Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận cao học, Vai trò hai mặt của truyền thông đối với cộng đồng LGBT tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.71 KB, 13 trang )

Vai trò hai mặt của truyền thông đối với cộng đồng LGBT tại Việt Nam
TÓM TẮT
Tại Việt Nam, mặc dù cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới
(LGBT) đã dần trở nên quen thuộc, song cộng đồng này vẫn chịu sự kỳ thị nặng nề
của xã hội bởi những định kiến dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới đối
với cộng đồng này. Hiện nay, chỉ có 35% người LGBT công khai hoàn toàn giới
tính thật bởi vậy những người khác không có hoặc khó có cơ hội tiếp xúc với cộng
đồng này, truyền thông được xem là kênh phổ biến nhất khắc họa chân dung của
những người đồng tính, song tính và chuyển giới. Vì vậy, truyền thông đóng vai trò
rất quan trọng trong việc hướng cách nhìn một cách đúng đắn và đầy đủ của xã hội
đối với cộng đồng này. Bên cạnh những tác động tích cực thì truyền thông cũng có
những mặt trái khiến nhận thức của người tiếp nhận thông tin trở nên lệch lạc. Bài
viết sẽ tập trung phân tích vai trò tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông
đối với hình ảnh của người LGBT cũng như những quyền con người mà họ được
hưởng. Từ khóa: cộng đồng LGBT, truyền thông, hình ảnh, vai trò hai mặt
1. MỞ ĐẦU
Cộng đồng LGBT là cộng đồng bao gồm người đồng tính (Lesbian, Gay),
song tính (Bisexual), chuyển giới (Transgender) ngày càng trở nên lớn mạnh tại
Việt Nam, theo khảo sát của viện iSEE hiện nay đã có hơn 1.6 triệu người gia nhập
vào cộng đồng này đòi hỏi những quyền con người cơ bản cần được đáp ứng [1].
Và một trong những đồng minh quan trọng của cộng đồng LGBT hiện nay đó
chính là các phương tiện truyền thông. Truyền thông đại chúng là toàn bộ những
phương tiện lan truyền thông tin như báo chí, truyền hinh, phát thanh… tới những
nhóm cộng đồng lớn [4]. Trường phái xã hội học Sicagô cho rằng nhiệm vụ của
truyền thông là xây dựng và duy trì nền văn hóa.


Truyền thông có sức mạnh to lớn trong việc cung cấp thông tin đời sống,
pháp luật, mang toàn bộ tri thức trên thế giới cho toàn dân. Theo đó, truyền thông
ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của người dân về một hiện tượng hay vấn đề nào
đó của xã hội. Trong những năm gần đây, cộng đồng người đồng tính, song tính,


chuyển giới trở thành một chủ đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm nên đây
chính là vấn đề mà truyền thông tập trung khai thác. C.Mác đã nói: “sản phẩm của
truyền thông là dư luận xã hội”. Như vậy, những đánh giá hay thái độ của người
dân đối với cộng đồng LGBT cũng chính là sản phẩm của truyền thông đại chúng
[3].
Vì sao nói truyền thông có tính hai mặt? Bởi vì ở mặt tích cực, thông tin về
cộng đồng LGBT nếu như được cung cấp một cách đầy đủ và chính xác như bản
dạng giới là gì, xu hướng tình dục của họ như thế nào thì người tiếp nhận thông tin
sẽ có cách nhìn một cách bình đẳng hơn đối với cộng đồng này. Nhưng ở mặt khác,
nếu thông tin, hình ảnh truyền đi mang tính tiêu cực, thì tác động của truyền thông
cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho các đối tượng công chúng trong xã hội.
Nhất là những đối tượng thanh thiếu niên, những đối tượng có trình độ nhận
thức còn thấp, không có khả năng chắt lọc thông tin, nếu thông tin từ truyền thông
tiêu cực thì dễ bị lôi kéo và có những tác động tiêu cực cho bản thân và cho cộng
đồng xã hội. Bài viết này sẽ tập trung phân tích vai trò hai mặt của truyền thông để
người đọc có được cái nhìn toàn diện nhất về những tác động của truyền thông đến
các khía cạnh cuộc sống của cộng đồng LGBT.
Bài viết được viết dựa trên kết quả của luận văn nghiên cứu được triển khai
năm 2018: “Vận động chính sách cho hôn nhân đồng giới: nghiên cứu trường hợp
cộng đồng LGBT tại Việt Nam”, luận văn chỉ sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
để tiếp cận và khai thác thông tin từ những người thuộc cộng đồng này tại thành
phố Hồ Chí Minh.


2.1. Những tác động tích cực của truyền thông đối với cộng đồng người
đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)
Khi máy tính, Internet và mạng xã hội còn chưa phổ biến như hiện nay, các
thông tin về người LGBT tại Việt Nam, bao gồm cả kiến thức về giới và hình ảnh
cộng đồng, vẫn còn rất thưa thớt, mọi người trong xã hội dường như không biết
đến sự tồn tại của họ. Ngày nay khi công nghệ đang rất phát triển, trên các phương

tiện truyền thông xuất hiện nhiều hơn và chân thực hơn những hình ảnh về người
LGBT, đặc biệt ở các trang báo mạng, trang tin trực tuyến và mạng xã hội, trường
hợp phỏng vấn đồng tính nam:“hồi trước thấy ít người biết tới người LGBT lắm,
biết cũng chỉ kêu à mấy đứa bêđê ấy à. Bây giờ, ai cũng có xài phương tiện truyền
thông như báo mạng, phim truyền hình hay là mạng xã hội Facebook nên bây giờ
ai cũng đã nghe tới cộng đồng của tụi mình rồi, hiểu rõ hay không thì không khẳng
định được nhưng mà mình chắc là biết đồng tính, cộng đồng LGBT là gì rồi”. Theo
kết quả nghiên cứu của viện ISEE (2013) có tới 90% người dân biết về hiện tượng
đồng tính qua các kênh khác nhau như truyền thông, nghe nói từ người khác, hoặc
trực tiếp từ người đồng tính
Dạo gần đây thấy chủ đề đồng tính với hôn nhân đồng giới nổi lên nhiều
ghê, cũng hơi bất ngờ. Có báo mạng đọc mới biết là nhiều nước đã thông qua luật
hôn nhân đồng giới rồi nên ở Việt Nam cũng rần rần vậy đó. Mình vui lắm, tại nhờ
vậy mà mình come out rồi mọi người cũng bình thường với mình, mọi người chắc
đọc tin tức suốt nên cũng thấy à tụi mình cũng chả có gì đáng sợ”- bạn H, đồng
tính nữ chia sẻ. Nhờ có sức mạnh của truyền thông đã lan tỏa những tin tức trong
và ngoài nước đến với toàn thể mọi người dân mọi lúc, mọi nơi. Những tin tức tích
cực đã giúp cho người đồng tính, song tính, chuyển giới cảm thấy họ không cô
đơn, ngoài cộng đồng LGBT còn rất nhiều người đã và đang ủng hộ họ hầu khắp
trên thế giới. Từ đó giúp họ tự tin hơn, mạnh hơn và dễ dàng hòa nhập với xã hội


hơn. Truyền thông mang “sứ mệnh” đẩy lùi những định kiến về cộng đồng LGBT
Một trong những nhiệm vụ chính của truyền thông đó là xây dựng lòng tin, thế giới
quan và ý thức quần chúng. Vì thế truyền thông đang ngày càng chú trọng vào việc
xây dựng một thế giới quan về cộng đồng LGBT bằng việc cung cấp những kiến
thức về giới tính một cách đầy đủ cho mọi người trong xã hội. Từ đó củng cố niềm
tin của xã hội về việc người đồng tính, song tính hay chuyển giới xứng đáng được
tôn trọng và đối xử bình đẳng. “Nghe nói hồi đó ít người come out lắm, sợ bị kỳ
thị, xa lánh nhất là gia đình, bạn bè nhưng mà cũng may mắn vì bây giờ hiện đại

rồi, mọi người cũng biết được cộng đồng bọn mình qua nhiều kênh hơn chứ không
qua phim ảnh như ngày xưa nữa vì giờ đi đâu người ta cũng tuyên truyền, qua các
show truyền hình nè, các bộ phim hay các bài báo. Mình come out ba mẹ cũng có
buồn nhưng không đến nổi là đuổi đi hay đánh đập gì, bạn bè thì biết mình vậy lâu
rồi mà vẫn chơi bình thường à”- bạn R, đồng tính nam chia sẻ. Đồng thời, những
người được phỏng vấn cho rằng việc thúc đẩy các hình ảnh tích cực của người
LGBT trên mạng xã hội và trang tin điện tử có ảnh hưởng tốt đến cộng đồng và
làm thay đổi định kiến trước kia của xã hội về người LGBT. Ngoài ra, chúng còn
trở thành nguồn động lực và cảm hứng lớn lao, góp phần tăng tính tự hào của cộng
đồng. Trường hợp bạn K, đồng tình nam: “Ngày trước ít được tiếp xúc với internet,
các trang báo mạng hay mạng xã hội ấy, mình hoàn toàn không có thông tin gì về
các khái niệm như đồng tính là gì? Cộng đồng người đồng tính là gì? nên mình sợ
lắm luôn, kiểu không biết mình là ai, mình là thể loại gì nhưng sau này được tiếp
xúc với các trang báo mạng, tivi, mạng xã hội như Facebook mình mới biết và gia
nhập cộng đồng này, mọi người rất đoàn kết. Thấy cộng đồng được đưa lên nhiều
trên tin tức, tivi mà được khen ngợi nữa nên mình thấy tự hào về cộng đồng LGBT
lắm”. Hơn thế nữa, ngày càng nhiều các bộ phim truyền hình hay phim tư liệu về
người đồng tính, chuyển giới được sản xuất cũng giúp cho người xem hiểu rõ hơn
về cuộc sống của họ. Giúp họ cảm nhận được những đau khổ, mặc cảm mà người


đồng tính, chuyển giới phải gánh chịu khi bị xã hội kỳ thị, xa lánh. “Hồi đó ấy,
ngày mà chưa có nhiều chương trình hay phim về đồng tính, chuyển giới như giờ
đâu, ít lắm! Mà có cũng thấy ghê ghê kiểu ẻo lả đủ thứ nhưng giờ họ làm có tâm
rồi, nội dung cũng sâu sắc hơn, cũng chân thực về cuộc sống của người đồng tính,
chuyển giới như phim Lô tô này, phim Hotboy nổi loạn, phim The Danish Girl…,
mình nghĩ mọi người sẽ thấy đồng cảm và bớt xa lánh hơn. Dù gì tụi mình cũng là
con người, biết vui biết buồn, biết yêu”- bạn A, chuyển giới. Thực tế, những thông
tin được truyền thông truyền tải đề cao quyền con người của cộng đồng LGBT,
những chương trình truyền hình, báo in báo mạng hiện nay đã được kiểm duyệt về

mặt nội dung một cách chặt chẽ hơn nhằm giảm tác động tiêu cực của truyền thông
tới cộng đồng này. Những người công khai về giới tính chủ yếu sống ở thành phố
Hồ Chí Minh nơi truyền thông phát triển mạnh, ở đây người dân đã có cái nhìn
“thoáng” hơn đối với cộng đồng LGBT, họ cùng chung sống bình thường như
những người khác và được thoải mái thể hiện giới tính của mình mà không bị kỳ
thị hay chỉ trích. Truyền thông được coi là một trong những đồng minh quan trọng
của cộng đồng LGBT trong những chiến lược hành động Truyền thông là kênh
giúp cộng đồng LGBT truyền tải thông điệp, chia sẻ các sự kiện trong chiến lược
hòa nhập cộng đồng, thu hút nhiều sự ủng hộ từ xã hội. “Làm cái gì cũng cần có sự
liên kết với truyền thông mới được, mới đây tụi mình tổ chức event “VietPride”
đầu tiên là ở Sài Gòn nè, lúc đầu sợ ít người tham gia nên nhờ bên tổ chức sự kiện
ý đăng lên trên các trang mạng, nhất là Facebook xong quá trời người tham gia.
Sau đó, bạn biết rồi đấy, thành công trên 20 tỉnh thành lận đó”- bạn H, đồng tính
nam chia sẻ. Sức mạnh của truyền thông đó là đưa truyền thông tin tới mọi người
một cách nhanh chóng, thu hút được đông đảo mọi người quan tâm, các sự kiện
của cộng đồng LGBT như VietPride, Queen


Thực tế cho thấy, số lượng người tham gia ủng hộ cộng đồng LGBT ngày
càng tăng lên, từ con số vài trăm người tham gia các sự kiện mà cộng đồng này tổ
chức đã lên đến con số hàng triệu người ủng hộ trên cả nước. Truyền thông cũng
có đồng minh không thể thiếu của cộng đồng LGBT trong chiến lược vận động
chính sách hôn nhân đồng giới. Nổi bật chiến lược sử dụng mạng xã hội để kêu gọi
ủng hộ hôn nhân đồng giới trong thời điểm Quốc hội bàn bạc về việc thông qua
luật hôn nhân đồng giới. Sự kiện này diễn ra khi cộng đồng này kêu gọi những
người sử dụng Facebook đổi hình đại diện trên Facebook với dòng chữ “Tôi đồng
ý” nhằm ủng hộ hôn nhân đồng giới đã gây ra tiếng vang lớn khi thu hút được rất
nhiều người thuộc cộng đồng LGBT và những người ủng hộ tham gia. Nhờ có
truyền thông, chiến dịch “tôi đồng ý” của cộng đồng LGBT được những người nổi
tiếng công khai ủng hộ và tạo ra dư luận xã hội đặc biệt tốt cho các hoạt động của

họ.“Khi làm cái phong trào đổi avatar trên Facebook, thông qua Viện ICS và iSEE
bọn mình có kết nối được với một số anh chị ca sĩ nổi tiếng, sau đó họ chia sẻ với
đồng nghiệp nên sau đó được nhiều người nổi tiếng ủng hộ, cũng nhờ vậy mà
thành công ngoài sức mong đợi!, Đợt đó nhìn đâu cũng thấy avatar cờ lục sắc với
tôi đồng ý, vui ơi là vui”.- Bạn M, thủ lĩnh chiến dịch “tôi đồng ý” cho biết.Mặc dù
dự luật không được thông qua nhưng đã có những sửa đổi trong luật hôn nhân
đồng giới từ “cấm” sang “không thừa nhận”. Điều này có nghĩa họ được quyền kết
hôn nhưng không được thừa nhận thay vì không được phép kết hôn như trước đây,
như vậy đây là một chiến dịch thắng lợi, là bước đà quan trọng để họ triển khai
những chiến dịch tiếp theo. Tất cả những thành công này đều có dấu ấn của truyền
thông.
2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông đối với cộng đồng người
đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)


2.2.1. Các khuôn mẫu truyền thông tái hiện chân dung của cộng đồng LGBT
ở khía cạnh tiêu cực Các khuôn mẫu truyền thông là sự tái hiện mang tính hệ thống
và được lặp đi lặp lại qua một số dạng như các trò đùa, truyện tranh hay qua tin
tức, phim ảnh và truyền hình [4]. Khuôn mẫu có tác động đặc biệt tiêu cực khi nó
trở thành cách mà các nhóm có quyền lực khái quát về một nhóm yếu thế. Khuôn
mẫu đầu tiên mà truyền thông xây dựng nên đó là chân dung những người đồng
tính trên các bộ phim truyền hình: “Những năm trước đây, tôi thậm chí còn không
dám xem những bộ phim có tình tiết đồng tính trong đó, họ cho diễn viên diễn tả
người đồng tính mang tính châm biếm, gây cười như con trai thì ẻo lả còn con gái
thì như đàn ông. Tôi thấy chủ yếu là để tăng lượt xem bằng những tình tiết như vậy
mà họ không biết rằng hình ảnh của chúng tôi đã trở nên bệnh hoạn như thế nào.
Bố mẹ tôi cũng vì thế mà có cái nhìn rất kỳ thị đối với người đồng tính”. Hiện nay,
ngày càng nhiều các bộ phim truyền hình lồng hình ảnh người đồng tính vào trong
các tình tiết của bộ phim, điều đáng mừng là hình ảnh của họ đã được xuất hiện
một cách văn minh hơn, đẹp đẽ hơn tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bộ phim vẫn tạo ra

cái nhìn phiến diện, gây phảm cảm đối với người xem. “Xem mấy bộ phim mà
thấy gay toàn là ăn mặc diêm dúa xong uốn éo kiểu phụ nữ ấy mình xem còn thấy
không chịu nổi huống gì là người khác. Gay cũng có nhiều loại gay, có kiểu gay
cũng hơi điệu như con gái nhưng cũng không đến nỗi lố như vậy. Mình thì không
điệu nhưng bạn mình có một số đứa chơi với nhau thì ẻo nhưng gặp người khác
cái là phải gồng lên, đúng khổ!”. Các khuôn mẫu được định hình trong các bộ
phim truyền hình hay trên những trang mạng xã hội về người đồng tính có thể dẫn
tới việc những người đồng tính không cảm thấy thoải mái với các khuôn mẫu này
sẽ tự tách mình khỏi cộng đồng. Khuôn mẫu thứ hai truyền thông xây dựng nên đó
là hình ảnh cuộc sống của những người đồng tính, song tính và chuyển giới trên
các trang báo mạng, các bộ phim truyền hình… “Dù là họ có đồng cảm thật, cũng
bớt kỳ thị hơn nhưng mà cái gì nhiều quá cũng không tốt ấy, kiểu như là học cứ


khai thác một đề tài kiểu người đồng tính hay chuyển giới suốt ngày vật vã, đau
khổ xong quay qua tự tử làm người xem chỉ thấy tụi mình đáng thương thôi. Thật
ra, tụi mình vẫn sống yêu đời, làm việc bình thường, ba mẹ và bạn bè mình cũng
chẳng đến nổi ghét bỏ, đánh đập như trong phim đâu” Các thể loại phim truyền
hình trước đây đa số hình ảnh của những người đồng tính trở nên bệnh hoạn, xấu xí
hoặc những bộ phim có nội dung tích cực hơn trong việc khắc họa người đồng tính
cũng chỉ khai thác cuộc sống của họ ở khía cạnh là thành phần bị đẩy ra bên lề của
xã hội, họ sống đầy mặc cảm để tạo ra sự đồng cảm nhưng lại vô tình biến người
LGBT trở nên đáng thương, bé nhỏ thậm chí là vô dụng trong mắt người xem. Ảnh
3. Các khuôn mẫu truyền thông tái hiện chân dung của cộng đồng LGBT ở khía
cạnh tiêu cực
Việc tập trung vào tính dục của nhân vật trên truyền hình khiến hình ảnh của
người LGBT tập trung xoay quanh nhãn dán LGBT của họ và đồng thời cũng làm
lu mờ các khía cạnh khác của căn tính nhân vật đó có. Không những thế, khi truyền
thông chỉ tập trung tạo dựng các hình ảnh tiêu cực với thông điệp ngầm rằng đây là
“những tương lai bi kịch, buồn thảm và đen tối và nên tránh”, truyền thông đã góp

phần vào cản trở, làm chậm và rối loạn quá trình một người chấp nhận bản thân là
người chuyển giới “Mình nghĩ là nên đổi nội dung phong phú hơn, đưa mấy tấm
gương người LGBT thành công nè, ba mẹ yêu thương chấp nhận nè, sống hạnh
phúc nè, có phải hơn không” Khi chỉ tiếp xúc các nhân vật LGB được đưa ra bởi
truyền hình có cốt truyện giản đơn, nhạt nhòa, khả năng định hình các khía cạnh
tính cách để hình thành bản thân của người trẻ LGBT bị hạn chế.
2.2.2. Các bài báo in, báo mạng chứa nội dung kỳ thị người đồng tính, song
tính, chuyển giới Theo báo cáo nghiên cứu của viện iSEE kết quả cho thấy có đến
45.7% người được khảo sát rất thường xuyên bắt gặp hình ảnh của cộng đồng
LGBT trên báo in, báo mạng. Vì vậy, ảnh hưởng của báo in và báo mạng đối với


hình ảnh người đồng tính cũng rất đáng quan tâm. Hiện nay, có 502 bài báo viết về
người đồng tính và các vấn đề liên quan đến đồng tính, có tới 41% số bài thể hiện
sự kỳ thị, chỉ có 18% số bài viết thể hiện thái độ tích cực, không kỳ thị với người
đồng tính, không hạ thấp giá trị của người đồng tính dựa trên xu hướng tình dục
của họ [3]. Đáng lo ngại nhất đối với người đồng tính khi xuất hiện trên các báo in,
báo mạng đó là việc giật tít, câu view (tăng lượt xem) bằng những thông tin được
thổi phồng để gây sự chú ý của người đọc: “Tôi hay đọc mấy tin trên mạng ấy, họ
toàn đưa tin một cách rất đáng sợ ấy, kiểu như người đồng tính giết nhau vì tiền,
người đồng tính giết nhau vì ghen… rồi họ phân tích như là người đồng tính yêu
thì đáng sợ hơn người bình thường. Có mấy bài còn viết về mấy cô chuyển giới với
phát ngôn gây sốc. Ủa, tôi tự hỏi là mấy người bình thường họ phát ngôn như vậy
nhưng không cho là gây sốc mà chỉ vì là người chuyển giới mới gây sốc à?”. Điều
này đã trực tiếp khiến cho hình ảnh của cộng đồng LGBT đặc biệt là người đồng
tính trở nên xấu xí với nhân cách bị biến tướng khiến người đọc, người xem cảm
thấy ghê sợ từ đó làm tăng khoảng cách và kỳ thị trong xã hội. “Trong cộng đồng
của chúng tôi, rất nhiều người đã thành công trong sự nghiệp, có địa vị, được mọi
người tôn trọng nhưng mà chỉ vì sự kỳ thị của xã hội mà họ không thể sống thật
với bản thân, với tính dục của mình. Họ chằm chằm nhìn vào chúng tôi như một

thứ “không bình thường” trong xã hội mà thôi!” Thật vậy, thực tế cho thấy lý do kỳ
thị cũng đến từ những hiểu biết hạn chế về người đồng tính khi người đọc chỉ biết
đến những việc làm không tốt của họ trong khi còn rất nhiều thành viên của cộng
đồng này đã và đang làm những việc tích cực, đóng góp một cách thầm lặng cho xã
hội.
2.2.3. Sử dụng ngôn ngữ không phù hợp làm tăng định kiến với nhóm đồng
tính Hiện nay, có rất nhiều cách gọi tên người đồng tính nhưng phổ biến sử dụng
“đồng tính” hay “gay”, “lesbian” – đây là cách gọi tên không mang tính kỳ thị. Tuy


nhiên, xuất hiện tràn lan và phổ biến hơn đó là cách gọi tên mang tính phân biệt,
đặc biệt kỳ thị đối với người đồng tính được xếp vào nhóm ngôn ngữ chỉ sự thấp
hèn/coi thường như “Bêđê”, “ô môi”, “hai phai”, “xăng pha nhớt”, “bóng lộ”,
“bóng kín” – đa số những cách gọi này xuất hiện trên các bộ phim truyền hình và
các mạng xã hội. Những từ ngữ này được sử dụng một cách vô cùng tự nhiên, trở
thành một thói quen khi họ bắt gặp hình ảnh của người đồng tính. “Tôi thì toàn bị
gọi là bêđê, có lúc còn bị gọi là thằng bóng này, thằng bóng nọ. Nghe nhiều cũng
bình thường… kiểu như đây là cái biệt danh cứ hễ nhìn thấy ai đồng tính là họ gọi
thôi”. Ảnh 4. Sử dụng ngôn ngữ không phù hợp làm tăng định kiến với nhóm đồng
tính Điều đáng nói ở đây, những ngôn ngữ kỳ thị này không chỉ xuất hiện trên các
bộ phim truyền hình và mạng xã hội mà còn từ được sử dụng tràn lan trên các thể
loại báo in, báo mạng. Những ngôn ngữ này được một số bộ phận nhà báo dùng để
gọi những người đồng tính nhằm gây sự hiếu kỳ, giật gân, câu khách như “Dân gay
và kỹ nghệ săn tình”; “Nữ sinh tuổi teen chơi trò đồng tính”; “Madona lại hôn
người đồng giới trên sân khấu”; “Giết người vì bị kẻ đồng giới sờ mó”; như lời
chia sẻ của bạn Q, đồng tính nữ:“Bữa nay ít rồi, chứ hồi xưa mấy bài báo viết cũng
kỳ, nghe tiêu đề báo thôi đã lạnh sống lưng, gì mà “vấn nạn chơi trò đồng tính”,
“đồng tính có lây?”. Không hiểu sao họ lại nhẫn tâm viết mấy bài như vậy được”.
Việc báo chí lạm dụng ngôn ngữ giật gân nhằm thu hút công chúng chính là yếu tố
làm phương hại đến hình ảnh của nhóm đồng tính, gây ra cách hiểu không đúng và

nặng hơn là định kiến xã hội đối với nhóm này.
3. KẾT LUẬN
Trên các phương tiện truyền thông xuất hiện nhiều hơn những hình ảnh về
người LGBT, đặc biệt là các trang báo mạng, trang tin trực tuyến và mạng xã hội.
Những hình ảnh đó dù tốt hay xấu cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến người LGBTQ
trong cả quá trình trải nghiệm không gian trực tuyến lẫn cuộc sống, đời thực của


họ. Về mặt tích cực, nhờ có sự phát triển của truyền thông mà người đồng tính,
song tính, chuyển giới được bước ra ngoài ánh sáng, được sống gần gũi với xã hội
như những người bình thường. Truyền thông góp phần quan trọng trong việc đẩy
lùi những định kiến của xã hội về cộng đồng LGBT khi ngày càng nhiều những bài
viết, những chủ đề phim nhằm mục đích đề cao giá trị con người, quyền cơ bản mà
những người LGBT được hưởng. Từ đó, giúp mọi người có cái nhìn khách quan
hơn, cởi mở hơn đối với họ. Bên cạnh đó, truyền thông và cộng đồng LGBT có
một quan hệ mật thiết với nhau, truyền thông trở thành một đồng minh không thể
thiếu trong các hoạt động và chiến lược của cộng đồng này. Nhất là trong việc đưa
tin, quảng bá những sự kiện mà cộng động LGBT tổ chức, giúp cho xã hội thay đổi
những nhận thức còn hạn chế trước đây. Về mặt tiêu cực, có thể nói truyền thông là
“con dao hai lưỡi” khi một mặt ảnh hưởng rất tích cực đến cộng đồng LGBT
nhưng mặt khác lại tạo tạo ra những cái nhìn phiến diện, rập khuôn về hình ảnh của
người LGBT, đặc biệt là ở lĩnh vực phim truyền hình và báo mạng. Ở các bộ phim
truyền hình vẫn chưa khai thác rộng những khía cạnh khác của cộng đồng này mà
chỉ tập trung khai thác cuộc sống đau khổ, bị kỳ thị của họ nhằm tìm kiếm sự đồng
cảm của người xem. Bởi vì chủ đề đồng tính, chuyển giới hay hôn nhân đồng giới
trở thành một chủ đề nóng nên một bộ phận nhà báo bất chấp đạo đức nghề nghiệp
cố ý viết cường điệu hóa, giật gân về đối tượng là những người đồng tính, chuyển
giới với những nội dung tiêu cực nhằm bôi nhọ hình ảnh của những người thuộc
cộng đồng này. Điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến cuộc sống của họ, làm xấu đi
hình ảnh mà họ đã cố gắng xây dựng từng ngày từng giờ trong mắt đọc giả. Trong

tương lại, truyền thông vẫn sẽ là cầu nối quan trọng giữa cộng đồng LGBT và
những người khác trong xã hội, vì thế vẫn có còn những ảnh hưởng tích cực và cả
tiêu cực từ truyền thông đến cộng đồng này. Song truyền thông cần cải thiện nhiều
hơn nữa về nội dung, hình thức truyền tải và các bài báo in, báo mạng cần được


kiểm duyệt sát sao hơn nhằm đẩy mạnh tính tích cực của truyền thông và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng LGBT.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Nguyên Anh (2013), Kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn
nhân đồng giới, Viện Xã hội học, Hà Nội.
[2]. Lê Thanh Ngân (2018): “Vận động chính sách cho hôn nhân đồng giới:
nghiên cứu trường hợp cộng đồng LGBT tại Việt Nam”, Luận văn nghiên cứu, Đài
Loan
[3]. Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) (2011), Thông
điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng, NXB Thế Giới,
Tp.Hồ Chí Minh.
[4]. Nguyễn Hải Vân (2019), Báo cáo nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh
người LGBTQ trên báo/trang tin điện tử và mạng xã hội facebook đến tự áp lực
thay đổi bản thân của người trẻ LGBTQ, NextGEN, Tp.Hồ Chí Minh.



×