Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CHƯƠNG 1 LÝLUẬN CHUNG VỀVỐNĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.46 KB, 29 trang )

CHƯƠNG 1 LÝLUẬN CHUNG VỀVỐNĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ CÁC
HÌNH THỨC HUY ĐỘNG
I.LÝLUẬNCHUNGVỀVỐNĐẦUTƯSẢNXUẤT .
1.Khái niệm vàđặc trưng của vốn đầu tư sản xuất.
1.1.Khái niệm vốn đầu tư sản xuất.
Để hiểu được khái niệm vốn đầu tư sản xuất phải xuất phát từ khái niệm
vốn.
Xét về bản chất, vốn chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có
thể huy động được đểđưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này đãđược cả
kinh tế học cổđiển, kinh tế chính trị Mac-Lênin và kinh tế học hiện đại chứng
minh. Trong bộ Tư bản, Mac đã khái quát hóa phạm trù vốn thông qua phạm trù
tư bản. Theo Mac, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư qua quá trình vận
động của nó.Đặc biệt Mac chỉ ra nguồn lực của vốn tích lũy là lao động thặng
dư do những người lao động tạo ra và nguồn vốn đóđược đem dùng vào việc
mở rộng và phát triển sản xuất, cái mà các nhà tư bản gọi là vốn đầu tư. Quan
điểm về vốn lại tiếp tục được các nhà kinh tế học hiện đại đề cập đến trong các
công trình nghiên cứu của mình. Trong cuốn "Kinh tế học" của mình, Pual
A.Samuelson đã viết:"Hàng tư bản do bản thân hệ thống kinh tế sản xuất ra
đểđược sử dụng làm đầu vào của sản xuất để làm ra hàng hóa và dịch vụ ". Theo
Samuelson thì vốn chính là của cải do nền kinh tế sản xuất ra mà không tiêu
dùng ở hiện tại màđể tăng tiêu dùng ở tương lai. Như vậy xã hội đầu tư hay nhịn
tiêu dùng ở hiện tại để thu được kết quả hay lợi ích của đầu tư trong tương lai.
Vốn là một phạm trù kinh tếđãđược đề cập tới dưới nhiều góc độ khác nhau
trong các lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường ngày
nay vốn được hiều là giá trị tài sản xã hội được hình thành từ các nguồn lực vật
chất và phi vật chất của xã hội gồm tài sản tích lũy, tài nguyên thiên nhiên, nhân
lực, trí lực, giá trị văn hóa tinh thần và các lợi thế khác được sử dụng trong sản
xuất kinh doanh nhằm thu được hiệu quả kinh tế xã hội.
Vốn đầu tưđược phân biệt với vốn thông thường ở một sốđiểm sau: vốn đầu
tưđược phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển, được sử dụng cho các mục tiêu
đã hoạch định, chủ yếu được sử dụng để hình thành các cơ sở hạ tầng kinh tế -


xã hội, kỹ thuật và các tài sản cốđịnh cho nền kinh tế.
Tùy theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quảđầu tư, có thể phân
chia vốn đầu tư thành vốn đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật, vốn đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển hạ tầng...
Qua phần phân tích trên có thể khái quát lại khái niệm về vốn đầu tư sản
xuất như sau: Vốn đầu tư sản xuất là một lượng giá trị tài sản (tài sản hữu hình
và vô hình) được dùng đầu tư vào hoạt động sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận
cho chủđầu tư.
1.2.Đặc điểm của vốn đầu tư sản xuất.
Vốn đầu tư sản xuất có các đặc trưng sau đây :
- Vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều này có nghĩa là
vốn phải đại diện cho một lượng giá trịđích thực của các tài sản hữu hình hoặc
vô hình như: tư liệu sản xuất, nhà xưởng, đất đai, nguyên vật liệu, bằng sáng
chế, quyền sở hữu trí tuệ,...
- Vốn là tài sản vận động được.Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng không
có nghĩa có tiền là có vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để trở thành tiền
phải vận động và sinh lời. Vì vậy, hàng hóa, vật tư tồn kho ứđọng, tài sản
cốđịnh không dùng, tài nguyên, sức lao động không sử dụng, tiền vàng cất trữ,
các khoản nợ khóđòi chỉ là vốn chết.
- Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát
huy được tác dụng. Đểđầu tư sản xuất, vốn phải được gom lại thành những món
tiền đủ lớn, do đó các nhàđầu tư không chỉ khai thác mọi tiềm năng vốn của
doanh nghiệp mà còn phải tìm cách góp vốn, hùn vốn liên doanh, phát hành cổ
phiếu...
- Trong nền kinh tế thị trường, vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, đồng
thời vốn có khả năng tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng. Tùy theo hình
thức đầu tư mà vốn đầu tư có thể thuộc sở hữu của chủđầu tư hoặc không
- Vốn đầu tư sản xuất thường phục vụ cho những mục tiêu đãđược hoạch
định cụ thể, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị dựán đến triển khai thực
hiện dựán và khai thác kết quảđầu tư.

2.Phân loại vốn đầu tư sản xuất.
2.1.Phân loại theo nội dung của vốn.
Theo nội dung, vốn đầu tư bao gồm các yếu tố chi phí sau đây :
- Chi phí xây lắp, bao gồm:
+ Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ.
+ Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng.
+ Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ, phục vụ thi công, nhà
tạm tại hiện trường thi công.
+ Chi phí xây dựng các hạng mục công trình.
+ Chi phí lắp đặt thiết bị.
+ Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng.
- Chi phí thiết bị, bao gồm :
+ Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ .
+ Chi phí vận chuyển từ cảng và nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho,
lưu bãi, lưu Container tại cảng Việt Nam, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho
bãi tại hiện trường.
+ Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình.
- Chi phí khác :
Do đặc điểm riêng biệt của khoản chi phí này nên nội dung của từng loại
chí phíđược phân chia theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng.Cụ
thể là :
+ Chi phí khác ở giai đoạn chuẩn bịđầu tư
+ Chi phí khác ở giai đoạn thực hiện đầu tư
+ Chi phí khác ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa vào công trình vào sử
dụng
2.2.Phân loại theo bản chất của các đối tượng đầu tư.
Vốn đầu tư bao gồm :
- Vốn đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất như nhà
xưởng, máy móc, thiết bị...).
- Vốn đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn

nhân lực nhưđào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư phát triển thương hiệu,...).
Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tưđối tượng vật chất làđiều kiên tiên
quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, còn đầu tư tài sản trí tuệ và các
nguồn lực khác làđiều kiện tất yếu đểđảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất
tiến hành thuận lợi vàđạt hiệu quả kinh tế cao.
2.3.Phân loại theo cơ cấu tái sản xuất.
Vốn đầu tư gồm vốn đầu tư theo chiều rộng và vốn đầu tư theo chiều sâu.
- Vốn đầu tư chiều rộng cóđặc điểm là vốn lớn để khêđọng lâu, thời gian
thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn lâu, tính chất kỹ
thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao.
- Vốn đầu tư chiều sâu đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện
đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
2.4.Phân loại theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quảđầu
tư.
Vốn đầu tưđược chia thành :
- Vốn đầu tư ngắn hạn.
- Vốn đầu tư dài hạn.
2.5.Phân loại theo quan hệ quản lý của chủđầu tư.
Vốn đầu tưđược chia thành :
- Vốn đầu tư gián tiếp : người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành
quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quảđầu tư.
- Vốn đầu tư trực tiếp : người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành
quá trình thực hiện và vận hành kết quảđầu tư.
2.6.Phân loại theo nguồn vốn.
Vốn đầu tưđược chia thành :
- Vốn huy động từ nội bộ doanh nghiệp.
- Vốn huy động từ ngoài doanh nghiệp.
2.7.Phân loại theo tính chất luân chuyển của vốn.
Vốn đầu tưđược chia thành :
- Vốn cốđịnh : Đây là nguồn vốn có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài,

chủ yếu nguồn vốn này được sử dụng để mua sắm, xây dựng nhằm hình thành
nên cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp. Đặc điểm cơ bản của loại
vốn này là có thể tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu của nó.
- Vốn lưu động : Giá trị nhỏ, thời gian sử dụng thường dưới 1 năm, giá trị
của nó dịch chuyển một lần vào giá thành sản phẩm.
II. CÁCHÌNHTHỨCHUYĐỘNG
VỐNĐẦUTƯSẢNXUẤTCHODOANHNGHIỆP.
1. Các hình thức huy động vốn đầu tư sản xuất.
1.1.Nguồn cung ứng từ nội bộ doanh nghiệp.
1.1.1.Khấu hao tài sản cốđịnh.
Tài sản cốđịnh là những tư liệu lao động tham gia vào nhiều quá trình sản
xuất. Trong quá trình sử dụng, tài sản cốđịnh bị hao mòn dần và chuyển dần giá
trị của nó vào giá thành sản phẩm. Hao mòn tài sản cốđịnh là một quátrình
mang tính khách quan, phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chất lượng của bản
thân tài sản cốđịnh, các yếu tố tự nhiên, cường độ sử dụng tài sản cốđịnh
....Trong quá trình sử dụng tài sản cốđịnh doanh nghiệp phải xác định mức độ
hao mòn của chúng để chuyển dần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm được
gọi là trích khấu hao tài sản cốđịnh. Việc xác định mức khấu hao cụ thể phụ
thuộc vào thực tiễn sử dụng tài sản cốđịnh cũng nhưý muốn chủ quan của nhà
quản trị. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trong chừng mực nhất định quá
trình xác định khấu hao chịu ảnh hưởng của ýđồ của Nhà nước thông qua các
quy định, chính sách cụ thể của cơ quan tài chính trong từng thời kỳ. Các doanh
nghiệp khác có thể lựa chọn thời hạn sử dụng và phương pháp tính khấu hao cụ
thể. Trong chính sách tài chính cụ thểở từng thời kỳ, doanh nghiệp có thể lựa
chọn khấu hao vàđiều chỉnh khấu hao tài sản cốđịnh và coi đây như một công
cụđiều chỉnh nguồn cung ứng vốn bên trong của mình. Tuy nhiên, cần chúý
rằng việc điều chỉnh khấu hao không thể diễn ra một cách tùy tiện, không có kế
hoạch mà phải trên cơ sở các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn đãđược
xác định. Mặt khác, cần chúý rằng điều chỉnh tăng khấu hao tài sản cốđịnh sẽ

dẫn đến tăng chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cốđịnh trong giá thành sản
phẩm nên luôn luôn bị khống chế bởi giá thành sản phẩm.
2.1.2.Tích lũy tái đầu tư.
Tích lũy tái đầu tư luôn được các doanh nghiệp coi là nguồn cung ứng tài
chính quan trọng vì có các ưu điểm cơ bản sau:
- Doanh nghiệp hoàn toàn chủđộng sử dụng nguồn vốn này.
- Giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng vốn.
- Giúp doanh nghiệp tăng tiềm lực tài chính nhờ giảm tỉ lệ nợ/vốn.
- Càng cóý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện chưa
tạo được tín nhiệm với các nhà cung ứng tài chính.
Quy mô tự cung ứng vốn từ tích lũy tái đầu tư tùy thuộc vào hai nhân tố chủ
yếu là lợi nhuận thu được trong từng kỳ kinh doanh cụ thể và chính sách phân
phối lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp. Tổng số lợi nhuận cụ thểthu
được trong từng thời kỳ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, chất lượng hoạt
động kinh doanh của toàn doanh nghiệp trong thời kỳđó. Chính sách phân phối
lợi nhuận cũng tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, lợi nhuận thu được sẽ phải được sử dụng
vào các khoản sau: nộp tiền sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định, trả
các khoản phạt quy định không được tính vào chi phí kinh doanh, lập các
quỹđặc biệt, chia lãi cho các đối tác liên doanh. Phần còn lại dùng để lập các
quỹ doanh nghiệp gồm: quỹđầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính(10%), quỹ
dự phòng trợ cấp mất việc làm(5%), quỹ khen thưởng và phúc lợi(nhỏ hơn từ 2
- 3 tháng lương). Như vậy tích lũy tái đầu tư chủ yếu được lấy từ quỹđầu tư phát
triển,quỹ dự phòng tài chính, thường nguồn vốn từ quỹ này chẳng còn lại là bao
nhiêu sau khi trích nộp các khoản và các quỹ theo quy định .
Đối với công ty cổ phần, toàn bộ lợi nhuận sau thuế sẽđược dùng để trích lập
quỹ dự trữ bắt buộc (5% lợi nhuận) cho đến khi số dư quỹ bằng 10% vốn điều
lệ. Số còn lại phân phối vào các quỹ tái đầu tư phát triển, quỹ nghiên cứu phát
triển vàđào tạo, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ khen thưởng và phúc lợi, chia cổ tức.
Thường tỉ lệ trích lập quỹ tái đầu tư phát triển của các công ty cổ phần cao hơn

so với doanh nghiệp Nhà nước.
2.1.3.Điều chỉnh cơ cấu tài sản.
Do môi trường kinh doanh nhiều biến động, nhiệm vụ kinh doanh thay đổi
nên trong kinh doanh luôn diễn ra hiện tượng thừa loại tài sản này nhưng lại
thiếu loại tài sản khác. Điều chỉnh cơ cấu tài sản chính là việc kịp thời có giải
pháp bán các tài sản cốđịnh dư thừa, không sử dụng đến; mặt khác, trên cơ sở
thường xuyên kiểm tra, tính toán và xác định lại mức dự trữ tài sản lưu động,
ứng dụng mô hình dự trữ tối ưu nhằm giảm lượng lưu kho tài sản lưu động
không cần thiết, đảm bảo lượng lưu kho mỗi loại tài sản lưu động hợp lý.
Phương thức này tuy không làm tăng tổng số vốn sản xuất kinh doanh nhưng lại
có tác dụng rất lớn trong việc tăng vốn cho các hoạt động cần thiết trên cơ sở
giảm vốn ở những nơi không cần thiết.
Phương thức này cóưu điểm rất lớn là hoàn toàn do doanh nghiệp chủđộng,
không bị phụ thuộc vào bên ngoài; doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng trong
dài hạn với chi phí sử dụng vốn thấp. Mặt khác, sự nỗ lực tự cung ứng luôn
được coi là một yếu tốđể người cấp vốn bên ngoài xem xét khả năng cho vay
vốn.
Tuy nhiên phương thức này cũng có hạn chế cơ bản là quy mô cung ứng
vốn nhỏ và nguồn bổ sung luôn có giới hạn.
2.2.Nguồn cung ứng từ bên ngoài doanh nghiệp.
2.2.1. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Với hình thức cung ứng từ ngân sách Nhà nước doanh nghiệp sẽ nhận được
lượng vốn xác định từ ngân sách Nhà nước cấp. Thông thường hình thức này
không đòi hỏi nhiều điều kiện ngặt nghèo đối với doanh nghiệp được cấp vốn
như các hình thức huy động vôn khác.
Tuy nhiên, càng ngày hình thức cung ứng vốn từ ngân sách Nhà nước càng
bị thu hẹp cả về quy mô và phạm vi được cấp vốn. Hiện nay, đối tượng được
cung ứng theo hình thức này thường phải là doanh nghiệp Nhà nước được Nhà
nước xác định duy trìđểđóng vai trò chủđạo; các dựán đầu tưở những lĩnh vực

sản xuất hàng hóa công cộng, hoạt động công ích mà tư nhân không muốn hoặc
không có khả năng đầu tư; các dựán lớn có tầm quan trọng đặc biệt do Nhà
nước trực tiếp đầu tư.
2.2.2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước ngày càng đóng vai tròđáng kể trong giải quyết vấn đề vốn cho các dựán
phát triển sản xuất quy mô lớn. Mục đích của đầu tư tín dụng phát triển Nhà
nước là hỗ trợ các dựán đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một
số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.Nguồn
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc
giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các
đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay.
Chủđầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quảđầu tư, sử dụng tiết kiệm hơn.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quáđộ chuyển từ
phương thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dựán có
khả năng thu hồi vốn.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được thực hiện dưới ba hình thức :
+ Cho vay đầu tư phát triển với lãi suất ưu đãi.
+ Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Nguyên tắc tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước :
+ Hỗ trợ cho những dựán đầu tư có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc
một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tê lớn có hiệu quả kinh tế
- xã hội, bảo đảm hoàn trảđược vốn vay.
+ Một dựán có thểđồng thời được hỗ trợ theo hình thức cho vay đầu tư một
phần và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; hoặc đồng thời được cho vay đầu tư một phần
và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
+ Tổng mức hỗ trợ theo các hình thức không quá 85% vốn đầu tư của dựán.
+ Dựán vay vốn đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư phải được Quỹ hỗ trợ

phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi
quyết định đầu tư.
+ Chủđầu tư phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc và lãi vay theo
hợp đồng tín dụng đã ký.
Đây là một nguồn vốn cực kỳ quan trọng đối với các dựán phát triển sản
xuất quy mô lớn của các doanh nghiệp trong điều kiện khả năng huy động vốn
nội bộ thấp, tín dụng thương mại ngày càng khó khăn do lãi suất cao, mức tín
dụng thấp vàđiều kiện vay chặt chẽ. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhànước cóưu điểm là khối lượng tín dụng cấp lớn và luôn đi kèm các điều
khoản ưu đãi. Nhưng cũng có hạn chế làđối tượng vay phải nằm trong danh
mục ưu tiên cấp tín dụng đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định cho từng
thời kỳ và khối lượng tín dụng được cấp bị khống chế.
2.2.3.Gọi vốn góp qua phát hành cổ phiếu.
Gọi vốn góp qua phát hành cổ phiếu là hình thức doanh nghiệp được cung
ứng vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Khi có nhu cầu về vốn và lựa chọn
hình thức này,doanh nghiệp tính toán và phát hành cổ phiếu, bán trên thị trường
chứng khoán. Hình thức cung ứng vốn này cóđặc trưng cơ bản là tăng vốn mà
không làm tăng nợ của doanh nghiệp bởi những người sở hữu cổ phiếu trở
thành cổđông của doanh nghiệp. Vì lẽđó nhiều người coi hình thức này là nguồn
cung ứng nội bộ.
Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp được phép khai thác nguồn vốn
này mà chỉ những doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu theo quy định
của pháp luật (công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn) và doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Hình thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu cóưu điểm là tập hợp
được lượng vốn lớn ban đầu và dễ tăng vốn trong quá trình kinh doanh, quyền
sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn một cách tương đối nên bộ máy quản trị
doanh nghiệp được toàn quyền chủđộng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
Việc tài trợ bằng vốn cổ phần không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động
được mà sẽ chia cổ tức cổ phần cho các chủ sở hữu nếu doanh nghiệp có lợi

nhuận, lợi tức cổ phần chia cho các cổđông tùy thuộc vào quyết định của Hội
đồng quản trị và nó thay đổi theo mức lợi nhuận mà công ty đạt được.Doanh
nghiệp không thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh, bởi vốn huy động là của các
chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, hình thức gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu cũng có hạn chế
là doanh nghiệp phải có nghĩa vụ công khai hóa thông tin tài chính theo Luật
doanh nghiệp; khi thừa vốn không hoặc chưa sử dụng đến doanh nghiệp không
thể hoàn trả lại được, vì vậy khi có nhu cầu gọi vốn qua phát hành cổ phiếu đòi
hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng tính toán, cân nhắc và doanh nghiệp có thể mất
quyền kiểm soát nếu không quản lýđược số lượng cổ phiếu mình phát hành. Mặt
khác, hình thức huy động này cũng bị khống chế về số lượng dựa trên năng lực
tài chính và kết quả kinh doanh của công ty, đồng thời do có thể làm giảm cổ
tức nên doanh nghiệp phải có quy mô lớn, hứa hẹn lợi nhuận cao mới dễ bán
được cổ phiếu phát hành trên thị trường.
2.2.4.Huy động vốn từ nội bộ cán bộ công nhân viên.
Đây là hình thức huy động vốn mới được sử dụng rông rãi trong các doanh
nghiệp. Trước đây các doanh nghiệp thường ít quan tâm tới nguồn vốn này vì
nghĩ lượng vốn huy động không đáng kể, nhưng do những khó khăn trong vấn
đề huy động vốn nên nguồn vốn này đang được khuyến khích sử dụng. Căn cứ
vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp, căn cứ vào vị trí chức vụ của cán bộ công
nhân viên, doanh nghiệp đề ra chính sách huy động vốn từ cán bộ công nhân
viên với mức quy định tối thiểu cho từng đối tượng. Nguồn vốn này cóưu điểm
là huy động vốn nhàn rỗi trong CBCNV nên chi phí vốn thấp, thường vốn huy
động theo hình thức này được trả lãi suất theo tỉ lệ lãi suất tiền gửi tiết kiệm,
tránh được những thủ tục phức tạp cũng như chi phí khi huy động vốn từ các
nguồn khác. Nhưng nguồn vốn này cũng luôn mang đặc điểm là khối lượng vốn
huy động được hạn chế.
2.2.5.Vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn.
Hình thức vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn là hình
thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng: doanh nghiệp phát hành lượng vốn

cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường là có kỳ hạn xác định và bán cho
công chúng. Khác với hình thức phát hành cổ phiếu, hình thức huy động vốn từ
trái phiếu mang đặc trưng rất cơ bản là tăng vốn gắn với tăng nợ của doanh
nghiệp.
Vay vốn bằng cách này có những ưu điểm chủ yếu là : có thể thu hút được
một số lượng vốn lớn cần thiết, chi phí kinh doanh vốn thấp hơn so với vay
ngân hàng, không bị người cung ứng kiểm soát chặt chẽ như vay ngân hàng và
doanh nghiệp có thể lựa chọn loại trái phiếu thích hợp với yêu cầu của mình.
Tuy nhiên, hình thức huy động vốn từ phát hành trái phiếu cũng có những
hạn chế nhất định. Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc các kỹ
thuật tài chính để tránh áp lực nợđến hạn và vẫn có lợi nhuận, đặc biệt khi kinh

×