Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN THANH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.45 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN
CÔNG ĐOÀN THANH BÌNH
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khách Sạn Thanh Bình Công Đoàn
a. Quá trình hình thành và phát triển.
Khách Sạn du lịch công đoàn nguyên là cư xá của sĩ quan nguỵ Sài Gòn, năm
1975 Khách Sạn được bộ đội biên phòng tiếp nhận. Cho đến tháng 6-1978, Khách Sạn
được Liên hiệp Công đoàn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ (tức Liên đoàn Lao động TP
Đà Nẵng ) bàn giao tiếp quản để đưa vào sử dụng cho mục đích làm nơi nghỉ dưỡng
cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động và tên gọi luíc bấy giờ là: Nhà nghỉ
dưỡng sức Công Đoàn Thanh Bình.
Đến cuối năm 1993, do sự sắp xếp và những thay đổi trong ngành du lịch Việt
Nam đã tạo điều kiện cho nhà nghỉ dưỡng lột xác để hội nhập cùng với sự phát triển
của nền kinh tế nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng. Được mang tên Khách
Sạn du lịch Công Đoàn Thanh Bình.
Khách Sạn Công Đoàn Thanh Bình
Địa chỉ : 02 Ông Ích Khiêm – Thành Phố Đà Nẵng
Điện thoại: 05113 829 139 _ 05113 519 128
Fax : 84-511-825857
Khách sạn Công Đoàn Thanh Bình là một doanh nghiệp Đoàn thể, trực thuộc
Liên Đoàn Lao Động TP Đà Nẵng và chịu sự quản lý của Nhà Nước về các chỉ tiêu
Pháp lệnh.
Do đặc điểm riêng của Khách sạn nên Khách sạn vẫn chưa tham gia và chưa đạt
tiêu chuẩn xếp hạng về cấp hạng Khách sạn.
Trong những năm lại đây, do nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng nên khách sạn đã
không ngừng đầu tư và xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng
phục vụ đã thu hút một lượng khách du lịch lớn không những trong nước mà cả quốc tế.
Đặc biệt trong năm 2005, Khách sạn đã đầu tư xây dựng mới khu nhà nghỉ 5 tầng (khu
3) với đầy đủ các trang thiết bị và tiện nghi. Việc mở rộng quy mô tạo điều kiện cho
Khách sạn đạt tiêu chuẩn hai sao.
Với những gì đạt được trong thời gian qua, trong tương lai Khách sạn sẽ đạt


được nhiều thành công mới trong hoạt động kinh doanh và sẽ ngày càng cũng cố vị trí
của mình trên thị trường thành phố nói riêng và toàn quốc nói chung.
b. Chức năng và nhiệm vụ của Khách sạn.
 Chức năng:
Cũng như những khách sạn khác, khách sạn Công Đoàn Thanh Bình có chức
năng hoạt động chính là kinh doanh lưu trú: cung cấp cho khách chỗ nghỉ đầy dủ tiện
nghi trong quá trình khách lưu lại khách sạn và luôn cố gắng đáp ứng các nhu cầu của
khách.
Để hổ trợ cho chức năng trên và nhằm tạo ra sự thoả mái cho lưu trú, khách sạn
còn thực hiện thêm chức năng ăn uống, đảm bảo phục vụ trong bữa ăn chính, phục vụ
cho khách lưu trú và khách vãng lai. Ngoài ra khách sạn còn tổ chức các lễ tiệc như:
cưới, hội nghị cũng nhằm làm phong phú thêm các dịch vụ khách nhằm tăng thêm
doanh thu, đơn vị còn tổ chức dịch vụ như: giặt là, dịch vụ vận chuyển khách khi yêu
cầu,…
 Nhiệm vụ:
Khách sạn Công Đoàn Thanh Bình có nhiệm vụ cung ứng các dịch vụ về lưu trú,
ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác của khách trọ tại khách sạn. Ngoài ra khách sạn
còn thực hiện các chỉ tiêu về sử dụng, quản lý tốt cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư và
sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nhân lực hiện có nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và
chất lượng phục vụ tại khách sạn.
♦ Khai thác triệt để các điều kiện hiện có, tổ chức có chất lượng cao của hoạt
động dịch vu.
♦ Thực hiện hạch toán kinh doanh theo pháp lệnh kế toán thống kê, và các văn bản quy
định khác của nhà nước và tổng cục du lịch, chăm lo phát triển đời sống của người lao
động.
♦ Tôn trọng và thực hiện pháp lệnh của nhà nước, pháp luật và thông lệ quốc tế
có liên quan, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh
thái, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc và nhân phẩm người
Việt Nam.
♦ Đảm bảo đón tiếp, phục vụ và đưa tiễn khách đúng lễ nghi, tập quán dân tộc

và quốc tế. phục vụ chu đáo và văn minh tạo cảm giác hài lòng trong thời gian khách
lưu lại tại khách sạn
♦ Lấy hiệu quả kinh tế xã hội, sự thoả mãn nhu cầu của khách là mục tiêu
chính cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị.
♦ Tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy, thi hành các nhiệm vụ về pháp lý,
thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh, an toàn…
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Khách sạn
Giám đốc
Phó giám đốc
Tổ trưởng lễ tânTổ trưởng bảo vệ- kỹ thuật Tổ trưởng buồng Tổ trưởng nhà hàngNhân viên đại lý vé máy bay Tổ trưởng TC-KT
Nhân viên bảo vệNhân viên kỹ thuậtNhân viên buồngNhân viên tạp vụNhân viên bàn, barNhân viên bếpNhân viên TC-KTNhân viên lễ tân
Khách sạn Công Đoàn Thanh Bình Đà Nẵng là khách sạn thành viên trực thuộc
liên đoàn lao động thành phố Đà Nẵng. Để thực hiện chức năng kinh doanh của mình,
khách sạn không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh. Dưới sự điều
hành của bộ máy này khách sạn khẳng định được khả năng kinh doanh của mình một
cách hiệu quả.
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Theo sơ đồ trên cơ cấu tổ chức, khách sạn được xây dựng theo quy mô hình trực
tuyến chức năng. Đứng đầu là giám đốc. Hỗ trợ giám đốc là phó giám đốc. Để đem lại
hiệu quả cao và đảm bảo kế hoạch mục tiêu của mình thì đòi hỏi khách sạn phải xây
dựng một bộ máy tổ chức quản lý đồng bộ thống nhất và đây là yếu tố mang tính chất
quyết định đến thành công hay thất bại của công ty.
Trong những năm qua, Khách sạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và bước
đầu gặt hái được thành công. Có được những kết quả đó, là nhờ vào cả một quá trình
phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, khách sạn
quản lý theo cơ cầu trực tuyến chức năng, có đội ngũ quản lý chung và nhiệm vụ của
từng bộ phận được quy định rõ ràng để khuyến khích toàn bộ nhân viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Ban lãnh đạo đã có những chính sách động viên, khuyến khích và
khen thưởng đối với nhân viên và từng bộ phận hoàn thành nhiệm vụ được giao, bên

cạnh đó cũng có nhhững quy định kỹ thuật nếu vi phạm nội quy. Tất cả những việc làm
trên đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng phục vụ
của khách sạn
Việc xây dựng bộ máy tổ chức của khách sạn theo quy mô nào là hợp lý và hiệu
quả là việc không đơn giản, Mỗi mô hình đều có ưu, nhược điểm riêng của nó. Điều
quan trọng là trong khi xây dựng mô hình nhà quản trị phải biết tận dụng những ưu
điểm và hạn chế những nhược điểm một cách tốt nhất để đạt được hiệu quả tối đa.
 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn:
♦ Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động
kinh doanh của Khách sạn. Là người quyết định cuối cùng và cao nhất của Khách sạn
với cơ quan cấp trên là tổng công ty du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng.
♦ Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, thay thế giám
đốc lúc đi vắng và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với giám đốc về hoạt động Marketing.
♦ Bộ phận bảo vệ: Giúp đỡ khách trong việc khuân vác hành lý, làm
nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực Khách sạn.
♦ Tổ trưởng lễ tân: Chịu trách nhiệm phân chia ca làm, quản lý nhân
viên theo nghiệp vụ chuyên môn, ngoài ra còn thông báo và phối hợp với các bộ phận
khác thay cho giám đốc cùng thực hiện đúng quy định đón và tiễn khách.
♦ Bộ phận lễ tân: Là bộ phận quan trọng trong Khách sạn chịu trách
nhiệm đón tiếp và tiễn khách. Là người thực hiện các công tác buồng phòng và các
nhiệm vụ khác.
Tham mưu cho giám đốc về dự báo số lượng khách và số phòng cho thuê, theo
dõi và cung cấp hàng hoá cho từng bộ phận khác.
♦ Bộ phận buồng: Thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ
buồng, bảo quản kiểm tra các trang thiết bị, đảm bảo vệ sinh môi trường và phục vụ tốt
cho nhu cầu của khách lưu trú
Giữ gìn tài sản, quan tâm, theo dõi tình trạng về khách, thông tin kịp thời với các
khâu chức năng khi có vấn đề cần thiết liên quan.
♦ Bộ phận bàn, bếp, bar: Phục vụ mọi nhu cầu của khách về các
món ăn thức uống. Phục vụ một cách chu đáo, đảm bảo vệ sinh, văn minh lịch sự.

♦ Bộ phận kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về tình trạng các trang
thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng xử lý các sự cố kỹ thuật trong khách
sạn
Ngoài ra bộ phận kỹ thuật còn đảm nhiệm công tác phòng cháy chữa cháy.
♦ Bộ phận kế toán: Tham mưu cho giám đốc và thực hiện công tác
quản lý chính sách hach toán kế toán, triển khai, hướng dẫn đôn đốc kiểm tra các khâu
trực tiếp kinh doanh, thực hiện đúng chức năng chính sách, chế độ tài chính kế toán của
nhà nước.
2.2.TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN CÔNG ĐOẦN THANH
BÌNH
2.2.1.Doanh thu theo từng bộ phận qua các năm
Doanh thu là kết quả của quá trình bán các sản phẩm dịch vụ khách sạn. Vậy
mức độ đóng góp của từng dịch vụ là bao nhiêu là điều mà các nhà quản lý quan tâm.
Bảng 1: Doanh thu các bộ phận qua các năm 2006 – 2008
( ĐVT: 1000 000 đ)
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Tốc đọ phát triển
SL TT
%
SL TT
%
SL TT
%
2007/2006 2008/2007
% %
DT lưu trú 3062 62.16 3161 58.33 3509 58.33 103.27 111.01
DT ăn uống 1482 30.08 1876 34.62 2082 34.64 126.59 110.98
DT bổ sung 382 07.75 382 07.05 420 07.03 100 109.95
Tổng 4926 100 5419 100 6011 100 329.86 331.94

( Nguồn: Khách sạn Công đoàn Thanh Bình )
Biểu đồ thể hiện doanh thu của các bộ phận
 Nhận xét: Qua bảng cơ cấu doanh thu của các bộ phận qua các năm ta thấy
doanh thu của các bộ phận đều tăng.Trong đó thấy rõ nhất là sự tăng doanh thu bộ phận
lưu trú và bộ phận nhà hàng còn dịch vụ bổ sung thì tăng không đáng kể.
Doanh thu ở bộ phận bổ sung năm 2007 so với năm 2006 không thay đổi.
Nhìn vào bảng doanh thu ta thấy năm 2008 có sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu
doanh thu ở các bộ phận đó là sự gia tăng tỷ trọng ở bộ phận lưu trú và ăn uống làm cho
tổng doanh thu của khách sạn tăng lên rất nhiều.
Doanh thu bộ phận lưu trú năm 2007 so với năm 2006 tăng 103.27%. Sỡ dĩ có sự
gia tăng như vậy là do năm 2007 khu nhà A3 đã chính thức đi vào hoạt động làm tăng
doanh thu đáng kể cho khách sạn.
Doanh thu bộ phận lưu trú năm 2008 so với năm 2007 tăng 111,01%. Điều này
đã thể hiện việc khu nhà A3 đi vào hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
từ đó đã thu hút được số lượng đông đảo khách cho khách sạn.
Doanh thu bộ phận nhà hàng năm 2007 so với 2006 tăng 126.59%.Đây là dấu
hiệu đáng mừng trong kinh doanh ăn uống của khách sạn. Nhưng nguồn khách mà nhà
hàng phục vụ chủ yếu là khách lưu lại tại khách sạn, khách ăn theo chế độ đặt trước,
khách đi theo đoàn, khách hội nghị, còn khách địa phương thì hầu như không có, phần
lớn doanh thu đó thu được bởi địa phương đặt tiệc, đặt cưới.
Với tình hình kinh doanh của khách sạn rất tốt như vậy thì trong tương lai khách
sạn cần phải có kế hoạch phục vụ để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của không những
khách hàng mục tiêu của khách sạn là khách công vụ mà còn tính đến khả năng phục vụ
nhiều đối tượng khách khác. Để thực hiện được điều này khách sạn phải ngày càng
nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn để đem lại sự hài lòng cao nhất đến khách
hàng..
2.2.2. Tình hình lợi nhuận của khách sạn
Hiệu quả kinh doanh của khách sạn được xem xét trước tiên ở mức độ lợi nhuận
mà khách sạn có được qua mỗi năm kinh doanh. Lợi nhuận là số tiền thu được giữa sự
chênh lệch về doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra.

Bảng 2: Lợi nhuận của khách sạn qua các năm
(Đơn vị: 1.000 000 VNĐ)
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tốc độ phát triển
2007/2006 2008/2007
% %
Tổng doanh thu 4926 5419 6012 110.01 110.94
Tổng chi phí 3027 3239 3563 107.00 110.00
LN trứoc thuế 1899 2180 2449 114.8 112.34
Thuế TNDN(28%) 532 610.4 685.72 114.74 112.34
Lợi nhuận sau thế 1367 1569.6 1763.28 114.82 112.34
(Nguồn: Khách sạn Công đoàn Thanh Bình)
 Nhận xét: Thông qua bảng phân tích doanh thu, Chi phí, lợi nhuận của khách sạn
tăng mạnh. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 so với năm 2006 tăng 114.82% tương ứng
tăng 202.6 triệu đồng. Đến năm 2008 lợi nhuận sau thuế so với năm 2007 tăng
112.34% tương ứng tăng 193.68 triệu đồng.
Lơi nhuận tăng do doanh thu tăng mạnh bên cạnh đó chi phí tăng ở mức bình
thường. Tình hình chi phí năm 2006 cao là do nâng cấp và xây dựng thêm khu nhà A3.
Năm 2007 và 2008 chi phi tăng ít vì khách sạn đã đi vào ổn định.
Lợi nhuận sau thuế năm 2007 và 2008 tăng rất đáng kể, một phần nhờ vào sự
hoạt động của khu nhà A3, phần nữa do ở Đà Nẵng thường hay diễn ra các sự kiện lớn
điển hình như “ Cuộc thi Bắn Pháo Hoa Quốc Tế” … nên thu hút một khối lượng lớn
du khách đăng ký lưu lại tại khách sạn.
2.2.3 Tình hình sử dụng buồng giường
Bảng 3: Tình hình sử dụng buồng giường của khách sạn trong thời gian qua.
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008

Tổng số ngày phòng sử dụng 34020 35381 39273
Tổng số phòng 136 136 139
Công suất sử dụng buồng 0.69 0.71 0..77
( Nguồn: Khách sạn Công đoàn Thanh Bình )
Biểu đồ biểu diễn công suất sử dụng buồng phòng của Khách sạn Công
đoàn Thanh Bình
Công suất sử dụng buồng (H): Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bán buồng của
khách sạn. Thực chất là sự so sánh kết quả thực hiện bán buồng về mặt số lượng với
khả năng đáp ứng buồng của khách sạn.
 Nhận xét: Công suất sử dụng buồng đều tăng qua các năm, bắt đầu từ năm 2007
tăng lên 71% đến năm 2008 là 80% qua đó ta thấy được tình hình sử dụng buồng phòng
của khách sạn là rất hiệu quả.
Mặc dù, khu nhà A3 và khu trước nhà A1 mới được xây dựng mới, các phòng
còn lại trong khách sạn đều đã cũ nhưng hình như không ảnh hưởng nhiều đến công
suất sử dụng buồng giường của khách sạn. Qua đó ta thấy khách sạn đã dần chiếm được
vị trí trong khách hàng, chính vì điều này nên khách sạn phải ngày càng tăng thêm các
sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để đạt được hiểu quả hơn nữa
trong kinh doanh.
2.3 TÌNH HÌNH ĐÓN KHÁCH VÀ ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH CỦA
KHÁCH SẠN TRONG THỜI GIAN QUA.
2.3.1 Tình hình khách của khách sạn.
Bảng 4: Tình hình đón khách của khách sạn các năm 2006-2008
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2006 2007 2008
Tốc độ phát
triển(%)
SL TT% SL TT% SL TT% 07/06 08/07
1. Tổng

khách
Khách
28069 100 29384 100 32616 100 104.85 111.00
Khách
quốc tế
4822 17.18 4971 16.92 5220 16.00 103.09 105.01
Khách nội
địa
23247 82.82 24413 83.08 27396 84.00 105.02 112.22
2. Tổng
ngày
khách
Ngày
khách
34020 100 35381 100 39273 100 104 111.00
Khách
quốc tế
4036 11.86 4249 12.01 4509 11.48 105.28 106.12
Khách nội
địa
29984 88.14 31132 87.99 34764 88.52 103.83 111.67
3. Thời
gian lưu
lại bình
quân
Ngày
1.21 1.2 1.2
Khách
quốc tế
0.84 0.85 0.86

Khách nội
địa
1.29 1.28 1.27
( Nguồn: Khách sạn Công đoàn Thanh Bình )
 Nhận xét: Thông qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình biến động khách của
khách sạn tương đối tốt. Khách đến với khách sạn chủ yếu là khách nội địa, khách quốc
tế chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng khách. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 4.85% và đến
năm 2008 tăng thêm 11% điều này thể hiện khách sạn đã chứng tỏ được giá trị của
mình trên thị trường.
Từ việc tổng khách của khách sạn tăng thì tổng ngày khách và thời gian lưu lại
bình quân cũng tăng theo. Tuy nhiên với thời gian lưu lại bình quân của khách là 1.2
ngày/khách vẫn là con số thấp so với một khách sạn có khá nhiều điều kiện thuận lợi.
Vấn đề này đòi hỏi ban quản lý khách sạn phải có những chiến lược phù hợp trong thời
gian tới để gia tăng khả năng kéo dài thời gian lưu lại của khách.
Tình trạng khách nội địa tăng không có gì là lạ vì khách hàng mục tiểu khách sạn
là khách công vụ. Mặc khác, khách sạn Thanh Bình đạt chuẩn 2 sao nên giá cho một
phòng cũng không quá đắt, điều này phù hợp với những khách hàng có thu nhập trung
bình ở nước ta. Vị trí của khách sạn cũng khá thuận lợi và có khuôn viên rộng, thoáng
mát lại gần biển nên thu hút một lượng khách rất lớn đến với khách sạn.
Để có thể duy trì và ngày càng thu hút được nhiều khách hơn trong tương lai thì
khách sạn phải ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ của mình.
2.3.2 Đặc điểm nguồn khách của khách sạn.
a. Cơ cấu khách theo mục đích du lịch.
Bảng 5: Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi
Năm 2006 2007 2008 Tốc độ phát
triển(%)
Chỉ tiêu SL TT% SL TT% SL TT% 07/06 08/07
Khách công vụ 19687 70.14 20688 70.41 23264 71.81 105.08 112.45
Khách thuần tuý 8382 29.86 8696 29.59 9131 28.19 103.75 105.00
Tổng lượt khách 28069 100 29384 100 32395 100 104.64 110.25

( Nguồn: Khách sạn Công đoàn Thanh Bình )
Biểu đồ cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi
 Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khách hàng chủ yếu của khách sạn
là khách du lịch công vụ. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 5.08%, năm 2008 tăng lên
12.45% so với năm 2007.
Sở dĩ khách công vụ tăng nhiều là do khách hàng chủ yếu của khách sạn là
khách công vụ. Hơn nữa Đà Nẵng lại ngày càng có vị trí quan trọng trong khu vực và là
trung tâm kinh tế của Miền Trung, nơi thường xuyên diễn ra các cuộc họp, kí kết các
hợp đồng… nên lượng khách công vụ tăng mạnh, bên cạnh đó khách sạn lại nằm ở vị
trí khá thuận lợi, gần biển, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, mát mẻ. Ngoài ra khách sạn có
thể tổ chức hội nghị, hội thảo nên cũng góp phần làm tăng lượng khách công vụ.
Ngoài ra lượng khách đi du lịch thuần tuý cũng tăng. Năm 2007 so với năm
2006 tăng 3.75%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 5%. Lượng khách thuần tuý tăng là
do giá cả của khách sạn phù hợp với đại đa số những người có mức thu nhập trung bình
nhưng vẫn đảm bảo được những dịch vụ của khách sạn cung cấp. Trong tương laii với
những lợi thế cạnh tranh của mình khách sạn sẽ đẩy mạnh việc thu hút nhiều hơn nưaq
đối tuợng khách du lịch loại này.
b. Cơ cấu khách theo hình thức chuyến đi.
Bảng 6: Cơ cấu khách theo hình thức chuyến đi
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tốc độ phát
triển(%)
SL TT% SL TT% SL TT% 07/06 08/07
Khách đi theo đoàn 15998 57.00 16876 59.46 19227 58.56 105.49 115.99
Khách đi lẻ 12071 43.00 12508 40.54 13258 41.44 103.62 106.00
Tổng lượt khách 28069 100 29384 100 32395 100 101.12 112.70
( Nguồn: Khách sạn Công đoàn Thanh Bình )
Biểu đồ cơ cấu khách theo hình thức chuyến đi

 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượt khách tăng khá cao cả khách đi
theo đoàn và khách đi lẻ.
Số lượng khách đi theo đoàn năm 2007 so với năm 2006 tăng 5.49%, năm 2008
so với năm 2007 tăng 15.99%.
Lượng khách đi lẻ năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 3.62%, đến năm 2008 tăng
hơn năm 2007 là 6.00%.
Đặc điểm nguồn khách của khách sạn là khách công vụ chính vì xuất phát từ đặc
điẻm này mà khách sạn phải tạo cho khách hàng một cảm giác thoải mái, gần gũi để
giảm bớt mệt mỏi trong công việc. Bên cạnh đó khách sạn còn tăng thêm các dịch vụ bổ
sung và trang bị các thiết bị như máy Prọecter, màn hình chiếu và các thiết bị khác để
phục vụ cho hội nghị.
Mặc dù khách hàng mục tiêu của khách sạn là khách công vụ nhưng thông qua
bảng số liệu ta thấy lượng khách lẻ đến khách sạn cũng khá cao. Do đó khách sạn phải
ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút lượng khách này nhằm tăng lợi
nhuận và giảm bớt tính thời vụ của khách công vụ và khách đoàn.
c. Phân tích tính thời vụ tại Khách sạn Công đoàn Thanh Bình.
Tính thời vụ có ở tất cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch nên không thể
loại bỏ mà chỉ hạn chế nó mà thôi. Tính thời vụ trong du lịch đã gây ra nhiều khó khăn
cho việc kinh doanh có hiệu quả của ngành du lịch, những khó khăn đó để lại hiều hậu
quả xấu về kinh tế- xã hội, tổ chức kỹ thuật và tâm lý. Vì vậy muốn nâng cao chất
lượng phục vụ nói riêng hiệu quả kinh tế nói chung trong kinh doanh khách sạn phải
nắm được quy luật thời vụ của khách sạn đó.
Ta có công thức tính chỉ số thời vụ như sau:
Hệ số thời vụ từng tháng đặc trưng cho chế độ biến động thời vụ Ij
Ij = Yj/Y (1,12):
Trong đó:
1 n 1 n
Yj = x Σ Yij (i = 1,2) Y = x Σ
n j=1 12 j=1
Với:

n : Số năm
Ij : Hệ só thời vụ
Yj : Tổng số khách bình quân của từng tháng trong n năm
Y : Số khách bình quân chung một tháng
Bảng 7: Biểu đồ thời vụ
Chỉ số thời vụ của nguồn khách đến khách sạn qua các tháng

×