Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THÔNG TIN CHUNG TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19_5 HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.14 KB, 15 trang )

THÔNG TIN CHUNG TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT
THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI
I/ Thông tin chung:
1/ Tên công ty:
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Nhà Nước Một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.
Tên giao dịch Tiếng việt: công ty dệt 19/5 Hà Nội.
Tên giao dịch Quốc tế: Ha Noi May 19 Textile company.
Tên viết tắt: HATEXCO.
2/ Địa chỉ giao dịch
Điện thoại: 04. 8589736 – 04. 8584551
Fax: 04. 8585392
Email:
Người đại diện: Ông Đỗ Văn Minh - Tổng Giám Đốc.
Trụ sở chính đặt tại số 203 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Đây
cũng là nơi đặt phân xưởng sản xuất của nhà máy may thêu, nhà máy sợi, với diện tích
16.000 mét vuông. Ngoài ra đây cũng là nơi đặt trụ sợ chính và phân xưởng sản xuất
của liên doanh giữa công ty với các đối tác phía Singapore ( Norfolk Hatexco ) với mặt
bằng diện tích 26.000 mét vuông, với trên 2000 cán bộ công nhân viên, hoạt động chính
là may, thêu, giặt là áo jacket…xuất khẩu.
Chi nhánh: Khu công nghiệp Đồng Văn, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam. Tại đây đang
là nơi sản xuất của một nhà máy dệt chất lượng cao, một nhà máy sợi. Với tổng mặt
bằng diện tích phục vụ sản xuất lên tới 10 ha.
Ngoài ra công ty còn có các phân xưởng sản xuất đặt tại:
* Số 89 đường Lĩnh Nam, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Tại đây công ty có một
nhà máy sản xuất sợi với diện tích 8.000 mét vuông.
* Thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Tại đây công ty có một nhà máy hợp tác
sản xuất cùng với một công ty nhuộm.
3/ Hình thức pháp lý và ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty TNHH Nhà Nước Một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội ra đời trong thời kỳ
cải tạo công thương nghiệp (1959-1960). Tiền thân của công ty là sự hợp nhất của một
số cơ sở tư nhân như: công ty Việt Thắng, Hoà Bình, Tây Hồ. Từ ngày thành lập đến


nay, công ty đã trải qua gần 50 năm trưởng thành và phát triển, cùng với những thay đổi
của đất nước. Ban đầu khi mới thành lập, công ty là một xí nghiệp nhỏ với hoạt động
chính khi đó chủ yếu là dệt bít tất và các loại vải như: vải Kaki, phin kẻ, Popơlin, khăn
mặt…theo chỉ tiêu của Nhà nước, phục vụ cho quốc phòng và lĩnh vực bảo hộ lao động.
Qua từng giai đoạn phát triển, đến nay lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm sản xuất
các loại vải bạt dùng trong công nghiệp sản xuất giầy vải xuất khẩu, giường, ghế gấp,
balô, túi cặp sách, các trang thiết bị nội thất, bảo hộ lao động và các loại vải lọc dùng
trong công nghiệp thực phẩm như đường, bia, sản xuất thuỷ tinh, sành sứ và sản xuất
sợi các loại. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia kinh doanh trên các lĩnh vực như: sản
phẩm sợi, may mặc, cho thuê nhà ở, xưởng, văn phòng, kho tàng, bến bãi, máy móc,
trang thiết bị. Đến nay, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội đã
khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và trở thành một doanh
nghiệp sản xuất vải kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam.
Công ty chính thức chuyển đổi hình thức kinh doanh sang công ty TNHH Nhà
nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội từ ngày 1/9/2005 theo quyết định số
132/2005/QĐUBND TP.Hà Nội và theo quyết định số 94/2005/QĐ-TTg của thủ tướng
chính phủ (phê duyệt phương án sắp xếp và đổi mới công ty Nhà nước thuộc Uỷ ban
nhân dân thành phố Hà Nội).
II/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Dệt 19/5 Hà Nội :
Quá trình hình thành và phát triển của công ty đã trải qua 4 giai đoạn :
1. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1960 đến 1973 :
Đây là thời kì đánh dấu sự ra đời của công ty từ sự hợp nhất một số cơ sở tư nhân
như: công ty Việt Thắng, Hoà Bình, Tây Hồ và đã được Thành phố Hà Nội công nhận là
xí nghiệp quốc doanh dệt 8/5. Trong những ngày đầu mới thành lập, nhà máy có cơ sở
sản xuất đặt tại số 4, ngõ1, phường Hàng Chuối, TP.Hà Nội. Lúc đó nhiệm vụ sản xuất
chủ yếu của Nhà máy là thực hiện làm gia công cho Nhà nước, phục vụ thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Sản phẩm khi đó chủ yếu là dệt bít tất và các loại vải như: vải
Kaki, phin kẻ, Popơlin, khăn mặt…theo chỉ tiêu của Nhà nước, phục vụ cho quốc
phòng và lĩnh vực bảo hộ lao động. Sản lượng tiêu thụ mỗi năm tăng dần từ 10% đến

15%. Số lượng công nhân viên của nhà máy là 250 người. Dây chuyền sản xuất khi đó
là các trang thiết bị máy móc cũ kĩ, lạc hậu, quy mô sản xuất còn nhỏ bé. Đến năm
1964, khi đất nước bước vào thời kì chiến tranh ác liệt, miền Bắc xã hội chủ nghĩa phải
đương đầu với các chiến lược chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Thực hiện chủ
trương của Thành phố khi đó, nhà máy đã chuyển sang chế độ sản xuất thời chiến, vừa
sản xuất, vừa chiến đấu. Một bộ phận của nhà máy phải sơ tán về thôn Văn, xã Thanh
Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội để làm nhiệm vụ se sợi và dệt vải bạt. Nhà
máy xin Nhà nước được thêm 50 máy dệt Trung Quốc mới. Đến năm 1967, Thành phố
Hà Nội đã quyết định tách bộ phận dệt bít tất của Nhà máy thành xí nghiệp dệt kim Hà
Nội. Chính vì vậy hoạt động sản xuất chính của xí nghiệp Dệt 8/5 lúc này là dệt vải bạt
các loại.
2.Giai đoạn thứ hai từ năm 1973 đến 1988:
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp đã đổi tên thành xí nghiệp dệt bạt Hà Nội.
Thời kỳ này doanh nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ
mặt hàng của mình một cách ổn định, nhiệm vụ cung cấp vải cho bộ đội và các ngành
kinh tế khác. Tới năm 1980, nhà máy đã được duyệt luận chứng kinh tế xây dựng cơ sở
mới ở phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Khu vực này có diện tích
mặt bằng là 4,5ha. Quá trình xây dựng cơ bản bắt đầu từ năm 1981 đến 1985 thì hoàn
thành và đi vào hoạt động. Cũng trong thời gian này, nhà máy đã đầu tư 100 máy dệt
Tiệp Khắc mới, nhu cầu sản xuất tăng. Sản lượng tiêu thụ hàng năm của nhà máy tăng
từ 1,8 triệu mét vải lên 2,7 triệu mét vải. Nhà máy đã đào tạo thêm công nhân, đưa tổng
số cán bộ công nhân viên lên 1.256 người, số máy dệt thực tế đưa vào sản xuất là 209
máy. Năm 1982, một vinh dự lớn đã đến với nhà máy khi được UBND Thành phố Hà
Nội quyết định đổi tên Nhà máy thành “Nhà máy dệt 19/5 Hà Nội“, trùng với ngày sinh
nhật Bác.
3.Giai đoạn thứ ba từ năm 1989 đến 1999:
Đây là thời kỳ đất nước chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà máy thực hiện chế độ hạch toán
độc lập tự chủ về tài chính, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước (năm 1993 nhà
máy chuyển sang hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp Nhà nước). Có thể nói

đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà máy. Nhà máy gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trước
cơ chế thị trường. Trong thời kì này nhu cầu về vải bạt của nhà máy sụt giảm, hệ quả là
sản lượng tiêu thụ của nhà máy chỉ còn 1triệu mét vải 1 năm. Cũng trong thời kỳ này,
theo hiệp định ký với Liên Xô, nhà máy được cung cấp dây chuyền dệt kim để sản xuất
quần ấo, sản phẩm sản xuất ra sẽ được Liên Xô bao tiêu, xong không bao lâu thì Liên
Xô tan rã, máy móc thiết bị nhập về chưa hoàn chỉnh thì nguồn bao tiêu lại không còn.
Trước tình hình đó, nhà máy đã đầu tư mua các thiết bị Nam Triều Tiên, Nhật Bản để
hoàn thiện dâu chuyền sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ mới.
Trong giai đoạn khó khăn này, nhà máy đã phải tiến hành giải quyết chế độ 176
cho các công nhân của nhà máy, giảm số lượng công nhân của nhà máy xuống còn 300
người. Những khó khăn ban đầu đã giúp nhà máy từng bước trưởng thành và dần dần
nhà máy đã thích ứng được với cơ chế kinh tế mới. Năm 1993, nhà máy chuyển sang
hoạt động theo lụât doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên thành “Công ty Dệt 19/5 Hà
Nội“. Đây là một thuận lợi cho sự phát triển của nhà máy, đồng thời mở rộng quan hệ
đối ngoại, tiếp xúc với thị trường trong nước và quốc tế. Để thích nghi với cơ chế thị
trường, công ty Dệt 19/5 Hà Nội chủ động đi tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ
trong nước đồng thời tích cực tìm kiếm các đối tác liên doanh để giải quyết sự khó khăn
về vốn và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp đã liên doanh với một số công ty của
Singapore, góp một phần đất đai và nhà xưởng sản xuất tại phường Nhân Chính, Quận
Thanh Xuân, TP.Hà Nội, chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất hàng dệt kim và hơn một
nửa số lao động sang liên doanh. Đến nay hơn 10 năm hoạt động sản xuất, liên doanh
đã ngày càng lớn mạnh và đã nộp lãi về cho công ty, giải quyết được việc làm cho hơn
500 lao động.
Từ năm 1994 đến năm 1997, công ty được cấp trên đầu tư thêm 1,7 tỷ đồng.
Công ty đã đào tạo thêm 100 lao động mới, bảo đảm việc làm đầy đủ, ổn định cho
người lao động. Đến năm 1998, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất sợi tự cung cấp
cho ngành dệt của công ty và một phần để kinh doanh. Đến nay công ty đã có một
xưởng sợi hiện đại, đạt công suất 1500 tấn sợi/năm với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ
đồng.
4.Giai đoạn thứ tư từ năm 2000 đến nay :

Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của công ty cùng với sự phát triển chung
của đất nước.
- Năm 2001 công ty tiến hành đầu tư mở rộng nhà máy kéo sợi với công suất 1750 tấn
sợi/năm.
- Năm 2003 công ty đã cho ra đời một phân xưởng may với công suất là 500.000 sản
phẩm/năm.
- Năm 2004 công ty đã thành lập một phân xưởng Thêu với 12 chiếc máy thêu đạt công
suất 500 sản phẩm/năm tương ứng với công suất 600.000.000 mũi/năm.
- Năm 2005 công ty đã đầu tư thêm 1 dây chuyền dệt vải chất lượng cao với công suất 3
triệu mét vải/năm tại khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà Nam, trên mặt bằng diện tích
3500 mét vuông.
- Đến tháng 9/2005 công ty Dệt 19/5 Hà Nội được chuyển đổi thành công ty trách
nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội theo quyết định số
94/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ (phê duyệt phương án sắp xếp và đổi mới
công ty Nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội).
Để có được những bước phát triển của công ty trong giai đoạn này đó là do công
ty đã tiến hành cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện trả lương khoán sản
phẩm từ phân xưởng đến người lao động, tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, tích cực tìm kiếm khách hàng mới, chính vì vậy
khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng dần qua các năm. Nếu như doanh thu năm 1991 mới
chỉ đạt 6,24 tỷ đồng thì đến năm 2006 doanh thu của công ty đã đạt 120 tỷ đồng với
tổng số lao động là 905 người. Năm 2007 doanh thu của công ty ước đạt 130 tỷ đồng.
Song song với sự phát triển về sản xuất kinh doanh, công ty còn tích cực :
- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho người lao động, thu nhập bình quân cho một
người lao động đạt năm sau cao hơn năm trước…(năm 2007 thu nhập bình quân của
người lao động đạt mức 2,178 triệu đồng/người/tháng).
- Chăm lo bữa ăn giữa ca, ca sáng, ca 3 cho người lao động đạt chất lượng cao.
- Chăm lo tốt sức khỏe cho cán bộ công nhân viên: Hàng năm khám sức khỏe định kỳ
để phát hiện bệnh nghề nghiệp và giải quyết cho 100% cán bộ công nhân viên đi nghỉ
mát.

- Tặng quà sinh nhật cho cán bộ công nhân viên (theo cùng một tháng sinh), tiêu chuẩn
50.000đ.
- Trang bị nhu cầu cần thiết cho các lao động nữ (phát băng vệ sinh cho chị em công
nhân nữ).
- Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa: Chăm lo cho gia đình thương binh, liệt sỹ, gia
đình cán bộ công nhân viên có khó khăn, quyên góp tiền để xây dựng nhà tình nghĩa
cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ trẻ em nghèo ở trại trẻ mồ côi Hà Cầu.
- Tuyên dương và tặng thưởng quà cho con cán bộ công nhân viên đạt học sinh giỏi.
- Tổ chức vui tết trung thu, tặng quà ngày 1/6 cho con cán bộ công nhân viên.
- Tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong cán bộ công nhân viên, đã đạt
nhiều thành tích.
Sau 45 năm hoạt động, công ty đã được tặng thưởng:
01huân chương lao động hạng nhất.
01 huân chương lao động hạng nhì.
01 huân chương lao động hạng ba.
01 huân chương chiến công hạng ba.
Đảng bộ công ty nhiều năm liền đạt tiêu chuẩn Đảng bộ trong sạch vững mạnh và năm
2004 đạt tiêu chuẩn vững mạnh xuất sắc.
Công đoàn công ty nhiều năm liền được Liên đoàn Lao động Thành phố Hà nội tặng cờ
và danh hiệu đơn vị có hoạt động Công đoàn vững mạnh xuất sắc.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh công ty đạt danh hiệu vững mạnh.
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được tổ chức QMS cấp chứng chỉ ISO
9002 và đang triển khai TQM và ISO 14000, triển khai SA 8000.
Sản phẩm của công ty đạt được nhiều giải vàng, giải bạc tại hội chợ triển lãm trong và
ngoài nước.
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây.
1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 8. Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty giai đoạn 2000-2007:

×