Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty HUD3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.58 KB, 9 trang )


Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty HUD3
I. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty trong thời gian tới.
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là duy trì những điểm mạnh đang có và tiếp tục
tăng cường bổ sung những mặt thiếu sót, những định hướng mới trong ngành nghề đăng ký
kinh doanh nhằm ổn định và tăng trưởng mức tăng trưởng giá trị sản lượng năm sau cao
hơn năm trước khoảng 10 %. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng nâng cao đời sống về cả
vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Công ty. Trong thời gian qua giá
trị sản lượng chủ yếu tập trung ở công tác lạp dự án, quy hoạch xây dựng, khoan khảo sát
và triển khai thực hiện đầu tư. Để duy trì mức tăng trưởng của Công ty, cần đưa ra được
định hướng phát triển nhằm hỗ trợ bổ sung, giảm sức ép về mặt duy trì mức tăng của sản
lượng của các lĩnh vực truyền thống của Công ty. Cụ thể:
* Phát triển bền vững những ngành nghề mà Công ty đã chứng tỏ được thế mạnh của mình
trong những năm qua.
- Lập dự án.
Lập dự án đầu tư theo nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho và các dự án do chính Công ty
tìm kiếm cơ hội đầu tư và lập dự án.
Lập dự án các công trình cụ thể: khu chung cư, văn phòng,..do Tổng công ty làm chủ đầu
tư và chính Công ty HUD3 làm chủ đầu tư.
Lập hồ sơ mời thầu.
- Công tác thiết kế, quy hoạch.
Lập hồ sơ thiết kế thi công, tổng dự toán các công trình, hạng mục công trình tại các khu
đô thị mới do công ty làm chủ đầu tư.
Lập các quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp của Công ty và Tổng công ty,...
- Công tác khảo sát địa chất, địa hình.
Khảo sát địa chất địa hình phục vụ công tác thiết kế công trình trong các khu đô thị mới do
Công ty làm chủ đầu tư.
- Công tác khác.
Thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật theo đúng chức năng của Công ty,…


Dự kiến mức tăng trưởng về sản lượng của các công tác này theo kế hoạch nă sau cao hơn
năm trước 10 %.
* Phát triển các lĩnh vực mới trong ngành nghề đăng ký kinh doanh, dự kiến những lĩnh
vực này sẽ đóng góp vào mức tăng trưởng kế hoạch hàng năm khoảng 2 – 5 % nhằm đạt
được mức tăng trưởng chung của các sản phẩm từ 10 – 12 % qua từng năm. Cụ thể:
- Trang trí nội thất các công trình xây dựng.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, công nghiệp xây dựng.
- Đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái.
2. Định hướng đầu tư của Công ty.
Lập báo cáo đầu tư đến thiết kế kỹ thuật thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới, khu chung cư cao tầng, khu văn phòng cho thuê, khu vui chơi giải trí, khu biệt thự tại
các khu đô thị mới,…là một trong những nhiệm vụ chính của Công ty. Đối với những dự
án mày do Công ty làm chủ đầu tư nên việc lập báo cáo đầu tư là vô cùng quan trọng.
Công ty ngày một nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực xây dựng, nâng sức cạnh tranh
của mình đối với các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Trong thời gian tới Công ty có
nhiệm vụ triển khai và xúc tiến các dự án đầu tư sau:


Bảng 2.1: Bảng các dự án cần lập trong thời gian tới.
STT Tên công việc
1 Lập dự án khu ĐTM Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội
2 Lập dự án khu ĐTM Đông Sơn, Thanh Hóa
3 Lập dự án khu ĐTM Chánh Mỹ, Bình Dương
4 Lập dự án lô LK16, LK17 khu ĐTM Phước An, Đồng Nai.
5 Lập dự án khu chung cư kết hợp văn phòng cho thuê Nguyễn Đức Cảnh,
Hoàng Mai, Hà Nội.
6 Lập dự án khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội
7 Lập dự án văn phòng và nhà ở cao tầng 159 Hoàng Hoa Thám, Tp. Hồ Chí
Minh.
8 Lập dự án khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

9 Lập dự án khu nhà ở cao tầng khu đô thi mới Văn Quán, Yên Phúc
10 Lập dự án tru sở làm việc kiêm kho tiền ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa.

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án.
1. Đánh giá đúng vị trí công tác lập dự án.
Lập dự án là tập hợp các hoạt động xem xét, chuẩn bị tính toán một cách toàn diện các khía
cạnh kinh tế kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý,…trên cơ sở đó xây dựng
một kế hoạch đầu tư sao cho phù hợp nhất để tiến hành thực hiện một dự án đầu tư. Trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tư việc lập dự án là khâu không thể thiếu, có vai trò hết sức quan
trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả dự án. Trong thực tế cho thấy cơ
hội đầu tư là rất nhiều, nhưng không phải bất kỳ cơ hội đầu tư nào đều là khả thi.
Lập dự án chính là công tác nghiên cứu nhằm chỉ ra sự cần thiết, mục tiêu quy mô, công
suất, khả năng cạnh tranh của dự án, khả năng hoàn trả vốn trước khi xem xét quyết định
đầu tư và các nội dung cần thiết khác. Đồng thời dự án được lập là cơ sở để các cơ quan
quản lý Nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng.
Hiện nay trong các doanh nghiệp, hầu như các dự án đầu tư chỉ được coi là một hồ sơ
nhằm hợp thức hóa việc thực hiện các cơ hội đầu tư. Việc lập dự án cũng chính là quá trình
tính toán, chứng minh vấn đề đặt ra theo một đáp án cho sẵn, mang tính đối phó với các cơ
quan quản lý cấp trên cũng như các cơ quan Nhà nước và các cơ quan khác có liên quan
(như Ngân hàng, các tổ chức tài trợ vốn, các đối tác kinh doanh,…). Điều này làm cho vai
trò của công tác lập dự án trở nên mờ nhạt.
Tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3, công tác lập dự án phần nào được coi
trọng, tuy nhiên không thể không nói rằng nhận thức của cán bộ lập dự án về vai trò này
phần nào còn hạn chế. Để hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty, trước tiên cần hoàn
thiện nhận thức của các cán bộ lập dự án tại Công ty về tầm quan trọng, vai trò của dự án
và công tác lập dự án trong cả chu trình của dự án. Cần phải để cho các cán bộ lập dự án
hiểu được lập dự án không phải là việc hoàn thiện, hợp thức hóa các cơ hội đầu tư bằng
các hồ sơ, giấy tờ mà thực chất nó là quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, có cơ sở khoa học,
dựa trên các căn cứ pháp lý, thực tế có tính thuyết phục Chủ đầu tư cũng như các bên có

liên quan về hiệu quả thực tế của dự án khi được thực hiện. Để có được những điều đó,
công tác lập dự án phải tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ và tuân theo quy trình nghiêm ngặt ngay
từ khi tiến hành tìm kiếm các cơ hội đầu tư, không chỉ dựa vào các cơ hội đầu tư đã có sẵn
mà cần tìm ra các cơ hội mới, tự tạo lập các cơ hội mới. Việc lập dự án phải tuân thủ theo
các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước,
của các tổ chức quốc tế,…
2. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập dự án.
Chất lượng công tác lập dự án được đánh giá tốt hay không thì quy trình soạn thảo dự án
đóng góp một phần quan trọng. Dự án để có hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp, phân
công, bố trí làm việc giữa các phòng ban trong Công ty. Để cho công tác lập dự án ngày
càng hoàn thiện hơn, thì quy trình lập dự án đầu tư cần phải được đổi mới thường xuyên và
ngày càng hoàn thiện hơn.
Công ty từ khi được cấp chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 do trung tâm
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacer cấp, Công ty đã sử dụng các tiêu chuẩn trong quy
trình để lập dự án. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số dự án chưa thực sự tốt do bước lập dự
án chưa thực sự chất lượng, còn nhiều thiếu sót. Chính vì vậy khi thẩm định dự án còn thấy
nhiều sai lệch nên cần được chỉnh sửa cho hợp với yêu cầu, ảnh hưởng đến tiến độ thực
hiện dự án. Ví dụ như dự án: khu đô thị mới Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội lô LK29, BT9,
BT10, BT13 do khâu lập dự án tiến hành chưa tốt nên sau khi hoàn thành và khi thẩm định
thì cần chỉnh sửa lại. Vì vậy, các cán bộ lập dự án phải chỉnh sửa lại làm chậm tiến độ của
dự án. Các dự án được lập tại Công ty hầu hết đều không đi qua 3 khâu: nghiên cứu cơ hội
đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi mà thường đi thẳng vào giai đoạn
nghiên cứu khả thi (báo cáo đầu tư) nên làm ảnh hưởng đến chất lượng dự án.
Vì thế, giải pháp được đưa ra đó là: với bước lập kế hoạch và thực hiện, cần lập chi tiết và
cụ thể đưa ra các mốc thời gian quan trọng để các cán bộ lập dự án hoàn thành công việc
lập dự án của mình đúng thời hạn đã định. Trong bước chuẩn bị lập dự án: phải tập hợp
đầy đủ các tài liệu và hợp lý. Đồng thời khi lập dự án cần tăng cường công tác giám sát của
chủ nhiệm dự án, để công tác lập dự án theo đúng tiến độ.
Lập dự án là công việc mang tính tập thể cao. Trong chương 1 cho thấy rằng trong 10
bước của quy trình lập dự án thì mỗi bước gắn liền với một phòng ban rõ ràng, phân định

trách nhiệm rõ ràng và chủ nhiệm dự án là người chịu trách nhiệm chung. Chính vì vậy, để
thống nhất được ý kiến của các phòng ban và các cá nhân không phải là công việc dễ dàng,
vì các phòng ban trong Công ty hoạt động độc lập và có các chức năng khác nhau mà dự án
cần sự nổ lực của cả một tập thể. Nếu không có được sự thống nhất kịp thời dễ dẫn đến
chất lượng dự án và gây nên lãng phí thất thoát và còn có khi ảnh hưởng đến tính khả thi
của dự án nữa. Do vậy, để công tác lập dự án ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo chất
lượng hơn thì cần phải đổi mới và hoàn thiện quy trình lập dự án tại Công ty. Cần đổi mới
cơ chế quản lý của Công ty mà cụ thể đó là đổi mới quy chế làm việc. Cần có sự phối hợp
thống nhất giữa các phòng ban trong Công ty nhằm nâng cao chất lượng dự án. Phòng
quản lý phát triển dự án cần có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong việc lập dự án ở
từng khâu và trưởng phòng thường xuyên quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các
công việc, nghiệm thu sản phẩm khi hoàn thành. Ngoài ra, trong mỗi giai đoạn cần tăng
cường công tác giám sát của các chuyên gia có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong
công tác lập dự án. Đồng thời cần phải thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ chuyên
môn cho chủ nhiệm dự án là người chịu trách nhiệm cao nhất và có quyền quyết định lớn
nhất trong các vấn đề của dự án.
Tăng cường thực hiện công tác theo dõi giám sát việc thực hiện theo quy trình lập dự án,
vì trên thực tế do chủ nhiệm dự án không giám sát chặt chẽ các phần của dự án, nên một số
bước của dự án được nghiên cứu sơ sài, không đảm bảo đúng theo quy trình ảnh hưởng
đến chất lượng dự án. Để khắc phục tình trạng này, phòng quản lý phát triển dự án cần mở
rộng lập dự án theo cách thức trích thưởng theo sản phẩm đó là các dự án hoàn thành sẽ
phân công cho một thành viên trong phòng dự án đứng ra giám sát chặt chẽ quá trình lập
dự án. Trưởng phòng quản lý dự án cần quan tâm hơn nữa đến công tác lập dự án của từng
thành viên, kiểm tra đôn đốc việc lập dự án để dự án hoàn thành trình chủ đầu tư xem xét
(Công ty HUD3 chính là chủ đầu tư các dự án tự lập, đối với các dự án đầu tư cấp 2 thì
Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) là chủ đầu tư).
3. Giải pháp hoàn thiện nội dung lập dự án.
3.1. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội tổng thể.
Đầu tư phát triển gắn liền với các chính sách kinh tế xã hội của quốc gia. Chính sách kinh
tế xã hội nhằm mục đích hướng các hoạt động xã hội theo các mục tiêu mong muốn. Đối

với các ngành các vùng khác nhau Nhà nước sẽ có các chính sách khác nhau để điều tiết
các hoạt động tạo ra các môi trường khác nhau.
Quá trình xây dựng dự án cần chọn lọc các chính sách kinh tế xã hội có liên quan một
cách phù hợp nhất. Chính vì thế cần phải có những cán bộ lập dự án nắm rõ những cơ chế,
chính sách của pháp luật cũng như của Nhà nước để từ đó giúp dự án chứng tỏ được những
điều kiện tiên quyết phải đảm bảo để dự án được chấp nhận (vấn đề môi trường, sử dụng
đấtm chính sách môi trường,..), và cần tìm hiểu rõ về những ưu đãi mà dự án được hưởng
như: miễn giảm thuế,…để có lợi nhất cho dự án.
Ngoài ra các cán bộ lập dự án phải là những người có kinh nghiệm chuyên môn trong khảo
sát xây dựng để có thể có những khảo sát chi tiết, cụ thể và thật chính xác từ đó tạo điều
kiện thuận lợi để dự án khả thi, đồng thời phát hiện ra được những yếu tố không thuận lợi,
điều tra, dự báo các rủi ro tại các địa điểm xây dựng từ đó có thể đưa ra các giải pháp thuận
lợi nhất.
3.3. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu thị trường.
Trước tình hình nền kinh tế ngày một phát triển và tính cạnh tranh ngày càng cao như hiện
nay, nhu cầu ngày nhiều và ngày một đa dạng, chính vì vây nghiên cứu thị trường là một
trong những yếu tố quan trọng để xác định sản phẩm chiến lược trong nền kinh tế, từ đó có
cơ sở xây dựng những dự án khả thi nhất.
Các dự án mà Công ty tiến hành lập là các dự án xây dựng vì vậy phần nghiên cứu thị
trường tập trung chủ yếu vào dự báo nhu cầu của thị trường chủ yếu bằng các phương pháp
sau:
- Dự báo nhu cầu thi trường bằng phương pháp ngoại suy thống kê.
- Dự báo nhu cầu thị trường bằng mô hình hồi quy tương quan.
- Dự báo nhu cầu thị trường bằng phương pháp định mức.
- Dự báo nhu cầu thị trường bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp trên, Công ty còn quan tâm đến các vấn đề khác
không kém phần quan trọng như: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
của dự án bằng cách: liệt kê các danh sách các nhà cạnh tranh hiện có, ước tính khả năng
của các đối thủ cạnh tranh trong tương lai, chứng minh được dự án có nhưng ưu điểm nào
nổi trội so với các đối thủ, từ đó chứng minh được khả năng cạnh tranh của mình.

Trong thời gian tới, Công ty nên nâng cao công tác nghiên cứu thị trường như: cần lập nên
đội ngũ cán bộ chuyên trách về phân tích tình hình thị trường dự án. Có được điều đó, việc
phân tích sẽ chuyên môn hóa và hiệu quả hơn rất nhiều. Tăng cường hiệu quả hệ thống thu
thập thông tin bằng cách hiện đại hóa máy móc thiết bị, đầu tư nâng cao năng lực chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực đang nghiên cứu. Để tăng cường việc
thu thập dữ liệu có thể tìm hiểu các thông tin tại vùng có dự án, thu thập các thông tin từ
các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, internet, thông tin doanh nghiệp khác, các
văn phạm quy phạm pháp luật,…Cần phân tích một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ các thông tin từ
thị trường để có những thông tin sát thực nhất để công tác lập dự án hiệu quả cao nhất.
Công tác nghiên cứu thị trường cần mang tính khách quan, không nên sử dụng các thông
tin chủ quan để sử dụng cho dự án tránh những tác động tiêu cực xảy ra. Bên cạnh đó, việc
tăng chi phí cho công tác lập dự án là rất quan trọng và cần kiểm soát chặt chẽ tránh thất
thoát lãng phí.
3.4. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu kỹ thuật.
3.4.1. Về giải pháp xây dựng.
Một trong những giải pháp có tác dụng lớn nhất đối với phân tích kỹ thuật chính là đưa ra
nhiều phương án kỹ thuật để lựa chọn. Các phương án đưa ra sẽ tập trung vào các hạng
mục công trình chính còn các hạng mục công trình phụ, bổ trợ thì chỉ cần đưa ra một
phương án thiết kế không cần đưa ra nhiều phương án để lựa chọn.
Để sản phẩm của dự án là những công trình có chất lượng cao, Công ty cần mạnh dạn đưa
ra những giải pháp hiện đại trong quá trình nghiên cứu khia cạnh kỹ thuật của dự án. Với
dự án đầu tư có giải pháp kỹ thuật hiện đại, vốn đầu tư cao thì hiệu quả kinh tế xã hội sẽ
rất cao. Khi thiết kế xây dựng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diên các mặt kỹ thuật, kinh tế, tài chính,
bảo vệ môi trường, khả năng mở rộng cải tạo sau này,…
- Giải pháp thiết kế phải phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội và phương hướng phát
triển chung của vùng, địa phương, của đất nước, áp dụng kinh nghiệm từ phía nước ngoài,

- Đưa ra một số phương án để so sánh từ đó lựa chọn phương án tôt nhất.
- Tận dụng các thiết kế mẫu trong điều kiện cho phép để giảm bớt chi phí, và phải dựa trên

các tiêu chuẩn, định mức thiết kế khoa học và tiến bộ.
3.4.2. Về biện pháp bảo vệ môi trường.
Cần nghiên cứu và phát hiện sớm các tác động xấu đến môi trường, từ đó tìm ra các giải
pháp quản lý phù hợp, hạn chế ngăn ngừa chúng, đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường
phù hợp nhất. Cụ thể là:
- Nghiên cứu nguồn gốc của sự ô nhiễm.
- Trước khi quyết định xử lý các chất thải trong dự án, cần xem xét khả năng thu hồi phần
chất thải để tái sử dụng hoặc bán cho các xí nghiệp khác có thể sử dụng nó, nhằm tiết kiệm
chi phí xử lý chất thải.
- Xử lý chất thải theo những phương pháp thích hợp nhất.

×