Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.48 KB, 16 trang )

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI
1.1. Thông tin chung về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ
khí Hà Nội.
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty:
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội là một doanh
nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp, chuyên chế tạo máy công cụ, sản
xuất máy móc thiết bị dưới dạng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).
Công ty được coi là “con chim đầu đàn” của ngành cơ khí Hà Nội. Công ty có
con dấu riêng, hạch toán độc lập, có tài khoản ngân hàng:
Tên thường gọi: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Mechanical Company .
Tên giao dịch viết tắt: HAMECO.
Giấy phép kinh doanh số : 0104000154 ,cấp ngày 20 tháng 10 năm 2004.
Tài khoản Việt Nam số: 710A-00006 tại Ngân hàng công thương quân
Đống Đa, Hà Nội.
Tài khoản ngoại tệ số: 362111307222 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam .
Địa chỉ giao dịch: số 74 đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội .
Công ty được thành lập ngày 12/04/1958 với tên gọi ban đầu là Nhà máy
cơ khí Hà Nội do Liên Xô (cũ) giúp đỡ về mặt trang thiết bị kỹ thuật.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động mặc dù gặp nhiều khó khăn, song lãnh
đạo và cán bộ công nhân viên Công ty đã nỗ lực phát huy mọi tiềm năng nội
lực, đã hoàn thành được nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó.
Trong cơ chế thị trường Công ty vẫn đứng vững và cung cấp cho xã hội
những sản phẩm mũi nhọn của ngành cơ khí chế tạo phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giữ vững là một trung tâm cơ khí Việt Nam.
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty:
Quá trình phát triển của Công ty được chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1958 - 1965: đây là giai đoạn khai thác công suất của thiết bị,
đào tạo đội ngũ cán bộ, đảm bảo tự lực điều hành trong mọi khâu sản xuất kinh


doanh từ thiết kế công nghệ chế tạo đến lắp ráp và chuẩn bị kỹ thuật cho sản
phẩm.
- Giai đoạn 1965 - 1975: sản xuất và chiến đấu. Trong thời gian này nhà
máy vừa phải tích cực sản xuất vừa phải kiên cường chiến đấu chống lại sự phá
hoại của giặc Mỹ. Sản xuất trong điều kiện chiến tranh phá hoại ác liệt xong với
tinh thần quyết tâm của Đảng bộ lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân nhà
máy đã đem lại những thành quả đáng khích lệ (giá trị tổng sản lượng đạt
67,2%).
- Giai đoạn 1975-1985: cùng cả nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đất nước thống
nhất đã đem lại những cơ hội, cùng những thách thức mới cho nhà máy. Được
giao nhiệm vụ phục vụ cho những công trình Nhà nước có tầm cỡ như xây dựng
lăng Bác, công trình phân lũ sông Đáy… Địa bàn hoạt động được mở rộng thêm
nhiều bạn hàng mới, cùng cả nước góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Giai đoạn từ 1986-1993: giai đoạn khó khăn. Cũng như nhiều doanh nghiệp
Nhà nước khác, Nhà máy cơ khí Hà Nội phải đương đầu với những khó khăn
thử thách trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà máy đã gặp
rất nhiều khó khăn do quá trình đổi mới chậm, sản phẩm máy công cụ kém, giá
cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm. Nhà nước phải bù lỗ, năng suất lao động
thấp, khoảng 30% lao động phải nghỉ do không có việc làm. Song song với tình
hình đó, Nhà máy đã sắp xếp lại lao động, tổ chức lại sản xuất, đa dạng hóa sản
phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thụ.
- Giai đoạn từ 1994-2003: Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công nghiệp
và Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp. Nhiều mặt hàng mới có giá trị
phục vụ nền kinh tế quốc dân được chấp nhận và đứng vững trên thị trường với
số lượng ngày càng lớn, tạo ra sự tăng trưởng rõ rệt: Giá trị tổng sản lượng bình
quân tăng 24,45%, doanh thu tăng 39%, với đà tăng trưởng trên cộng với hiệu
quả sản xuất kinh doanh từ năm 1994 trở lại đây ngày càng cao đã góp phần ổn
định đời sống của công nhân nhà máy, thu nhập bình quân tăng dần hàng năm,
đến nay thu nhập bình quân đạt 1.060.000 đồng/người/tháng.

- Giai đoạn 2003 đến nay: Ngày 13/9/2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
ban hành QĐ số 89/2004 QĐ-BCN về việc chuyển công ty Cơ khí Hà Nội thành
Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí Hà Nội. Công ty đã đổi tên
thành “Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội”.
Hiện nay, HAMECO đang thực hiện dự án nâng cấp thiết bị đầu tư phát
triển, đổi mới thiết bị để nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng thị trường, đặc
biệt trong lĩnh vực máy công cụ, thiết bị toàn bộ các nhà máy đường xi măng,
các trạm bơm cỡ lớn. Công ty cơ khí Hà Nội đã vạch ra cho mình 5 chương
trình sản xuất kinh doanh đó là:
- Sản xuất máy công cụ phổ thông có chất lượng cao với tỉ lệ máy móc
được công nghiệp hoá ngày càng lớn.
- Sản xuất thiết bị toàn bộ, đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư cung cấp
thiết bị toàn bộ dưới hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) hay
BT (xây dựng chuyển giao).
- Sản xuất phụ tùng máy móc công nghiệp, sản xuất thiết bị lẻ.
- Sản xuất thép xây dựng và hàng kim khí tiêu dùng.
- Sản xuất sản phẩm đúc, cung cấp cho nhu cầu nội bộ nền kinh tế quốc
dân hoặc xuất khẩu.
Thực hiện thành công 5 chương trình này sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh
trong nước và tạo ra năng lực để ngành cơ khí chế tạo máy nói chung và công ty
Cơ khí Hà Nội nói riêng vươn ra thị trường quốc tế thông qua con đường xuất
nhập khẩu máy móc.
1.2. Mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh chính của công ty .
1.2.1. Mục tiêu phát triển..
Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp cơ khí năng động hiệu quả, phát
triển hàng đầu tại Việt Nam công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà
Nội cam kết:
+ Luôn cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng, thoả mãn mọi yêu cầu
của khách hàng.
+ Thực hiện đúng, đầy đủ phương châm “ vui lòng khách đến, vừa lòng

khách đi” luôn cải tiến phương thức phục vụ, tôn trọng mọi cam kết vớI khách
hàng. Bằng mọi phương tiện, tuyên truyền và giao dục cho cán bộ công nhân
viên chất lượng là sự sống còn của công ty.
+ Thường xuyên cải tiến sản phẩm, thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới
công nghệ, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, công nhân và đáp ứng mọi yêu
cầu phát triển của công ty.
+ Xây dựng phải duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế ISO 9001 : 2000
1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty.
- Công ty sản xuất máy cắt gọt kim loại: Máy tiện, máy phay, máy bào,
máy khoan…
- Chế tạo thiết bị công nghệ và các phụ tùng thay thế cho các ngành kinh
tế, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các máy lẻ, dây chuyền thiết bị đồng bộ và dichj
vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.
- Chế tạo thiết bị hạng nặng, cân điện tử 60 tấn +/_ 10 kg
- Sản phẩm, rèn thép, cán thép.
- Xuất khẩu và kinh doanh thiết bị.
- Chế tạo thiết bị áp lực cao
- Đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề tiện, phay, bào, rèn, đúc, nhiệt
luyện, công nhân vận hành các máy công nghệ cao
1.3. Chức năng, nhiệm vụ.
Từ khi mới thành lập sản phẩm của công ty đơn giản chủ yếu là sản phẩm
công cụ. Chính vì vậy mà chức năng của công ty trong thời gian này bó hẹp với
số lượng sản phẩm ít ỏi. Nhưng cùng với sự lớn mạnh của công ty đã kéo theo
sự mở rộng về chức năng hoạt động của nó. Hiện nay công ty đã sản xuất kinh
doanh nhiều mặt hàng như: Máy công cụ, phụ tùng thiết bị công nghiệp, phụ
tùng thiết bị đo lường, phụ tùng và thiết bị xi măng.
Nhiệm vụ tổng quát của công ty trong năm 2004 như sau :
- Thực hiện điểm các hạng mục dự án đầu tư, tố chức nghiệm thu nghiêm
ngặt đảm bảo chất lượng thiết bị đã bàn giao, nghiên cứu phương án sản phẩm

điều chỉnh cụ thể các hạng mục đầu tư theo cho phù hợp để nhanh chóng phát
huy tác dụng và hoàn vốn.
- Tổ chức khoa học đồng bộ công tác sản xuất kinh doanh tài chính, làm
chủ kịp thời giải quyết các thông tin, tiếp thu chuyển giao công nghệ mới, duy
trì việc lập kế hoạch và kiểm soát thực hiện, nâng cao chất lượng công tác tài
chính, kỹ thuật, điều hành sản xuất, khai thác thị trường, ký kết hợp đồng dịch
vụ sau bán hàng.
- Phát huy trí tuệ tập thể, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tận dụng tối đa
sự giúp đỡ của các cơ quan cấp trên và các ban ngành có liên quan, tăng cường
hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác điều hành sản xuất theo hướng khoa học
hiệu quả. Rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất bằng cách tăng cường sức mạnh
cho đội ngũ kỹ thuật, đổi mới cơ chế cung ứng vật tư. Chuẩn bị toàn lực thực
hiện thắng lợi các hợp đồng lớn.
- Duy trì hoàn thiện và khai thác đồng bộ công tác khoán nhằm nâng cao
khả năng quản lý sản xuất, tiếp cận thị trường của đội ngũ lãnh đạo đơn vị và
của toàn thể CBCNV và coi đó là động lực chính để nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
- Lành mạnh về tài chính, tổ chức bộ máy hợp lý, nâng cao chất lượng lao
động cho phù hợp với cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 TV.
- Tiếp tục khai thác dự án ELIS và nâng cao chất lượng giảng dạy của
trường THCNCTM.
1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà
Nội được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này bao
gồm:

×