Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.66 KB, 9 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà
CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU
5.1. Nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ công nhân viên.
Môi trường xuất khẩu là một môi trường vô cùng phức tạp, không hề đơn
giản như ta vẫn thường nói xuất khẩu là xuất hàng hóa của nước mình sang các
nước khác và thu tiền. Đào tạo nghiệp vụ ngoại thuơng cho lực lượng cán bộ là
công việc vô cùng quan trọng và cần thiết, bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu
muốn thành công thì phải có chính sách đào tạo thật hòan chỉnh, linh hoạt. Nghiệp
vụ ngoại thương sẽ cung cấp những thông tin về những qui định nhập khẩu, pháp
chế, cả những chính sách pháp luật, ưu tiên,….của những thị trường nhập khẩu.
Những nghiệp vụ này không ngừng được nâng cao để công ty có những phản ứng
kịp thời trước sự biến động của thị trường thế giới và cần huấn luyện cho họ có
nhũng kỹ năng thương thuyết tốt hơn trong việc tìm đối tác mới cũng như trong
những cuộc thõa thuận về giá cả, điều kiện giao hàng,…với các đối tác nước
ngoài.
5.2 Tăng cường nghiên cứu thị trường và các hoạt động chiêu thị
Tập quán, thị hiếu người tiêu dùng ở mỗi quốc gia: Mặt hàng thủy sản nói
chung có sức tiêu thụ chịu ảnh hưởng một phần đáng kể bởi tâm lý người tiêu
dùng cùng với các phong tục tập quán và nét văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc, do
đó, nên phân tích và có sự chọn lọc khi thâm nhập thị trường mới và tránh trường
hợp sản phẩm tung ra lại không tiêu thụ được. Vì vậy, Công ty Cafatex cần tìm
hiểu kỹ và phân tích sở thích cũng như văn hoá của các quốc gia rồi mới đưa sản
phẩm của Công ty vào thăm dò và mở rộng thị trường.
5.3 Thâm nhập thị trường nội địa
- Xây dựng các chi nhánh, các đại lý phân phối, các cửa hàng sỉ lẻ ở các
thành phố. Thị trường trong nước là một thị trường rất lớn, mức tiêu dùng cao mà
bấy lâu nay công ty đã bỏ ngỏ. Hiện tại, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam
cũng đã thay đổi khá nhiều, khi đời sống ngày càng được cải thiện và không
ngừng nâng cao thì con người có khuynh hướng tiêu dùng những món ngon, lạ, có
giá trị dinh dưỡng cao, an toàn hơn các loại thực phẩm. Trong khi đó, thủy sản là


ngành hàng thực phẩm có giá trị kinh mọi mặt, ngon miệng và đặc biệt thủy sản an
tòan hơn các thực phẩm khác mà người Việt Nam đã rất chú trọng trong thời gian
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà
qua. Vì vậy, về lâu dài, Công ty muốn vươn xa hơn, bền vững hơn thì trước hết
hãy chú trọng thị trường trong nước vìa giá trị trong nước mang lại không hề thua
kém các nước xuất khẩu. Ngoài ra, sản phẩm tiêu thụ trong nước sẽ tiết kiệm cho
Công ty rất nhiều chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí thăm dò, tìm hiểu văn
hóa, phong tục, thói quen tiêu dùng của các thị trường nhập khẩu.
- Giới thiệu sản phẩm ở các nhà hàng, khách sạn, khu ăn uống, … với mức
chiết khấu thích hợp. Đây là những nơi có lượng tiêu thụ lớn nhất. Với mức chiết
khấu thích hợp, sản phẩm lại đựợc nhiều người tin dùng thì, sản phẩm đầu ra rất
lạc quan thì bất cứ thương nhân nào cũng không bỏ qua cơ hội tốt như vậy. Với
việc phân phối qua hệ thống này thì doanh nghiệp sẽ bớt tốn chi phí marketing
hơn, đồng thời đây là một biện pháp tiếp thị rất có hiệu quả vì người tiêu dùng đã
trự tiếp thưởng thức những món ăn đó và Công ty cũng sớm tiếp nhận ý kiến
khách hàng để có biện pháp khác phục kịp thời khi có sai sót.
5.4 Biện pháp giảm chi phí:
Chi phí sản xuất là khoản chi phí chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí. Vì
thế, để giảm chi phí Công ty cần có những biện pháp thích hợp như: giám sát chặt
chẽ và có kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng nguyên liệu tránh gây hao phí,
giám sát tình hình là việc của các công nhân trực tiếp sản xuất nhằm hạn chế thời
gian hao phí trong thao tác công việc của công nhân, tìm nguồn nguyên liệu với
giá rẻ, hợp lý hơn để có thể giảm nhẹ phần nào chi phí sản xuất nhằm hạ thấp giá
thành sản phẩm để sản phẩm của Công ty có đủ năng lực cạnh tranh với các đối
thủ trên thị trường.
Ngoài ra, với công nghệ mới hiện đại được đầu tư và đội ngũ công nhân
viên có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, năng lực sản xuất
của Công ty được cải thiện sẽ làm giảm đi phần nào chi phí tồn trữ nguyên liệu
và giúp cho Công ty có thể điều chỉnh, hoạch định chiến lược nguyên vật liệu phù

hợp hơn. Điều này cũng sẽ góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cafatex trong tương lai.
Đây là một số biện pháp cụ thể đối với các loại chi phí của từng bộ phận:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty cần phải có sự phối hợp từ tất cả các khâu, từ khâu thu mua đến
khâu sản xuất:
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà
Khâu thu mua nguyên vật liệu: Công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua
chặt chẽ, đa dạng hoá để tránh tình trạng hàng bị ứ động khi không có hoặc có ít
đơn đặt hàng và cũng tránh tình trạng thiếu hụt. Công ty nên chủ động tìm những
nguồn mua nguyên liệu ổn định và mua với số lượng lớn để giảm thiểu chi phí
vận chuyển và để hưởng được mức chiết khấu thích hợp. Vì đặc trưng các mặt
hàng thủy sản là tươi sống nên Công ty cần có nguồn ổn định và uy tín để tránh
hiện tượng lượng phế liệu tăng lên.
Khâu bảo quản: Do đặc tính hàng thủy sản không giữ lâu được nên muốn
bảo quản tốt thì phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đồng thời phải đảm bảo độ
tươi mới của sản phẩm. Công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá
lâu tại Công ty và tốt nhất thì bộ phận thu mua của Công ty cần linh động trong
việc vận chuyển nhanh chóng nguyên liệu mua về đến phân xưởng chế biến ngay
như vậy vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản và hạn chế tối đa sự hư hỏng của
nguyên liệu
Khâu sản xuất: Công ty cần tạo môi trường làm việc thoải mái cho công
nhân như là chỗ làm việc rộng, thoải mái, đảm bảo vệ sinh an toàn cho công nhân
tại nơi làm việc, phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên liệu, thường
xuyên kiểm tra thay mới các công cụ, dụng cụ để đảm bảo sự ổn định về kích
thước, khối lượng,…của sản phẩm chế biến.
* Chi phí nhân công trực tiếp
Công ty muốn giảm chi phí này thì trước hết phải giảm thời gian lao động
hao phí và nâng cao năng suất lao động, đồng thời, Công ty phải quan tâm đến

đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, đảm bảo đầy đủ các chế độ về lương,
tiền thưởng, bảo hiểm và các chế độ ưu đãi khác cho công nhân của Công ty.
Để giảm thời gian lao động hao phí thì Công ty phải bố trí, sắp xếp lao động
thật sự phù hợp giữa trình độ tay nghề và yêu cầu của các công nhân.
Nâng cao năng suất lao động tức là bộ phận quản lý sản xuất nên có kế
hoạch sản xuất một cách khoa học, giảm số giờ công tiêu hao sản xuất tránh tình
trạng trong lúc công nhân ít việc lúc phải tăng ca liên tục vừa làm cho công nhân
mệt mỏi làm giảm năng suất lao động mà Công ty cũng phải tốn một khỏang tiền
không nhỏ cho việc tăng ca này. Đồng thời, Công ty cần thường xuyên mở các
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà
khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao tay nghề cho công nhân để họ nắm bắt nhanh
chóng những công nghệ hiện đại đã được Công ty đầu tư, đổi mới
* Chi phí sản xuất chung
Để có thể giảm thiểu chi phí này thì Công ty nên tận dụng tối đa công suất
của máy móc thiết bị. Ngoài ra, Công ty cần phải liên tục bảo trì máy móc, các
phương tiện vận chuyển tránh hư hỏng nặng vì lức đó phải bỏ ra một khoảng tiền
nhiều hơn chi phí bảo quản. Còn việc vận chuyển ra nước ngoài thì Côngty nên
tìm kiếm những đơn vị vận chuyển có cước phí thấp mà vẫn đảm bảo tính an toàn
và tính thời gian.
* Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Mặc dù quy mô của Công ty không ngừng mở rộng nhưng chi phí bán hàng
và chi phí quản lí doanh nghiệp vẫn tăng tỉ lệ với sự tăng lên của oanh thu làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Để giảm chi phí bán hàng Công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng một
hợp lý như phải có trình độ, năng lực, am hiểu nơi mà Công ty dự định xuất hàng
sang.
Đối với chi phí quảng cáo, Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể và việc sử
dụng chi phí quản lý doanh nghiệp phải hợp lý hơn, chi phí nào không cần thiết
thì nên giảm bớt để không làm ảnh hưởng tới doanh thu.

5.5 Xây dựng chiến lược Marketing.
Đa dạng hoá sản phẩm: đưa ra các sản phẩm mới như thủy hải sản xuất
khẩu cao cấp, chế biến các mặt hàng thủy sản ăn liền xuất khẩu,…đáp ứng thị
hiếu khách hàng. Sự lựa chọn của mỗi người là khác nhau nên sự đa dạng hoá sản
phẩm là điều cần thiết tránh sự nhàm chán của khách hàng khi sử dụng sản phẩm
cùng loại để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản lượng của Công ty ngày càng mạnh.
Đổi mới bao bì: kiểu dáng đẹp, mẫu mã mới luôn là yếu tố, thu hút, lôi cuốn
khách hàng qua cái nhìn đầu tiên đôi khi nó là yếu tố quan trọng để quyết định
chất lượng một sản phẩm góp phần đến sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng.
Tuy nhiên, vẫn phải đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn chất liệu sao cho đảm
bảo chất lượng sản phẩm và với chi phí thấp
Kênh phân phối: lập các đại lý sỉ và lẻ ở các nước sở tại, phân phối qua các
thành phố lớn, trung tâm thương mại một cách đồng bộ, tham gia các kì hội chợ
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Kim Hà
quốc tế trong và ngoài nước nhằm giới thiệu, quảng bá về thương hiệu của Công ty
cũng như giới thiệu các sản phẩm của Công ty để củng cố thêm lực lượng khách
hàng hiện có cũng như tìm kiếm thêm khách hàng mới. Nếu công ty thực hiện
được các chiến lược như nhượng quyền, liên doanh,…thì hiệu quả mang lại cho
Công ty sẽ rất cao và thị trường của Công ty chắc chắn không chỉ dừng lại như đã
có ở hiện tại.
5.6 Một số biện pháp khác:
- Nghiên cứu tận dụng nguồn phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
vừa thu được lợi nhuận vừa không tốn chi phí xử lý phế thải: Trong quá trình chế
biến, các phụ phẩm từ cá, tôm nên được giữ lại hoặc sơ chế hoặc bán trực tiếp ra
bên ngoài cho các cơ sở chế biến khác như cơ sở thức ăn gia súc, gia cầm, nuôi
cá,…Nếu làm được điều đó Công ty sẽ có thêm một khoản thu đáng kể vừa giảm
chi phí cho việc xử lý phụ phẩm.
- Nâng cao kĩ thuật để kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm: Với các bộ phận kỹ
thuật chế biến cần có biện pháp nâng cao, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, đảm bảo độ

an toàn cho sản phẩm bằng cách sử dụng tối thiểu hoá chất nhằm đảm bảo sức
khoẻ cho người tiêu dung vừa có thể giữ được hương vị tự nhiên vốn có của sản
phẩm.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, xuất khẩu là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đã được Nhà nước quan tâm và
chỉ đạo thực hiện để có thể đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Đồng thời, đó cũng là một xu thế để phát huy hơn nữa những tiềm năng,
SVTH: Tăng Thị Ngọc Trâm Trang

×