Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chương I Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.11 KB, 9 trang )

Chương I Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố
Hà Nội.
I: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc thu hút
FDI vào Hà Nội.
1. Điều kiện tự nhiên.
Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu
não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế
và giao dịch quốc tế của cả nước.
Là nơi có tình hình an ninh chính trị ổn định, được Unesco trao tặng “ Thành phố vì
hoà bình” Hà nội có lợi thế rất lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư, như lầ Hà nội có
những đặc thù : cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, văn hoá phát triển hơn; có nguồn nhân lực
chất lượng cao hơn; tập trung nhiều loại hình doanh nghiệp hơn; tập trung nhiều tổ chức
kinh tế xã hội, nghề nghiệp hơn v.v.. đây là những lợi thế quan trọng của Hà Nội sau
khi gia nhập WTO. Những lợi thế này sẽ giúp Hà Nội có thể gia tăng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào Hà Nội hơn,và do vậy sẽ phát triển hơn.Hà Nội nằm trên châu thổ Sông
Hồng là trung tâm của miền Bắc Việt nam là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về
kinh tế, văn hoá, thương mại giao dịch quốc tế và du lịch.
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53'
đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o 02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Bắc
Thái ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam
và phía tây. Hà Nội có diện tích tự nhiên 918,1 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc
xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Điểm cao nhất
là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia
Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng
bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để
trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan
trọng của cả nước.
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt
đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng
nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có
nhiệt độ cao. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai


mùa nóng, lạnh. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10)
cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông.
Địa hình Hà Nội tương đối bằng phẳng, được bồi tích phù sa dầy của phù sa đệ tứ
trung bình là 90-120 m. Vùng đồi núi của Hà Nội và vùng phụ cận có thể tổ chức nhiều
loại du lịch và phát triển chăn nuôi… Ở phía Bắc và Tây – Tây Bắc của Thủ đô có
điều kiện và diện tích rất thuận lợi cho việc phân bố công nghiệp đẻ giãn bớt sự tập
trung quá mức cho nội thành và liên kết hình thành vùng phát triển ở Bắc Bộ.
Nguồn nước ngầm của Hà Nội tương đối dồi dào (Hà Nội có khả năng khai thác
nước ngầm khoảng 1triệu m3/ngày đêm), có thể đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất
kinh doanh với qui mô lớn.Hà nội có 36 nhà máy nước, nguồn cung cấp nước rất dồi
dào, ổn định từ song hồng và song đuống đảm bảo phục vụ đầy đủ cho sinh hoạt và sản
xuất,đặc biệt là sản xuất công nghiệp.Nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi
dào. Chất lượng nước ngầm tốt đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt và nước phục vụ
sản xuất công nghiệp.Giá nước kinh doanh dịch vụ và cho người nước ngoài:
0.43USD/m3. Giá nước dùng cho sản xuất, cơ quan bệnh viện, trường học: 0.2
USD/m3. Nước sinh hoạt: 0,10 USD/m3.
Nhờ có vị trí cấu trúc đặc biệt, nơi qui tụ nhiều đới kiến tạo. khoáng sản của Thủ đô
Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng. Trên tổng diện tích khoảng 32000
km2 của Hà Nội và vùng phụ cận đã pát hiện trên 500 mỏ và diểm quặng của gần 40
loại khoáng sản khác nhau, Nhiều loại có trữ lượng và chất lượng có thể đáp ứng nhu
cầu xây dựng và phát triển các cơ sở kinh tế - công nghiệp của Hà Nội .
2. Điều kiện kinh tế xã hội:
Hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển. Các loại hình giao thông như đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ, đường hang không đồng bộ đã hình thành nên mạng lưới giao
thông vận tải rộng khắp nối liền các tỉnh, các địa phương trong cả nước và tới các nước
trên thế giới. Đặc biệt là cảng hang không quốc tế nội bài là trung tâm không lưu của
khu vực vận tải hang không phía bắc với 44 chuyến bay quốc tế và nội địa một ngày,
phục vụ 1.5 triệu lượt khách mỗi năm. Quốc lộ 1 nối liền Bắc Nam, quốc lộ 5 nối liền
cảng biển quốc tế Hải Phòng với Hà Nội. Cảng khuyến lương và cảng Phà Đen cho
phép tàu có trọng tải 2000-3000 tấn cập cảng. Là đầu mối của 5 tuyến đường sắt, trong

đó có 2 tuyến quốc tế, khoảng 50-60% lượng hang hoá cung cấp cho Hà Nội, 30-40%
lượng hang hoá của HN đi tới các vùng khác trong cả nứơc được vận chuyển bằng
đường sắt.
Hệ thống điện ổn định, gần nhà máy thuỷ điện hoà bình và nhà máy nhiệt điện Phả
Lại, mạng lưới điện rộng khắp, nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, cung cấp điện
liên tục, ổn định. Mạng lưới viễn thông đựơc trang bị hiện đại, hoà mạng với hệ thống
viễn thông toàn cầu. Mạng lưới điện đã được nâng cấp đảm bảo nguồn cung cấp ổn
định liên tục. Giá điện sinh hoạt: 0,10 USD/KWh, giá điện sản xuất: 0,09 USD/KWh và
điện trong khu công nghiệp: 0,08 USD/KWh.
Mạng lưới viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp
quang và đã hoà mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu. Cước điện thoại quốc tế: 1,3
USD/phút. Giá cước tuy vẫn còn cao, song hy vọng sẽ giảm nhiều vào cuối năm 2002
khi Việt nam có được vệ tinh riêng của mình.
Là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức
quốc tế, Hà Nội có lợi thế rất lớn trong việc hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối
ngoại.
Về tiềm lực tài chính, Hà Nội đứng thứ hai của cả nước về tiềm năng và thực tế huy
động các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội ,bao gồm cả vốn trong nước
và ngoài nước , vốn ngân sách và ngoài ngân sách, vốn tập trung và phi tập trung, vốn
dài hạn và ngắn hạn…
Nguồn vốn của Hà Nội gồm có :
+ Nguồn vốn bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm.
+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
+ Nguồn tài chính huy động từ hoạt động của hệ thống ngân hàng, tín dụng.
+ Nguồn tài chính huy động từ phát hành trái phiếu.
+ Nguồn tài chính do bản thân các đơn vị kinh tế tự huy động.
+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
+ Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs)
+ Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

Vốn huy động trong nước và vốn từ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nội trong những năm qua đều có mức tăng đáng kkể. Giai đoạn 1996 – 1998 : trên
địa bàn thành phố tổng số vốn huy động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội là 59
559.7 tỷ đồng( năm 1996 : 17 334.3 tỷ đồng. Năm 1997 : 20 744.2 tỷ đồng. Năm 1998 :
21 400.8 tỷ đồng), bình quân mỗi năm huy động 19 750 tỷ đồng, trong đó : nguồn vốn
huy động trong nước là : 36 219.5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61.12% tổng nguồn vốn huy
động. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất : 30.84% ), và có xu
hướng tăng nhanh. Nguồn vốn từ ngân sách hàng năm chiếm khoảng : 10.42%. Nguồn
huy động thêm từ các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh khoảng 18 %, còn các
nguồn huy động trong dân chiếm tỷ trọng nhỏ.
Hà Nội là một trong những thành phố có nền giáo dục và đào tạo phát triển nhất.
Hiện tại có 27 trường công nhân kỹ thuật và đào tạo nghề với hơn 10.000 học viên, 32
trường cao đẳng và đại học với trên 30.000 sinh viên, 3 trường quốc tế. Điều này sẽ
giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt được các chi phí đào tạo khi đầu tư vào Hà
Nội.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hà Nội trên 11%, cao hơn 3% tốc độ tăng
trung bình của cả nước. Mức thu nhập của người dân cao, GDP bình quân đầu người
18.2 triệu VND/người, thị trường rộng lớn với dân số 3.118 nghìn người cũng như tâm
lý và cơ cầu tiêu dùng của nhân dân tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản
phẩm đầu ra.
Tiền thuê đất tại Hà Nội được chia làm 4 nhóm, từ 0,06 USD/m2/năm đến
12/USD/m2/năm và được ổn định ít nhất 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất. Khi
điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần trước. Trường
hợp thuê nhà xưởng, nhà đầu tư chỉ phải trả tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê. Bên
cho thuê có trách nhiệm trả tiền thuê đất cho nhà nước. Mức tiền thuê nhà xưởng
khoảng từ 1-2 USD/m2/tháng. Chi phí thuê văn phòng từ 10-25 USD/m2/tháng.
Ngoài những thuận lợi trên, Hà Nội còn có tiềm năng cơ bản khác như tình hình an
ninh, chính trị ổn định, thị trường rộng lớn, qui hoạch tổng thể ổn định đến năm 2020,
thời gian cấp giấy phép đầu tư nhanh, có truyền thống văn hoá lâu đời và 5 khu công
nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Tóm lại, Hà Nội có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội rất thuận lợi để thu hút
đầu tư trực tiếp nứơc ngoài.Thu hút FDI sẽ tạo ra động lực lớn phát triển kinh tế của thủ
đô nói riêng và nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN nói chung.Hà Nội sẽ xây dựng
được các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung hiện đại với các ngành nghề sản
phẩm có tính cạnh tranh, các đô thị hiện đại xứng tầm với các thủ đô trên thế giới. Tăng
cường thu hút FDI sẽ giúp HN trở thành trung tâm kinh tế ngày càng có uy tín trong
khu vực và nhanh chóng đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra.Muốn
vậy chúng ta cần tìm hiểu một số vấn đề về đàu tư trực tiếp nước ngoài.
II. Một số vấn đề lý luận về FDI.
1. Khái niệm.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc làm đầu tư nước ngoài bỏ vốn để thiết lập
cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành quản lý, điều hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh đó nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh của Việt Nam ngay 31/7/2000 :
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào
khác của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam để trực tiếp tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm thu lơị nhuận theo hình thức của Luật đầu tư nước ngoài”.
Như vậy cho dù các khái niệm về FDI có khác nhau nhưng hoạt động này đề dựa
trên một mục đích cuôí cùng là lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
2. Đặc điểm.
* Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định,
tùy theo luật đầu tư của mỗi nước.
* Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp 100% vốn thì
doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.
* Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động
kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.
* FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại từng phần
hay toàn bộ doanh nhgiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sát nhập
các doanh nghiệp với nhau.
* FDI được thực hiện ít chịu phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước chủ đầu

tư và nước sở tại.
* FDI được thực hiện theo cơ chế thị trường tức là ở đâu có môi trường đầu tư thuận
lợi, lợi nhuận cao thì sẽ có nhiều dự án .

×