Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Bản chất của hiệu quả kinh doanh và những chỉ tiêu đánh giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.3 KB, 28 trang )

Bản chất của hiệu quả kinh doanh và những chỉ tiêu
đánh giá
1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Đối với mỗi doanh nghiệp, hoạt động trong nền kinh tế khác nhau và mỗi
thời kỳ khác nhau lại có một mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, trong nền kinh tế
thị trưòng ở nước ta hiện nay mục tiêu bao trùm lên tất cả mục tiêu của mọi
doanh nghiệp chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mình.
Vậy hiệu quả kinh doanh là gì?. Để hiểu về hiệu quả kinh doanh, trước hết
ta đi tìm hiểu về hiệu quả nói chung. Từ trước đến nay, đã có nhiều cách hiểu
khác nhau về hiệu quả. Mỗi nhà kinh tế học khi đứng trên mỗi góc độ khác nhau
lại đưa ra một cách hiểu khác nhau về hiệu quả.
Theo P.Samerelson và W.Nordhous trong cuốn Kinh tế học xuất bản năm
1991 thì: “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một
loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác”. Quan
điểm này thực chất là đề cập đến khía cạnh phân bổ và sử dụng nguồn lực của
nền sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Khi đó, sự phân bổ là tối
ưu, không có một sự phân bổ nào có thể mang lại cho nền kinh tế một kết quả
tốt hơn. Có thể nói mức hiệu quả mà tác giả đưa ra là mức hiệu quả lý tưởng và
là mức hiệu quả cao nhất mà không có mức nào cao hơn.
Cũng trong cuốn Kinh tế học xuất bản năm 1991 thì nhà kinh tế học
Manfred Kuhn lại cho rằng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết
quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí”. Đây thực chất chỉ là một biểu hiện
về bản chất chứ không phải là khái niệm của hiệu quả kinh doanh.
Ngành thép cũng như tất cả các ngành sản xuất khác đều quan tâm tới hiệu
quả kinh doanh của mình. Do đó tổng hợp những khái niệm trên có thể đưa ra
một khái niệm phản ánh tương đối đầy đủ những khía cạnh của hiệu quả kinh
doanh được áp dụng trong cả ngành thép và các ngành sản xuất khác như sau:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và chi phí các nguồn
lực trong quá trình sản xuất và tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.


Như vậy, hiệu quả kinh doanh là thước đo rất quan trọng của sự tăng
trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế
của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Từ những khái niệm trên có thể hiểu về
bản chất của hiệu quả kinh doanh như sau:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phán ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực sẵn có của DN để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao
nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục
tiêu của DN và được thể hiện qua công thức sau:
Mục tiêu hoàn thành
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh
Với quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi
phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu
trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không
thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như
thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nào để đạt
hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí như thế nào, có
những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi phí ta cần
phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn
thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho doanh nghiệp ngày càng giữ được vị trí trên
thương trường.
Đối với ngành sản xuất thép, hiệu quả kinh doanh đạt được trước hết được
thể hiện qua sản lượng và chất lượng thép sản xuất ra, với sự đa dạng về chủng
loại và sự đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó, cũng cần phải sử dụng các
nguồn lực một cách hợp lý như nguyên nhiên vật liệu (phôi thép, dầu đốt lò,
điện…), vốn, chi phí khác (chi phí nhân công, chi phí bán hàng, chi phí quản
lý…).
Xuất phát từ khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh như trên thì
vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và các công
ty thép nói riêng là gi?

Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu đựơc. Nó
là cơ sở để tái sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp đồng
thời cũng là cơ sở để mở rộng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động
trong nền kinh tế thị trường thì hiệu quả kinh doanh đóng vai trò càng quan
trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp còn lấy hiệu quả kinh doanh làm căn cứ để phân tích và đánh giá trình
độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh để
từ đó có những điều chỉnh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp lên một mức cao hơn, giúp doanh nghiệp ngày càng đứng vững
trên thị truờng cạnh tranh đầy khốc liệt.
Đối với doanh nghiệp sản xuất thép cũng vậy, tham gia trong một ngành
sản xuất đang có nhiều cơ hội phát triển trong điều kiện hiện nay đặc biệt là khi
Việt nam gia nhập WTO thì cơ hội phát triển cho ngành thép lại càng nhiều.
Nhưng cũng chính những cơ hội phát triển đó lại làm cho tính chất cạnh tranh
của ngành ngày càng khốc liệt hơn. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải nâng
cao hiệu quả kinh doanh của mình nếu như không muốn bị tụt hậu, không muốn
bị đối thủ cạnh tranh loại khỏi thương trường. Do đó, đối với những doanh
nghiệp sản xuất thép thì vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh lại càng trở nên
quan trọng hơn nhiều trong điều kiện hội nhập như hiện nay.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ thống chỉ tiêu này được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp trong
việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình hình của từng
doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong số các chỉ tiêu trong hệ thống sau.
2.1. Chỉ tiêu tổng quát.
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí đầu vào
Kết quả đầu ra có thể được đo bằng chỉ tiêu hiện vật như số lượng sản
phẩm sản xuất ra tính theo đơn vị của sản phẩm sản xuất ra hay có thể được tính

bằng đơn vị giá trị như tiền hoặc các đơn vị giá trị khác.
Chi phí đầu vào cũng vậy, có thể được đo bằng đơn vị hiện vật như số
lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất, số lượng nhiên liệu để sản xuất. Nhưng
cũng có thể được đo lường bằng đơn vị giá trị mà cụ thể là số tiền chi trả cho
việc mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất…
Ý nghĩa: Hiệu quả kinh doanh phản ánh số kết quả đầu ra đạt được trên
một đồng chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Cùng với một lượng
chi phí cho sản xuất doanh nghiệp nào có nhiều kết quả đầu ra hơn là doanh
nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao hơn.
2.2. Chỉ tiêu cụ thể.
Hệ thống chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
được xếp theo thứ tự quan trọng như sau:
2.2.1. Lợi nhuận.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biếu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm
thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình
sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt
động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của
sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định…
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế
quốc dân và doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập
của ngân sách nhà nước, thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ
sở đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế - xã hội. Một bộ phận lợi nhuận
khác, được để lại để doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao
động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.
Tuy nhiên, theo công thức tính lợi nhuận như trên ta có thể thấy, lợi nhuận

tăng khi hoặc doanh thu tăng hoặc chi phí giảm hoặc khi doanh thu tăng đồng
thời chi phí giảm. Doanh thu phụ thuộc vào hai yếu tố là tổng sản lượng và giá
bán. Nếu như doanh thu tăng do tổng sản lượng tiêu thụ tăng thì là một tín hiệu
tốt, khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được là tương đối hiệu quả.
Nhưng khi giá bán tăng làm tăng doanh thu của doanh nghiệp thì còn tuỳ
thuộc vào việc tăng giá trên là do sản phẩm của doanh nghiệp vượt trội lên về
mẫu mã và chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh. Hay việc tăng giá bán là do
lạm phát, do đầu cơ hay một vài nguyên nhân khác. Nếu như việc tăng giá bán
vì những lý do sau thì quả thực hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thực sự chưa tốt mặc dù lợi nhuận vẫn tăng.
Trong hai năm vừa qua, năm 2006 và 2007 các doanh nghiệp sản xuất thép
lợi dụng tình hình khan hiếm thép xây dựng tăng cao đã đầu cơ tích trữ chờ khi
giá tăng mới đem ra bán. Do đó, sinh ra tình trạng một số doanh nghiệp sản xuất
thép không cần làm gì cũng có lãi. Hiện tượng này làm cho chỉ tiêu lợi nhuận
phản ánh không đúng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên một
nhược điểm của chỉ tiêu lợi nhuận là bị bóp méo bởi giá cả của sản phẩm sản
xuất ra.
2.2.2. Doanh thu.
Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ * giá bán.
Cũng giống như chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu doanh thu là một chỉ tiêu phản
ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu tăng góp phần làm chi lợi
nhuận tăng. Nhưng không phải lúc nào doanh thu tăng cũng chứng tỏ doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả. Doanh thu tăng nhiều khi do giá bán trên thị
trường nhưng giá bán tăng có thể do một số tác động như lạm phát, đầu cơ…
những yếu tố này làm cho doanh thu tăng nhưng hoạt động của doanh nghiệp lại
không hiệu quả.
Hơn nữa, khi sản lượng tăng thì cũng làm cho doanh thu tăng nhưng lợi
nhuận chưa chắc đã tăng lên vì sản lượng tăng nhiều khi kéo theo chi phí tăng,
trong một vài trường hợp tốc độ tăng chi phí có thể lớn hơn tốc độ tăng doanh
thu và vì thế lại làm cho lợi nhuận giảm.

Vì thế, khi đánh giá chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp phải có sự xem
xét một cách đồng bộ tất cả những vấn đề trên.
Cũng giống như lợi nhuận, hai năm gần đây doanh thu của các doanh
nghiệp sản xuất thép liên tục gia tăng mặc dù có những công ty không hề tăng
sản lượng do giá thép xây dựng tăng cao. Mặt khác, giá thép tăng nhiều khi
không phải thực sự do khan hiếm mà chỉ do sự đầu cơ tích trữ của một số doanh
nghiệp sản xuất thép. Do đó, chỉ tiêu này nhiều khi cũng bị bóp méo do giá cả
trên thị trường.
2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận.
 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
P
1
=
P
DT
x 100%
Trong đó : P là lợi nhuận đạt được trong kỳ.
DT là doanh thu trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấy cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh
lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.
Thật vậy, lợi nhuận là hiệu số của doanh thu và chi phí do đó, khi tỷ suất
lợi nhuận theo doanh thu càng lớn thì thương số chi phí/doanh thu càng nhỏ và
do đó có hai trường hợp xảy ra. Một là, chi phí giảm, điều này chứng tỏ hiệu
quả kinh doanh càng tốt. Hai là, doanh thu tăng.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, doanh thu tăng trong một số trường hợp
thì làm cho hiệu quả kinh doanh tăng, nhưng trong một số trường hợp nó lại
không đánh giá chính xác những gì đang diễn ra ở doanh nghiệp.
Do đó khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả kinh doanh phải xem
xét tất cả các khía cạnh trên.

 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.
P
2
=
P
CDKD
x 100%
Trong đó: P là lợi nhuận đạt đựợc trong kỳ
CPKD là chi phí kinh doanh trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí kinh doanh bỏ ra thì có bao
nhiêu đồng lợi nhuận thu đựơc.
Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Thật vậy, chỉ tiêu này cao chứng tỏ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất
kinh doanh tương đối nhỏ so với lợi nhuận thu được.
Tuy nhiên, việc so sánh lợi nhuận thu được với chi phí kinh doanh còn phải
tính đến những yếu tố làm tăng lợi nhuận nhưng ko phản ánh chính xác hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp như đã phân tích ở trên.
 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh.
P
3
=
P
VKD
x 100%.
Trong đó: P là lợi nhuận thu trong kỳ.
VKD là vốn kinh doanh trong kỳ.
Ý nghĩa của chỉ tiêu: phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì thu đựoc
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay so với
các doanh nghiệp khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao,
hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.

2.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động.
 Năng suất lao động bình quân.
APN =
K
L
Trong đó: K là kết quả đạt được.
L là số lượng lao động trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả đạt được trên một lao động trong một thời
gian nhất định. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân càng lớn thì hiệu quả sử
dụng lao động càng cao và ngược lại.
2.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
 Sức sản xuất của tài sản cố định.
Sức sản xuất của TSCĐ =
Doanh thu
TSC§ b×nh qu©n kú
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân mang lại mấy đơn vị
doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài
sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tái sản càng nhỏ, hiệu quả
sử dụng tổng tài sản càng giảm.
 Sức sinh lợi của tài sản cố định.
Sức sinh lợi TSCĐ =
Lîi nhuËn
TSC§ b×nh qu©n kú
Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị nguyên giá bình quân ( hay giá còn lại bình
quân ) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế. Sức sinh lợi
càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại.
2.2.6. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
 Sức sản xuất của vốn lưu động.
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Doanh thu

Vèn cè ®Þnh
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy
đơn vị tổng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tái sản lưu động càng lớn, hiệu
quả sử dụng tài sản lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài
sản lưu động càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng giảm.
 Sức sinh lợi của vốn lưu động.
Sức sinh lợi của VLĐ =
Lîi nhuËn
Vèn cè ®Þnh
Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản lưu động cho biết 1 đơn vị vốn lưu động
bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế ( hay lợi nhuận thuần
sau thuế hoặc lợi nhuận gộp ). Sức sinh lợi của tài sản lưu động càng lớn hiệu
quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại.
2.2.7. Nộp ngân sách Nhà Nước.
Các khoản thuế nộp vào ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thuế như:
thuế thu nhập, thuế đất, thuế môn bài… Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh góp phần nâng cao thuế thu nhập mà doanh nghiệp đóng góp vào ngân
sách Nhà Nước từ đó góp phần nâng cao phúc lợi cho xã hội.
Phần nộp Ngân sách Nhà Nước được trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp,
và nó là một khoản bắt buộc phải thực hiện đối với mọi doanh nghiệp hoạt động
trong nền kinh tế quốc dân. Khoản nộp Ngân sách càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận. Đồng thời, tăng khoản nộp Ngân
sách cũng làm tăng phúc lợi cho xã hội như đã trình bày ở trên.
Đối với các công ty cổ phần, chỉ tiêu quan trọng nhất là những chỉ tiêu về
hiệu suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất thép cũng
vậy, nếu là doanh nghiệp cổ phần thì họ xem trọng các chỉ tiêu về tỷ suất lợi
nhuận hơn. Còn các công ty nhà nước thì lại xem trọng các chỉ tiêu khác như
nộp ngân sách Nhà nước chẳng hạn.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng.

3.1. Các nhân tố bên ngoài.
3.1.1. Môi trường kinh tế.
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh và thành công của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà nhiều
doanh nghiệp thường phân tích là : Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất,
tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.
Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh
vưọng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở giai
đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động
của các doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm
chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh. Thông thường khi
nền kinh tế sa sút thì cầu về tất cả các hàng hoá đều giảm và do đó ảnh hưởng đến
số lượng sản phẩm bán ra và do đó gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh
nghiệp. Doanh thu giảm trong điều kiện chi phí tăng hay không đổi cũng sẽ làm
giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mức lãi suất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Thực vậy, khi lãi suất trên thị trường tài chính có xu
hướng tăng lên sẽ làm cho việc vay vốn của doanh nghiệp khó khăn và chính
việc tăng lãi suất là một yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp do chi phí trả
lãi tăng.
Chính sách tiền tệ và tỷ gía hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt cho
doanh nghiệp nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của chúng.
Lạm phát và chống lạm phát cũng là một chỉ tiêu quan trọng cần phải phân
tích. Trên thực tế, nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công
có thể không làm chủ được. Do đó cũng gây tăng chi phí cho doanh nghiệp, do
ảnh hưởng đến tiền công và chi phí sản xuất.
Ngành thép cũng là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc
dân vì thế nó cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước thông qua
các yếu tố của nền kinh tế như trên. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh
nghiệp sản xuất thép trong nước đều phải nhập khẩu phôi thép từ nước ngoài

cho nên chính sách tiền tệ và tỷ giá là ảnh hưởng mạnh nhất tới hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp thép.
3.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp.
Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp
theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại thậm chí rủi ro
cho doanh nghiệp. Chúng thường bao gồm:
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các quan điểm, chính sách lớn
luôn là sự hấp dẫn các nhà đâù tư. Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn
thiện sẽ là cơ sở kinh doanh ổn định.
Các quyết định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực kinh
doanh sẽ là mối đe doạ, chẳng hạn các công ty rượu sản xuất rượu cao độ, thuốc
lá…
Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo cơ hội cũng lại vừa
có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất.
Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt,chế độ hưu trí, trợ cấp thất
nghiệp cũng là những điều mà doanh nghiệp cần phải tính đến.
Trong ngành thép cũng vậy, ảnh hưởng của các yếu tố trên hầu hết đều
quan trọng nhưng có ảnh hưởng nhiều nhất chính là những chính sách chi tiêu
của chính phủ hay những chính sách pháp luật về đầu tư cũng quan trọng không
kém.

×