướng toàn cầu hoá.
II. Marketing-Mix và vai trò của Marketing-Mix trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
1. Định nghĩa Marketing-Mix
Marketing-Mix là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của
Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp.
Marketing-Mix bao gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dụng tác
động lên nhu cầu về sản phẩm của mình. Nếu sự sắp xếp, phối hợp này tốt thì
hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thành đạt và phát triển.
Các bộ phận cấu thành của Marketing-Mix được biết đến gồm 4 bộ phận sau:
sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến (promotion).
• Sản phẩm (product):
Sản phẩm, theo Philip Kotle là tổng hợp mọi sự thoả mãn nhu cầu hay
mong muốn của người tiêu dùng và được bán trên thị trường với mục đích thu
hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng của họ. Đó có thể là những vật thể
hữu hình, dịch vụ, mặt bằng, tổ chức và ý tưởng.
Trước đây khi đề cập đến khái niệm sản phẩm người ta cho rằng nó chỉ
là bản thân vật phẩm (hữu hình, vô hình) đem lại lợi ích cho mọi người khi
tiêu dùng nó. Ngày nay người ta hiểu sản phẩm không chỉ là bản thân vật
phẩm mà nó còn bao gồm cả hình thức bao bì, bố cục cùng với các dịch vụ
sau bán hàng.
Các sản phẩm thường được chia thành 3 mức độ:
- Sản phẩm cốt lõi: là phần cơ bản của sản phẩm gồm những lợi ích chủ

yếu mà người tiêu dùng nhận được.
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938
Luận văn tốt nghiệp 6 Khoa Thương mại
- Sản phẩm cụ thể: bao gồm những yếu tố, những thuộc tính khác như
kiểu dáng, chất lượng, bao bì, nhãn hiệu.
- Sản phẩm hoàn chỉnh: gồm yếu tố về lắp đặt, bảo hành, dịch vụ sau khi
bán, các phương thức thanh toán.
Trong chiến lược sản phẩm người ta đề cập đến các vấn đề, gồm:
- Chủng loại, kiểu dáng, tính năng, tác dụng của sản phẩm
- Các chỉ tiêu chất lượng
- Màu sắc sản phẩm, thành phần
- Nhãn hiệu sản phẩm
- Bao bì sản phẩm
- Chu kỳ sống của sản phẩm
- Sản phẩm mới
• Giá cả (price): là tổng số tiền mà người tiêu dùng phải trả để có
được quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm.
Nội dung nghiên cứu của chính sách giá trong hoạt động marketing bao
gồm:
- Lựa chọn chính sách giá và định giá.
- Nghiên cứu chi phí sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho việc định giá.
- Nghiên cứu giá cả hàng hoá cùng loại trên thị trường.
- Nghiên cứu cung cầu và thị hiếu khách hàng để có quyết định về giá
hợp lý.
- Chính sách bù lỗ.
- Bán phá giá.
- Điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường.
• Phân phối (place): là hoạt động để sản phầm dễ dàng đến tay người
tiêu dùng.
Kênh phân phối hàng hoá: là toàn bộ các công việc để đưa một sản phẩm

hay dịch vụ nào đó từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng đảm bảo về
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938
Luận văn tốt nghiệp 7 Khoa Thương mại
chất lượng, số lượng, chủng loại, thời gian như mong muốn của người tiêu
dùng. Có thể chia làm ba loại:
- Kênh trực tiếp: lượng hàng hoá được chuyển trực tiếp từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu dùng không qua một kênh trung gian nào.
- Kênh phân phối ngắn: người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ người bán
lẻ hoặc đại lý bán lẻ
- Kênh phân phối dài : thường giữa người tiêu dùng và người sản xuất có
nhiều khâu trung gian.
Khi nghiên cứu về chính sách phân phối trong marketing người ta
thường nghiên cứu:
- Thiết kế và lựa chọn kênh phân phối hàng hoá.
- Mạng lưới phân phối.
- Vận chuyển và dự trữ hàng hoá.
- Tổ chức hoạt động bán hàng.
- Các dịch vụ sau bán hàng (lắp đặt, bảo hành, cung cấp, phụ tùng...)
- Trưng bày và giới thiệu hàng hoá.
- Trả lương cho nhân viên bán hàng.
• Xúc tiến (promotion): là những hoạt động của công ty nhằm truyền bá
những thông tin về ưu điểm của sản phẩm do mình sản xuất và thuyết phục
khách hàng mnua chúng.
Xúc tiến bán hàng gồm 5 công cụ chủ yếu:
- Quảng cáo
- Marketing trực tiếp.
- Khuyến mại
- Quan hệ công chúng
- Bán hàng cá nhân
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938

Luận văn tốt nghiệp 8 Khoa Thương mại
2. Vai trò của Marketing – Mix trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Khi mà việc sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội, thì các doanh
nghiệp chỉ lo làm sao sản xuất ra nhiều sản phẩm mà không quan tâm nhiều
đến vấn đề tiêu thụ. Vì vậy mà vai trò của Marketing – Mix không được phát
huy. Khi sản phẩm đã được sản xuất ra nhiều hơn thì việc tiêu thụ lại gặp khó
khăn, các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp để giải quyết vấn đề này. Khi
đó Marketing nói chung và Marketing – Mix nói riêng, đóng một vai trò chủ
chốt trong doanh nghiệp. Marketing – Mix nắm giữ vị trí kết nối giữa khách
hàng và doanh nghiệp. Giữa người sản xuất và người tiêu dùng có một
khoảng cách về không gian và thời gian cho nên mỗi sản phẩm, dịch vụ từ
khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng phải trải qua một khoảng thời gian nhất
định.
Marketing – mix thúc đẩy tiêu thụ thông qua việc lôi kéo khách hàng
tham gia vào các kênh phân phối bằng các hoạt động xúc tiến khuyếch
trương.
Chính sách sản phẩm là định hướng cho hoạt động sản xuất tạo nguồn
hàng cho tiêu thụ.
Chính sách giá sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên bán hàng và phát
huy tính linh hoạt của họ trong quá trình hoạt động. Nếu chính sách giá linh
động thì sẽ thu hút các trung gian tham gia vào kênh phân phối.
Marketing – Mix nhằm giúp cho khách hàng và doanh nghiệp xích lại
gần nhau hơn, làm giảm bớt những cách ly về không gian, thời gian và thông
tin.
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938
Luận văn tốt nghiệp 9 Khoa Thương mại
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING –
MIX CỦA CÔNG TY TROPICAL WAVE CORPORATION.
I. Sơ lược về thị trường nước uống đóng chai tại Việt Nam.

Thị trường nước đóng chai ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng tăng.
Ở nước ta hiện nay có một số hãng cung cấp nước khoáng thiên nhiên, nước
tinh lọc do các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty tư
nhân…
Tại thị trường châu Á, tập đoàn Pháp Danone vẫn giữ vị trí số 1, bỏ qua
ba đối thủ nặng lý là Nestle, Coca Cola và PesicCo. Khiến các hãng khác phải
ghen tị với nhãn hiệu nước đóng chai Evian và Volvic, Danone vẫn không
ngừng phát triển tại châu Á bằng cách mua lại hoặc sáp nhập các nhãn hiệu
khác của chính nước sở tại. Tuy vậy, tại Việt Nam, các nhãn hiệu của Danone
chưa thực sự quen thuộc với người tiêu dùng, trong khi cái tên La Vie, sản
phẩm nước đóng chai của tập đoàn Nestle, lại hết sức thông dụng. Vượt lên
trên hàng chục hiệu nước đóng chai, La Vie hiện chiếm thị phần lớn nhất trên
toàn quốc với tư cách là sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai nhỏ. La
Vie hướng đến những khách hàng có thu nhập cao. Trong khi đó, được sự hậu
thuẫn bởi những chương trình quảng cáo tốn kém, nhãn hiệu Aquafina của
Pepsi được xếp vào loại sản phẩm dành cho các khách hàng trung lưu trở lên.
Aquafina và Joy (của Coca Cola) đều được rải khắp thị trường Việt Nam qua
hệ thống phân phối các sản phẩm truyền thống của Coca Cola và Pepsi. Trên
thị trường còn có sản phẩm nước khoáng thiên nhiên Tiền Hải do nhà máy
nước khoáng Tiền Hải sản xuất, nước khoáng thiên nhiên Cúc Phương có trụ
sở đặt tại xã Kỳ Phú – Nho Quan – Ninh Bình. Ngoài ra còn rất nhiều loại
nước đóng chai khác của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,
công ty liên doanh như: Turbon, Kim Bôi, A&B, Thạch Bích, Waterman….
Sự phát triển và ra đời của các công ty mà phần lớn là các công ty liên
doanh và vốn nước ngoài càng cho thấy xu hướng phát triển của ngành nước
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938
Luận văn tốt nghiệp 10 Khoa Thương mại
đóng chai là rất mạnh. Điều này làm cho ngành nước khoáng ở Việt Nam có
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt.
II. Giới thiệu chung về công ty Tropical Wave Corporation và thực trạng

kinh doanh của công ty.
1. Giới thiệu chung về công ty.
Công ty Tropical Wave Corporation (Việt Nam), hoạt động kinh doanh
với thương hiệu Laska, là công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư
vào Hải Dương năm 1997 với dự án sản xuất nước tinh khiết, nước khoáng
thiên nhiên, nước ép trái cây. Công ty đã tổ chức nhiều cuộc điều tra, khảo sát
nguồn nước tại nhiều vùng và trong nhiều năm lại không mang lại kết quả,
nơi thì quá thừa khoáng chất này, nơi thì thiếu hẳn khoáng chất kia, nơi gần
khu dân cư dễ gây ô nhiễm nguồn nước…vv. Giữa lúc ấy, điều ngẫu nhiên lý
thú đã xảy ra. Một thành viên của ban lãnh đạo của Tropical Wave là người
Pháp, trong lần về thăm gia đình đã tình cờ xem được một tư liệu đang lưu trữ
ở Pháp, trong đó có nói về nguồn nước khoáng tại Dangun, Bình Thuận, Việt
Nam. Nguồn nước do nhà khoa học người Pháp, ông Henri Fontaine, tìm ra
năm 1950 (điều này không phải ai ở Việt Nam cũng biết). Ông Fontaine còn
phân tích các thành phần khoáng chất có trong nước, tác dụng của chúng
trong việc phục hồi sức khoẻ, bổ sung khoáng chất đối với người bệnh hoặc
suy nhược...Và Tropical đã nhanh chóng triển khai việc đầu tư và sản xuất
nước khoáng mang tên Laska từ nguồn nước khoáng quý báu này. Dĩ nhiên,
để cơ sở khoa học chắc chắn hơn, Tropical Wave đã mang mẫu nước đi xét
nghiệm tại viện Pasteur, Trung tâm 3…vì dẫu sao phương tiện kiểm nghiệm
của những năm 50 khác với hiện tại và hơn nữa 50 năm đã trôi qua, biết đâu
đã có những thay đổi về địa chất có thể làm thay đổi thành phần khoáng chất
trong nước?. Điều đáng phấn khởi là kết quả xét nghiệm cho thấy nguồn nước
rất tốt, có thể đưa vào sản xuất và tiêu dùng, có tác dụng phục hồi sức khỏe.
Vậy là từ năm 2001 nước khoáng Laska đã chính thức xuất hiện trên thị
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938
Luận văn tốt nghiệp 11 Khoa Thương mại
trường và với nước tinh khiết, nước uống tinh khiết thương hiệu Laska đã
được sử dụng tại các quán sứ, trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn…
Tên công ty Tropical Wave Corporation (Viet Nam)

Ngày thành lập 14-12-1993
Vốn pháp định 1.500.000 USD
Vốn đầu tư 4.672.000 USD
Nhà máy Khu 10, P. Ngọc Châu, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
ĐT: 0320.855402 – Fax: 0320.855401
Văn phòng tại Hà
Nội
551 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên. TP Hà Nội
ĐT: 04.6502101 – Fax: 04.6502102
Văn phòng tại Hải
Phòng
32 Nguyên Hồng, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng
ĐT: 031.951969 – Fax: 031.951968
Email:
2. Thực trạng về trang thiết bị, công nghệ và quy trình sản xuất của công
ty.
Các thiết bị lọc nước hiện đại nhập khẩu từ Úc đem đến chất lượng nước
tốt nhất theo tiêu chuẩn bị EU và FDA.
Các máy đóng chai nhỏ hiện đại nhất với hệ thống khí áp theo tiêu chuẩn
ISO nhập khẩu từ Italia cho phép đóng những chai nước nhỏ với công nghệ
tiên tiến nhất của Châu Âu. Các máy đóng chau 191 được trang bị hai hệ
thống làm sạch, hai quá trình xúc rửa chai và thanh trùng bằng khí ozone. Hệ
thống máy móc hoàn toàn tự động, hiện đại nhất, nhập khẩu từ Úc và Châu
Âu, không có sự can thiệp của con người. Những điều kiện này đảm bảo vệ
sinh và chất lượng cho sản phẩm nước Laska. Hệ thống lọc và khử trùng tinh
vi được nhập khẩu từ Châu Âu và đảm bảo về chất lượng cáo của nước Laska.
Hệ thống sản xuất hợp nhất với dây chuyền đóng chai tiên tiến nhất hiện nay
được cung cấp thêm cho sự an toàn về độ sạch, trong và sự tươi mát của nước
Laska thoả mãn được tiêu chuẩn quốc tế.
Quy trình sản xuất gồm 7 bước:

Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938
Luận văn tốt nghiệp 12 Khoa Thương mại
a. Hệ thống lọc đa phương tiện: để loại bỏ những chất rắn lơ lửng và
những cặn bẩn bằng loại cát được xử lý đặc biệt với các kích thước khác
nhau. Nước ban đầu được lọc xuống một lớp cát có kích thước xấp xỉ 20
micromet. Những thành phần lơ lửng được giữ lại trong bộ phận lọc.
b. Bộ phận lọc bằng than hoạt tính: để thẩm thấu các loại phân tử bằng
than hoạt tính, bộ phận lọc loại bỏ hoàn toàn các hợp chất của các phân tử dễ
bay hơi, các chất ô nhiễm sinh học, các chất rắn lơ lửng, clo, thuốc trừ sâu
diệt cỏ, dầu, các chất hữu cơ và chất gây ô nhiễm khác.
c. Bộ phận lọc Ceramic: để loại bỏ các chất rắn lơ lửng nhỏ nhất cũng
như các loại chất gây ô nhiễm khác bao gồm các phân tử hoà tan, vi khuẩn,
viruts và các loại muối. Thiết bị lọc ceramic, siêu nhỏ bao gồm lớp màng
ngăn mới với kích thước các mắt màn ngăn từ 0.1-0.2 micromet. Giai đoạn
lọc đầu tiên có bộ phận lọc dày 5 micromet chứa 16 nguyên tố và ở giai đoạn
lọc thức 2 có bộ phận lọc dày 1micromet chứa 24 nguyên tố.
d. Tia cực tím: để loại bỏ những nguyên tố gây mầm bệnh như trực
khuẩn ruột, negionella bằng tia cực tím và vô hiệu hoá chúng một cách hiệu
quả bằng cách ngăn chặn không cho chúng tái sản sinh. Đèn chiếu tia cực tím
được đặt trong motọ lớp vỏ bọc bằng thạch anh trong suốt và cho nước chưa
xử lý chạy xung quanh.
e. Khử trùng bằng tia ozone: Để oxi hoá những phần tử gây ô nhiễm với
cùng một cách như dùng clo nhưng cho hiệu quả lớn hơn. Khử trùng bằng
ozone giúp loại bỏ những mầm bệnh như trực khuẩn ruột. Quá trình này cũng
dùng để giảm lượng sắt, magiê và sunphua cũng như loại bỏ các loại mùi vị
trong nước.
f. Hệ thống lọc 0.2 microm cuối cùng: để lọc tất cả những chất có thể
gây ô nhiễm khác và đảm bảo chất lượng nước bằng hệ thống lọc 0.2
micromet siêu mỏng.
Ngô Thuý Quỳnh Lớp: 938

×