Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.27 KB, 24 trang )

1
Thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Phương
2.1. Khái niệm và vai trò của vốn.
2.1.1. Khái niệm vốn.
Vốn là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa, được biểu hiện dưới dạng tài sản
vật chất và tài sản tài chính được các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp bỏ ra để
tiến hành sản xuất -kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích, thu về lợi nhuận.
2.1.2. Vai trò của vốn.
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố
cơ bản: Vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ. Hiện nay, ở nước ta yếu tố lao động và kỹ
thuật công nghệ đang được khắc phục bằng cách phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo
với một hệ thống khá lớn các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp … cùng với
quá trình tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm tiên tiến từ các quốc gia trên thế giới, quá trình
nhập khẩu và chuyển giao công nghệ. Như vậy, yếu tố cơ bản quyết định hiện nay của
các doanh nghiệp ở nước ta là vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. C.Mac khẳng định: “Tư bản đứng vị trí hàng đầu
vì tư bản là tương lai, không một hệ thống nào có thể tồn tại nếu không vượt qua sự suy
giảm về hiệu quả của tư bản’’.
Điều đó cho thấy, vốn là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó quyết định đến sự hình thành, phát triển của doanh nghiệp.
2.2 Thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH Đức Phương.
2.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn.
Theo cách này, vốn được phân thành hai loại chính đó là: Vốn chủ sở hữu và vốn
vay. Hai loại vốn này có những đặc tính khác biệt, do vậy cần có những biện pháp quản
lý và các chính sách huy động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khi doanh nghiệp rơi vào khó khăn về tài chính thì vốn vay được ưu tiên trả trước.
Để thấy được sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp theo cách phân loại này
ta dựa vào bảng phân tích số liệu dưới đây:
1
2
Bảng 4: Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.


Năm



Nguồn vốn
2007 2008 2009
VNĐ
Tỉ
trọng
%.
VNĐ
Tỉ
trọng
%.
Tăng trưởng so với
2007.
VNĐ
Tỉ
trọng
%.
Tăng trưởng so với
2008 .
+/- % +/- %
A- Nợ phải trả.
58.662.936.378 21,19 78.396.586.447 24,65 19.733.650.069 33,64 107.867.672.869 30,03 29.471.086.422 37,59
I. Nợ ngắn hạn.
48.666.225.243 17,58 70.621.367.312 22,20 21.955.142.069 45,11 97.352.930.728 27,10 26.731.563.416 37,85
1. Vay ngắn hạn
36.819.379.763 13,30 58.312.530.000 18,33 21.493.150.237 58,37 75.886.158.250 21,13 17.573.628.250 30,14
2. Phải trả.

1.521.613.200 0,55 826.371.500 0,26 -695.241.700 -45,69 1.254.336.251 0,35 427.964.751 51,79
3. Người mua ứng
trước
4.682.450.000 1,69 6.411.036.702 2,02 1.728.586.702 36,92 20.212.436.227 5,63 13.801.399.525
215,2
8
4. Phải nộp
5.642.782.280 2,04 5.071.429.110 1,59 -571.353.170 -10,13 4.961.015.006 1,38 -110.414.104 -2,18
II. Nợ dài hạn.
9.996.711.135 3,61 7.775.219.135 2,44 -2.221.492.000 -22,22 5.553.727.135 1,55 -2.221.492.000 -28,57
B-Nguồn vốn chủ
sở hữu
218.134.564.900 78,81 239.661.229.897 75,35 21.526.664.997 9,87 251.006.639.898 69,88 11.345.410.001 4,73
I. Nguồn vốn, quỹ.
217.722.444.900 78,66 239.499.109.897 75,30 21.776.664.997 10,00 250.721.639.898 69,80 11.222.530.001 4,69
1. Nguồn vốn kinh
doanh
217.417.081.839 78,55 239.343.714.198 75,25 21.926.632.359 10,09 250.566.244.198 69,76 11.222.530.000 4,69
2. Lợi nhuận chưa
phân phối.
305.363.061 0,11 155.395.699 0,05 -149.967.362 -49,11 155.395.700 0,04 1 0,00
II. Nguồn kinh phí,
quỹ khác.
412.120.000 0,15 162.120.000 0,05 -250.000.000 -60,66 285.000.000 0,08 122.880.000 75,80
Tổng nguồn vốn.
276.797.501.278 100,00 318.057.816.344 100,00 41.260.315.066 14,91 359.178.994.562 100,00 35.855.481.417 11,27
(Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty).
2
3
Qua bảng 4, ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp gồm hai bộ phận chính đó là

vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nguồn vốn của doanh nghiệp đã tăng lên qua từng năm với
tỉ lệ tăng trung bình vào khoảng trên 12%, cụ thể năm 2008 đã tăng 14,1% so với năm
2007 tương ứng với mức tăng 41tỷ đồng, năm 2009 tăng 11,27% tương ứng với mức
tăng gần 36 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến quy
mô vốn của doanh nghiệp. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp đang được mở
rộng với một tốc độ tương đối cao, quy mô vốn của doanh nghiệp đạt mốc 359 tỷ vào
năm 2009, một con số khá lớn so với quy mô ban đầu của doanh nghiệp và so với các
doanh nghiệp khác tại Việt Nam hiện nay.
Nợ phải trả của doanh nghiệp đang tăng khá cao và đang chiếm một tỉ lệ lớn
trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp từ mức 21,19% của năm 2007 thì đến năm
2009 đã chiếm tới 30,03% nguồn vốn của doanh nghiệp và tổng mức nợ phải trả của
năm này đã cao gần gấp đôi so với năm 2007 khi đạt tới mức 108 tỷ đồng. Sở dĩ như
vậy là do sự tăng cao của khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp tăng rất mạnh,Và với
tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, trung bình vào khoảng 35% mỗi năm, nó sẽ gây ảnh
hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng chi phí tài chính, qua
đó gián tiếp làm tăng giá thành của sản phẩm và làm giảm đi lợi nhuận của doanh
nghiệp. Tuy nhiên nó cũng cho thấy doanh nghiệp đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở
rộng sản xuất, phát triển doanh nghiệp, quyết tâm đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Sự tăng cao vốn vay của doanh nghiệp có sự tác động mạnh mẽ của nợ ngắn hạn.
Khoản mục này chiếm gần như toàn bộ vốn vay của doanh nghiệp và cũng chiếm một tỉ
lệ tương đối lớn so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, bình quân khoảng 20% tồng
nguồn vốn. Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, vì đây là những
khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ phải thanh toán trong thời gian sắp tới, với một tỉ lệ lớn
như vậy sẽ tạo gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp và gây ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, các khoản nợ dài hạn của công ty đang giảm đi, nếu như ở trong
năm 2007, giá trị của khoản nợ này lên đến gần 10 tỷ VNĐ thì sang đến năm 2009 đã
giảm đi gần một nửa, chỉ còn hơn 5 tỷ đồng. Tỉ lệ trong của nó trong cơ cấu vốn của
công ty cũng giảm đi phân nửa còn khoảng 1,55% tổng nguồn vốn vào năm 2009 so với
mức 3,61% của năm 2007. Phần nào đó nó đã giúp giảm bớt gánh nặng về nợ của doanh

nghiệp.
Vay ngắn hạn là khoản mục có tốc độ tăng mạnh nhất khi từ mức 36 tỷ đồng của
năm 2007 tăng lên 58 tỷ đồng tương ứng mức tăng 58,37% vào năm 2008 và tiếp tục
3
4
tăng lên gấp đôi vào năm 2009 lên mức gần 76 tỷ đồng. Đây có lẽ là khoản mục khiến
cho doanh nghiệp phải tăng rất nhiều chi phí tài chính và gây nhiều khó khăn nhất cho
sự thanh toán của doanh nghiệp, những khoản vay ngắn hạn thường có lãi suất khá cao
và nó cũng đáo hạn trong một thời gian ngắn.
Tiếp theo đó là khoản người mua ứng trước, năm 2009 đã lên tới mức trên 20 tỷ
đồng, gấp 5 lần so với năm 2007 và hơn 3 lần so với năm trước đó. Điều này cho thấy
sản phẩm của doanh nghiệp đang được người mua chấp nhận, nhu cầu sản phẩm đã bắt
đầu tăng trưởng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế và nó cũng chứng tỏ doanh nghiệp
được khách hàng yên tâm, tin tưởng khi đã đặt tiền trước khi được nhận sản phẩm về.
Cùng với đó là khoản nợ người bán lại đang tăng giảm thất thường, trong năm
2008 nó giảm xuống còn khoảng 800 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 45,69%.
Nhưng sang năm 2009 lại tăng lên tới 1.215 triệu đồng với tốc độ tăng khoảng 51,8%.
Hàng năm doanh nghiệp cũng đóng góp một lượng đáng kể vào ngân sách nhà
nước với mức khoảng trên dưới 5 tỷ đồng, chiếm khoảng 2% tổng vốn của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nó đang có hiệu giảm sút, điều này có thể do chính phủ giảm thuế
đối với một số linh phụ kiện, vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng, và cũng phần nào do
doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh một số dòng sản phẩm được nhà nước ưu
đãi về thuế và khuyến khích đầu tư. Và một nguyên nhân nữa là do cuộc khủng hoảng
kinh tế, doanh thu của doanh nghiệp cũng có những dấu hiệu giảm sút vì chịu tác động
khá lớn từ cuộc khủng hoảng này.
Vốn chủ sở hữu cũng đã có sự tăng lên về giá trị, nó giúp tăng khả năng tự chủ
của doanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn vốn vay. Tuy nhiên trong
tổng cơ cấu của nguồn vốn thì nó lạ giảm đi với tốc độ trung bình khoảng 5% mỗi năm
khi từ mức 78,81% của năm 2007 xuống còn 69,88% vào năm 2009.
Qua phân tích trên ta thấy, doanh nghiệp đã huy động vốn từ khá nhiều nguồn

vốn như: từ nguồn vốn chủ sở hữu, hay vốn tự có của doanh nghiệp và các nguồn vốn
vay như vay từ các ngân hàng, đối tác, nguồn vốn chiếm dụng từ phía khách hàng và các
nhà cung cấp hàng hóa, nguyên vật liêu cho doanh nghiệp.
Điều đó cho thấy nguồn huy động vốn của doanh nghiệp khá phong phú, tuy
nhiên doanh nghiệp cần tăng khả năng huy động vốn vay, đặc biệt là các khoản người
mua ứng trước và các khoản phải trả người bán hay các khoản nợ dài hạn vì đây là
những khoản nợ có chí phí thấp, và khả năng gây ảnh hưởng đối với doanh nghiệp cũng
thấp hơn so với các khoản vay ngắn hạn.
2.2.2. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo công dụng.
4
5
Theo cách phân chia này thì vốn gồm có: Vốn cố định của doanh nghiệp và vốn
lưu động của doanh nghiệp.
* Vốn cố định của doanh nghiệp: Là nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định(TSCĐ).
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là 1 bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Quy
mô của vốn cố định cũng như trình độ quản lý và sử dụng nó là nhân tố có ảnh hưởng
quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật. Vì vậy, việc quản lý sử dụng vốn cố định được
coi là một vấn đề quan trọng của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.
Muốn quản lý sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả thì phải sử dụng tài sản
cố định sao cho hữu hiệu. TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ
yếu, mà đặc điểm của chúng là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Việc quản lý vốn cố
định và tài sản cố định trên thực tế là một công việc phức tạp. Để giảm nhẹ khối lượng
quản lý, về tài chính kế toán người ta có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn giới
hạn về giá trị và thời gian sử dụng của một TSCĐ.
* Vốn lưu động của doanh nghiệp .
Là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
của doanh nghiệp thực hiện được liên tục, thường xuyên. Vốn lưu động luân chuyển
toàn bộ giá trị sau một chu kỳ sản xuất.
Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả phải tiến hành phân loại vốn lưu
động:

- Căn cứ phân loại:
+ Căn cứ vào quá trình tuần hoàn vốn: Vốn dự trữ sản xuất; vốn trong sản xuất; vốn lưu
thông.
+ Căn cứ vào nguồn hình thành: Vốn tự có; vốn liên doanh, liên kết, vốn vay tín dụng,
vốn phát hành chứng khoán.
+ Căn cứ vào hình thái biểu hiện: Vốn vật tư hàng hoá, Vốn tiền tệ.
+Căn cứ vào phương pháp xác định: Vốn định mức, vốn không định mức.
Để thấy rõ sự biến động theo cách phân loại này, ta thông qua phân tích số liệu
về tài sản của doanh nghiệp trong bảng dưới đây:
5
6
Bảng 5: sự thay đổi cơ cấu tài sản.
Năm


Tài sản
2007 2008 2009
(VNĐ) Tỉ
trọng
%
VNĐ Tỉ
trọng
%
Tăng trưởng so với
năm 2007
VNĐ Tỉ
trọng
%
Tăng trưởngso với
năm 2008

+/- % +/- %
A – Tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn
76.460.021.619 27,62 110.150.249.327 34,63 33.690.227.708 44,06 151.271.427.545 42,12 41.121.178.218 37,33
I. Tiền
273.341.443 0,10 356.735.827 0,11 83.394.384 30,51 162.230.487 0,05 -194.505.340 -54,52
1. Tiền mặt tại quỹ
210.365.800 0,08 118.275.600 0,04 -92.090.200 -43,78 36.598.000 0,01 -81.677.600 -69,06
2. Tiền gửi ngân hàng.
62.975.643 0,02 238.460.227 0,07 175.484.584 278,65 125.632.487 0,03 -112.827.740 -47,32
II. Các khoản phải thu.
12.314.868.600 4,45 22.289.156.000 7,01 9.974.287.400 80,99 22.508.656.000 6,27 219.500.000 0,98
III. Hàng tồn kho.
63.292.611.576 22,87 87.239.682.500 27,43 23.947.070.924 37,84 126.724.821.058 35,28 39.485.138.558 45,26
IV. Tài sản lưu động
khác.
579.200.000 0,21 264.675.000 0,08 -314.525.000 -54,30 1.875.720.000 0,52 1.611.045.000
608,6
9
B – Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn
200.337.479.659 72,38 207.907.567.017 65,37 7.570.087.358 3,78 207.907.567.017 57,88 0 0,00
I. Tài sản cố định.
199.356.829.659 72,02 192.715.029.659 60,59 -6.641.800.000 -3,33 192.715.029.659 53,65 0 0,00
II. Chi phí đầu tư xây
dựng dở dang.
980.650.000 0,35 15.192.537.358 4,78 14.211.887.358
1449,2
3
15.192.537.358 4,23 0 0,00

Tổng tài sản
276.797.501.278 100,00 318.057.816.344 100,00 41.260.315.066 14,91 359.178.994.562 100,00 41.121.178.218 12,93
(Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty).
6
7
Về mặt cơ cấu đã có sự thay đổi đáng kể khi vốn lưu động của doanh nghiệp
đang tăng lên với tốc độ khoảng 40% mỗi năm cụ thể là năm 2008 tăng hơn 33 tỷ đồng
tương ứng mức tăng 44,06%, năm 2009 tăng hơn 41 tỷ đồng tương ứng với mức tăng
37,33%; lượng vốn lưu động trong năm này đã đạt mức 151 tỷ đồng, tức là tăng gấp đôi
so với năm 2007 và do vậy về mặt tỷ trọng cũng đã có một sự thay đổi đáng kể, nếu
như trong năm 2007 vốn lưu động chỉ chiếm khoảng 27,62 % thì đến năm 2009 đã tăng
lên tới 42,12%. Trong khi đó, vốn cố đinh hay khoản mục tài sản cố định lại có sự ổn
đinh tương đối về mặt giá trị nhưng về mặt tỉ trọng thì có sự giảm sút, điều này có thể
hiểu được là do sự tăng lên của vốn lưu động trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
trong khi đó lượng tài sản cố định lại tăng lên không đáng kể.
Sự gia tăng giá trị của khoản mục tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn
là do sự tăng đều của tất cả các khoản mục khác như khoản mục phải thu và đặc biệt là
lượng hàng tồn kho tăng cao. Lượng hàng tồn kho năm 2009 đạt mức gần 127 tỷ đồng,
tức đã tăng gấp đôi so với mức 63 tỷ đồng của năm 2007, nó gần như chiếm toàn bộ
lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Lượng hàng tồn kho lớn sẽ gây ảnh hưởng cho
doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt là về vấn đề
nhà kho, bảo quản sản phẩm, nó khiến cho chi phí lưu trữ tăng lên, qua đó làm tăng giá
thành sản phẩm và gây ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường.
Các khoản phải thu cũng tăng lên 22 tỷ vào năm 2008 và giữ nguyên như vậy
tròn năm 2009, gần gấp 2 lần so với con số 12 tỷ của năm 2007. Sự tăng lên của khoản
mục hàng tồn kho và các khoản phải thu khiến cho lượng vốn của doanh nghiệp bị ứ
đọng, làm giảm đi tốc độ lưu chuyển của dòng vốn trong doanh nghiệp.
Trong khi đó lượng tiền vào năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng sang năm
2009 lại giảm đi, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của
doanh nghiệp.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn vẫn giữ được mức tương đối ổn định, năm
2008 tăng hơn 4% so với năm 2007 và sang năm 2009 không co biến động gì nhiều khi
mức giá trị của nó vẫn giữ nguyên so với mức của năm 2008.
7
8
2.2.3 Tình hình sử dụng vốn cố định.
Bảng 6: cơ cấu vốn cố đinh.
Năm


Khoản mục.
2007 2008 2009
Giá trị(VNĐ)
Tỉ
trọng
% Giá trị(VNĐ)
Tỉ
trọng
% Giá trị( VNĐ)
Tỉ
trọng
%
I.Tài sản cố định
199.356.829.659 99,51 192.715.029.659 92,69 192.715.029.659 92,69
1. TSCĐ hữu hình
189.356.829.659 94,52 182.715.029.659 87,88 182.715.029.659 87,88
- Nguyên giá
195.998.629.659 97,83 189.356.829.659 91,08 189.356.829.659 91,08
- Hao mòn lũy kế
-6.641.800.000 -3,32 -6.641.800.000 -3,19 -6.641.800.000 -3,19

2. TSCĐ vô hình
10.000.000.000 4,99 10.000.000.000 4,81 10.000.000.000 4,81
- Nguyên giá
10.000.000.000 4,99 10.000.000.000 4,81 10.000.000.000 4,81
- Hao mòn lũy kế
0,00 0,00 0,00
II. Chi phí xây
dựng dở dang.
980.650.000 0,49 15.192.537.358 7,31 15.192.537.358 7,31
Tổng.
200.337.479.659 100,0
0
207.907.567.017 100,0
0
207.907.567.017 100,0
0
8
9
(Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty)
Như đã phân tích ở trên, ta thấy vốn cố định của doanh nghiệp giữ được mức độ
ổn định tương đối về măt giá trị. Tài sản cố định của doanh nghiệp vẫn không có nhiều
thay đổi khi vẫn giữ được mức khoảng trên 193 tỳ đồng tương đương với khoảng
92,69% vốn cố định của doanh nghiệp. Điều này là do doanh nghiệp đã sử dụng
phương pháp khấu hao theo đường thẳng, lượng khấu hao hàng năm luôn ở mức tương
đương với các năm trước, do vậy mà tài sản cố định của doanh nghiệp giữ được mức
biến động tương đối ổn định với tốc độ đều hàng năm.
Khoản mục có sự thay đổi nhiều nhất chính là chi phí đầu tư xây dựng dở dang,
khi chỉ từ mức gần 1 tỷ đồng của năm 2007 đã tăng lên tới hơn 15 tỷ đồng vào năm
2008 và vẫn giữ nguyên mức này vào năm 2009, điều này cho thấy việc đầu tư của
doanh nghiệp được tiến hành không mấy hiệu quả, nó đã làm ứ đọng một lượng vốn

khá lớn của doanh nghiệp.
Tài sàn cố định của doanh nghiệp được giữ ở mức tương đối ổn định về mặt giá
trị khi duy trì ở mức 189 tỷ đồng, mặc dù tỉ trọng có sự thay đổi do sự tăng lên của
khoản mục đầu tư dở dang. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã có những biện pháp để
duy trì nguồn tài sản lưu động của mình như đầu tu sửa chữa, nâng cấp, thay mới các
thiết bị bị hỏng hóc, …
Điều đó cũng cho thấy doanh nghiệp đã có những biện pháp bảo toàn nguồn vốn
cố đinh của mình một cách khá tốt.
Bảng 7: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Năm
Khoản mục
Đơn
vị
tính
2007 2008 2009
1.Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Lần
1,7 1,09 0,87
2.Hàm lượng vốn cố định
Lần
0,59 0,96 1,19
3.Hệ số hao mòn TSCĐ
Lần
0,03 0,04 0,04
4.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
%
1,67 0,37 0,18
5.Hệ số trang bị TSCĐ
Đồng
653.328.766 420.792.955 332.204.964

6.Tỷ suất đầu tư TSCĐ
%
72,02 60,59 53,65
7.Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Lần
1,74 1,15 0,93
Nhìn vào số liệu bảng 7 ta sẽ thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp đang có dấu hiệu giảm dần. Trong năm 2007, hiệu suất là 1,7 tức là từ 1 đồng
vốn cố định tào ra được 1,7 đồng doanh thu thì sang đến năm 2008 giảm xuống 1,09 và
9

×