Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.15 KB, 11 trang )

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về đề tài
1.1.1. Định nghĩa động cơ[2]
Động cơ đề cập đến cái “tại sao” của hành vi của con người. Động cơ đã được định
nghĩa là tất cả những điều kiện phấn đấu nội tâm được mô tả như những ước muốn,
những mong muốn, những ham muốn,v.v… Đó chính là một trạng thái nội tâm kích
thích hay thúc giục hoạt động. Theo cách nhìn của nhà quản trị thì một người có động
cơ sẽ:
− Làm việc tích cực
− Duy trì nhịp độ làm việc tích cực
− Có hành vi tự định hướng vào các mục tiêu quan trọng
Vì thế động cơ phải kéo theo sự nỗ lực, sự kiện trị và mục đích. Nó đòi hỏi phải có sự
mong muốn thực hiện của một người nào đó. Kết quả thực hiện thực tế là cái mà
những nhà quản trị có thể đánh giá để xác định một cách gián tiếp mong muốn của
người đó.
Khi kết quả thực hiện của một người nào đó được xác định là không đạt yêu cầu, thì
vấn đề được xem là do động cơ yếu. Chắc chắn là trong nhiều trường hợp quả thực
đúng như vậy. Tuy nhiên, những vấn đề kết quả thực hiện không phải mặc nhiên là
động cơ yếu. Những yếu tố khác, như thiếu nguồn tài nguyên hay không có kỹ năng,
cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện kém.
1.1.2. Mối quan hệ giữa động cơ và sự hài lòng (sự thỏa mãn)[2]
Một nhu cầu không được thoả mãn là điểm xuất phát trong quá trình của động cơ. Sự
thiếu hụt một cái gì đó ở cá nhân chính là mắt xích đầu tiên của chuỗi các sự kiến dẫn
đến hành vi. Nhu cầu không được thoả mãn gây nên sự căng thẳng (về thể chất hay tâm
lý) trong con người, dẫn đến chỗ con người đó tham gia vào một kiểu hành vi nào đấy
nhằm thoả mãn nhu cầu này và nhờ vậy sẽ giải toả bớt được sự căng thẳng. Nhìn vào
Hình 1 ta thấy rằng hoạt động hướng đến một mục tiêu nào đó, khi đặt được mục tiêu
đó thì hướng đến thành tích bị thôi thúc bởi mong muốn thành đạt và mong muốn được
thăng tiến và hay hoàn thành công việc nhằm thoả mãn nhu cầu đó.
3. Thỏa mãn nhu cầu (khen thưởng nhằm thỏa mãn các nhu cầu)
2. Hành vi hướng đến mục tiêu (những hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu)


1. Nhu cầu không được thỏa mãn (tạo ra mong muốn thỏa mãn nhu cầu - thực phẩm, an
toàn, bạn bè, hoàn tất công việc)
Hình : Quá trình của động cơ
Có nhiều lý thuyết về động cơ, có hai lý thuyết được bàn cãi nhiều nhất là các lý thuyết
nội dung và các lý thuyết quá trình. Các thuyết nội dung đề cập đến việc nhận biết
những gì ở bên trong một cá thể hay môi trường làm việc đã truyền sinh lực và trợ sức
cho hành vi. Tức là những sự vật cụ thể nào đã thúc đẩy con người? Đại diện cho lý
thuyết này là hệ thống thứ bậc của Maslow và lý thuyết hai yếu tố của Herberg. Các
thuyết quá trình thì lại cố gắng giải thích và mô tả quá trình trong đó hành vi được
truyền sinh lực, được chỉ đạo, được trợ sức rồi cuối cùng được chấm dứt như thế nào.
Tức là xác định những biến chính cần thiết để giải thích sự lựa chọn (ví dụ, liệu ta có
cần làm việc hết sức mình không?). Đại diện cho lý thuyết này là lý thuyết sự kỳ vọng
và sự củng cố.
1.1.3. Các lý thuyết nội dung của động cơ [2]
Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow và lý thuyết hai yếu tố của Herberg.
Theo Maslow [2] giả thiết có năm cấp nhu cầu từ thấp đến cao: Sinh lý, an toàn, xã hội,
tôn trọng, và tự thể hiện mình như Hình 2.
Hình : Hệ thống thứ bậc trong lý thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow khẳng định rằng nếu tất cả những nhu cầu của một con người đều không được
thỏa mãn vào một thời điểm cụ thể, thì việc thỏa mãn những nhu cầu trội nhất sẽ thúc
ép mạnh nhất. Những nhu cầu cấp thấp phải được thỏa mãn trước khi một nhu cầu cao
hơn xuất hiện.
Theo [2] những lĩnh vực chịu ảnh hưởng của quản trị trong năm loại nhu cầu của hệ
thống thứ bậc Maslow.
Bảng : Loại nhu câu và lĩnh vực ảnh hưởng của quản trị theo lý thuyết Maslow
Loại nhu cầu Lĩnh vực ảnh hưởng của quản trị
Tự thể hiện mình Những thách thức trong công việc
Cơ hội tiến bộ
Các cơ hội để sáng tạo
Động cơ đặt thành tích cao hơn

Sự thừa nhân công khai thành tích tốt
Sự tôn trọng Những hoạt động quan trọng của công việc
Tên công việc được kính nể
Trách nhiệm
Các cơ hội giao tiếp xã hội
Xã hội Sự ổn định của nhóm làm việc
Việc khuyến khích hợp tác
Các điều kiện làm việc an toàn
An toàn Sự đảm bảo có việc làm
Các loại tiền phụ cấp
Tiền lương xứng đáng
Sinh lý Các điều kiện làm việc thuận tiện
Nhiệt độ, ánh sáng, không gian, điều hòa không khí
Một cách giải thích khác, năm 1959 Frederick Herzberg đưa ra thuyết hai yếu tố của
động cơ [2][3]. Có nhưng yếu tố có thể thúc đẩy những người dưới quyền nếu như
chúng thực sự hiện diện và có khả năng gây bất mãn hơn khi chúng vắng mặt. Nhưng
yếu tố loại này gọi là những yếu tố duy trì. Ông nêu ra 10 yếu tố duy trì sau:
1. Chính sách và cách quản trị của công ty
2. Việc giám sát kỹ thuật
3. Các mối quan hệ giao tiếp với giám sát viên
4. Các mối quan hệ giao tiếp với những người đồng cấp
5. Các mối quan hệ giao tiếp với những nguời dưới quyền
6. Tiền lương
7. Sự đảm bảo có việc làm
8. Đời sống cá nhân
9. Các điều kiện làm việc
10.Địa vị
Nhóm yếu tố thứ hai: một số điều kiện của công việc tạo nên những động cơ cấp cao và
sự hài lòng với công việc. Tuy nhiên, nếu những điều kiện này không hiện diện, thì
chúng không gây nên sự bất mãn lớn. Ông nêu ra 6 yếu tố của nhóm này là:

1. Thành tựu
2. Sự công nhận
3. Sự tiến bộ
4. Bản thân làm việc
5. Khả năng phát triển cá nhân
6. Trách nhiệm
Hình 3 so sánh quan điểm quan điểm của ông về sự hài lòng với công việc với quan
điểm truyền thống.
Quan điểm truyền thống
Hài lòng
Bất mãn
Quan điểm của Herzberg
Hài lòng
Không hài lòng
Các yếu tố duy trì
Không bất mãn
Bất mãn
Hình : So sánh đối chiếu các lý thuyết về sự hài lòng và sự bất mãn
1.1.4. Các lý thuyết quá trình của động cơ [2]
Lý thuyết công bằng và lý thuyết mong đợi là những lý thuyết quá trình, chúng tạp
trung vào vấn đề động cơ xuất hiện như thế nào – nghĩa là hành vi được bắt đầu, được
điều khiển, được duy trì và được đình chỉ như thế nào.
Lý thuyết công bằng cho rằng sự bất công nhận thấy được là một động lực. Khi một
người tin rằng mình bị đối xử bất công so với những người khác, thì họ sẽ cố gắng phá
bỏ sự bất công đó. Mọi người đều cho rằng con người đánh giá sự công bằng tỷ số đầu
vào trên đầu ra. Đầu vào đối với một công việc gồm kinh nghiệm, sự nỗ lực và năng
lực. Đầu ra của công việc gồm tiền công, sự công nhận, việc đề bạt và khoản phụ cấp.
Hình 4 mô tả cách ngắn gọn nội dung của lý thuyết này.

×