Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.12 KB, 15 trang )

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI
1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
Xí nghiệp Đầu máy Hà nội là 1 xí nghiệp thành viên trực thuộc Xí nghiệp
Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I - Liên hiệp Đường sắt Việt Nam và đến
2003 chuyển đổi thành Công ty vận tải Hành khách đường sắt Hà nội thuộc
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Xí nghiệp Đầu máy Hà nội là một đơn vị
quản lý sức kéo lớn nhất của ngành đường sắt Việt Nam.
Xí nghiệp Đầu máy Hà nội được thành lập từ bao giờ thì không ai rõ vì
không có tài liệu nào để lại, chỉ biết khái quát rằng: Sau khi thực dân Pháp ổn
định bộ máy cai trị ở Việt Nam là chúng tiến hành khai thác thuộc địa, để khai
thác được triệt để họ phải xây dựng đường sắt để vận chuyển hàng hoá về chính
quốc. Tuyến đường Hà nội - Hải Phòng là một trong những tuyến đường được
xây dựng đầu tiên (Trên cầu Long Biên còn biển in năm xây dựng và khánh
thành (1890-1893).
Các - Đề - Po hoả xa được thành lập để khám chữa đầu máy toa xe.
Năm1955 hoà bình lặp lại chúng ta tiếp quản Các - Đờ - Po và đổi tên là đoàn
công vụ, sau lại đổi là Đoạn đầu máy. Sau này khi chuyển đổi cơ cấu quản lý
của Nhà nước lấy tên là Xí nghiệp Đầu máy Hà nội và lấy ngày 22/10/1955 làm
ngày thành lập Xí nghiệp.
(Để kỷ niệm ngày đường sắt tổ chức đoàn tàu đón Bác Hồ từ Hải Phòng
về Hà Nội, sau khi Bác đi dự đại hội PHONGTENNOPÔLÔ tại Pháp về
21/10/1946).
- Là xí nghiệp trực thuộc nên chủ quản lý xí nghiệp Liên hợp đường sắt
khu vực I (Nay là Công ty Vận tải hành khách Hà nội) nên không có tư cách
pháp nhân đầy đủ mặc dù cơ quan chủ quản muốn tăng cường tính chủ động cao
trong sản xuất kinh doanh, phân cấp phân quyền mạnh đến đâu thì cả 18 thành
viên hợp lại mới hoàn thành một sản phẩm đưa ra thị trường xã hội đó là tấn
hàng hoá km và hành khách km.
- Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua mọi thử thách
trong chiến tranh xây dựng và tổ quốc đội ngũ cán bộ công nhân viên của xí


nghiệp đã không ngừng lớn mạnh và đổi mới góp phần tích cực vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và cũng như việc xây dựng và phát triển
của xí nghiệp nói riêng. Xí nghiệp đã được cấp trên, Đảng và Nhà nước đánh
giá cao trong lĩnh vực sản xuất và phát triển. Trong sự nghiệp của ngành Giao
thông vận tải góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
phát triển đất nước.
Xí nghiệp đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng
cao quý. Nhiều năm liền được công nhận là đơn vị lao động XHCN có 2 công
nhân được phong tặng Anh hùng Lao động đó là Anh hùng lao động Nguyễn
Minh Đức và Trịnh Hanh v.v. Ngày 25/2/1996 xí nghiệp được vinh dự đón
Tổng bí thư Đỗ Mười về thăm. Năm 1997 XN được Nhà nước phong tặng
"Huân chương Lao động hạng 3".
1.1. Quá trình xây dựng và trưởng thành của XN :
- Giai đoạn 1: (1955 - 1965).
+ Sau 10 năm hoà bình, ngành đường sắt tiến hành khôi phục và xây
dựng lại các tuyến đường sắt trên miền bắc. Đây là giai đoạn xây dựng cơ sở vật
chất, bộ máy quản lý lực lượng lao động của XN.
+ XN đã tiếp quản hơn 80 đầu máy hơi nước của Pháp để lại. Thiết bị
máy móc giai đoạn này được gia tăng đáng kể Thiết bị của Pháp vừa ít, vừa lạc
hậu chỉ có 5 máy tiện vài máy bào, phay. XNđã được trang bị nhiều máy móc
mới và các máy chuyên dùng, trong đó có bộ ky 120 tấn của Trung Quốc các bộ
phận phụ trợ như cơ điện nước được tặng cường bổ sung về cơ sở vật chất.
+ XN được đầu tư kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, sửa chữa được
nhiều máy ra kéo được các đoàn tàu hàng, khách phục vụ đáng kể cho việc khôi
phục và phát triển kinh tế đất nước.
+ Khối lượng vận tải được tăng từ 182 triệu tấn km năm 1955 lên 1165
triệu tấn km năm 1965.
+ Số lượng cán bộ công nhân viên cũng được tăng từ 550 người năm
1955 lên tới 1360 người năm 1965.
- Giai đpạn 2: (1966 - 1975).

+ Ngành đường sắt và XN bước vào thời kỳ mới, là đảm bảo giao thông
quyết taam đánh thăng giặc Mỹ xâm lược. XN được đầu tư thêm sức kéo đó là
46 đầu máy hơi nước tự lực do Trung Quốc sản xuất theo thiết kế của Việt Nam.
16 đầu máy hơi nước khổ đường (1435). 20 đầu máy Điezen Đông Phương
Hồng 3 của Trung Quốc chế tạo và bắt đầu chỉnh bị đầu máy TY5E do Liên Xô
(cũ) sản xuất.
+ Trong giai đoạn này. Sản lượng vận tải tăng đáng kể từ 1182 trên tấn
km năm 1966 lên 1611 trên tấn km năm 1975 (tăng 1,37 lần). Khối lượng máy
sửa chữa theo cấp hoàn thành tương ứng đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chất
lượng tốt đưa ra kéo tàu đáp ứng nhu cầu của vận tải.
- Giai đoạn 3: (1976-1975).
+ Đất nước hoàn toàn giải phóng nhu cầu vận tải ngày càng tăng nhất là
vận tải hành khách. Để đảm bảo vận tải phục vụ cho việc khôi phục và phát
triển kinh tế đất nước xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.
Sản lượng vận tải bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 1140 triệu
tấn km. Sản lượng sửa các cấp trên đầu máy tăng từ 11 đến 14%. Hàng chục
máy móc thiết bị sơ tán trong chiến tranh được chuyển về lắp đặt ổn định sản
xuất. Hàng ngàn m
2
mặt bằng sản xuất, nhà xưởng được cải tạo nâng cấp nhằm
đáp ứng số lượng sửa chữa đầu máy ngày càng tăng. Đặc biệt là cấp sửa chữa
đại tu đầu máy. Trong giai đoạn này xí nghiệp có thêm nhiệm vụ sửa chữa cấp
Ky đầu máy GP6 khổ đường 1435, đó là nhiệm vụ nặng nề mới mẻ nhưng
CBCNV toàn xí nghiệp đã vượt qua khó khăn gian khổ để hoàn thành suất sắc
nhiệm vụ.
- Giai đoạn 4: (1986 đến nay ).
+ Đất nước chuyển mình, chuyển đổi sang cơ chế thị trường xoá bỏ dần
chế độ quan liêu bao cấp, XN được đầu tư phát triển xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, đổi mới sức kéo nâng cấp năng lực vận tải và sửa chữa đầu máy các cấp,
đáp ứng sự nghiệp đổi mới của ngành.

+ Hiện nay XN đang quản lý và vận dụng 22 đầu máy Tiệp với công suất
1200 mã lực, 48 đầu máy TY7E có công suất 400 mã lực, 3 đầu máy TGM8 loại
800 mã lực, có khổ đường 1435. Đầu máy Đông Phong(Trung Quốc) khổ đường
1435 Loại 1500 mã lực. 5 đầu máy Đông Phương Hồng khổ đường 1435. và 10
đầu máy Đổi mới khổ đường 1m, với công xuất 1900 mã lực.
Trang thiết bị được trang bị đáng kể như các máy chuyên dùng cho tháo
lắp Băng đa bánh xe, máy gia công cơ khí mới, các bộ ky với tải trọng lớn, hiện
đại nhất Việt Nam .
+ Trong giai đoạn này XN đạt được nhiều thành tích đáng kể, sản lượng
vận tải đạt bình quân 1107 triệu tấn km/năm. Chất lượng vận tải được nâng cao
rõ rệt. Tàu đi đến đúng giờ trên 90% với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được
đưa vào sản xuất như cải tạo nâng cấp tốc độ chạy của đầu máy TY7E từ 40
km/h lên 70 km/h. Đời sống của CBCNV ngành được nâng lên rõ rệt.
+ Hành trình tàu thống nhất Bắc Nam cũng được rút ngắn từ 72 giờ
xuống còn 30 giờ.
2. LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
- Xí nghiệp đầu máy Hà nội là XN trực thuộc Công ty vận tải hành khách
đường sắt Hà nội, nên sản phẩm của XN chỉ là những đoạn sản phẩm trong tổng
sản phẩm của các đơn vị thành viên trong Công ty, Tổng công ty đó là km hành
khách và tấn km hàng hoá. Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, với đặc
thù của mình ngành đường sắt giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ
thống giao thông vận tải của đất nước. Để thực hiện vai trò vận tải của ngành
đường sắt thì sự đóng góp của XN đầu máy Hà nội là rất to lớn , để tăng lượng
vận tải hàng hoá, hành khách, yếu tố quyết định vẫn là sức kéo.
- XN đầu máy Hà nội quản lý và sử dụng số lượng, chất lượng sức kéo
lớn nhất của ngành Đường sắt Việt Nam, nhiệm vụ là phải cung cấp sức kéo (kể
cả công nhân lái máy) trên các tuyến đường sắt như sau:
Hà nội - Hải phòng - Hà nội : 102km
Hà nội - Quán triều - Hà nội : 75km
Hà nội - Đồng đăng - Hà nội : 162km

Hà nội - Vinh - Hà nội : 300km
Hà nội - Đà nẵng - Hà nội : 791km
Hà nội - Lào cai - Hà nội : 293km
Yên viên - Hạ long - Yên viên : 174km
Ngoài ra XN còn đưa đầu máy phục vụ các cơ sở công nghiệp như như
Nhiệt điện Phả lại, mỏ than Mạo khê, Xi măng Hoàng thạch, xi măng Bỉm sơn.
Nhiệm vụ của XN Đầu máy Hà nội gồm 2 nhiệm vụ chính sau đây:
+ Vận dụng đầu máy để kéo tàu theo đúng yêu cầu của công tác điều độ
chạy tầu.
+ Sữa chữa thường xuyên các loại đầu máy theo cấp sửa chữa (theo cây
số máy chạy) để khắc phục những hư hỏng do quá trình vận dụng gây nên.
2.1. Về vận dụng đầu máy:
Đầu máy là tài sản do XN quản lý và khai thác xong việc sử dụng để kéo
tầu lại do bộ phận vận chuyển quyết định. Khi máy chạy trên đường lại do điều
độ chạy tầu chỉ huy do vậy quyền chủ động của XN bị giảm đi nhiều, với đặc
thù của ngành nên XN không thể quyết định được năng suất, sản lượng của
mình.
Sản lượng của XN được tính bằng số đầu máy vận dụng trong ngày (ví
dụ: sản lượng bình quân của tháng là 30 máy vận dụng/ngày). Khối lượng hàng
hoá hành khách vận chuyển thì ngành cũng như XN không chủ động được, vì
khối lượng luôn thay đổi nên việc lập kế hoạch không được chính xác, nhất là
kế hoạch dài hạn. Kế hoạch sản xuất chỉ có thể tính tối đa là quý, năm chứ
không thể chính xác nếu dài hạn hơn.
Đặc điểm của khối lượng hàng hoá, hành khách còn mang tính chất mùa
vụ như : Chiến dịch hè phục vụ hành khách đi nghỉ mát tham quan với số lượng
gấp nhiều lần trong các tháng không vào kỳ nghỉ hè.
- Lực lượng lao động của bộ phận vận dụng bao gồm: Phó giám đốc phụ
trách vận tải, các tổ nội cần, các đội trưởng đội lái máy và công nhân lái máy.
- Các loại sức kéo của XN hiện nay :
Gồm 10 đầu máy "Đổi mới" sản xuất tại Trung quốc với công suất là

1800 mã lực, chủ yếu là sử dụng để kéo tàu thống nhất với đẳng cấp cao nhất
Việt Nam hiện nay là tầu E1,2 . S1,2 . XN đầu máy Hà nội phụ trách kéo tầu từ
Hà nội - Đà nẵng và ngược lại.
Ngoài ra số đầu máy Đổi mới còn kéo tầu hàng với những đoàn tàu có tấn
số lớn, siêu trường, siêu trọng.
Số máy này được chia thành 2 đội lái máy, mỗi đội quản lý 5 máy.
+ 22 đầu máy Tiệp với sức kéo là 1200 mã lực, nhiệm vụ chủ yếu là kéo
các mác tầu khách thống nhất như S5,6 S7,8 và các mác tầu hàng tuỳ theo yêu
cầu vận tải,và thoi ở các hầm mỏ, các khu công nghiệp, dồn dịch tại ga Hà nội:
số này được chia thành 3 đội lái máy.
+ 48 đầu máy TY7E của Liên xô cũ với sức kéo là 400 mã lực, nên các
đầu máy này chỉ kéo các mác tầu ít khách, như Hà nội -- Hải phòng, Hà nội
--Quán triều, Hà nội -- Đồng đăng... Với sức kéo 250 đến 300 tầu tương ứng với
5 đến 6 toa xe khách. Số máy TY7E này được chia làm 3 đội lái máy .
- Sức kéo của phân đoạn Yên viên:
+ 5 đầu máy Đổi mới khổ đường 1435 mua mới của Trung Quốc năm
2003.
+ 3 Đầu máy Đông phong của Trung quốc (1435)
+ 3 Đầu máy TGM8 của Liên xô cũ (1435).
Ngoài ra còn một số đầu máy khổ đường 1m được chuyển từ khu vực Hà
nội đến đó là các máy TY7E.
Ngoài ra còn các trạm đầu máy với nhiệm vụ đón tiễn, bảo dưỡng điều
hành đầu máytheo lệnh của điều độ chạy tầu.
Các trạm này bao gồm trạm Đồng đăng, trạm Mạo khê, Ninh bình, Hải
phòng, Giáp bát....
2.2. Khu vực sửa chữa và các bộ phận phụ trợ:
- Phân xưởng sửa chữa đầu máy:
Mỗi loại đầu máy đều có phân xưởng sửa chữa đầu máy riêng.
Đó là phân xưởng Đổi mới, phân xưởng sửa chữa đầu máy Tiệp, phân xưởng
sửa chữa đầu máy TY7E.

Các phân xưởng đều có các tổ phụ trách chuyên môn nhiệm vụ như tổ
Động cơ, tổ điện, tổ gầm v.v....
- Ngoài ra còn có các phân xưởng phụ trợ:
+ Phân xưởng cơ khí phụ tùng: gia công chế tạo sửa chữa các thiết bị phụ
tùng phục vụ cho sửa chữa đầu máy.
+ Phân xưởng cơ điện nước: có nhiệm vụ sửa chữa các thiết bị cấp điện
nước cho toàn XN và vận hành cấp thoát nước ở các trạm dọc đường, các thiết
bị nâng hạ trong toàn XN.
+ Phân xưởng nhiên liệu: đảm bảo mua sắm, tổ chức cấp phát các loại
nhiên liệu: dầu mỡ, than củi, nước ngọt, cát kỹ thuật.
+ Đội kiến trúc: Duy tu và sửa chữa các nhà xưởng, cống rãnh v.v...
3. Một số chỉ tiêu kinh tế của đơn vị:
- Một số chỉ tiêu sau đây được tính từ năm 1999 đến 2003.
Sản lượng của XN đầu máy Hà nội là tấn km, hàng hoá, hành khách KM ,
số đầu máy vận dụng trong ngày và chất lượng vận tải đó.
3.1. Năm 1999:
- Về vận tải: kéo được 1426 triệu tấn/km. Đạt 94,2% so với kế hoạch cấp
trên giao, máy vận dụng đạt 45,7 máy/ngày, vượt 10%. Máy kéo tấn đạt 25,7
máy/ngày, vượt 16%.
- Về an toàn chạy tầu : năm 1999 có 31 vụ trợ ngại chạy tầu bình quân
180.135 km/vụ.
- Tỷ lệ tầu đi đến đúng giờ.
Tầu thống nhất: 76,3%
Tầu địa phương: 79%
Nguyên nhân do máy chiếm 3%.
- Về sửa chữa:
Đầu máy sửa chữa cấp lớn đạt 100% kế hoạch.
+ Máy Tiệp cấp Rs : 6 máy KH: 8
Rv : 11 máy KH : 13
Đại tu: 1 máy

Các cấp nhỏ đảm bảo km chạy của vận dụng.
Đầu máy TY.
R2: 16 máy KH = 23
Rk : 15 máy KH = 25
Đại tu: 6 máy KH = 9
Đã cố gắng khắc phục khó khăn để giải quyết sửa chữa các cấp nhỏ
không vượt quá nhiều.
- Thu nhập bình quân đạt 1.163.000đồng/người/tháng.
- Công tác xây dựng cơ bản năm 1999 gần 2 tỷ đồng tổng kinh phí được
thực hiện để xây dựng, sửa chữa nâng cấp nhà xưởng
3.2. Chỉ tiêu năm 2000:
- Về vận tải:
Năm 2000 kéo được 1458 triệu tấn/km vượt 5% so với kế hoạch.
Máy vận dụng 51,3 máy/ngày.
Máy kéo tầu 29,8 máy/ngày.
- Về an toàn chạy tầu :
Năm 2000 có 42 vụ trợ ngại.
Đạt tỷ lệ tầu đi đến đúng giờ:
Tầu thống nhất : 78,5%
Tầu địa phương : 86,5%
- Về sửa chữa:
Đầu máy Tiệp: Cấp Rs ra được 11 máy
Cấp Rv ra được 16 máy
Đầu máy TY:
Cấp Đại tu: 5 máy
Cấp Ky : 40 máy
Cấp R2 : 48 máy
Các cấp sửa chữa nhỏ đảm bảo theo cây số chạy của vận dụng.
- Thu nhập bình quân : 1.370.000đ/người/tháng.

×