Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG CỦA HOA KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.34 KB, 9 trang )

BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG CỦA HOA KỲ
1. Biện pháp của Fed
1.1 Chính sách tiền tệ
Ngay khi khủng hoảng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ
lãi suất và tăng mua MBS. Lãi suất cho vay liên ngân hàng đã giảm từ 5,25%
qua 6 đợt xuống còn 2% ( từ 18/9/20077 đến 30/4/2008). Sau đó vẫn tiếp tục
giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất thấp gần 0 hiếm
thấy.
Nhìn vào biểu lãi suất từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008 ở Mỹ, có
thể thấy, chỉ trong 18 tháng, Fed đã có 10 lần hạ lãi suất cơ bản và mức lãi suất
thấp nhất là gần 0%.
Biểu đồ 21: Biến động lãi suất của Fed
Nguồn: Reuters
Cùng với việc hạ lãi suất cơ bản, Fed cũng hạ lãi suất chiết khấu áp dụng trực
tiếp với các khoản vay từ Fed cho các ngân hàng và công ty chứng khoán từ
mức 1,25% xuống còn 0,5%. Mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương
mại cũng giảm từ mức 1% xuống còn 0,25%.
1.2 Nghiệp vụ thị trường mở
Fed thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua lại trái phiếu chính phủ
Mỹ mà các tổ chức tài chính của nước này đang nắm giữ. Đặc biệt, Fed đưa ra
chính sách tăng mua MBS. Nhìn vào biểu đồ dưới đây, có thể thấy khối lượng
mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007
Biểu đồ 22: Hoạt động mua lại MBS của Fed

Nguồn: Reuters
Từ năm 2000 đến đầu năm 2006, khối lượng mua lại MBS của Fed chỉ
giao động dưới 10 tỷ USD. Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, con số đó đã lên
mức gần 40 tỷ USD. Tính đến ngày 31/03/2010 cơ quan này đã hoàn thành việc
mua 1.25 nghìn tỷ USD “MBS agency” nhưng vẫn tiếp tục tiến hành các giao
dịch trong những tháng tiếp theo. Chương trình mua lại MBS của chi nhánh
được điều phối bởi Federal Reserve Bank of New York dưới sự chỉ đạo của


Federal Open Market Committee (FOMC). Mục tiêu của chương trình này
nhằm hỗ trợ cho thị trường thế chấp và nhà ở đồng thời giúp phục hồi thị trường
tài chính.
1.3 Chương trình đấu giá cho vay kì hạn (Term Auction Facility Program-
TARP)
Ngày 17/12/2007, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng dưới
chuẩn, Fed đưa ra chương trình TAF nhằm tăng cường tính thanh khoản của thị
trường tín dụng Mỹ. TAF cho phép các tổ chức nhận kí gửi đấu giá để được vay
những khoản vay ngắn hạn đổi bằng tài sản kí quỹ. Những tổ chức này phải
được thẩm định là có tình trạng tài chính lành mạnh. Các tổ chức tham gia đấu
giá qua các ngân hàng của Fed. Các khoản đấu giá bắt đầu ngày 17/12/2007, với
mức lãi suất khởi điểm 4,17% và kết thúc ở 4,65%, Fed đã nhận được các
khoản kí quỹ trị giá 63 tỷ USD và cho vay 20 tỷ USD với 93 tổ chức khác nhau.
Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ USD được Fed cho vay theo chương
trình TAF.Ngoài ra, Fed còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài
chính với tổng số tiền tính đến tháng 11/2008 là 1,6 nghìn tỷ USD.Sau khi nỗ
lực của Fed đối phó với khủng hoảng bằng cách hạ lãi suất chiết khấu không đạt
được kết quả mong đợi, Fed hợp tác với các ngân hàng trung ương khác như
Ngân hàng TW Canada, Ngân hàng TW Anh, Ngân hàng ECB, Ngân hàng quốc
gia Thụy Sỹ tạo ra công cụ chính sách tiền tệ TAF nhằm ngăn chặn tình hình trở
nên tồi tệ hơn.
1.1 Nỗ lực của Fed phản ánh qua sự thay đổi của bảng cân đối tài
sản
Biểu đồ 23: Bảng cân đối tài sản của Fed
Nhìn vào biểu đồ thể hiện tổng tài sản của Cục dự trữ Liên bang Fed từ
3/1/2007 đến 31/12/2008, có thể thấy rõ nỗ lực của Fed trong việc đưa ra các
biện pháp đổi phó với khủng hoảng năm 2007-2008.
2. Biện pháp của Chính phủ Mỹ
2.1 Chính quyền Bush và Đạo luật kích thích kinh tế (ESA)
a/ Quá trình phê duyệt

Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã ký Economic
Stimulus Act of 2008 theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu
tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá
nhân.
Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush
đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ đô la. Ban đầu Hạ viện Hoa Kỳ
do Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm đa số bác bỏ vì cho rằng không thể phí tiền để
cứu không được quá nhiều tổ chức tài chính gặp khó khăn.
Song sau khi kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng
chi cho cả các chương trình phục vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu
dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo
và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế
29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài
chính Mỹ với 205/228. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công
nghiệp Dow Jones tụt giảm 778 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ
trước tới nay.
1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ
74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm
thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149
tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên
bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD.
3/10/2008: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu
lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2
giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo
luật. Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic Stabilization Act of 2008 cho
phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar này.
b/ Nội dung cơ bản của gói kích thích kinh tế
Đứng trước tình hình hết sức khó khăn của phố Wall, Bộ Tài Chính và
Cục dự trữ liên bang Mỹ đã công bố kế hoạch giải cứu thị trường với tổng giá
trị là 700 tỷ USD chủ yếu để mua lại các khoảng nợ xấu của các định chế tài

chính
Sáu điểm chính của kế hoạch 700 tỷ USD của Mỹ
a) Sẽ ngay lập tức cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson sử dụng số
tiền 250 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu trong các tổ chức tài chính. Số
tiền còn lại sẽ được chi dần theo từng giai đoạn. Kế hoạch này sẽ hết hạn vào
ngày 31/12/2009, trừ khi Quốc hội Mỹ cho phép gia hạn chương trình thêm 1
năm nữa.
b) Đạo luật này sẽ thành lập hai ban giám sát. Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban
Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao
dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang,
Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban này
sẽ phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế
hoạch.
Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dõi tình hình thị trường
tài chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử dụng
quyền lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này bao gồm 5 chuyên gia bên
ngoài do Quốc hội chỉ định.
c) Bộ Tài chính sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm dành cho các tài sản
xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các doanh nghiệp trả dựa trên mức độ
rủi ro của tài sản. Tiền bảo hiểm trả cho các doanh nghiệp sau khi đã trừ đi số
tiền bảo phí sẽ nằm trong số tiền 700 tỷ USD của kế hoạch.
d) Chính phủ Mỹ được yêu cầu phải gây tác động đối với các tổ chức cho vay
để họ giảm thiểu số vụ tịch biên nhà. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý mà Chính
phủ Mỹ không thể đạt được thỏa thuận với Quốc hội là điều chỉnh các điều
khoản vay vốn để giúp những người sở hữu nhà đã nộp đơn xin phá sản có thể
giữ lại được ngôi nhà của họ.
e) Trong kế hoạch này, người nộp thuế sẽ được coi như những người nắm giữ cổ
phần trong các doanh nghiệp có tài sản xấu được mua lại. Nếu Chính phủ Mỹ
thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng thống
phải đề xuất một kế hoạch thu hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ

trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực.
f) Đạo luật cũng như áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo các
doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là gói bồi thường “chiếc dù vàng”
dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp rời khỏi các công ty được giải cứu.
2.2 Chính quyền Obama và đạo luật tái đầu tư và phục hồi ( ARRA)
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery
and Reinvestment Act. Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích
thích thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ đô
la.
ARRA 2009 được ban hành vào thời điểm GDP của Mỹ đã sụt giảm ở
mức hơn 6% một năm và số lượng người có công ăn việc làm đã giảm hơn
750.000 mỗi tháng.Cùng với các chính sách để ổn định thị trường tài chính, tăng
tính thanh khoản và củng cố niềm tin, ARRA là một phần của chính sách phản
ứng lại với cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ.
Các số liệu đã chỉ ra rằng chương trình ARRA đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc thay đổi quỹ đạo của nền kinh tế. Nó đã nâng mức GDP của
Mỹ lên và đã tạo ra khoảng 2.5 đến 3.6 triệu việc làm trong quý 2 của năm
2010.
1
Đến cuối tháng 6 năm 2010, hơn 60% của khoản cứu trợ 787 tỷ đô la đã
được cấp cho các hộ gia đình và doanh ngiệp dưới dạng cắt giảm thuế.
1 Theo Fourth Quarterly Report, July 14, 2010 của Hội đồng cố vấn kinh tế Hoa Kỳ
(CEA)

×