Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.76 KB, 16 trang )

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Khái quát về NSNN
1.1.1 Khái niệm NSNN
Theo Điều 1 luật ngân sách nhà nước 2002, ngân sách nhà nước được định nghĩa là:
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
NSNN chính là một đạo luật tài chính do Quốc hội ban hành, dự toán về các khoản thu
chi thực hiện trong một năm của một quốc gia, bên cạnh đó NSNN còn là một công cụ
tài chính quan trọng để Nhà nước thực hiện và điều tiết hoạt động kinh tế- xã hội của
đất nước.
1.1.2 Bản chất và chức năng của NSNN
• Bản chất của ngân sách nhà nước
Mọi hoạt động của NSNN phản ánh hoạt động phân phối các nguồn tài chính, vì vậy
NSNN thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong phân phối. Đó là những mối quan hệ giữa
một bên là nhà nước và một bên là xã hội. Các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình phân phối các nguồn tài chính để hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước
bao gồm:
♦ Thứ nhất: Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh. Nhóm quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành thu của quỹ
NSNN bằng hình thức thuế của tất cả các doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng quỹ
NSNN, nhà nước còn cấp phát các khoản chi về phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp
nhà nước, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong một số ngành hoạt động nếu xét thấy
cần thiết. Bằng các quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp, nhà nước có thể
tiến hành kiểm tra thường xuyên, toàn diện về mặt tài chính đối với doanh nghiệp theo
chính sách và pháp luật tài chính.
♦ Thứ hai: Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Quan hệ
kinh tế giữa NSNN với những đơn vị này được phát sinh trong quá trình phân phối lại
các khoản thu nhập bằng việc ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị quản lý
nhà nước theo các dự toán kinh phí. Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay các đơn vị
thuộc lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế bằng hoạt động của mình họ có nguồn


thu dưới hình thức phí, lệ phí. Nguồn thu này một phần các đơn vị văn hóa, giáo dục, y
tế làm nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách (thuế), một phần trang trải các khoản chi
tiêu của mình để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.
♦ Thứ ba: Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với hộ gia đình và dân cư. Một bộ
phận dân cư làm nghĩa vụ tài chính với nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí.
Một bộ phận dân cư khác nhận từ ngân sách nhà nước các khoản trợ cấp xã hội theo
chính sách quy định.
♦ Thứ tư: Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với thị trường tài chính. Xuất phát
từ chính sách tài chính - tiền tệ, từ cung cầu về vốn trên thị trường, nhà nước có thể
tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứng khoán của kho bạc
nhà nước (tín phiếu, trái phiếu, chứng từ đầu tư) nhằm huy động vốn của tất cả các chủ
thể trong xã hội đáp ứng yêu cầu cân đối vốn của ngân sách nhà nước. Nhà nước tham
gia góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh hoặc cho các đơn vị kinh tế vay dưới hình
thức tín dụng nhà nước.
Như vậy, NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các
nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước
nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước.
• Chức năng của ngân sách nhà nước.
Là một phạm trù kinh tế chứa đựng các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trinh phân
phối, NSNN thực hiện hai chức năng: chức năng phân phối và chức năng giám đốc.
 Chức năng phân phối
Chức năng phân phối của NSNN phản ánh sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân theo
những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ, tập trung
vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thỏa mãn các nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.
Đối tượng phân phối của NSNN là các nguồn tài chính của xã hội.
Trong quá trình phân phối ngân sách phải tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế
xã hội. Nếu phân phối hợp lý, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn ngân sách sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu phân
phối của ngân sách không hợp lý, trái với quy luật kinh tế thì sẽ gây ra hậu quả to lớn
đối với tốc độ phát triển kinh tế, kìm hãm tăng trưởng và gây rối loạn trong phân phối

lưu thông.
 Chức năng giám đốc.
Chức năng giám đốc là hệ quả của chức năng phân phối, bắt nguồn từ tính tất yếu
khách quan phải theo dõi, kiểm tra quá trình phân phối các nguồn tài chính để tạo lập và
sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước.
Giám đốc của NSNN được thực hiện trong quá trình huy động vốn cho ngân sách, trong
quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước cho những mục đích xác định.
Chức năng giám đốc của ngân sách nhà nước được thực hiện bằng đồng tiền. Ở đâu có
sự vận động tiền vốn của NSNN thì ở đó đều thực hiện giám đốc bằng đồng tiền. Giám
đốc của NSNN có phạm vi rộng lớn, trên nhiều lĩnh vực và gắn với tính hiệu quả của
toàn bộ nền kinh tê quốc dân.
1.1.3 Vai trò của NSNN
 Vai trò huy động nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà
nước. Vai trò về mặt tài chính này của NSNN được xác định trên cơ sở bản chất kinh tế
của NSNN. Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn
đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu
cầu chi tiêu của nhà nước phải được thoả mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và
thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của NSNN được xuất phát từ nội tại của phạm trù
tài chính mà trong bất kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào, NSNN đều phải thực hiện
và phát huy.
 Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của NSNN. Đây là vai trò của
NSNN được xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong một gian đoạn
phát triển nhất định. Thay đổi cơ chế kinh tế ở nước ta hiện nay đã tác động trực tiếp
đến NSNN và được thể hiện ở hai mặt: thay đổi cơ cấu thu và chi của ngân sách nhà
nước; thay đổi vai trò và nhiệm vụ của NSNN trong nền kinh tế, đặc biệt là thay đổi
phương pháp cấp phát tài chính cho các nhu cầu của doanh nghiệp. Nhà nước sử dụng
NSNN là công cụ để điều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội theo ba nội dung cơ
bản:
• Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng kinh tế xã hội.
• Điều tiết thị trường giá cả, chống lạm phát.

• Điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.2 Khái quát về Cân đối NSNN
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của Cân đối NSNN
 Khái niệm về cân đối Ngân sách Nhà nớc
Cân đối NSNN là tổng hợp các khoản thu và chi của NSNN trong một thời kỳ (thường
là một năm) và nguồn bù đắp thiếu hụt hoặc sử dụng kết dư của NSNN. Qua khái niệm
nói trên, có thể hiểu cân đối NSNN theo các nội dung cơ bản sau:
• Cân đối NSNN là cân đối về mặt giá trị, nó phản ánh nguồn lực tài chính được tập trung
dưới sự quản lý của Nhà nước và dùng để phân phối cho các nhu cầu chi tiêu theo
những mục tiêu nhất định.
• Cân đối thu chi NSNN được xác định trên cơ sở thực thu, thực chi ngân sách; thu chi
NSNN bao gồm những yếu tố nào, khoản mục nào, đối tượng phạm vi ra sao thì đối với
mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt nhất định, song một nguyên tắc chung đó là trên cơ
sở thực tế có phát sinh.
• Các khoản thu chi phản ánh trong cân đối NSNN được thực hiện trong năm tài chính;
dẫu rằng có các khoản thu chi không thuộc thời kỳ này, nhưng thực tế có phát sinh
trong nằm tài chính đều được phản ánh vào cân đối năm đó.
• Cân đối thu chi NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính
quyền địa phương; phạm vi và mức độ ảnh hưởng của cân đối NSTW và ngân sách các
cấp chính quyền địa phương cũng có sự khác nhau, tuỳ theo sự phân cấp quản lý kinh tế
và phân cấp quản lý ngân sách của mỗi nước.
 Đặc điểm của cân đối Ngân sách Nhà nước
Cân đối NSNN là một bộ phận của cân đối thu chi tài chính. Đặc điểm này thể hiện qua
các nội dung cơ bản sau:
• Cân đối thu chi tài chính là cân đối nguồn lực tài chính theo nghĩa rộng mang
tính chất toàn xã hội, nó bao gồm thu chi trong và ngoài ngân sách, thu chi tín dụng
và thu chi tiền tệ của các thành phần kinh tế; còn cân đối NSNN phản ánh nguồn
lực tài chính mà Nhà nước có thể chi phối trực tiếp.
• Cân đối thu chi tài chính phản ánh sự tập trung và phân phối vốn tiền tệ toàn xã
hội, là sự cân đối tổng hợp nguồn lực tài chính ở tầm vĩ mô; còn cân đối NSNN thể

hiện nguồn lực tài chính được tập trung vào NSNN thông qua thuế và các công
cụ tài chính khác; đồng thời phản ánh khâu then chốt của nền kinh tế có được
cân đối về mặt tài chính hay không.
• Cân đối thu chi tài chính mang đặc tính của kế hoạch có tính chỉ đạo; phản ánh
quan hệ cân đối, phân bổ nguồn lực tài chính toàn xã hội, chỉ đạo và điều hoà việc sử
dụng phối hợp các loại vốn; còn cân đối NSNN về thực chất thể hiện sự cân đối
thu chi tài chính trong khuôn khổ tài chính Nhà nước, có đặc tính của kế hoạch
pháp lệnh.
• Cân đối NSNN chiếm tỷ trọng khá lớn trong cân đối thu chi tài chính, đó là tụ
điểm tài chính lớn của nền kinh tế. Cân đối thu chi NSNN có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Thông qua cân đối Ngân sách Nhà nước, Nhà nước đưa ra các chính sách tài chính
trong từng thời kỳ và sử dụng quyền lực tài chính của mình để điều tiết thu nhập xã
hội, phục hưng và phát triển kinh tế. Đồng thời thông qua đó Nhà nước thực hiện
việc kiểm kê, kiểm soát các hoạt động kinh tế – xã hội nhằm đảm bảo thực hiện đúng
pháp luật và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô.
1.2.2 Vai trò của Cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường
Cân đối NSNN được bắt đầu từ việc quyết định vai trò của nhà nước, và nó là công cụ
để can thiệp vào hoạt động kinh tế – xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, cân đối
NSNN có các vai trò sau đây:
 Cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô chỉ ra rằng, cân đối NSNN là một trong ba cân đối quan trọng của
nền kinh tế. Để ổn định kinh tế vĩ mô, ba cân đối này phải đảm bảo:
(S-I) + (T-G) = (X-M)
=> (G - T) = (S-I) + (M-X) (1)
Trong đó: S là tiết kiệm của khu vực tư nhân; I là đầu tư của khu vực tư nhân; T là thu
NSNN; G là chi tiêu NSNN; X là kim ngạch xuất khẩu và M là kim ngạch nhập khẩu.
Từ công thức (1) ta thấy một trong ba cân đối này không được kiểm soát tốt sẽ ảnh
hưởng đến các cân đối còn lại. Và, chính sách cân đối NSNN thông qua chính sách
thuế, chính sách chi tiêu và quyết định mức bội chi NSNN hàng năm hoàn toàn có thể

tác động đến tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư cũng như cán cân thương mại quốc tế.
Từ đó, góp phần thực hiện được các mục tiêu của chính sách ổn định kinh tế vĩ mô như:
tăng trưởng GDP thực ở tốc độ cao và ổn định; tỷ lệ thất nghiệp thực tế được giữ ở mức
thất nghiệp tự nhiên; lạm phát được duy trì ở mức vừa phải và có thể dự đoán được;
duy trì tỷ giá hối đoái ổn định tương đối; ổn định cán cân thương mại nhằm chủ động
trong quản lý nợ nước ngoài và hạn chế những áp lực của phần còn lại của thế giới lên
hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia.
 Cân đối ngân sách nhà nước góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế
Do sự chi phối của quy luật kinh tế khách quan, nền kinh tế thị trường vận động theo
tính chu kỳ của nó. Thông qua cân đối NSNN, nhà nước có thể can thiệp để bằng phẳng
hóa các chu kỳ kinh tế.
Khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, quy mô sản xuất thu hẹp, của cải vật chất
tạo ra giảm, năng suất lao động xã hội thấp, thất nghiệp gia tăng…Trong bối cảnh này,
với chính sách tài khóa mở rộng: giảm thuế và tăng chi tiêu, chính phủ có thể thực hiện
chính sách kích cầu để phục hồi kinh tế. Chính sách này có thể làm gia tăng chi phí của
nền kinh tế, do việc gia tăng bội chi NSNN, gia tăng cung tiền và lạm phát… Bởi vậy,
để tối thiểu hóa chi phí, yêu cầu chính sách kích cầu từ mở rộng chính sách tài khóa
phải có hiệu quả. Sự phục hồi kinh tế nhờ thực hiện chính sách này phải làm giảm nhẹ
gánh nặng của NSNN đối với khoản chi trợ cấp xã hội, đem lại nguồn thu để NSNN trở
về tình trạng cân bằng và đẩy lùi lạm phát.
Khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, quy mô kinh tế mở rộng, của cải vật chất tạo ra
nhiều, năng suất lao động xã hội cao, thất nghiệp giảm. Trong giai đoạn này, chính phủ
chủ động thực hiện chính sách tài khóa thận trọng, thắt chặt trong chi tiêu NSNN nhằm
kìm hãm hiện tượng phát triển quá “nóng” của nền kinh tế. Thặng dư NSNN trong giai
đoạn hưng thịnh được dành cho dự trữ, trả nợ – nhất là nợ nước ngoài, hoặc thực hiện
những chương trình, dự án dài hạn, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững, ổn định.
Kế đến là tạo lập ngân sách bổ sung. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ, bên cạnh
việc sử dụng quỹ dự trữ, nhà nước có thể phát hành trái phiếu chính phủ để tạo nguồn
thu bù đắp thiếu hụt ngân sách và tài trợ cho những chương trình, dự án lớn có tính hiệu

×