Cơ sở lý luận về tạo động lực trong lao động
1. Động lực lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ lao động
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Về động cơ và động lực
Động cơ là một bộ phận quyết định sự chuyển động của cỗ máy hay
những hành động của con người. Có động cơ thì cỗ máy mới có thể chuyển
động theo mong muốn của con người và cũng như thế, có động cơ thì con người
mới làm việc theo những điều mà con người mong muốn.
Động cơ lao động bắt nguồn từ nhu cầu cơ bản của bản thân, gia đình xã
hội. Một khi con người có những nhu cầu khác nhau thì họ phải làm việc để có
thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân, nuôi sống gia đình và có những đóng
góp cho lợi ích của xã hội. Đây là yếu tố bên trong để tạo động lực cho người
lao động.
Động lực là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm
việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Động lực được
biểu hiện qua sự nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức
đưa ra cũng như bản thân người lao động.
Động lực lao động là sự khát khao tự nguyện của người lao động để tăng
cường sự nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Người lao
động khi có động lực thúc đẩy họ thì họ sẽ có thể làm việc hết với những khả
năng của mình, họ sẽ cố gắng vươn tới những điều mà họ muốn, có thể là thăng
tiến trong công việc hay có thể tăng thu nhập để đảm bảo cuộc sống gia đình,
nâng cao đời sống vật chất trong sinh hoạt hàng ngày.
Bản chất của động lực lao động được thể hiện qua nhiều khía cạnh:
Thứ nhất, động lực gắn liền với công việc, với tổ chức và môi trường làm
việc. Các công việc có thể khác nhau trong những tổ chức khác nhau sẽ tạo ra
các môi trường làm việc khác nhau. Người lao động từ đó mà có động lực làm
việc một cách hiệu quả hơn, năng suất lao động cao hơn.
Thứ hai, động lực lao động không phải đặc điểm mang tính cá nhân.
Động lực lao động ở đây đó là tạo động lực cho cả một tập thể làm việc có hiệu
quả, từ tập thể hiệu quả mà cả các cá nhân đều muốn cống hiến hết mình cho tập
thể đoàn kết cùng nhau xây dựng một kết quả cao trong công việc.
Thứ ba, động lực lao động là một trong những nhân tố quan trọng dẫn tới
tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc. Nếu tạo được động lực làm việc
cho người lao động thì họ sẽ làm việc hết sức mình để có thể cống hiến sức của
họ cho tổ chức.
Thứ tư, người lao động nếu không có động lực vẫn có thể hoàn thành
công việc. Những người lao động dù thế nào đi chăng nữa thì họ vẫn cố gắng
hoàn thành công việc mà họ đã được giao, vì đây là yêu cầu tối thiểu trong công
việc. Chỉ khi họ có động lực để làm việc thì công việc mới có hiệu quả cao hơn
mong đợi của các nhà quản lý.
1.1.2. Về nhu cầu
Nhu cầu là những đòi hỏi mong ước của con người xuất phát từ những
nguyên nhân khác nhau nhằm đạt mục đích nhất định. Những mục đích đó là
phải được đòi hỏi từ con người.
Nhu cầu bao gồm nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần:
Nhu cầu vật chất là đòi hỏi những điều kiện vật chất cho con người tồn tại
và phát triển thể lực. Đây là nhu cầu để đảm bảo một cuộc sống cho con người,
có như thế thì con người mới có thể tồn tại được.
Nhu cầu tinh thần đòi hỏi những điều kiện để con người tồn tại và phát
triển về mặt trí lực.Với nhu cầu này để đảm bảo cho sự phát triển về mặt chất
của con người, con người có thể tăng sự tư duy của mình, phát triển trí tuệ để có
thể làm việc trong môi trường xã hội hiện nay.
Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần có quan hệ biện chứng cho nhau,
điều đó bắt nguồn từ mối quan hệ vật chất và ý thức.
Khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì cả hai nhu cầu trên đều
tăng lên nhưng tốc độ phát triển của hai nhu cầu này không bằng nhau.Khi đạt
nhu cầu vật chất thì nhu cầu tinh thần phát triển rất nhanh. Nhu cầu xuất hiện
được một thời gian thì nhu cầu đó được thoả mãn và không còn nữa.
1.1.3. Về lợi ích
Lợi ích là mức độ thoả mãn nhu cầu của con người trong một điều kiện cụ
thể nhất định. Nó chính là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà người
lao động nhận được trong tồ chức doanh nghiệp.
Lợi ích vật chất:
Giữ một vai trò hết sức quan trọng vì nó trực tiếp đáp ứng nhu cầu của
người lao động, nó khơi dậy và kích thích tính tích cực của người lao động làm
việc.
Khi xã hội càng phát triển thì sự phân công lao động xã hội càng sâu, mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội ngày càng chặt chẽ,
vai trò của lợi ích xã hội ngày càng trở lên quan trọng. Nếu quá đề cao lợi ích xã
hội mà không chú trọng lợi ích cá nhân, tức là lợi ích chính đáng của cá nhân
không được thoả mãn thì sẽ dẫn đến việc mất đi tính hăng hái, tích cực của
người lao động. Trái lại khi lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích tập thể thì sẽ không
có lợi cho tổ chức doanh nghiệp. Một khi lợi ích của cá nhân được thoả mãn
một cách chính đáng thì người lao động sẽ tích cực hơn và tạo ra năng suất lao
động tăng lên. Do đó mà giá trị của sức lao động sẽ tăng lên, lợi ích của người
sử dụng lao động cũng tăng lên.
Chính vì thế mà ta phải giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa cá nhân và
tập thể, tức là trước hết phải quan tâm đến lợi ích cá nhân là cơ sở động lực trực
tiếp cho sự phát triển của con người và xã hội. Tôn trọng và đảm bảo lợi ích xã
hội cũng là điều cần thiết để đảm bảo lợi ích cá nhân và tập thể.
Lợi ích tinh thần:
Các doanh nghiệp vừa phải đảm bảo lợi ích vật chất cho người lao động
thì cũng phải quan tâm đến lợi ích tinh thần của người lao động bởi vì khi tinh
thần của con người được thoải mái thì con người sẽ hoạt động tốt hơn. Khi họ
được hoạt động trong một tổ chức có điều kiện lao động tốt có chính sách thi
đua khen thưởng và kỷ luật rõ ràng…Đạt được lợi ích vật chất và lợi ích tinh
thần thì tính tích cực chủ động sáng tạo của họ sẽ được phát triển và trở thành
động lực thúc đẩy người lao động làm việc cho doanh nghiệp, làm cho nền kinh
tế xã hội ngày càng phát triển.
1.2. Mối quan hệ giữa động lực, nhu cầu và lợi ích
Trong cuôc sống thì con người có những nhu cầu rất khác nhau, cũng
chính vì vậy mà các nhu cầu của con người cũng rất phong phú và đa dạng,
không những thế nhu cầu của con người thường xuyên biến đổi và không ngừng
tăng lên. Một khi nhu cầu đó được thỏa mãn thì nhu cầu khác lại xuất hiện với
mức cao hơn. Có được sự thường xuyên biến đổi và tăng lên đó là do lợi ích của
con người ngày càng tăng lên, lợi ích tăng lên cũng là do họ có động lực làm
việc tốt nhất.
Giữa nhu cầu và lợi ích có mối quan hệ biện chứng với nhau, có nhu cầu
thì mới có lợi ích và lợi ích là biểu hiện của nhu cầu. Lợi ích được biểu hiện sau
khi con người tham gia hoạt động nào đó, lúc này lợi ích của con người luôn
được tính đến. Một khi nhu cầu được thỏa mãn càng cao thì động lực tạo ra
càng lớn hoặc ngược lại, nếu nhu cầu được thỏa mãn thấp thì động lực tạo ra
cho người lao động ít hay có thể không có động lực nào cho chính họ.
Từ những nhu cầu khác nhau của con người đã mang lại cho chính họ
những lợi ích khác nhau và tạo ra cho họ động lực làm việc tốt hơn, hiệu quả
hơn và đạt được năng suất cao hơn. Những lợi ích chính là động lực trực tiếp
giúp con người làm việc hết khả năng của mình để có thể mang lại hiệu quả cao
trong công việc. Chính vì thế mà cần tạo ra những nhu cầu hợp lý để từng bước
có thể thỏa mãn nhu cầu của họ.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động
1.3.1. Yếu tố bên trong con người
Hệ thống nhu cầu của từng người đó là mỗi người có nhu cầu về cuộc
sống là khác nhau, nhu cầu của họ rất nhanh thay đổi từ cái này sang cái khác,
từ cái nọ sang cái kia. Đây cũng là do con người có những thay đổi cách sống
của con người, luôn muốn hướng tới những cái mới mẻ và theo thời đại hơn.
Các giá trị cá nhân đó chính là sức lao động của họ bỏ ra để làm việc và
là giá trị thực tế của con người. Con người khi bỏ công sức ra để làm một việc
gì đó thì họ phải có được những cái mà họ muốn đúng với những gì họ đã bỏ ra.
Quan điểm của mọi người khác nhau thì sẽ dẫn đến thái độ làm việc của
họ khác nhau. Mỗi một con người đều có những quan điểm và những cách nghĩ
của riêng mình nên họ có những cách sống của riêng họ, không ai giống ai. Do
đó mà thái độ và biểu hiện trong công việc của họ khi làm việc cũng hoàn toàn
khác nhau.
Năng lực của từng người quyết định đến mức độ hiệu quả của công việc
mà họ đang làm có cao hay không? Năng suất làm việc của họ có đạt được như
mong muốn của chính họ và chính tổ chức đề ra hay không? Đây cũng là một
điều quyết định đến sự thăng tiến trong công việc để có thể thỏa mãn hơn về
chính bản thân mình.
1.3.2. Yếu tố thuộc môi trường làm việc
Yếu tố về công việc:
Bản chất đặc điểm công việc: khi công việc phù hợp với người lao động
thì điều đó sẽ giúp cho người lao động làm việc tốt hơn, hăng hái hơn. Ngược
lại công việc không phù hợp sẽ làm cho người lao động chán nản và không
hứng thú với công việc thậm chí không mún làm việc. Như thế sẽ làm cho
doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Hệ thống công nghệ: Nếu có một hệ thống máy công nghệ thiết bị tốt và
hoàn chỉnh sẽ làm giảm mức độ nặng nhọc cho người lao động đỡ hao tốn sức
lực để có thể làm việc đạt năng suất cao nhất.
Kỹ năng về nghề nghiệp trong công việc thì đòi hỏi lớn nhất trong khi
làm việc là các thao tác cũng như kỹ năng làm việc. Phải có được một tay nghề
tốt để có thể đảm bảo được công việc mà mình phải làm.
Mức độ chuyên môn hóa công việc phải được đề cao để có thể nâng cao
được những sản phẩm đạt chất lượng tốt, các nhân công lao động làm đúng với
nghề nghiệp của họ, không bị trái ngành. Mặt khác, họ còn được chuyên sau vào
một lĩnh vực cụ thể được coi là chuyên môn của họ.
Mức độ phức tạp công việc được biểu hiện qua các độ khó của các công
việc khác nhau, các giai đoạn khác nhau trong cùng một công việc. Những lao
động lành nghề và có trình độ cao được làm những công việc phức tạp hơn để
đảm bảo tính chính xác của các chi tiết, các sản phẩm.
Mức độ về rủi ro được biểu hiện qua từng công việc khác nhau,có người
thì gặp rủi ro nhìu trong công việc, nhưng một số người thì ngược lại.
Yếu tố về tổ chức quản lý:
Chính sách về nhân sự là yếu tố quan trọng nhất trong việc kích thích
người lao động, nó bao gồm các yếu tố như: Đào tạo huấn luyện người lao
động, thuyên chuyển, đề bạt, khen thưởng…Đây chính là những chính sách để
công ty đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người lao động. Bởi vậy việc thực thi
chính sách nhằm thoả mãn nhu cầu này sẽ trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy
người lao động có thể làm việc đúng theo sức của họ.
Điều kiện làm việc: Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến động
lực cho người lao động, với một điều kiện làm việc được đảm bảo an toàn về
mọi mặt, họ không bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và các nhu cầu mặt khác trong
công việc thì họ sẽ thấy sự thoải mái hơn, khi đó người lao động sẽ cảm thấy
thích thú hơn với công việc mà họ đang làm và như thế sẽ tạo động lực cho họ
tiếp tục làm việc cống hiến hết mình cho tổ chức doanh nghiệp.
Văn hoá của công ty là một hệ thống giá trị niềm tin và thói quen được
chia sẻ trong một phạm vi tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp tạo ra các chuẩn mực
về hành vi trong công việc, bầu không khí văn hoá trong tổ chức, tác phong và
sự nghiêm chỉnh làm việc. Điều này có ảnh hưởng đến cách cư xử của các cấp
khác nhau trong doanh nghiệp, các hành vi ứng xử của từng người tạo nên một
phong cách trong tổ chức doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có một tổ chức văn
hoá công ty tốt thì ở đó cán bộ công nhân viên thực thu được quan tâm đúng
mức, nhận được sự ưu ái công bằng trong tổ chức công ty. Nhưng nếu ngược lại
thì sẽ làm cho người lao động không thấy thoải mái khi làm việc, như thế họ sẽ
làm việc không hết mình và không mang lại hiệu quả cao.
Cơ cấu tổ chức được đưa ra nhằm để hoàn thiện bộ máy quản lý và mọi
người trong tổ chức nắm rõ được những chức vụ và ban ngành của mình, xem
mình nằm ở vị trí nào trong tổ chức đó. Có như thế thì họ mới có thể xác định
được chính xác mình đang ở đâu, được làm gì, không được làm gì?
1.4. Sự cần thiết về tạo động lực cho người lao động
Con người ai cũng có nhưng nhu cầu khác nhau cả về vật chất và tinh
thần, nhu cầu vật chất để có thể nuôi sống bản thân và chính gia đình họ có một
cuộc sống ấm no sung túc và hạnh phúc,cũng từ đây mà tinh thần của họ cũng
được cải thiện để phù hợp với cách sống hiện tại của con người.Họ muốn được
thoả mãn những gì mà họ đã bỏ công sức ra. Những gì mà họ cống hiến sẽ
thuộc về họ.
Lợi ích của người lao động là rất quan trọng, các nhà quản lý đã kích
thích họ làm việc bằng cách kích thích tinh thần và cả vật chất. Có như thế thì
con người mới có được động lực để làm việc với tất cả những khả năng của
mình. Họ có tinh thần làm việc thoải mái, lợi ích mà họ thu được đủ để trang
trải cuộc sống hàng ngày của gia đình.
Tất cả những việc người lao động đã làm thì họ chỉ mong được thoả mãn
nhu cầu và lợi ích từ các công tác tạo động lực từ cấp lãnh đạo. Bởi cấp lãnh
đạo luôn là người hoạch ra cho họ con đường giúp họ đến sự thành công trong
cuộc sống cũng như trong công việc.
2. Các học thuyết tạo động lực trong lao động
2.1. Hệ thống nhu cầu của Maslow
Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao
khát được thoả mãn. Maslow chia các nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp
theo thứ bậc như sau:
- Các nhu cầu sinh lý là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, thức uống, chỗ ở và
ngủ và các nhu cầu cơ thể khác.
- Nhu cầu an toàn là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi
các điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ.
- Nhu cầu xã hội đó là nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể
hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hợp tác. Hay nói cách
khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp.
- Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận
và tôn trọng, cũng như nhu cầu tự tôn trọng mình.
- Nhu cầu tự hoàn thiện là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được
biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được các
thành tích mới có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo.
Học thuyết cho rằng : khi mỗi một nhu cầu trong số các nhu cầu đó được
thoả mãn thì nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng. Sự thoả mãn nhu cầu đó được
thoả mãn của các cá nhân sẽ đi theo thứ bậc như trên và mặc dù không có một
nhu cầu nào có thể được thoả mãn hoàn toàn, nhưng một nhu cầu được thoả
mãn về cơ bản thì không còn tạo ra động lực. Vì thế, theo Maslow, để tạo động
lực cho nhân viên, người quản lý cần phải hiểu nhân viên đó đang ở đâu trong
hệ thống thứ bậc này là hướng vào sự thoả mãn các nhu cầu ở thứ bậc đó.
2.2. Học thuyết hai yếu tố của Herzberg
F.Herzberg đưa ra lý thuyết hai yếu tố về sự thoả mãn công việc và tạo
động lực. Herzberg chia ra các yếu tố tạo nên sự thoả mãn và không thoả mãn
trong công việc thành hai nhóm:
Nhóm 1: bao gồm các yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thoả mãn
trong công việc như: