Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG VÀ TĂNG NĂNG SUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113 KB, 7 trang )

Phân tích tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG VÀ TĂNG NĂNG SUẤT
5.1. Tồn tại và nguyên nhân.
- Công ty chưa đổi mới kịp thời về sản phẩm, máy móc thiết bị,… nên làm cho
doanh thu giảm vào năm 2006 trong khi trước đó doanh thu của công ty liên tiếp tăng,
và tăng mạnh.
- Nguồn nguyên liệu cho sản xuất chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng thì không
ổn định, không đồng đều nên gây nhiều khó khăn trong sản xuất, do nhu cầu khách
hàng đòi hỏi chỉ một hoặc hai loại, vì vậy việc sử lý nguyên liệu trước khi đưa vào
sản xuất rất kỹ, tốn kém nhiều trong khâu này, trong khi nếu nguồn nguyên liệu tốt thì
công ty sẽ không mất khoản.
- Về lao động, đội ngũ lao động của công ty năm 2006 tuy có ít biến động, tuy
nhiên đã có biểu hiện một phần của sự biến động lao động, vì hiện tại đội ngũ lao
động phổ thông ở đồng bằng sông cửu long đang trong tình trạng khan hiếm, bên
cạnh đó nền kinh tế Việt Nam phát triển rất mạnh trong 2 năm trở lại đây, và có nhiều
công ty, xí nghiệp mở ra với nhiều ưu đãi cho công nhân như: lương cao, giờ làm hợp
lý, phúc lợi lớn…. đây là trở ngại không nhỏ đối với hầu hết các công ty,vì vậy công
ty Cafatex cần có biệ pháp tuyển dụng, đào tạo và quản lý tốt hơn để luôn đảm bảo
lao động cho sản xuất.
- Mặc dù công ty mới đổi mới hệ thống máy móc trong sản xuất, nhưng công nhân
chưa quen với công nghệ mới nên chưa khai thác hết công suất máy móc, công suất
công nhân, làm giảm năng suất sản xuất.
- Trình độ công nhân hiện tại của công ty không đồng đều, tỷ lệ công nhân tay
nghề chưa tốt còn chiếm rất lớn, do sự biến động lao động, công nhân mới tuyển vào
nên tay nghề còn yếu, và do một số công nhân không phát triển được tay nghề của
mình trong khi đã làm việc tại công ty từ 1 đến 2 năm.
5.2. Một số giải pháp.
1
GVHD: ThS Võ Văn Dứt Trang 1 SVTH: Bùi Thị Bích Duyên
Phân tích tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex
- Về máy móc thiết bị, công ty phải luôn theo dõi tình hình đổi mới công nghệ


trong ngành thủy sản để cập nhật kịp thời, kịp thời đổi mới, để luôn nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm chi phí để cạnh tranh lại với các công ty thủy
sản trong nước cũng như các công ty nước ngoài.
Về lao động: công ty phải đặt lợi ích của người lao động làm nhiệm vụ chiến lược
của mình, luôn quan tâm đến người lao động, chế độ lương thưởng phải hợp lý và
phải ngang bằng với các công ty khác trong khu vực, tạo môi trường làm việc ổn
định, năng động… có như vậy mới giữ chân được người lao động, nhất là trong tình
trạng hiện nay đội ngũ lao động phổ thông ngày càng ít, và số lượng công ty mới
thành lập rất nhiều, mức lương đa dạng.
- Về nguồn nguyên liệu: cần thiết lập hệ thống cung cấp nguyên liệu ổn định, chất
lượng cao và đồng đều mặc dù nguyên liệu được sản xuất tại đâu. Muốn làm được
điều này công ty phải kết hợp với chính quyền địa phương nơi sản xuất nguyên liệu
cho công ty để nghiên cứu đầu tư tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, đạt chất lượng,
chất lượng đồng đều, bên cạnh đó phải kết hợp với nhà khoa học, cung cấp cho họ
những thông tin chi tiết về yêu cầu chất lượng nguyên liệu, từ đó góp phần tạo ra
nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định, đồng đều. Đề nghị nhà nước hỗ trợ người
nông dân nuôi thủy sản, vùng nguyên liệu phải được quy hoạch, tập trung sản xuất
với diệ tích lớn, không làm riêng lẻ, theo sở thách cá nhân, mọi công việc phải được
làm đồng loạt, đúng quy trình, quy cách, sử dụng hóa chất, thức ăn hóa học phù hợp
với nhu cầu nhà sản xuất thủy sản.
- Công nhân phải được đào tạo tốt trước khi đưa vào san xuất để đảm bảo chất lượng
sản phẩm sản xuất ra. Thường xuyên kiểm tra trình độ công nhân, khuyến khích họ
nâng cao tay nghề, tăng lương, thưởng cho những công nhân có biểu hiện tốt, tay
nghề phát triển nhanh, ngược lại xử phạt nghiêm túc đối với các trường hợp vi phạm,
mức xử phạt tùy theo mức độ vi phạm, và tùy trường hợp cụ thể. Không được lạm
dụng xử phạt để chèn ép công nhân, phải sáng suốt nhận ra những cán bộ quản lý có
hành vi cá nhân, vì lợi ích cá nhân chèn ép nười lao động, mọi thưởng phạt phải hợp
lý, rõ ràng, chính xác.
2
GVHD: ThS Võ Văn Dứt Trang 2 SVTH: Bùi Thị Bích Duyên

Phân tích tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex
- Thành phẩm phải được kiểm tra thật kỹ trước khi đóng gói xuất bán ra ngoài, yếu tố
này tuy đơn giản, ít được quan tâm, tuy nhiên nếu thành phẩm không được kiểm tra
kỹ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến uy tín công ty nếu có một sản phẩm hoặc không đạt chất
lượng đến tay người tiêu dùng. Họ sẽ tẩy chay sản phẩm của công ty, lúc đó chẳng
những công ty khó tìm được khách hàng mới mà còn mất khách hàng cũ. Khả năng
cạnh tranh trên thị trường của công ty cũng từ đó mà giảm, và sau đó dù công ty có
khắt phục, sữa chữa, có cung cấp sản phẩm ra thị trường tốt đến đâu đi nữa thì cũng
khó lấy lại niềm tin của khách hàng, trong khi đó khách hàng của công ty hầu hết là
những khách hàng nổi tiếng khó trên thế giới như: Nhật, EU, Mỹ….
3
GVHD: ThS Võ Văn Dứt Trang 3 SVTH: Bùi Thị Bích Duyên
Phân tích tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận.
Qua phân tích tình hình sản xuất và tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến
sản xuất của công ty năn 2006, nhìn chung tình hình sản xuất của công ty không được
tốt như những năm trước, trong sản xuất vẫn còn một số khó khăn khó giải quyết, về
một số khuyết điểm nhỏ nhưng gây ảnh hưởng không hỏ đến sản xuất của công ty
như mức độ thành thạo của công nhân, mức độ phù hợp của công nhân đối với máy
móc thiết bị mới… đây là những yếu tố dễ thực hiện, tuy nhiên công ty cần nhanh
chóng khắc phục, để hạn chế ảnh hưởng đến sản lượng.
6.2. Kiến nghị.
6.2.1 Đối với Nhà nước:
Trong xuất khẩu thủy sản, nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng, là nhà
thương thuyết để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hổ
trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu, với sự hổ trợ nhiệt tình của nhà nước
sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, nhà
nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng, thông thoáng tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp xuất khẩu và những điều luật để hạn chế việc phá giá xuất khẩu làm bất
ổn và ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu.
- Cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích tạo mối liên kết giữa các cơ quan
nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi hợp tác với nhau sao cho các bên cùng có
lợi.
- Cần nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ.
- Cần có biện pháp hướng dẫn người nuôi sử dụng đúng liều lượng kháng sinh
và hóa chất, phương pháp chăm sóc sao cho vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo vệ
sinh an tòan thực phẩm cho con người và giữ vệ sinh môi trường sinh thái.
- Nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao hơn và cũng nhằm mục
đích làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản vốn là một thế mạnh của đất nước.
4
GVHD: ThS Võ Văn Dứt Trang 4 SVTH: Bùi Thị Bích Duyên
Phân tích tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex
- Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới
thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng
của ngoài tỉnh và trên thế giới.
6.2.2 Đối với lãnh đạo tỉnh:
- Cung cấp các thông tin vĩ mô có liên quan đến công ty để Công ty kịp thời có
những phản ứng hợp lý để không làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho Công ty.
- Thường xuyên lắng nghe ý kiến của các công ty trong nội bộ tỉnh, ra sức giúp
đỡ khi các công ty cần đến sự giúp đỡ của ban lãnh đạo tỉnh.
- Ủng hộ các ý kiến về xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao,
đồng đều. Đề ra phương hướng, định hướng đún đắn để thực hiện những chỉ thị giúp
thực hiện dễ dàng.
- Là đại diện của nông dân trong hợp tác giữa công ty, nhà nước và nhân dân,
đại diện về uy tín cho các công ty trong việc thuyết phục nhân dân làm theo chỉ đạo
của công ty về việc tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cao.

6.2.3 Đối với công ty:
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì sự phấn đấu, nổ lực của công ty đóng vai
trò rất quan trọng và quyết định đến sự thành bại của Công ty:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực cao nắm bắt và phản
ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường về tất cả các mặt.
- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm chất lượng ở các thị trường chủ
lực ổn định trước đây.
- Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng cả khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
- Hợp tác với nông dân ở các địa phương để cung ứng nguyên liệu có chất lượng
và giá cả phù hợp.
- Khắc phục những yếu tố bất thường làm giảm lợi nhuận.
- Xây dựng trang Web sao cho khách hàng và người tiêu dùng ở các nước xuất
khẩu có thể đọc và hiểu được.
- Công ty nên chú ý phát triển đồng bộ tất cả các mặt: sản xuất, giao lưu hợp tác nước
ngoài để học hỏi kinh nghiệm, xuất khẩu, quảng cáo tiếp thị, lợi ích của các cổ đông,
5
GVHD: ThS Võ Văn Dứt Trang 5 SVTH: Bùi Thị Bích Duyên

×