Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.81 KB, 13 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG
I. Những nét chính về Công ty Rau Quả Tiền giang:
Tên công ty: Công ty Rau Quả Tiền Giang
Tên giao dịch bằng tiếng anh: Tien Giang vegetables and fruit company
Trụ sở chính: km1997 quốc lộ 1, Long Định, Châu Thành, Tiền Giang.
Điện thoại: (84.073) 834677 Fax: (84.073) 834497
Email: Website: www.vegetigi.com
Văn phòng đại diện: 29 Dương Văn Dương, phường Tân Quý, quận Tân Phú, thành
phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (848) 8471653 Email:
Đặc điểm hoạt động của Công ty:
Về hình thức sở hữu là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Tiền Giang
Về lĩnh vực kinh doanh là trồng trọt, thu mua và chế biến rau quả xuất khẩu. Công
ty chuyên chế biến và cung cấp trái cây đóng hộp, trái cây đông lạnh, nước trái cây
nguyên chất đóng hộp, trái cây tươi, nước quả cô đặc và puree, nước uống tinh khiết.
Công ty có
Ba nhà máy:
1. Đông lạnh rau quả: công suất 2.000 tấn/năm, thiết bị đông lạnh IQF của Anh
2. Đồ hộp trấi cây: công suất 8.000 tấn/năm
3. Chế biến đa dạng nước quả cô đặc và puree: công suất 5000 tấn/năm, thiết bị của
CHLB Đức
Nông trường Tân Lập, diện tích 3500 hecta, chuyên canh cây dứa, sản lượng hàng
năm 50.000-60.000 tấn, ngoài ra chuyên canh cây xoài, mãng cầu, lô hội, lạc tiên cung
cấp nguyên liệu chế biến cho nhà máy trong công ty.
Công ty Rau Quả Tiền Giang là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh
Tiền Giang, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập.
1. Lịch sử hình thành và phát triển :
1.1. Lịch sử hình thành:
Công ty Rau Quả Tiền Giang được hình thành sau Nghị quyết Đại hội Tỉmh Đảng
bộ lần thứ III. Theo quyết định số 7878/QĐTL ngày 13/12/1986 của UBND tỉnh Tiền
Giang, trên cơ sở nhập hai đơn vị lại là Xí nghiệp rau quả Long Định và nông trường


quốc doanh Tân Lập mang tên Xí nghiệp liên hợp xuất khẩu rau quả nhằm tạo thế mạnh
cho sản xuất công nghiệp và mở rộng vùng Đồng Tháp Mười, tạo công ăn việc làm cho
người lao động không có đất sản xuất. Đến tháng 10/1990 công ty lại mở rộng thêm
diện tích đất nông nghiệp bằng cách nhập thêm hai nông trường của huyện Châu Thành
và huyyện Gò Công Tây.
Công ty Rau Quả Tiền Giang được xây dựng năm 1976 trực thuộc Tổng công ty
Rau Quả Việt Nam. Đến năm 1988 công ty tách khỏi Tổng công ty và trở thành doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh TIền Giang.
1.2. Quá trình phát triển:
Sau gần 28 năm hoạt động công ty trở thành một trong những doanh nghiệp
chuyên sản xuất và chế biến rau quả hàng đầu tại Việt Nam. Công ty hiện sở hữu một
nguồn lực tiềm năng dồi dào: có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình, trình độ
và đoàn kết; với máy móc thiết bị: Công ty có dây chuyền nước quả cô đặc của CHLB
Đức, nhà máy đông lạnh IQF của Anh và các máy móc thiết bị tự động và bán tự động
phục vụ tại nhà máy đồ hộp và toàn công ty. Đặc biệt hơn nữa là công ty có vùng
nguyên liệu rộng lớn trên 3.000 hecta chuyên canh về cây dứa do công ty tự đầu tư và
thu hoạch. Vị thế và sản phẩm của công ty ngày càng được biết đến qua chất lượng và
sự đa dạng về chủng loại.
2. Chức năng ,nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty
2.1. Chức năng :
Công ty Rau Quả Tiền Giang có chức năng trồng trọt, thu mua và chế biến các loại
mặt hàng rau quả xuất khẩu, chủ yếu là dứa các loại, thông qua hoạt động sản xuất kinh
doanh xuất khẩu trực tiếp đáp ứng ngày càng cao, càng nhiều hơn về chủng loại, số
lượng, chất lượng hàng hoá phù hợp với thị trường quốc tế góp phần vào việc phát triển
kinh tế nước nhà.
2.2. Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ nhận bảo toàn phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực.Thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ về hạch toán,
chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định.
Công ty có nghĩa vụ công bố tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng

đắn và khách quan về kết quả hoạt động của công ty theo quy định của nhà nước.Thực
hiện đúng chế độ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực của công nhân viên để có đủ
thực lực phục vụ cho quá trình kinh doanh, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên,
thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của bộ luật lao động.
Công ty còn có nghĩa vụ đổi mới công nghệ nghiên cứu thực hiện các biện pháp
kỹ thuật để nâng cao chất lượng gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu.
2.3. Quyền hạn:
Được hạch toán kinh tế độc lập có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân
hàng
Được quyền xây dựng, áp dụng đinh mức lao động, vật tư, đơn giá, tiền lương trên
đơn vị sản phẩm, quyết định giá mua và giá bán sản phẩm.
Có quyền lựa chọn thị trường nhập khẩu và xuất khẩu, đặt các văn phòng đại diện,
công ty trong và ngoài nước, thu thập và cung cấp các thông tin về kinh tế và thị trường
thế giới được luật pháp cho phép.
Công ty có quyền đổi mới công nghệ và trang thiết bị sử dụng vốn phục vụ cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo tồn và có hiệu quả, tự huy động vốn
sản xuất kinh doanh nhưng không thay đổi hình thức sở hữu.
Được dự hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm của công ty ở trong và ngoài
nước, tham gia vào các tổ chức diễn đàn kinh tế thương mại theo đúng quy định của
nhà nước và điều lệ của tổ chức đó.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty :
Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
4.1. Giám đốc công ty:
Phụ trách chung, định hướng chiến lược toàn công ty, đề ra chủ trương kế hoạch
sản xuất kinh doanh, định giá thu mua nguyên liệu, các loại vật tư lớn, định giá bán sản
BP
KH
phẩm, phụ trách chung về kỹ thuật, qui định quy chế trả lương nội bộ, ký duyệt các

khoản chi hàng tháng.
4.2. Phó giám đốc 1:
Phụ trách xí nghiệp liên doanh (chiến lược kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo, hợp
đồng mua bán vật tư sản phẩm), cân đối điều hòa vốn cho sản xuất có hiệu quả, theo dõi
công nợ, ký séc, ủy nhiệm chi, ký duyệt các chứng từ chi phí sứa chữa thường xuyên
ngoài lĩnh vực của giám đốc, điều hành hệ thống chất lượng toàn công ty, giải quyết vấn
đề khi giám đốc đi vắng.
4.3. Phó giám đốc 2:
Phụ trách việc sản xuất, cân đối nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đặt kế hoạch
sản xuất cho nông trường, lên kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phụ trách khuyến
nông, phụ trách công tác phòng chống lụt bão, thiên tai tại nông trường.
4.4. Phó giám đốc 3:
Phụ trách các công việc diễn ra tại nông trường Tân Lập
4.5. Phòng marketing- bán hàng:
Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Ban giam đốc trong lĩnh vực
kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, quản lý hệ
thống đại lý, phát triển thị trường ngoài nước, lập kế hoạch kinh doanh, lập và theo dõi
các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và làm thủ tục thanh lý. Báo cáo định kỳ diễn
biến hoạt động của phòng marketing-bán hàng.
4.6. Phòng kế toán tài vụ:
Tổ chức nghiệp vụ quản lý tài chính và hạch toán kế toán toàn công ty, đảm bảo
nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc ký kết hợp đồng mua bán, cân đối
bảo đảm nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo kịp thời các số liệu, chỉ tiêu
có liên quan khi Ban giám đốc có nhu cầu. Tổ chức phân bổ hướng dẫn áp dụng kịp
thời các chế độ tài chính kế toán, thuế do nhà nước mới ban hành cho kế toán công ty
và kế toán nông trường.
4.7. Phòng kế hoạch sản xuất:
Phụ trách việc kiểm soát, quản lý hệ thống chất lượng, lập kế hoạch sản xuất,
hàng tháng, hàng quí, hàng năm, kiểm soát hoạt động mua hàng, cung ứng vật tư, bao
bì, nguyên liệu sản xuất. Cùng phòng kế toán tài vụ tính toán giá thành sản phẩm theo

từng loại, từng thời điểm, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng thể, tổ chức và triển
khai việc thực hiện công tác ISO được phân công của Ban giám đốc. Theo dõi, tổ chức
thu hồi công nợ, đầu tư nguyên liệu tại nông trường Tân Lập. Tổ chức triển khai thu
mua nguyên liệu trong và ngoài tỉnh phục vụ cho yêu cầu sản xuất hàng ngày.
4.8. Nhà máy chế biến
Tổ chức quản lý phân công lao động, điều hành sản xuất, quả lý phân xưởng đồ
hộp, phân xưởng đông lạnh, phân xưởng cô đặc, phân xưởng cơ điện, kho nguyên liệu,
kho thành phẩm, bộ phận xe nâng nhằm hoàn thành các kế hoạch được ban giám đốc
công ty giao đúng kế hoạch, đúng số lượng, chất lượng. trực tiếp khai thác năng lực
máy móc thiết bị, thực hiện hệ thống quản lý chất lựong ISO 9001- 2000. Tham gia
kèm cặp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm không ngừng nâng cao tay
nghề cho công nhân để đáp ứng những yêu cầu mới về công nghệ, khoa học kỹ thuật
của ngành chế biến rau quả.
4.9. Phòng tổ chức hành chính
Nghiên cứu hoạt động của Công ty để đề xuất, làm tham mưu hình thành bộ máy
quản lý, đẩm bảo yêu cầu sản xuất có hiệu quả, tinh gọn biên chế hoạt động ăn khớp
đồng bộ để phát huy được năng lực lao động tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên,
quản trị nhân sự, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về quản lý con dấu. Xây dựng
kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thi tay nghề cho công nhân viên,
bảo hộ lao động. Đề xuất huy hoạch đề bạt cán bộ, và nâng lương cho công nhân viên.

4.10. Phòng kỹ thuật
Quản lý mảng kỹ thuật thiết bị trong công ty. Giúp giám đốc chất lượng theo
dõi đánh giá chất lựong nội bộ, chịu trách nhiệm về kỹ thuật chất lượng sản phẩm, xây
dựng yêu cầu kỹ thuật sản phẩm quy trình sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm, kiểm
tra và xác nhận nguyên vật liệu thành phẩm theo địhn kỳ, tham gia các công việc ISO
được phân công của giám đốc chất lượng. Lập trình duyệt thẩm định và triển khai dự án
theo quy định của nhà nước. Trưng dụng cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu của Công ty.
5. Tình hình nhân sự

×