Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA LOGIC HÌNH THỨC VÀ LOGIC BIỆN CHỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.06 KB, 7 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA LOGIC HÌNH THỨC VÀ LOGIC BIỆN CHỨNG
Logic hình thức và logic biện chứng cùng là lĩnh vực khoa học nghiên
cứu tư duy trong việc phản ánh hiện thực. Sự thống nhất giữa logic hình thức
và logic biện chứng chịu sự quy định bởi tính thống nhất của hoạt động nhận
thức cũng như hiện thực khách quan được phản ánh vào trong tư duy. Có hai
loại hình tư duy thống nhất với nhau trong việc phản ánh hiện thực, đó là tư
duy hình thức và tư duy biện chứng. Tư duy hình thức là khách thể nghiên cứu
của logic hình thức, tư duy biện chứng là khách thể nghiên cứu của logic biện
chứng. Sự khác nhau giữa tư duy hĩnh thức và tư duy biện chứng là ở chỗ: Thứ
nhất là ở đối tượng phản ánh. Tư duy hình thức phản ánh các sự vật, hiện
tượng trong trạng thái đứng im tưcmg đối (tĩnh); tư duy hĩnh thức gạt bỏ quá
trình sinh thành, phát triển và tiêu vong của đối tượng. Trong khi đó, tư duy
biện chứng phản ánh các sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển
không ngừng; tư duy biện chứng phản ánh sự vật, hiện tượng trong quá trình
lịch sử, từ sự ra đời, phát triển và tiêu vong của chúng. Thứ hai là ở phương
thức phản ánh. Tư duy hình thức xem xét sự vật hiện tượng trong tính “đồng
nhất trừu tượng" và do vậy, không thấy sự liên hệ, tác động của sự vật này với
những sự vật, hiện tượng khác. Còn tư duy biện chứng nhìn nhận sự vật, hiện
tượng trong tính “đồng nhất cụ thể” và do vậy, thấy được mối liên hệ, tác động
của sự vật này với những sự vật, hiện tượng khác. Theo tác giả Vũ Ngọc Pha
(2012): “Cơ sở khách quan của mối quan hệ biện chứng giữa logic biện
chứng và logic hình thức chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự vận động
là tuyệt đối, vĩnh cừu và sự đứng im là tạm thời tương đối của mọi sự vật hiện
tượng của thế giới vật chất” (tr.175)
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thi mọi sự vật, hiện
tượng trong quá trình tồn tại, phát triển luôn ở trong trạng thái cân bằng động,
tức là vừa ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng và vừa ở trạng thái

1



đứng im tương đối. Trạng thái đứng im tương đối được phản ánh bởi tư duy
hình thức, trong khi đỏ trạng thái vận động, biến đổi của sự vật được phản ánh
bởi tư duy biện chứng. Tư duy khoa học đòi hỏi phản ánh một cách toàn vẹn
về đối tượng trong hiện thực nên luôn cần cỏ cả tư duy hình thức và tư duy
biện chứng, về sự thống nhất giữa tư duy biện chứng với tư duy hình thức,
theo Leon Trotsky trong bài viết “ABC về phép biện chứng duy vật”:
Tư duy biện chứng quan hệ với tư duy thông thường cũng giống như
quan hệ giữa một hình ảnh động và một bức ảnh tĩnh. Hĩnh ảnh động không hề
loại bỏ sự tồn tại của bức ảnh tĩnh mà trái lại nó bao gồm một chuỗi các ảnh
tĩnh tuân theo những định luật chuyển động nhất định.
Tư duy hình thức là một phần không thể thiếu trong quá trình tư duy nói
chung. Ta biết rằng, mỗi sự vật, hiện tượng muốn tồn tại đều phải có mối liên
hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Những thuộc tính hay dấu hiệu bản chất
của sự vật là sự thể hiện của sự vật đó trong mối liên hệ với các sự vật, hiện
tượng khác, do đó, trạng thái động là tuyệt đối, là vĩnh viễn. Tuy nhiên, để có
thể nhận thức được sự vật đòi hỏi tư duy trước hết phải tách một cách trừu
tượng sự vật đó ra khỏi những mối liên hệ phức tạp, muôn hình, muôn vẻ với
các sự vật, hiện tượng khác và nhận thức chúng ở trạng thái cô lập, đứng im
tương đối. Theo Lênin: “Chúng ta không thể biểu hiện, thể hiện, đo lường,
hình dung sự vận động mà không cắt đứt tính liên tục, không đơn giản hoá,
không làm thô lỗ, không tách rời, không làm chết cứng cái đang sống. Việc tư
duy (không những tư duy mà cả cảm giác) hình dung sự vận động (không
những sự vận động mà tất cả các khái niệm) bao giờ cũng làm thô lỗ, làm chết
cứng”. (Lênin, V. I., 2006, t.29, tr.275)
Tất nhiên, tư duy phản ánh đối tượng ở trạng thái tĩnh chỉ là tạm thời
trong quá trình vận động và phát triển không ngừng của tư duy nói chung. Mặc
dù vậy, hình thức là một bộ phận cấu thành của biện chứng - sự vật không có
2



hĩnh thức hay trạng thái đứng im tương đối (tĩnh) thì cũng không có biện
chứng (mâu thuẫn, tương tác, chuyển hóa). Con người không thể nhận thức
được đối tượng, nếu chỉ xem xét đối tượng trong quá trình vận động biến đổi
không ngừng mà bỏ qua sự nhận thức mặt ổn định tương đối của chúng. Nếu
ta bỏ qua sự nhận thức đối tượng ở mặt ổn định trong sự thống nhất giữa lượng
và chất của nó (khi nó còn là nó, phân biệt được với các đối tượng khác) thì ta
cũng không thể nhận thức đúng đắn được hiện thực khách quan như nó vốn có.
Yì vậy, muốn đạt tới chân lý con người trước hết phải tuân theo các quy luật
của logic hình thức trong quá trình tư duy.
Tư duy hình thức là điều kiện để có tư duy biện chứng. Tư duy hình thức
giúp chúng ta nhận thức đúng đắn các trạng thái tĩnh của mọi cấp độ, bản chất
của các sự vật, hiện tượng. Theo M.M.Rozental: “để nắm bắt được quá trình
phát triển của sự vật, hiện tượng, trước tiên nhận thức phải hiểu những sự vật
đó như những sự vật đồng nhất, không phát triển” (như trích dẫn ở Nguyễn
Mạnh Cương, 2004). Nói về vai trò của tư duy hình thức (tư duy logic) trong
nhận thức khoa học, theo PGS.TS. Yũ Văn Viên: “…các nhà khoa học đều
phải dựa vào “những cơ sở” chung của tư duy khoa học - đó là những thao
tác cơ bản của tư duy đang nhận thức, tức là tư duy lôgíc. Từ đó có thể thấy,
chúng ta không thể tiến hành các hoạt động nhận thức khoa học mà lại không
nắm vững “những cơ sở” chung đó. Nói cách khác, để có tư duy khoa học,
chúng ta phải thông thạo tư duy logic, đúng như E.A.Khơmencơ đã nhận xét
rằng, chức năng nhận thức và vai trò phương pháp chung vẫn thuộc về lôgíc
học hình thức (truyền thống - TG) là khoa học về những quy luật và hình thức
của tư duy chính xác (tư duy lôgíc - TG) đưa tới sự khẳng định chân lý”.
(2006). Mặc dù tư duy hình thức là phần quan trọng trong quá trình tư duy nói
chung, tuy nhiên nếu không có tư duy biện chứng, nhận thức của con người
không thể phản ánh đầy đủ, toàn diện về thế giới khách quan. Nhìn một cách

3



tổng thể thì tư duy hình thức chỉ là một bộ phận của tư duy biện chứng, song
đó là một bộ phận cơ bản và có tính độc lập tương đối của nỏ. Tư duy hình
thức vốn chỉ phản ánh sự vật trong trạng thái đứng im tương đối nên có hạn
chế bởi sự phản ánh phiến diện, làm “đông cứng” sự vật, tách rời sự vật khỏi
quá trình vận động của nó. Do đó, trong tư duy nói chung không chỉ có tư duy
hình thức mà còn cần tới tư duy biện chứng.
Xét về mặt lịch sử của hai loại hình tư duy này, ở thời kỳ cổ đại, tư duy
biện chứng mặc dù còn mang tính tự phát, chất phác, ngây thơ nhưng lại
chiếm ưu thế hơn tư duy hình thức, còn tư duy hình thức (cực đoan trở thành
tư duy siêu hình) lại chiếm ưu thế ở thời trung đại và sau đỏ trở thành phương
pháp tư duy đặc trưng cho thời cận đại. Hegel đã trở thành người có công đầu
trong việc phê phán tư duy siêu hình và trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử
và tư duy trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng của nỏ. Theo
đánh giá của Engels về phưong pháp tư duy siêu hình là: “... chỉ nhìn thấy
những sự vật vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những
sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát
sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của sự
vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà
không thấy rừng” (Mác và Ăngghen, Ph., t.20, tr.36-37)
Đánh giá mặt hạn chế của tư duy hình thức và vai trò của tư duy biện
chứng, Lênin viết:
Sự phù họp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình: “tư tưởng (con
người) không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng, một
bức tranh (hình ảnh) đon giản, nhợt nhạt (lờ mờ) không khuynh hướng, không
vận động, y như một thần linh, một số, một tư tưởng trừu tượng”. (Lênin, V. I.,
2006, t.29, tr.207)

4



Sự ra đời của tư duy biện chứng tự giác là kết quả tất yếu của sự vận
động và phát triển của tư duy con người. Theo như TS. Bùi Văn Mưa và
PGS.TS. Nguyễn Quang Điển (2005):
Tư duy biện chứng “... chỉ có thể có được ở con người, và chỉ ở con
người đã ở một trình độ phát triển tưomg đối cao, và chỉ đạt đến sự phát triển
đầy đủ của nó mãi về sau này trong triết học hiện đại”. (tr.4) Quá trình nhận
thức hiện thực khách quan luôn đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chấp cấp
một đến bản chất cấp hai.. .và diễn ra vô tận. Mỗi cấp độ nhận thức đạt được là
một trạng thái tĩnh trong quá trình phát triển của nhận thức. Trong khi logic
hình thức nghiên cứu và nắm bắt những dấu hiệu bản chất ở mỗi cấp độ thì
logic biện chứng nghiên cứu quá trình chuyển hóa của dấu hiệu bản chất từ
cấp độ nhận thức này sang cấp độ nhận thức cao hon. Ở đây, tư duy hình thức
và tư duy biện chứng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Chúng có vai trò và vị
trí xác định trong quá trình nhận thức của con người nhằm phản ánh đúng đắn,
đầy đủ, toàn diện thế giới khách quan. Nghiên cứu tư duy như một chỉnh thể
thống nhất, do vậy, logic hình thức và logic biện chứng bổ sung cho nhau
những mặt hạn chế xuất phát từ chính đối tượng nghiên cứu đặc thù của
chúng. Để tư duy logic trở thành tư duy của khoa học thực sự thì các nguyên
tắc của logic hình thức cần phải được phối họp với các nguyên tắc biện chứng
của tư duy. Như vậy logic biện chứng và logic hình thức không loại trừ nhau
mà thống nhất, bổ sung để cùng giải quyết những vấn đề của khoa học hiện
đại. Có thể nói, tư duy cũng có quá trình vận động. Bản thân tư duy là sự
thống nhất giữa những trình độ tư duy khác nhau, thống nhất giữa tư duy hình
thức và tư duy biện chứng. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng phản ánh và yêu cầu
của thực tiễn nhận thức mà tư duy ở trình độ nào giữ vai trò chủ yếu so với vai
trò thứ yếu của trình độ tư duy khác. Xuất phát từ chính thực tiễn nhận thức về
những đối tượng ngày càng phức tạp đòi hỏi tư duy phải biến đổi các hình

5



thức và quy tắc liên hệ cho việc phản ánh hiện thực đáp ứng nhu cầu thực tiễn
đặt ra. Điều này quy định sự thống nhất cũng như sự ưu tiên khác nhau đối với
logic hình thức và logic biện chứng. Theo TS. Phạm Văn Dương:
Logic học là sự tự ý thức của tư duy. Cũng như mọi sự vật, hiện tượng
khác, tư duy cũng có quá trình vận động và phát triển của mình. Lúc đầu, nó
chỉ nhận thức những sự vật, hiện tượng đơn giản và sau đó, tiến lên nhận thức
các sự vật, hiện tượng phức tạp hơn. Như vậy, sự phát triển của logic học
chính là sự phản ánh quá trình phát triển của bản thân tư duy. (2004)
Cùng quan điểm đó, theo TS. Tô Duy Họp (1977) ... logic học là tư duy
về tư duy mà tư duy cũng là một hình thức vận động cho nên logic biện chứng
quan hệ với logic hĩnh thức như hình thức vận động cao so với hĩnh thức vận
động thấp hơn. (tr.149) G.Plekhanov trong khi chống lại những kẻ phủ nhận
logic biện chứng, đã vạch ra mối tưong quan của nó với logic hình thức như
sau: “Nếu như đứng yên là trường họp riêng của vận động, thì cũng vậy tư duy
theo các quy tắc của logic hình thức (tuân theo các quy luật cơ bản của tư
tưởng) là trường họp riêng của tư duy biện chứng”. Ông cho rằng, phép biện
chứng “không thay thế logic hình thức, mà chỉ lột đi khỏi nó những quy luật
mang ý nghĩa tuyệt đối do các nhà siêu hĩnh học gán vào.” (như trích dẫn ở
Nguyễn Thúy Vân & Nguyễn Anh Tuấn, 2007, tr.29).
Kế thừa có phê phán thành tựu nghiên cứu của các nhà tư tưởng và logic
học trong lịch sử, các nhà triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng
định: Logic hình thức và logic biện chứng có mối quan hệ thống nhất trong sự
khác biệt. Giữa chúng tuy có đối tượng và phương pháp khác nhau, thậm chí
đối lập nhau, nhưng lại có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau như
hai bộ phận hay hai trinh độ, cấp độ của khoa học logic; tương tự mối quan hệ
toán sơ cấp và toán cao cấp, số học và đại số. Điều đó có nghĩa rằng, logic
hình thức và logic biện chứng là hai ngành khoa học không mâu thuẫn, không
6



loại trừ nhau mà ngược lại, trong sự phát triển của mỗi ngành khoa học, chúng
bổ sung cho nhau và đều rất cần thiết cho nhận thức và nghiên cứu khoa học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cúc Thục Nhi. (2009). vấn đề và tương lai của logic học. Nhũng vẩn đề
mũi nhọn. Nxb Khoa học xã hội.
2. Doãn Chính. (2012). Lịch sử triết học phương Đông. Nxb Chính trị
Quốc
gia - Sự thật. Hà Nội.
3. Doãn Chính & Đinh Ngọc Thạch đồng CB. (2016). 'Van đề triết học
trong
tác phẩm Cỉỉa c. Mác - Ph. Ẩngghen, V.I.Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia
Sự thật. Hà Nội.
4. Đặng Hà Chi. (2009). Quy luạt của tư duy dưới góc nhìn logic biẹn
chúng
(Luận văn thạc sĩ chưa xuất bản). Đh KHXH&NV Hà Nội. Đặng Thị
Thúy Điệu. (2008). vấn đề quy luật cơ bản của tư duy trong
logic học phương tây (Luận văn thạc sĩ chưa xuất bản). Đh KHXH&NV
Hà Nội.
5. Đinh Ngọc Thạch. Giáo trình triết học phương Tây [Word document].
6. Francis Bacon với dự án "Đại phục hồi khoa học". Truy xuất từ
7. Hà Thúc Minh. (2013). Tác phẩm để lại của Héraclite. Truy xuất từ


7




×