LỜI MỞ ĐẦU
Những thành tựu về kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là
rất ấn tượng, GDP tăng ở mức cao qua nhiều năm liên tục, môi trường
chính trị xã hội ổn định, tạo được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà đầu tư
quốc tế. Tuy nhiên, để gia tốc phát triển kinh tế nhằm tránh nguy cơ tụt hậu
đòi hỏi phải thu hút vốn đầu tư cho phát triển với quy mô và tốc độ nhanh
hơn nữa.
Trong bức tranh tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam những năm
gần đây có đóng góp không nhỏ của khu vực đầu tư nước ngoài. Đối với
một thị trường mới nổi như Việt Nam, khi mà dòng vốn đầu tư gián tiếp
(FPI) vẫn còn là những con số khiêm tốn thì sự đóng góp to lớn này được
mang đến từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI.
Tuy nhiên, cùng với lợi ích to lớn mà các dòng vốn đem lại thì kèm
theo đó là không ít các mặt trái đem lại ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến
nền kinh tế mà cả những vẫn đề xã hội. Trong quá trình hội nhập và phát
triển kinh tế, Việt Nam cũng đang nỗ lực thu hút FDI nhưng mục tiêu vẫn
phải đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững, thì vấn đề kiểm soát FDI lại
càng trở nên cần thiết. Việc nhận định đúng bản chất của FDI cùng với sự
cần thiết của việc hiểu biết về thực trạng kiểm soát FDI là lý do thực hiện
đề tài nghiên cứu: “Thực trạng kiểm soát nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam.”
Đề tài được bố cục theo 04 phần với nội dung cụ thể như sau :
Phần I : Lý luận chung về nguồn vốn FDI và kiểm soát FDI
Phần II : Thực trạng kiểm soát nguồn vốn FDI tại Việt Nam
Phần III : Đánh giá kinh tế Việt Nam với quá trình kiểm soát vốn FDI
Phần IV : Kết luận
1
Phần I : Lý luận chung về nguồn vốn FDI và
kiểm soát FDI
1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI
1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong giới kinh tế học hiện nay, có rất nhiều khái niệm về FDI :
- Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như
sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp,
cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở
kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là
"công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công
ty
- Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản
đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh
tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại
một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều
ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
- Theo luật đầu tư Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam
chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí
nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định
của luật này”
2
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau :
(FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá
nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản
xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản
lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
1.2 Đặc điểm của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định cuả dự
án đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định.
- Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư.
Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư
trong vốn pháp định của dự án.
- Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia
cho các bên theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước
sở tại và trả lợi tức cổ phần nếu có.
- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp
mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc
mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiếp với nhau.
1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều
bên (gọi là hợp danh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả cho
mỗi bên để tiến hành đầu tư vào Việt Nam mà không thành lập một pháp
nhân.
1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên nước
ngoài hợp tác với nước nước chủ nhà, cùng góp vốn, cùng kinh doanh,
3
cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp
liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có
tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước nhận đầu tư.
1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do các
nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Tự quản lý và tự chịu trách
nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài được thành lập theo hình thức của công ty trách nhiệm hữu hạn
có tư cách pháp nhân
1.3.4 Các hình thức khác
Bên cạnh các hình thức đầu tư chủ yếu trên thì FDI còn được đầu tư
thông qua các hình thức khác như đầu tư theo hợp đồng BOT, Đầu tư thông
qua mô hình công ty mẹ và Công ty con (Holding company), hình thức
công ty cổ phần, hình thức chi nhánh công ty nước ngoài, hình thức công ty
hợp danh, hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)
1.4Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.4.1 Đối với nước nhập khẩu vốn
1.4.1.1 Tác động tích cực
FDI là nguồn hỗ trợ cho phát triển, giải quyết tạm thời tình trạng
thiếu vốn
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt
về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém
phát triển. FDI khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các
nước nhận đầu tư. Không như vốn vay nước đầu tư chỉ nhận một phần lợi
nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa
lượng vốn này còn có lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ. Thời hạn trả nợ
4
vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư,
còn thời hạn vốn FDI thì linh hoạt hơn.
FDI là cầu nối cho quá trình chuyển giao công nghệ từ nước xuất
khẩu vốn đến nước nhập khẩu
Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện
đại, kỹ sảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước
nào đó, chủ đầu tư không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả
vốn hiện vật như máy móc thiết bị, nhuyên vật liệu....(hay còn gọi là cộng
cứng) trí thức khoa hoạch bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường ...
(hay còn gọi là phần mềm.) Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn
bản nhất đối với nước nhận đầu tư. FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề
mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có
tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, dịch chuyển cơ cấu kinh
tế, ta nhanh của các nước nhận đầu tư. FDI đem lại kinh nghiệm quản lý,
kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận
đầu tư, thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa
làm. FDI còn mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi
tiếp nhận công nghệ của các nước nhận đầu tư. FDI còn thúc đẩy các nước
nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình
độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài.
Đẩy nhanh tiến trình hội nhập vốn của nước tiếp nhận vốn với
nền kinh tế thế giới và FDI là nhân tố tác động mạnh đến quá
trình hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường đầu tư.
Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông
qua việc nộp thuế của các đơn vị đầu tư và tiền thu tư việc cho thuê
đất ....
FDI đóng góp cải thiện cán cân quốc tế cho nước tiếp nhận đầu
tư. Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất
5
ra các sản phẩm hướng vào xuất khẩu phần đóng góp của tư bản
nước ngoài và việc phá triển xuất khẩu là khá lớn trong nhiều nước
đang phát triển.
Về mặt xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm
việc mới, thu hút một khối lượng đáng kể người lao động ở nước
nhận đầu tư vào làm việc tại các đơn vị của đầu tư nước ngoài.
Điều đó góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp
vốn là một tình trạng nan giải của nhiều quốc gia. Đặc biệt là đối
với các nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong
phú nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng được. Thì đầu
tư trực tiếp nước ngoài được coi là chìa khóa quan trọng để giải
quyết vấn đề trên đây.
Tuy nhiên sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong nước nhận
đầu tư thụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước
đó.
1.4.1.2 Tác động tiêu cực:
Tạo ra 1 cơ cấu kinh tế bất hợp lý
Do đầu tư chỉ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận nên nhà đầu tư chỉ bỏ
vốn vào những ngành có tỷ suất sinh lời cao, dẫn đến hiện tượng FDI
không được phân bổ đều, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã
hội.
Chuyển giao công nghệ lạc hậu:
Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở phần trên,chúng ta đã đề cập đến một nguy cơ là nước
tiếp nhận đầu tư sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công ty nước
ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc
thiết bị cũ. Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho
các nước nhận đầu tư như là:
6
• Khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó.
Do đó nước đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp
trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong
việc chia lợi nhuận.
• Gây tổn hại môi trường sinh thái. Do các công ty nước ngoài bị
cưỡng chế phải bảo vệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở
các nước công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước
ngoài họ muốn xuất khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp
cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu.
Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của
các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Chi phí tiếp nhận vốn đầu tư trở nên rất đắt đỏ do để thu hút vốn
các nước nhận đầu tư đó phải áp dụng nhiều chính sách ưu đãi như
miễn thuế, giảm thuế…
Xét về khía cạnh cạnh tranh: các doanh nghiệp trong nước thường
có tính cạnh tranh kém hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và trình độ quản lý.
Do vậy trong cuộc chiến giành thị phần các doanh nghiệp trong
nước thường là người thua cuộc dẫn đến hoạt động kém hiệu quả
hoặc phá sản làm cho lao động thất nghiệp gia tăng.
Về mặt xã hội : Khu vực có được FDI phần lớn là các khu công
nghiệp đòi hỏi diện tích rộng lớn dẫn đến một thành phần dân cư
đó mất đất (dùng để xây dựng khu công nghiệp…). Ngoài ra đầu tư
trực tiếp nước ngoài có thể làm tăng tình trạng phân hóa giàu
nghèo, sự di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị gây ra sự xáo trộn
xã hội pha trộn về văn hóa…
Những mặt trái của FDI không có nghĩa là phủ nhận những lợi
thế cơ bản của nó mà chúng ta chỉ lưu ý rằng không nên quá hy vọng vào
7
FDI và cần phải có những chính sách, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu
để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Bởi
vì mức độ thiệt hại của FDI gây ra cho nước chủ nhà nhiều hay ít lại phụ
thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực, trình độ quản lý, trình độ chuyên
môn của nước nhận đầu tư.
1.4.2 Đối với nước xuất khẩu vốn
1.4.2.1 Tác động tích cực
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư do tận dụng được các
nguồn lực sản xuất, khai thác được các ưu thế về điều kiện tự
nhiên, nhân công của nước nhận đầu tư làm giảm chi phí kinh
doanh, tăng lợi nhuận.
Đầu tư nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp hưởng ưu đãi từ
nước nhận đầu tư nên tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch, đẩy
mạnh sản xuất và xuất khẩu, do đó có khả năng bành trướng sức
mạnh về kinh tế, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Thông qua việc chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư
mà những nước đi đầu tư có thể chuyển giao được các công nghệ
đã lỗi thời với nước họ, vừa tạo đầu ra cho công nghệ lại vừa thu
được lợi nhuận.
Kích cầu cho nước xuất khẩu vốn: từ việc tạo được đầu ra cho
công nghê, các nước này sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm ra các công
nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới
1.4.2.2 Tác động tiêu cực
Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro cao nếu không tìm hiểu kĩ về môi
trường đầu tư của nước sở tại.
8
Có thể xảy ra chảy máu chất xám nếu trong quá trình chuyển giao
chủ đầu tư để mất bản quyền sở hữu công nghệ và bí quyết sản
xuất.
Mất việc làm cho lao động ở nước nhà.
9
2 . Kiểm soát vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1 Khái niệm kiểm soát nguồn vốn FDI
Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ
dưới nhiều hình thức khác nhau để tác động (hạn chế) lên dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào trong nước để nhằm đạt “mục tiêu nhất định” của
Chính phủ.
2.2 Vai trò của việc kiểm soát FDI
Kiểm soát FDI cho phép tiếp cận nguồn FDI trong phạm vi có thể
kiểm soát được, giúp chính phủ hoàn thành chính sách kinh tế vĩ
mô và tăng kinh nghiệm quản lý.
Kiểm soát dòng FDI là biện pháp hữu hiệu, vừa cho phép dòng
FDI vào tạo cơ hội hoàn thiện thị trường trong nước, vừa ngăn
ngừa các tác động tiêu cực của nó.
Kiểm soát FDI tạo ra được một cơ chế bảo hiểm ngoại hối ngầm để
bảo vệ sự ổn định tài chính – tiền tệ của một quốc gia trong bối
cảnh kinh tế biến động đầy phức tạp và rủi ro.
Đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển, khi mà chưa có nhiều
kinh nghiệm đối với nguồn vốn nước ngoài thì việc thả lỏng nguồn vốn sẽ
mang lại những hậu quả khôn lường. Đối với Việt Nam, ngay từ ban đầu
khi thực hiện các chính sách thu hút FDI thì đi kèm theo đó cũng chính là
các biện pháp kiểm soát để tránh được các tác động xấu mà FDI mang lại.
Nội dung vấn đề kiểm soát, thành tựu đạt được hay những hạn chế còn tồn
tại, tất cả được thể hiện trong bức tranh thực trạng kiểm soát FDI tại Việt
Nam.
10
PHẦN II : THỰC TRẠNG VIỆC KIỂM SOÁT
NGUỒN VỐN FDI TẠI VIỆT NAM
1. Quan điểm về kiểm soát FDI của Việt Nam
Kiểm soát vốn đầu tư đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một số quan
điểm cho rằng kiểm soát vốn là đi ngược với tiến trình việc tự do hóa tài
chính, một số lại ủng hộ quan điểm cho rằng nên thực hiện kiểm soát vốn
để hạn chế những tổn thất cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trước diễn biến kinh
tế ngày càng phức tạp, các dòng vốn có xu hướng ồ ạt chảy vào các thị
trường mới nổi, và mong muốn theo đuổi chính sách kinh tế độc lập của
chính phủ đã đề ra yêu cầu phải kiểm soát nguồn vốn trở thành yếu tố quan
trọng hàng đầu để bảo vệ nền kinh tế của một quốc gia.Trong dòng chảy
của vốn nước ngoài vào Việt Nam hiện nay, thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp
FDI mang một tỷ trọng rất lớn, cùng với tỷ trọng lớn đó là vai trò có tính
quyết định tới sự phát triển kinh tế. Vì vậy, các biện pháp thực hiện kiểm
soát vốn FDI đóng vai trò hết sức quan trọng.
Chính sách kiểm soát FDI được thể hiện rõ nét thông qua Nghị định
160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 (Nghị định về quản lý ngoại hối).
Để thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài phải mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại
một tổ chức tín dụng được phép, đồng thời phải đóng tài khoản vốn đầu tư
trực tiếp bằng ngoại tệ đã mở ở tổ chức tín dụng trước đó và chuyển toàn
bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được chuyển ra
nước ngoài vốn điều lệ, vốn đầu tư trực tiếp, vốn vay, lãi và chi phí vay
nước ngoài các nguồn thu hợp pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng
11
ngoại tệ, được sử dụng nguồn thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp bằng đồng
Việt Nam mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước
ngoài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mua được ngoại tệ thông qua tài
khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ.
2. Quá trình kiểm soát FDI tại Việt Nam
Thu hút FDI của Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới; riêng ở châu Á,
Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ. Dòng chảy của nguồn vốn này
vào Việt Nam không ổn định, năm nhiều năm ít, lúc trồi lúc sụt do nhiều
yếu tố, trong đó lệ thuộc vào sự quyết tâm đổi mới và hội nhập kinh tế thế
giới của Việt Nam là quyết định. Suốt thời gian dài từ đó đến nay đã có
khoảng 11.000 dự án được cấp giấy phép, tổng mức vốn đăng ký trên 163
tỷ USD nhưng tổng vốn thực hiện đạt chỉ khoảng 35%, chưa kể số dự án bị
rút giấy phép hoặc đề nghị rút giấy phép.
Quá trình kiểm soát FDI những năm gần đây có thể thông qua các
giai đoạn chính sau:
2.1 Giai đoạn 2000 – 2002
Trước tình hình FDI vào Việt Nam liên tục suy giảm (49% năm 1997,
16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính
châu Á) , nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thu hút và triển khai FDI. Chính phủ đã ban hành một loạt các
văn bản để thu hút đầu tư như: Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 quy định
12