Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TYCỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA TẠI ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.42 KB, 30 trang )

TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TYCỔ PHẦN ĐƯỜNG
BIÊN HÒA TẠI ĐÀ NẴNG
A - GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CHI NHÁNH
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
1. Tên địa chỉ liên hệ:
- Tên công ty : CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
- Địa chỉ : 120 Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng
- Tel : 0511.3744622
- Fax : 0511.3744623
2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh:
Công Ty đường Biên Hòa là doanh nghiệp nhà nước hoạch toán độc lập, thuộc
tổng Công Ty Mía đường II - Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, được công nhận
thành lập theo quyết định số 73 NN/THB-QĐ và số 1065NN/TCCB-QĐ ngày
28/01/1993 của Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, hoạt động theo giấy phép đăng
ký kinh doanh số 100899 ngày 09/09/1994 do Uỷ ban Kế hoạch Đồng Nai cấp. Theo
quyết định số 44/2001/QĐ – TTg ngày 27/03/2001 do Thủ tướng Chính phủ, Công Ty
đường Biên Hòa cổ phần hóa phần còn lại của Công Ty bao gồm: các phân xưởng
đường tinh luyện, phân xưởng rượu, phân xưởng cơ điện, các phòng ban chức năng,
nhà máy đường thô Tây Ninh và các Chi Nhánh trực thuộc Công Ty.
Công Ty Đường Biên Hòa tiền thân là nhà máy DOFITEX, được thành lập năm
1962, chuyên sản xuất các loại chỉ, vải sợi, đay và bao đay.
Phân xưởng đường được xây dựng năm 1969 và đưa vào hoạt động năm 1971
với khả năng sản xuất 200 tấn đường tinh luyện/ngày. Nguyên liệu thô được sử dụng là
đường thô nhập khẩu từ nước ngoài.
Sau 1975 công việc sản xuất kinh doanh chỉ được tiến hành với tiến độ chậm,
phân xưởng đường ngưng hoạt động do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, máy móc thiết bị
hư hỏng, xuống cấp…
Đến năm 1990, cùng với quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên Công Ty
và được sự hỗ trợ của các cơ quan cấp trên nên đã khắc phục được khó khăn đó. Từ đó,
phân xưởng đường hoạt động trở lại vào ngày 07/09/1990 với mức sản xuất là 200 tấn
đường tinh luyện trong một ngày.


Năm 1994, nhà máy đổi tên thành Công Ty đường Biên Hòa, thực hiện chức
năng xuất nhập khẩu.
Năm 1995 – 1996, Công Ty mở rộng quy mô sản xuất lên đến 300 tấn đường
tinh luyện/ngày với máy móc thiết bị tiên tiến hơn trước.
Chính vì quy mô sản xuất được mở rộng như vậy nên cần phải có thị trường tiêu
thụ rộng hơn. Và tháng 06/1996, Công Ty đã thành lập Chi Nhánh Công Ty đường Biên
Hòa tại Đà Nẵng. Lúc đầu hình thành Chi Nhánh, Chi Nhánh chịu trách nhiệm trong
việc tiêu thụ các sản phẩm của Công Ty: bánh kẹo, các loại rượu, đường…
Nhưng đến cuối năm 1998 một phần của Công Ty Đường Biên Hòa gồm 3 phân
xưởng Bánh - Kẹo – Nha, đã tách thành Công Ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (BIBICA:
BienHoa Biscuit Candy).
Trước tình hình đó nên tháng 02/1999 Chi Nhánh của Công Ty tại Đà Nẵng đã
tách ra thành hai Chi Nhánh hoạt động riêng:
- Chi Nhánh Công Ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa
- Chi Nhánh Công Ty đường Biên Hòa.
Theo quyết định số 44/2001/QĐ-TTg ngày 27/03/2001 của Thủ tướng Chính
phủ, Công Ty Đường Biên Hòa đã cổ phần xong phần còn lại của Công Ty: phân xưởng
đường luyện, phân xưởng rượu, các Chi Nhánh… Do đó, Chi Nhánh Công Ty Đường
Biên Hòa tại Đà Nẵng đã đổi tên thành:
Chi Nhánh Công Ty cổ phần đường Biên Hòa
Trụ sở tại 120 Ông Ích Khiêm, thành phố Đà Nẵng.
Từ năm 2001 đến nay, Chi Nhánh vẫn hoạt động góp phần hoàn thành mục tiêu
của Công Ty đưa Công Ty ngày một phát triển.
II. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CHI NHÁNH:
1. Nguyên nhân hình thành Chi Nhánh:
Như ta đã biết là một nhà đơn vị sản xuất kinh doanh thì vấn đề đáp ứng tốt nhu
cầu cho khách hàng là một vấn đề hết sức quan trọng, cần thiết. Nếu doanh nghiệp
không đáp ứng tốt thì sẽ có thể dẫn đến thua lỗ, thậm chí phá sản… Và nếu Công Ty có
kế hoạch sản xuất tốt nhưng lại không có hệ thống phân phối sản phẩm đến được người
tiêu dùng thì Công Ty đó sẽ không tồn tại và phát triển lên được. Chính vì thế khi sản

xuất của Công Ty Đường Biên Hòa ngày càng mở rộng nên việc tiêu thụ sản phẩm là
vấn đề mà Công Ty cần quan tâm. Vì vậy Công Ty quyết định thành lập Chi Nhánh tại
các điểm trên cả nước nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng. Các Chi Nhánh của
Công Ty: Chi Nhánh tại Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội… Mục
đích chính của việc hình thành các Chi Nhánh là nhằm rút ngắn thời gian, tiến hành
phân phối sản phẩm đến với khách hàng, tạo sự tiện lợi,cung cấp kịp thời cho nhu cầu
cấp bách, giảm được đối thủ cạnh tranh trong khu vực thị trường nào đó. Đồng thời
tăng được thị phần cho sản phẩm của Công Ty tại các tỉnh miền Trung. Chi Nhánh tại
Đà Nẵng chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm cho các tình: Quảng Ngãi, Quảng Nam,
Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhìn chung việc hình thành
Chi Nhánh tại Đà Nẵng là điều hợp lý. Đó là vì Đà Nẵng là một trong các thành phố lớn
của nước ta, thuận lợi cho quá trình vận chuyển cũng như tiêu thụ sản phẩm. Xã hội
ngày càng phát triển, vì vậy con người đòi hỏi sản phẩm được cung cấp kịp thời và họ
có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm nào đáp ứng kịp thời nhu cầu. Do đó nếu Công
Ty không thiết lập kênh phân phối sản phẩm đúng, đủ thì có thể làm mất đi cơ hội kinh
doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ cạnh tranh xen vào thị trường mà Công Ty đã
có trước đây. Do đó việc thành lập Chi Nhánh tại Đà Nẵng là vấn đề thiết yếu, hêt sức
quan trọng.
2. Đặc điểm của Chi Nhánh tại Đà Nẵng
Chi Nhánh là đơn vị trực thuộc Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà tại Đà Nẵng,
là đơn vị đại diện cho Công Ty thực hiện khâu phân phối sản phẩm cho các tỉnh Miền
Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi... nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khánh hành, mở rộng
thị phần của Công Ty. Do đó mọi hoạt động của Chi Nhánh ảnh hưởng đến tiêu thụ sản
phẩm đều liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển của Công Ty. Chính vì lẽ đó, Chi
Nhánh Công Ty cổ phần đường Biên Hoà là đơn vị hạch toán phụ thuộc, Chi Nhánh
phụ thuộc chặt chẽ với Công Ty tại trụ sở chính ở Đồng Nai. Vì nhiệm vụ chính của Chi
Nhánh chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm, mở rộng, tìm kiếm thị trường nên việc sản xuất
sản phẩm để phục vụ thì Chi Nhánh không phải tiến hành. Chi Nhánh thực hiện khâu
phân phối sản phẩm, là một phần trong hệ thống kênh phân phối của Công Ty nên toàn
bộ sản phẩm được nhập về từ Công Ty ở Đồng Nai. Sau khi sản phẩm được chuyển về,

Chi Nhánh đưa ra kế hạch phân phối như thế nào để sản phẩm tiêu thụ được nhiều. Tóm
lại Chi Nhánh tại Đà Nẵng thực hiện khâu phân phối sản phẩm, tìm kiếm, mở rộng thị
trường trong khu vực.
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHI NHÁNH:
1. Quyền của Chi Nhánh:
Chi Nhánh được quyền thực hiện theo những quy định do Công Ty cổ phần
Đường Biên Hoà đưa ra:
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khánh hàng.
- Chủ động áp dụng các hình thức phân phối để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản
phẩm...
2. Nghĩa vụ của Chi Nhánh:
- Hoạt động đúng theo ngành nghề theo quy định của Công Ty cổ phần Đường
Biên Hoà.
- Lập sổ kế toán, ghi chép kể toán, hoá đơn chứng từ, lập báo cáo chính xác cho
Công Ty.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, anh ninh trật tự, an toàn xã
hội, bảo vệ tài nguyên môi trường...
3. Nhiệm vụ của Chi Nhánh.
- Thu thập thông tin về thi trường, sản phẩm đối thủ cạnh tranh để báo cáo về
Công Ty.
- Triển khai chương trình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của Công Ty.
- Xây dựng kế hạch phát triển thị trường.
- Tìm kiếm, xác định nhu cầu cần thiết, cần thoả mãn nhu cầu của khách hàng
nhằm đề xuất với lãnh đạo Công Ty đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, tham
mưu cho lãnh đạo trong bảo vệ thị phần, phát triển thị trường.
4. Chức năng của Chi Nhánh:
Vì Chi Nhánh không trực tiếp sản xuất sản phẩm, Chi Nhánh thành lập nhằm
thực hiện khâu phân phối sản phẩm, hàng hoá đến khách hàng nên chức năng chủ yếu
của Chi Nhánh là làm sao tiêu thụ, phân phối hàng hoá sản phẩm cho Công Ty một cách
hiệu quả. Làm thế nào mà sản phẩm đến được với người tiêu dùng, được nhiều người

biết đến nhằm giữ vững, tăng thị phần cho Công Ty.
IV. SỨ MỆNH MỤC TIÊU CỦA CHI NHÁNH:
1. Sứ mệnh của Chi Nhánh:
Là những tín điều, những cái để giải thích sự tồn tại của Chi Nhánh. Vì vậy việc
phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng là cần thiết, nhằm hạn chế được đối thủ cạnh
tranh. Nếu như không hình thành được mạng lưới phân phối sản phẩm thì sẽ khó mà
thành công cho Công Ty về việc cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Do khoảng
cách từ nơi sản xuất đến các thị trường trong nước quá lớn nên khó khăn cho việc tiếp
cận với khách hàng, thị trường. Hơn nữa, các sản phẩm của Công Ty(các loại rượu,
đường...) trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Nếu Công Ty không có chính
sách phân phối tiêu thụ sản phẩm thích hợp thì sẽ khó có thể cạnh tranh được trên
thương trường. Vì vậy Công Ty đã thiết lập hệ thống phân phối đến người tiêu dùng
trong từng khu vực nhất định theo yêu cầu của thị trường. Chi Nhánh được hình thành
phải thực hiện được sứ mệnh mà Công Ty giao cho là phục vụ tối đa nhu cầu của khách
hàng trên địa bàn miền Trung, thực hiện tốt khâu phân phối sản phẩm cho khách hàng.
Điều này có nghĩa là nơi nào có nhu cầu thì Chi Nhánh sẵn sàng đáp ứng kịp thời,
nhanh chóng.
2. Mục tiêu của Chi Nhánh:
Do Chi Nhánh thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm cho Công Ty đến với khách
hàng, người tiêu dùng nên mục tiêu của Chi Nhánh là làm thế nào để dạt được sứ mệnh
của nó. Vì vậy Chi Nhánh phải không ngừng gia tăng số lượng tiêu thụ các sản phẩm
rượu, đường, mì ăn liền… Việc tiêu thụ sản phẩm càng cao càng tốt, góp phần thúc đẩy
sự phát triển, mở rộng thêm quy mô sản xuất cho Công Ty. Bên cạnh đó Chi Nhánh cần
tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường nhằm tăng thị phần cho Công Ty. Nói khác đi
mục tiêu của Chi Nhánh là gia tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm trong khu vực, đáp ứng
tói đa nhu cầu của khách hàng, mở rộng khu vực tiêu thụ, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ các
sản phẩm của Công Ty… góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả Công Ty.
V. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH:
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh:
Trưởng chi nhánh

Bộ phận thị trườngBộ phận kế toán
2. Nhiệm vụ của các bộ phận:
Do Chi Nhánh là đơn vị trực thuộc Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà nằm trong
khu vực công nghiệp Biên Hoà I, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai nên cơ cấu tổ
chức của Chi Nhánh chỉ là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công Ty cổ phần
Đường Biên Hoà. Mặt dù chỉ là Chi Nhánh nhưng cũng phải có đầy đủ những bộ phận
cần thiết để mà lãnh đạo, điều hành Chi Nhánh hiệu quả. Chi Nhánh bao gồm : trưởng
Chi Nhánh, bộ phận kế toán, bộ phận thị trường, các bộ phận liên quan như: bộ phận
kho…
2.1. Trưởng Chi Nhánh :
Trưởng Chi Nhánh là người đại diện cho Chi Nhánh tại khu vực miền Trung,
chịu trách nhiệm trước trưởng phòng kinh doanh thông qua báo cáo hàng tuần về tình
hình tiêu thụ sản phẩm tại khu vực thị trường quản lý. Trưởng Chi Nhánh là người do
Công Ty quyết định tuyển chọn, có nhiệm vụ lãnh đạo chỉ huy các hoạt động tiêu thụ,
phân phối sản phẩm của Công Ty cho các tỉnh Miền Trung. Hàng tuần, trưởng Chi
ĐDM
V tại

Tĩnh
ĐDM
V tại
Nghê
An
ĐDM
V tại
Quả
ng
Bình
ĐDM
V tại

Quả
ng
Trị
ĐDM
V tại
Huế
ĐDM
V tại
Quả
ng
Ngãi
ĐDM
V tại
Quả
ng
Nam
ĐDM
V tại
Đà
Nẵng
Kế
toán
Thủ
quỹ
Thủ
kho
Ghi chú :
- ĐDMV : đại diện mại vụ
- : quan hệ tham mưu
- : quan hệ trực tuyến

Tổ
tiếp
thị
Tổ
tiếp
thị
Tổ
tiếp
thị
Tổ
tiếp
thị
Tổ
tiếp
thị
Tổ
tiếp
thị
Tổ
tiếp
thị
Tổ
tiếp
thị
Nhánh có trách nhiệm báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm và những vấn đề liên quan
đến quá trình phân phối sản phẩm cho phòng kinh doanh của Công Ty. Trưởng Chi
Nhánh cần có những kể hạch để tìm kiếm, mở rộng thị trường, phục vụ tốt nhu cầu của
khách hàng. Mọi hoạt động của Chi Nhánh phải thông qua trưởng Chi Nhánh. Chính vì
vậy trưởng Chi Nhánh có vai trò quan trọng trong Chi Nhánh.
2.2. Kế toán:

Thực hiện công tác kế toán, thống kê, hạch toán kinh tế theo dõi tình hình tiêu
thụ sản phẩm, kiểm kê, báo cáo tình hình nhập xuất tại Chi Nhánh thông qua bộ phận
kho của Chi Nhánh. Kế toán chịu trách nhiệm với công việc thực hiện và các số liệu
báo cáo. Ngoài ra kế toán cần phải:
- Lập hoá đơn bán hàng tại Chi Nhánh.
- Cập nhật số liệu tiêu thụ sản phẩm vào máy tính.
- Lập phiếu nhập kho sản phẩm, phiếu xuất kho sản phẩm cho các cửa hàng trực
thuộc Chi Nhánh.
- Theo dõi công nợ khách hàng, có kế hạch thu hồi nợ, báo cáo cho trưởng Chi
Nhánh những trường hợp nợ khó đòi.
- Nhập toàn bộ các chứng từ, văn bản gởi đến, trình ký văn bản cho trưởng Chi
Nhánh.
- Theo dõi, ghi nhận những ý kiến khiếu nại của khách hàng, báo cáo cho trưởng
Chi Nhánh để có hướng giải quyết, có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách
hàng.
- Theo dõi tình hình lao động của cán bộ công nhân viên toàn Chi Nhánh.
- Định kỳ lập báo cáo, cung cấp kịp thời theo yêu cầu của các phong ban Công
Ty hoặc đại diện mại vụ liên quan.
2.3. Thủ quỹ:
- Kiểm tra chứng từ: xem chứng từ có đúng hay không, chứng từ có con dấu hay
không.
- Thực hiện các chức năng thu tiền, chi tiền: thu hộ Công Ty số tiền thanh toán
của những khách hàng mua sản phẩm được hưởng ưu đãi và có nhu cầu trả tiền tại Chi
Nhánh. Thu tiền qua thông báo nhờ thu của bộ phận theo dõi công nợ phòng kinh
doanh, chịu trách nhiệm thu và giữ tiền bán hàng, các hoạt động kinh doanh khác, thu
tiền các cửa hàng trực thuộc, nộp tiền theo định kỳ. Thủ quỹ chi tiền qua các phiếu chi
có chữ ký của trưởng Chi Nhánh và có chứng từ kèm theo. Nộp tiền qua các phiếu uỷ
nhiệm chi có xác nhận của trưởng Chi Nhánh, nộp tiền theo quy định của Công Ty hoặc
ngân hàng, lập bảng kê chi tiết tiền mặt. Ngoài ra, thủ quỹ lập sổ theo dõi tình hình tiền
mặt có trong ngân quỹ, báo cáo thường xuyên cho trưởng Chi Nhánh. Lập báo cáo thu

chi ngân quỹ theo quy định của Công Ty, đảm bảo an toàn tuyệt đối sổ sách, thường
xuyên đối chiếu với kế toán để kiểm soát sự tồn quỹ thực tế so với thu chi trên sổ sách.
2.4. Đại diện mại vụ:
Là bộ phận chịu trách nhiệm thiết lập quan hệ với đại lý, khách hàng của đại lý:
hỗ trợ tư vấn thúc đẩy địa lý trong việc xây dựng chính sách phân phối nhằm thúc đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công Ty. Đại diện mại vụ có trách nhiệm quản lý và hướng
dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên tiếp thị. Bên cạnh đó đại diện mại vụ phải thu nhập
thông tin về thị trường sản phẩm, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh báo cáo về cho Công Ty,
cấp trên để cho Công Tycó những chính sách phù hợp, giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm
ngày càng tốt hơn. Đại diện mại vụ có trách nhiệm báo cáo thường xuyên cho trưởng
Chi Nhánh.
2.5. Tổ tiếp thị:
Bao gồm các nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, là những người góp phần
phân phối tiêu thụ sản phẩm cho Công Ty góp phần thực hiện mục tiêu của Chi Nhánh.
Ngoài ra đội ngũ tiếp thị (Nhân viên bán hàng) cần phải có những cách thức bán hàng
hợp lý để giữ vững và mở rộng thị trường cho Công Ty. Đội ngũ tiếp thị hay nhân viên
bán hàng đều dưới sự chỉ đạo của các đại diện mại vụ tại các khu vực.
2.6. Thủ kho:
Thủ kho là người có trách nhiệm bảo quản, quản lý hàng hoá cho Chi Nhánh khi
hàng hoá chuyển từ Công Ty nhập vào kho. Thủ kho chịu trách nhiệm xuất hàng hoá
theo lệnh của Chi Nhánh, đồng thời báo cáo cho Chi Nhánh về tình hình xuất tồn nhập
cho bộ phận kế toán của Chi Nhánh.
Tóm lại, cơ cấu Chi Nhánh có thể nói là đơn giản hơn so với Công Ty, Chi
Nhánh khác bởi vì Chi Nhánh chỉ là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công Ty.
Hơn nữa Chi Nhánh chỉ thực hiện khâu tiêu thụ sản phẩm nên mục tiêu của Chi Nhánh
là làm sao để sản phẩm của Công Tyđược tiêu thụ nhiều trên thị trường miền Trung. Chi
Nhánh trực thuộc Công Ty nên hoạt động phụ thuộc vào hoạt động của Công Ty. Vì
vậy, Chi Nhánh phải thực hiện báo cáo hàng tuần cho phòng ban liên quan của Công
Ty(phòng kinh doanh). Để sản phẩm được tiêu thụ tốt, các bộ phận trong Chi Nhánh
phải có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cùng phát triển để Chi Nhánh hoàn thành đúng mục

tiêu, tìm kiếm và không ngừng mở rộng thị phần cho Công Ty. Như ta đã biết các sản
phẩm: rượu, đường, mì ăn liền… đã có nhiều tổ chức cũng sản xuất các mặt hàng đó.
Do vậy đối thủ cạnh tranh của Công Ty là vấn đề mà Công Ty, Chi Nhánh cần quan tâm
và đó cũng là vấn đề hết sức khó khăn cho Công Ty cần giải quyết. Vì vậy kết hợp với
phân phối sản phẩm Chi Nhánh phải kết hợp tìm hiểu đối thủ cạnh tranh tiến hành báo
cáo cho Công Ty để Công Ty có chính sách khuyến mại, chính sách giá… hợp lý nhằm
ổn định và nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
B - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HOÀ.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì sự quản lý các doanh nghiệp là hết
sức khó khăn, phức tạp. Trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, người
lãnh đạo cần phải hiểu biết, tổ chức phối hợp ra quyết định và kiểm soát mọi công việc
trong doanh nghiệp. Đồng thời họ còn có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo doanh nghiệp
hạot động có hiệu quả cao nhất. Vì vậy là nhà quản trị cần phải hiểu rõ và phân tích
đúng đắn tình hình sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh
nghiệp bao gồm:
- Tình hình sử dụng tài chính: Thông qua tình hình tài chính của doanh nghiệp
phản ánh được tình hình kinh doanh lãi lỗ của doanh nghiệp, tình hình sử dụng các
nguồn vốn, tài sản…
- Hoạt động Marketing trong doanh nghiệp: là hoạt động thực hiện các chương
trình về: giá cả, sản phẩm, khuyến mại, phân phối. Đây là hoạt động thể hiện tình hình
phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng hay nói cách khác thông qua
hoạt động này thể hiện được kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời tìm
hiểu được cách thức thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: là vấn đề mà các nhà
quản trị cần quan tâm. Mỗi nhà lãnh đạo giỏi, thành công trên thương trường là người
biết sử dụng khéo léo, hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, đặc biệt là
nguồn nhân lực. Bởi vì người ta thường nói quản trị nhân sự vừa là khoa học, vừa là
nghệ thuật, trong đó nghệ thuật chiếm đến 70%, còn khoa học chiếm có 30%.
Nhìn chung một doanh nghiệp muốn thành công thì phải biết sử dụng kết hợp

các nguồn lực của doanh nghiệp lại với nhau, không nên chú trọng quá nhiều vào một
nguồn lực nào cả. Bởi vì nguồn lực nào cũng quan trọng trong quá trình phát triển của
doanh nghiệp.
I. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CỦA CHI NHÁNH:
1. Mặt bằng kinh doanh:
Chi Nhánh Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà tại Đà Nẵng nằm ở vị trí thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tại khu vực miền Trung, vì Đà Nẵng là
trung tâm thành lớn của miền Trung. Hơn nữa Chi Nhánh này nằm ở trong lòng thành
phố nên mọi hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm được tiến hành thuận lợi. Chi Nhánh
đặt tại Đà Nẵng thuận lợi cho việc chuyên chở, vận chuyển hàng hoá đến các tỉnh miền
Trung phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Tổng diện tích mặt bằng của Chi Nhánh là
500m
2
. Vì Chi Nhánh chỉ thực hiện khâu tiêu thụ hàng hoá tại các tỉnh thuộc khu vực
miền Trung nên cơ sở vật chất chủ yếu là kho để chứa hàng, trụ sở làm việc (phòng
trưng bày giới thiệu sản phẩm). Tình hình sử dụng mặt bằng tại Chi Nhánh được thể
hiện như sau:
Chỉ tiêu Đơn vị tính Diện tích Tỷ lệ %
Tổng diện tích làm việc m
2
500 100
Diện tích kho m
2
300 60
Showroom m
2
200 40
Các bộ phận trong Chi Nhánh làm việc tại lầu 2, còn lầu 1 dùng cho hoạt động
kinh doanh. Vì Chi Nhánh không thực hiện khâu sản xuất mà chỉ thực hiện việc tiêu thụ
sản phẩm cho Công Ty cổ phần Đường Biên Hoà, là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên

hầu hết mặt bằng được sử dụng được sự quản lý của Công Ty tại Biên Hoà, Chi Nhánh
chỉ có quyền sử dụng.
Về tình hình kho bãi, vì diện tích kho chứa hàng còn nhỏ so với nhu cầu chứa
hàng của Chi Nhánh nên Chi Nhánh đã thuê kho bãi tại 37 Điện Biên Phủ. Tuy kho bãi
có cách xa so với Chi Nhánh nhưng cũng thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm đến
các nơi tiêu thụ. Hiện nay Chi Nhánh nên có chủ trương kiến nghị lên cấp trên về việc
tổ chức lại kho bãi sao cho nằm gần Chi Nhánh hơn để thuận lợi hơn trong việc quản lý
tiêu thu sản phẩm.
2. Lao động:
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và là yếu tố quyết định phần nào sự thành công của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp muốn thành công thì doanh nghiệp phải biết sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
Số lượng lao động của Chi Nhánh trong 2 năm 2006 – 2007:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Trưởng Chi Nhánh 1 1
Kế toán 1 1
Thũ quỹ 1 1
Đại diện mại vụ 4 8
Thủ kho 1 1
Tổ tiếp thị 25 30

×