Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TÌNH DỤC KHÔNG AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊM CHÍCH MA TÚY TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 100 trang )

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TÌNH DỤC KHÔNG AN TOÀN
CỦA NGƯỜI TIÊM CHÍCH MA TÚY TẠI VIỆT NAM
Vũ Văn Chiểu, Nguyễn Thị Minh Tâm
Cục Phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2008, theo báo cáo tình hình HIV/AIDS trên toàn cầu của UNAIDS, số người nhiễm HIV là
33,4 triệu người, trong đó riêng khu vực châu Á có 4,7 triệu người. Tại khu vực châu Á, lây nhiễm
HIV tập trung ở nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy (NCMT), gái
mại dâm, khách làng chơi và nam giới có quan hệ tình dục đồng giới [1].
Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2009, trong số 160.019 người đang sống với HIV và 44.540 đã chết
bởi HIV/AIDS, số người NCMT chiếm đến 50,6%[2] và theo ước tính dự báo tỷ lệ nhiễm HIV trong
nhóm người NCMT giai đoạn năm 2010 đến 2012 là 30%[3]. Tính đến tháng 7/2009, trên toàn quốc có
153.682 người nghiện ma túy [4], trong đó số người tiêm chích ma túy chiếm 90%[5]. Người NCMT
không những có nguy cơ lây nhiễm HIV qua dùng chung bơm kim tiêm họ còn có thể bị lây nhiễm qua
hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Đây là hành vi nguy cơ chính làm lây lan HIV từ nhóm người
NCMT ra cộng đồng. Vì vậy, thông tin liên quan đến tình dục không an toàn của nhóm người NCMT là
rất cần thiết cho một chương trình phòng chống HIV/AIDS cho việc phòng lây nhiễm HIV cho họ cũng
như giảm lây truyền HIV từ người nghiện chích ma túy cho người vợ/chồng hoặc bạn tình của họ.
Dự án phòng lây nhiễm HIV ở Việt Nam do Bộ phát triển Quốc tế Vương quốc Anh và Cơ quan
hợp tác phát triển Vương quốc Nauy tài trợ thực hiện tại 21 tỉnh trong thời gian 2004-2009 với mục
tiêu “Góp phần hạn chế và ngăn chặn sự lan tràn đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam, khống chế tỷ lệ mắc
HIV trong dân cư trưởng thành ở mức dưới 1% thông qua các mô hình can thiệp trực tiếp làm giảm lây
nhiễm HIV trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao và nâng cao năng lực cho cán bộ phòng chống
AIDS các cấp, tăng cường các hoạt động giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS”. Trong khuôn khổ các
hoạt động của Dự án, nghiên cứu này nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình dục
không an toàn của những người nghiện chích ma túy. Hai vấn đề thuộc hành vi tình dục không an toàn
được quan tâm đến là quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc với người bán dâm và
việc không sử dụng thường xuyên bao cao su trong quan hệ tình dục. Do nguy cơ lây nhiễm HIV từ
người tiêm chích ma túy sang vợ/chống hoặc bạn tình thường xuyên của họ là rất cao nên việc luôn sử
dụng bao cao su kể cả trong quan hệ tình dục với vợ/chồng hoặc bạn tình thường xuyên là rất cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 6 tỉnh/TP trong số 21 tỉnh thuộc Dự án Phòng
lây nhiễm HIV ở Việt Nam (PHP) bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Cần
Thơ và An Giang.
- Đối tượng của nghiên cứu là những người NCMT tại địa bàn nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 9/2008.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang có phân tích.
- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho điều tra cắt ngang theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn, cỡ mẫu tính được cho 6 tỉnh/TP là 684 người NCMT, thực tế 587 đối tượng đã từng quan hệ tình
dục được lựa chọn cho nghiên cứu này.
- Kỹ thuật chọn mẫu: Tại mỗi tỉnh/thành phố, lập danh sách tất cả các quận huyện được coi là
“điểm nóng” của tỉnh sau đó bốc thăm ngẫu nhiên 3 quận/huyện để điều tra. Tại mỗi huyện được chọn,
tiến hành lập danh sách các đối tượng là người NCMT sau đó tiến hành chọn ngẫu nhiên trong danh
sách này.
- Kỹ thuật thu thập thông tin: Phỏng vấn đối tượng bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Stata 9.0 để phân tích số liệu. Mô hình hồi quy
logistic sử dụng cho việc nghiên cứu mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
- Độ tin cậy trên 95% (p<0,05) được xét là có ý nghĩa thống kê.
189


III. KÕt qu¶ vµ bµn luËn

1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiện chích ma túy
Đặc điểm
Số lượng
Tỷ lệ %

Nhóm tuổi
15-24 tuổi
122
20.8
25-34 tuổi
290
49.4
35-44 tuổi
131
22.3
>44 tuổi
44
7.5
Tổng
587
100.0
Trung bình = 31.2; Trung vị = 30; Độ lệch chuẩn = 8.3; Tuổi thấp nhất =17; Tuổi cao = 68
Giới tính
Nam
526
89.6
Nữ
61
10.4
Tổng
587
100.0
Trình độ học vấn
Tiểu học và thấp hơn
120

20.4
Trung học cơ sở
270
46.0
Trung học phổ thông và cao hơn
197
33.6
Tổng
587
100.0
Hôn nhân
Chưa kết hôn
311
53.0
Đã kết hôn
223
38.0
Ly dị, ly thân va góa
53
9.0
Tổng
587
100.0
Việc làm
Thất nghiệp
205
34.9
Có việc làm
382
65.1

Tổng
587
100.0

Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 31 tuổi (đối tượng trẻ nhất: 17 tuổi; cao tuổi
nhất: 68 tuổi; độ lệch chuẩn: 8.3). Số đối tượng NCMT thuộc nhóm tuổi 25-34 chiếm tỷ lệ cao nhất
(49%), tiếp đến là nhóm tuổi 34-44 chiếm 22%, và nhóm tuổi 14 đến 24 chiếm 21%. Đa số đối tượng
là nam giới, chiếm tỷ lệ 90%.
Về trình độ học vấn, số người học hết Trung học cơ sỏ chiếm 46%, số người học hết Trung học phổ
thông hoặc có học vấn cao hơn như Cao đẳng và Đại học chiếm 34%, số người đã học tiểu học hoặc
chưa hết tiểu học chiếm 20%.
Tất cả đối tượng của nghiên cứu này là người đã từng quan hệ tình dục. Tuy vậy, số người chưa kết
hôn chiếm đến 53%, số người đã kết hôn chiếm 38%, và số người đã ly dị hoặc góa vợ/chồng chiếm
9%. Tỷ lệ người nghiện chích ma túy của nghiên cứu này sống thất nghiệp chiếm 35%.

2. Kiến thức, thái độ về HIV/STI và nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV của bản thân
người NCMT
Bảng 2. Phân bố điểm đánh giá kiến thức, thái độ về HIV/STI
Số điểm
Kiến thức, thái độ về HIV
0 điểm
3 điểm
4 điểm
5 điểm
6 điểm
7 điểm
8 điểm
9 điểm
Tổng


Số lượng

Tỷ lệ %

1
1
8
26
97
136
173
145
587

0.2
0.2
1.4
4.4
16.5
23.2
29.5
24.7
100.0

190


Số điểm
Số lượng
Tỷ lệ %

Trung bình = 7,5; Trung vị = 7; Độ lệch chuẩn = 1,3; Thấp nhất = 0; Cao nhất = 9
Kiến thức về STI
0 điểm
190
32.4
1 điểm
65
11.1
2 điểm
112
19.1
3 điểm
124
21.1
4 điểm
49
8.4
5 điểm
40
6.8
6 điểm
7
1.2
Tổng
587
100.0
Trung bình = 1,9; Trung vị = 1; Độ lệch chuẩn = 1,7; Thấp nhất = 0; Cao nhất=6

Bảng 2 mô tả sự phân bố số điểm đánh giá kiến thức, thái độ về HIV/STI. Có 9 câu hỏi để đánh giá
kiến thức, thái độ về HIV, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Điểm kiến thức, thái độ về HIV của người

NCMT tương đối cao với điểm trung bình là 7,5 điểm, điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 9. Tỷ lệ
người nghiện chích ma túy đạt 7 điểm và cao hơn chiếm 77%, tỷ lệ người đạt điểm cao nhất (9 điểm)
là 25%. Có 6 triệu chứng chính của STI để đánh giá kiến thức về STI, mỗi triệu chứng STI mà người
được phỏng vấn có thể liệt kê sẽ đạt 1 điểm. Bảng 2 cho thấy kiến thức về STI rất thấp, điểm trung
bình là 1,9 điểm, điểm thấp nhất là 0, cao nhất là 6 điểm và có đến một phần ba số người không có khả
năng liệt kê các triệu chứng STI. Tỷ lệ người nhận thức được nguy cơ lây nhiễm HIV của bản thân là
62%.
3. Hành vi sử dụng chất ma túy
Hai vấn đề liên quan đến hành vi sử dụng chất ma túy bao gồm thời gian tiêm chích ma túy và việc
sử dụng chung bơm kim tiêm. Thời gian tiêm chích ma túy của đối tượng nghiên cứu trung bình là 8
năm, thời gian tiêm chích thấp nhất là 8 năm và dài nhất là 45 năm. Phần lớn đối tượng có thời gian
tiêm chích dưới 15 năm (chiếm 92%). Tỷ lệ đối tượng trong 6 tháng qua có dùng chung bơm kim tiêm
của các đối tượng là 18% .
4. Hành vi tình dục không an toàn:

Bảng 3. Tỷ số chênh (OR) của mô hình hồi quy logistic các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi tình dục không an toàn
Biến số
15-24 tuổi(ref)
25-34 tuổi
Nhóm tuổi
35-44 tuổi
>44 tuổi
Nữ
Giới tính
Male IDUs
Tiểu học và thấp hơn(ref)
Trình độ học vấn
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông và cao hơn

Chưa kết hôn(ref)
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn
Ly thân, ly dị và góa
Thất nghiệp
Tình trạng việc làm
Có việc làm
Kiến thức về HIV
Kiến thức về STI
Chưa nhận thức được
Nhận thức nguy cơ
nhiễm HIV
Nhận thức được
<5 tuổi(ref)
5-9 tuổi
Thời gian tiêm chích
10-14 tuổi
>14 tuổi

191

Mô hình 1

Mô hình 2

1.229
1.323
0.955

0.673

0.486*
1.060

2.002

1.183

0.709
0.574

1.224
1.479

0.271***
0.734

2.613***
1.518

1.114
0.764**
1.168*

1.054
0.970
1.075

1.008

0.884


0.977
1.097
1.266

1.039
0.791
0.719


Không dùng chung
Dùng chung
Không nhận được thông tin
Nhận được thông tin
Không nhận được bao cao su
Nhận được bao cao su
LR chi square
Pseudo R square
Số quan sát

Dùng chung bơm kim
tiêm
Nhận thông tin về
tình dục an toàn
Nhận bao cao su miễn
phí

4.689***

2.012**


1.279

0.902

68.870***
0.115
587

0.642*
39.980**
0.057
587

Ghi chú: * ý nghĩa thống kê mức 0.05; ** ý nghĩa thống kê mức 0.01;*** ý nghĩa thống kê mức
0.001
(ref)
Nhóm đối chiếu
Tỷ lệ người nghiện chích ma túy có quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc người
bán dâm là 79%. Tỷ lệ người không sử dụng bao cao su thường xuyên trong quan hệ tình dục là 28%.
Trong mô hình hồi quy logistic các biến độc lập được đưa vào mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc người bán dâm (Mô hình
1) bao gồm các biến về tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng việc làm, kiến thức,
thái độ về HIV/STI, thời gian tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm, và tiếp cận thông tin về
tình dục an toàn. Mô hình 2 nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng không thường xuyên bao cao
su, ngoài các biến độc lập như mô hình 1, biến độc lập nhận bao cao su miễn phí được thêm vào mô
hình này.
5. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc với
người bán dâm
Tình trạng hôn nhân:

So với nhóm người NCMT chưa kết hôn, tỷ lệ có quan hệ tình dục với bạn tình không thường
xuyên hoặc người bán dâm trong nhóm người NCMT đã kết hôn thấp hơn 0,27 lần (p<0,001). Nếu các
biến độc lập không thay đổi, tỷ lệ người NCMT đã kết hôn có quan hệ tình dục với bạn tình không
thường xuyên hoặc người bán dâm là 68%, đối với nhóm người NCMT chưa kết hôn, người góa, ly
thân hoặc ly dị có tỷ lệ 88%.
Kiến thức, thái độ về HIV:
Kiến thức, thái độ về HIV có mối tương quan nghịch liên quan đến quan hệ tình dục với bạn tình
không thường xuyên hoặc người bán dâm. Tăng 1 điểm kiến thức, thái độ về HIV sẽ giảm 24%
(p<0,01) tỷ lệ có quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc người bán dâm. Đồ thị 1 cho
thấy nếu các biến độc lập không thay đổi, người không có kiến thức về HIV (điểm kiến thức, thái độ
về HIV là 0 điểm) thì tỷ lệ có quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc người bán dâm
là 87%, với số điểm tối đa 9 điểm là 58%.
Kiến thức về STI:
Kiến thức về STI có mối tương quan thuận liên quan đến quan hệ tình dục với bạn tình không
thường xuyên hoặc người bán dâm. Tăng 1 điểm kiến thức về STI sẽ tăng 17% (p<0,05) tỷ lệ có quan
hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc người bán dâm. Đồ thị 2 cho thấy nếu các biến độc
lập không thay đổi, người không có kiến thức về STI (điểm kiến thức về STI là 0 điểm) thì tỷ lệ có
quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc người bán dâm là 75%, với số điểm tối đa 6
điểm là 87%.

Đồ thị 1.

Điểm kiến thức về HIV và tỷ lệ % có quan hệ tình dục với bạn tình
không thường xuyên hoặc người bán dâm
192


Đồ thị 2.

Điểm kiến thức về STI và tỷ lệ % có quan hệ tình dục với bạn tình

không thường xuyên hoặc người bán dâm
Dùng chung bơm kim tiêm:
Tỷ lệ người NCMT dùng chung bơm kim tiêm có quan hệ tình dục với bạn tình không thường
xuyên hoặc người bán dâm cao hơn 4,68 lần (p <0,001) so với người không sử dụng chung bơm kim
tiêm trong 6 tháng gần đây. Nếu các biến độc lập khác không thay đổi, tỷ lệ người NCMT dùng chung
bơm kim tiêm có quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc người bán dâm là 94%, tỷ lệ
này đối với người NCMT không dùng chung bơm kim tiêm là 78%.
6. Yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng bao cao su không thường xuyên
Nhóm tuổi:
Nhóm người NCMT tuổi 35-44 có tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên cao gấp 0,48 lần (p<0,05)
so với nhóm 15-24 tuổi. Nếu các biến độc lập khác không thay đổi, tỷ lệ người NCMT thuộc nhóm
tuổi 35-44 sử dụng bao cao su không thường xuyên là 19% và trong các nhóm tuổi khác là 32%.
Tình trạng hôn nhân:
Nhóm người NCMT đã kết hôn không sử dụng bao cao su thường xuyên cao gấp 2,61 lần (p<0,001)
so với nhóm người chưa kết hôn. Nếu các biến độc lập không thay đổi, tỷ lệ người NCMT đã kết hôn
không sử dụng bao cao su thường xuyên là 43% và trong các nhóm khác bao gồm người chưa kết hôn,
sống ly thân, ly dị hoặc góa là 26%.
Dùng chung bơm kim tiêm:
Tỷ lệ người NCMT dùng chung bơm kim tiêm không sử dụng bao cao su thường xuyên cao gấp
2,01 lần (p<0,01) so với người không sử dụng chung bơm kim tiêm. Nếu các biến độc lập khác không
thay đổi, tỷ lệ người NCMT dùng chung bơm kim tiêm không sử dụng bao cao su thường xuyên là
44%, tỷ lệ này đối với người NCMT không dùng chung bơm kim tiêm là 30%.
Nhận bao cao su phát miễn phí:
Người NCMT nhận được bao cao su miễn phí có tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên cao gấp
0,64 lần (p<0,05) so với nhóm không nhận được bao cao su miễn phí. Nếu các biến độc lập khác
không thay đổi, tỷ lệ người NCMT nhận được bao cao su miễn phí không sử dụng bao cao su thường
xuyên là 28%, tỷ lệ này đối với người không nhận được bao cao su miễn phí là 41%.
iV. KÕt luËn

Kiến thức về HIV của người NCMT là tương đối cao nhưng kiến thức về STI là rất thấp, trong đó

kiến thức về HIV có mối tương quan nghịch với quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên
hoặc người bán dâm;
Tỷ lệ người NCMT có quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc người bán dâm
chiếm 77%, tỷ lệ sử dụng bao cao su không thường xuyên chiếm 28%;
Dùng chung bơm kim tiêm có quan hệ tương quan với hành vi tình dục không an toàn, trong đó tỷ
lệ người NCMT sử dụng chung bơm kim tiêm có quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên
hoặc người bán dâm cao gấp 4,68 lần và sử dụng bao cao su không thường xuyên cao gấp 2,01 lần so
với người không dùng chung bơm kim tiêm;
Tỷ lệ người NCMT đã kết hôn có quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc người
bán dâm thấp hơn 0,27 lần nhưng tỷ lệ sử dụng bao cao su không thường xuyên trong nhóm này cao
gấp 2,61 lần so với người NCMT chưa kết hôn.
Tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên trong nhóm người NCMT 35-44 tuổi cao gấp 0,48 lần so
với nhóm 15-24 tuổi, tỷ lệ này trong nhóm người nhận được bao cao su miễn phí cao gấp 0,64 lần so
với nhóm không nhận được bao cao su miễn phí.

193


V. KhuyÕn nghÞ

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy các hoạt động phòng chống HIV/AIDS dự phòng lây nhiễm
HIV cho người NCMT qua đường tình dục cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Công tác thông tin, giáo dục truyền thông về STI và tình dục an toàn cho đối tượng NCMT cần
được nâng cao chất lượng và hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức về HIV cần tiếp tục duy trì.
Công tác truyền thông thay đổi hành vi cần tập trung tuyên truyền người NCMT giảm hành vi quan
hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên hoặc người bán dâm. Khuyến khích người NCMT có ý
thức sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục kể cả khi quan hệ tình dục với bạn tình thường xuyên
hoặc vợ/chồng.
Mối tương quan giữa sử dụng chung bơm kim tiêm và tình dục không an toàn khuyến nghị
chương trình phân phát bơm kim tiêm cần được mở rộng và bao cao su cần được phân phát miễn phí

cho người NCMT.
Tµi liÖu tham kh¶o

1. UNAIDS (2009). AIDS epedimic update
2. Bộ Y tế (2010). Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2009 theo Công văn số 1991/BYTAIDS ngày 06/4/2010
3. Bộ Y tế (2007). Ước tính dự báo tình hình HIV/AIDS giai đoạn 2007-2012
4. Bộ Công an (2009). Báo cáo của Bộ Công an tại cuộc họp ngày 22/7/2009 của Ủy ban quốc gia
phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007). Báo cáo kinh nghiệm các mô hình cai nghiện ma
túy giai đoạn 2001-2006.

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
TẠI 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Ở QUẢNG NINH, QUẢNG TRỊ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng,
Phạm Thị Thu Ba, Trần Thị Thu Hà
TÓM TẮT
1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá nhu cầu của sinh viên sư phạm về giáo dục Sức khoẻ sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS
được thực hiện nhằm tìm hiểu nhu cầu về giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV của sinh
viên sư phạm và những cơ hội lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS vào
chương trình đào tạo dành cho sinh viên Cao đẳng và Đại học sư phạm.
Nghiên cứu này là một phần của chương trình hỗ trợ của PEPFAR/USAID cho Bộ Giáo dục và Đào
tạo để thực hiện Chương trình hành động Giáo dục SKSS và phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh
trung học. Dự án do Vụ Công tác học sinh, sinh viên và các đơn vị liên quan của Bộ Giáo dục và Đào
tạo thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sức
khoẻ gia đình và phát triển cộng đồng (CEFACOM) và sự phối hợp với các cơ quan liên quan của Liên
Hiệp quốc
2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP
TP.HCM), Đại học (ĐH) Sài Gòn và hai trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Quảng Ninh; Quảng Trị.
Nghiên cứu này đã được thực hiện với kết hợp của ba phương pháp thu thập thông tin:
1. Nghiên cứu địa bàn được thực hiện để rà soát, phân tích chương trình đào tạo của các trường,
chương trình chi tiết các môn học liên quan đến giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV mà
các trường thực hiện;
2. Điều tra định tính bao gồm cả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: Phỏng vấn sâu cá nhân được
tiến hành đối với đại diện Ban giám hiệu, Phòng đào tạo; Lãnh đạo các khoa và giảng viên phụ trách
194


môn học có nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV tại các trường khảo sát. Tổng
số có 34 phỏng vấn sâu được tiến hành; Thảo luận nhóm được tiến hành đối với sinh viên năm thứ ba.
Đây là những sinh viên đã được học về giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV tại các trường
khảo sát. Tổng số có 9 thảo luận nhóm đã được tiến hành.
3. Điều tra định luợng được tiến hành theo phương pháp tự điền đối với sinh viên năm thứ ba hoặc
năm thứ tư của các trường được khảo sát.
ii. KÕt qu¶ nghiªn cøu

1. Khung chương trình đào tạo, kinh nghiệm và cơ hội
Dựa vào chuơng trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường xây dựng chương trình cho
các chuyên ngành của trường với yêu cầu 60% môn học thuộc chương trình khung đối với bậc Đại học
và và 70-80% đối với bậc Cao đẳng học, phần còn lại là do trường tự xây dựng. Chương trình đào tạo
của các trường cũng được xây dựng theo quy trình nghiêm ngặt và phải được hội đồng khoa học
trường gồm các giáo sư hàng đầu của mỗi chuyên ngành thông qua và giám hiệu phê duyệt. Như vậy,
nếu muốn đưa một môn học nào đó vào chương trình của trường, phải được hội đồng khoa học trường
đồng ý và hiệu trưởng phê duyệt.
Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV không được quy định là môn bắt buộc
trong chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo hoặc trong chương trình chung cho toàn trường
của bất kỳ trường Đại học Sư phạm nào. Tuy nhiên, tại một số trường Đại học Sư phạm, môn học

“Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản” đã được đưa vào giảng dạy ở một số khoa 1. Đối với khối Cao
đẳng, trong chương trình khung của bộ đã quy định đưa môn học này vào chương trình bắt buộc cho
một số khoa với tiêu đề “Dân số, Môi trường, AIDS và Ma tuý”2 .
Khi nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản và/hoặc phòng, chống HIV/AIDS được đưa thành môn học
trong chương trình đào tạo, nó chỉ được đưa vào 4 khoa: Sinh học, Văn học (đối với trường Cao đẳng
Sư phạm) và Tâm lý Giáo dục (với trường Đại học Sư phạm), Giáo dục Công dân và Địa lý. Giáo viên
là người quyết định nên tập trung vào giảng dạy nội dung nào. Từ khi chuyển sang đào tạo theo chế độ
tín chỉ, tại một số trường Cao đẳng, môn học “Dân số, Môi trường, AIDS và Ma tuý” đã bị bỏ ra khỏi
chương trình.
Cả giảng viên và sinh viên các trường đại ĐH và CĐSP đều cho rằng giáo dục sức khỏe sinh sản và
phòng, chống HIV cho sinh viên Sư phạm là việc làm cần thiết và mang lại lợi ích kép vừa cho bản
thân sinh viên trong cuộc sống hàng ngày vừa có lợi ích nghề nghiệp khi họ trở thành những giáo viên.
Phân tích khung chương trình của Bộ, các chương trình đào tạo của các trường và các phỏng vấn
sâu đã thực hiện cho phép rút ra kết luận: Việc đưa môn học này vào chương trình đào tạo của trường
có thể có cơ hội lớn hơn so với đưa vào chương trình khung của Bộ. Có hai khẳ năng sau:
1) Đưa môn học này vào nội dung môn học tự chọn: Đối với các trường Đại học Sư phạm cần vận
động để có sự ủng hộ của Ban Giám hiệu và Hội đồng Khoa học trường. Đối với các trường CĐSP,
môn học Dân số, Môi trường, AIDS và Ma tuý đã là môn bắt buộc trong chương trình khung của Bộ
giáo dục. Vì vậy, cần vận động để các trường tuân thủ chương trình khung này ngay cả khi đào tạo
theo tín chỉ.
2) Đưa vào đào tạo ngoại khoá: Lồng ghép với các cuộc sinh hoạt đoàn thanh niên/hội sinh viên.
Cần thiết phải chuẩn hoá nội dung và phương pháp đào tạo và sử dụng các tài liệu tương tác đa phương
tiện. Các chủ đề cũng có thể được bổ sung vào chương trình sẵn có ngay từ đầu mỗi năm học.
2. Khảo sát về kiến thức thái độ và thực hành liên quan đến SKSS và phòng, chống HIV/AIDS
của sinh viên sư phạm
Kiến thức của sinh viên sư phạm về sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV chỉ đạt mức trung bình.
Không có sự khác biệt rõ rệt giữa các trường và các cấp học.
Sinh viên hiểu biết về các biện pháp tránh thai nhiều hơn các nội dung khác của sức khỏe sinh sản
hoặc phòng, chống HIV/AIDS. Có ít sinh viên hiểu đúng về cách sử dụng bao cao su và nạo phá thai
an toàn.

1

2

MOET/NIES/UNFPA Population and Reproductive Health curriculum is taught in Ha Noi University of Education;
Pedagogical University of Hue and HCMC University of Pedagogy through VIE/01/P11 supported by UNFPA Cycle 6
(2001-2005) and Cycle 7 (2006-2008).
MOET/NIES/UNFPA Population and Reproductive Health curriculum is taught in Ha Noi University of Education;
Pedagogical University of Hue and HCMC University of Pedagogy through VIE/01/P11 supported by UNFPA Cycle 6
(2001-2005) and Cycle 7 (2006-2008).

195


iii. KÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ

Sinh viên rất quan tâm đến việc học về giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS
không chỉ để phục vụ cá nhân trong cuộc sống hàng ngày mà còn để phục vụ nghề nghiệp tương lai khi
đã trở thành những giáo viên trung học.
Có rất ít khả năng đưa môn học Giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS vào
chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như chương trình đào tạo chung cho sinh viên
toàn trường của các trường Đại học và Cao Đẳng Sư phạm. Việc chuyển từ đào tạo theo chế độ niên
chế sang đào tạo tín chỉ đòi hỏi phải giảm bớt thời gian sinh viên học tập trên lớp cũng là một khó
khăn trong việc đưa môn học này vào chương trình đào tạo. Tuy nhiên, các trường Đại học và Cao
đẳng Sư phạm có thể đưa nội dung này vào môn học tự chọn hay đào tạo ngoại khoá. Với sự kết hợp
giữa phương pháp giảng dạy hiện đại và phương tiện hỗ trợ giảng dạy, Đoàn thanh niên/Hội sinh viên
là đầu mối tốt nhất có thể đảm nhận việc tổ chức các khoá học này.
Ngoài ra, cần vận động Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường Cao đẳng Sư phạm thực hiện
chương trình khung của Bộ đưa môn học“ Dân số, Môi trường, AIDS và Ma tuý” vào môn học bắt
buộc của một số khoa đã quy định, ngay cả khi các trường chuyển sang đào tạo theo chế độ tín chỉ.

Kết quả điều tra định lượng và định tính cho thấy rằng sinh viên có hiểu biết tương đối tốt về một số
nội dung của sức khỏe sinh sản, và có thái độ tích cực đối với hầu hết các vấn đề về giáo dục sức khỏe
sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên một số kiến thức và kỹ năng liên quan về sức khỏe sinh
sản và phòng, chống HIV còn thiếu chính xác và không đầy đủ cần phải được củng cố và nâng cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Plan for launching a new subject module of Biology Education Major, Intake 9, full-time
college level, Sai Gon University
2. Curriculum of Politics Education Major, full-time bachelor level, HCMC University of
Pedagogy.
3. Curriculum of Education Psychology Major, full-time 4-year bachelor level, HCMC University
of Pedagogy.
4. Course syllabus of ”Population-RH Education” Subject, for 4th-year full-time bachelor
students, HCMC University of Pedagogy.
5. Curriculum of Biology Education Major, full-time 4-year bachelor level, HCMC University of
Pedagogy.
6. Outline of Special Topic on Population, HCMC University of Pedagogy.
7. Pham Trong Binh – Nguyen Huu Sinh, Population – Environment – AIDS – Drugs (Textbook
for training secondary school teachers, college level)
8. Education of skills for living, health protection and HIV & AIDS prevention in school,
Teaching Guidebook for teachers of grade 8
9. Special Topic: HIV & AIDS prevention. Experimental program on Education of Healthy Living
and Living skills for secondary school students, September 2004
10. Le Dinh Tuan. Textbook of Population-RH Education, MoET, Hanoi, 2009
11. Dr. Nguyen Van Cu. Textbook of Population-RH Education, MoET, Hanoi, 2009
12. Asc.Prof. Dr. Tran Quoc Khanh. Textbook of Population-RH Education, MoET, Hanoi, 2009

196


HNH VI NGUY C LY NHIM V T L NHIM HIV

TRONG NHểM NGHIN CHCH MA TUí
TI KHU VC NễNG THễN MIN NI TNH BC GIANG NM 2010
Nguyn Thanh Long3, Phan Th Thu Hng1,
Nguyn Vn K1, Bựi Hong c1, Nguyn Th Bn2 v Cng s
Tóm tắt nghiên cứu

iu tra tra ct ngang trờn 368 i tng NCMT ti a bn 4 huyn min nỳi Bc Giang thỏng
8/2010 nhm ỏnh giỏ thc trng hnh vi nguy c lõy nhim v t l nhim HIV cú cn c lp k
hoch phũng chng HIV/AIDS. Kt qu cho thy: t l nhim HIV l 17.07%, 91,85% ngi NCMT l
ngi Kinh, tui trung bỡnh ca ngi NCMT l 29,9 tui. Trỡnh hc vn ch yu l THCS
(52,99%). Tui trung bỡnh ln u tiờm chớch ma tỳy l 28.8 tui, 73.68% cú thi gian tiờm chớch t 1
nm tr lờn. T l ó tng dựng chung BKT l 25,54%. T l dựng BKT sch trong ln tiờm chớch gn
nht chim 91,29%. Tui trung bỡnh ln u QHTD l 20,35 tui. T l dựng BCS trong quan h tỡnh
dc ln gn nht l 33,64% i vi bn tỡnh thng xuyờn (v/chng/ngi yờu); 52,22% i vi
GMD; 48.48% i vi bn tỡnh bt cht. T l ngi NCMT cú kin thc ỳng v tt c cỏc phng
cỏch d phũng lõy truyn HIV chim t l 42,15%. T l ngi NCMT c cp BKT sch trong 6
thỏng qua l 76,0%.
Mc tiờu nghiờn cu.
ỏnh giỏ kin thc v hnh vi nguy c, ng thi xỏc nh t l nhim HIV ca nhúm NCMT ti
mt s huyn nụng thụn min nỳi tnh Bc Giang.
Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu

1. Thit k nghiờn cu: Nghiờn cu mụ t ct ngang nh lng
2. i tng nghiờn cu: Ngi NCMT (l nhng ngi tng s dng cỏc loi ma tỳy khụng phi
thuc y t kờ theo n bng cỏch tiờm/chớch trong 6 thỏng qua, ang sng v sinh hot ngoi cng
ng t 16 tui tr lờn.
3. a bn iu tra: 4 huyn Lc Ngn, Lc Nam, Yờn Th, Yờn Dng.
4. Thi gian iu tra: Thỏng 8/2010.
5. Phng phỏp chn mu: S dng phng phỏp chn mu dõy chuyn cú kim soỏt (RDS).
6. Cỏc ch s iu tra: Cỏc ch s iu tra c xõy dng da trờn b ch s theo dừi v ỏnh giỏ

quc gia chng trỡnh phũng chng HIV/AIDS.
7. Thu thp v x lý s liu: Phng vn trc tip ngi NCMT. Ton b phiu c nhp vo mỏy
tớnh bng chng trỡnh EpiData 3.1 v c phõn tớch bng phn mm STATA.
Kết quả

1. c im chung.
i tng iu tra l ngi Kinh chim 91.85%. Tui trung bỡnh ca ngi NCMT l 29,9 tui v
64,87% trong tui t 20-39 tui. T l ngi NCMT hin ang sng vi ngi thõn/v chng hay
bn tỡnh chim t l cao 89,0%. Mc dự t l mự ch rt thp (0,82%) nhng a phn ngi NCMT cú
trỡnh hc vn thp tp trung cp Trung hc c s 52,99%. Phn ln ngi NCMT cú ngh nghip
khụng n nh, t l ngi lm ngh t do chim hn mt na (53,1%) v lm ngh nụng chim
29,70%. Thu nhp ca ngi NCMT mc thp trung bỡnh 1.47 triu ng/thỏng.
2. Tiờm chớch ma tỳy.
Tui trung bỡnh ln u tiờn s dng ma tỳy l 25,1 v tui trung bỡnh ln u tiờm chớch ma tỳy l
28,8. Phn ln ngi NMCT cú thi gian s dng tiờm chớch ma tỳy t 1 nm tr lờn. S nm s dng
ma tỳy trung bỡnh l 4,7 nm v s nm tiờm chớch ma tỳy trung bỡnh l 3,1 nm. T l ngi cú thi
gian s dng ma tỳy trờn 1 nm trong iu tra ny l 90,36% cao hn hn so vi im tra nm 2008 ti
TP. Bc Giang l 76,96% (p<0,001). Tuy nhiờn, t l ngi NCMT cú thi gian tiờm chớch trờn 1 nm
li tng ng nhau c hai khu vc tng ng l 73,68% v 76,9% (p<0.001) (biu 1). Loi ma
tỳy thng dựng l Hờrụin chim 97,52%. Tn xut tiờm chớch ma tỳy chim t l cao nht t 2-3
3

1: Ban qun lý d ỏn trung ng - D ỏn Phũng chng HIV/AIDS Vit Nam,
2: Ban QLDA Phũng chng HIV/AIDS tnh Bc Giang.

197


lần/ngày (47,93%), tiếp theo là khoảng 1 lần/ngày (32,51%). 71,55% người NCMT thường mua/nhận
BKT từ hiệu thuốc và 64,09% nhận BKT là từ các đồng đẳng viên.

Hành vi dùng chung BKT: Tỷ lệ cho biết đã từng dùng chung BKT, thuốc/dụng cụ pha thuốc trong
vòng 6 tháng qua chiếm khoảng 1/3. Tuy nhiên, phần lớn trong số này cho biết họ dùng chung ở mức
“đôi khi”: 25,54% dùng chung BKT và 33,97% dùng chung thuốc hoặc dụng cụ pha thuốc (biểu đồ 1).
Tỷ lệ dùng chung BKT trong vòng 1 tháng trước khi điều tra đều ở mức cao với tỷ lệ dùng lại BKT của
bạn chích là 16,03% và tỷ lệ đưa BKT đã dùng cho bạn chích là 14,95%. Hai tỷ lệ này cao hơn rất
nhiều so với tỷ lệ tương ứng trong điều tra năm 2008 (p<0,001). Đáng lưu ý, trong số những người
dùng chung BKT với bạn chích, có tới 47,69% không bao giờ làm sạch BKT trước khi dùng và
33,85% chỉ “đôi khi” làm sạch BKT.
Biểu đồ 1. Tỷ lệ dùng chung thuốc, dụng
cụ pha thuốc trong 6 tháng qua

Biểu đồ 2. Tỷ lệ dùng chung BKT
trong 1 tháng qua

Loại ma túy thường dùng là Hêrôin (97,28%). Tỷ lệ tiêm chích tại nơi công cộng là 55,59% cao gấp
hơn hai lần so với tỷ lệ tiêm chích tại nhà. Tỷ lệ dùng BKT mới trong lần tiêm chích gần nhất chiếm tỷ
lệ khá cao (91,29%).
3. Quan hệ tình dục với các loại bạn tình
Có tới 91,30% đối tượng NMCT được điều tra đã QHTD và trong số này có 74,11% có QHTD
trong vòng 12 tháng qua. Tuổi trung bình trong lần QHTD lần đầu tiên là 20.35 tuổi (trung vị = 20). Số
bạn tình phổ biến là 1 người và trong số này chủ yếu là bạn tình thường xuyên (54,17%)
(vợ/chồng/người yêu). Tỷ lệ đã từng sử dụng BCS là 81,08%. Việc tiếp cận với BCS được người
NCMT đánh giá là khá thuận tiện với tỷ lệ 88,97% họ có thể lấy được BCS bất cứ khi nào cần.
QHTD với bạn tình thường xuyên (vợ/chồng/người yêu): Tần xuất QHTD trung bình trong 1 tháng
qua đối với bạn tình thường xuyên 5.38 lần. Nhìn chung, tỷ lệ dùng BCS với bạn tình thường xuyên
thường thấp: 33,64% dùng BCS trong lần QHTD gần nhất và 12,33% dùng BCS trong tất cả các lần
QHTD trong 12 tháng.
QHTD với GMD: Tỷ lệ dùng BCS trong lần QHTD gần nhất với GMD ở mức thấp và chỉ đạt
52.22%. Có tới 46,76% người NMCT cho biết họ không sử dụng BCS khi QHTD với GMD lần gần
đây nhất và tỷ lệ sử dụng BCS trong tất cả các lần QHTD trong 12 tháng qua chỉ chiếm 22,46%.

QHTD với bạn tình bất chợt không trả tiền: Tỷ lệ dùng BCS trong lần QHTD gần nhất là 48.48%.
Trong 12 tháng qua, tỷ lệ người NCMT dùng BCS trong tất cả các lần QHTD vẫn ở mức thấp
(33,33%).
Khoảng trên một nửa người NCMT có kiến thức về triệu chứng phổ biến của các bệnh LTQĐTD.
Tỷ lệ người báo cáo bị mắc bệnh LTQĐTD là 6,79%.
4. Kiến thức và thực hành phòng, chống HIV/AIDS
Tỷ lệ người đã từng nghe nói về HIV chiếm 93,48%. Hầu hết người NCMT có kiến thức tốt đường
lây, cách phòng tránh, tuy nhiên, tỷ lệ người NCMT vẫn cho rằng HIV có thể lây nhiễm do muỗi đốt
chiếm khoảng 1/3 tổng số người tham gia nghiên cứu.

198


So với kết quả điều tra tại Tp. Bắc Giang năm 2008, tỷ lệ người NMCT cho rằng mình có nguy cơ
nhiễm HIV chiếm tỷ lệ khá cao (59,59% và 49,0%) (p<0,001). Trong đó tỷ lệ người NCMT cho biết
mình thuộc nhóm có nguy cơ cao là 22,09% và nhóm nguy cơ thấp là 37,50%.
5. Tiếp cận với các chương trình can thiệp
Chương trình cai nghiện: Có 14,95% người NCMT cho biết đã từng ở trung tâm cai nghiện và hầu
hết họ chỉ ở trung tâm cai nghiện 1 lần.
Chương trình BKT sạch: Nguồn cung cấp BKT cao nhất là từ đồng đẳng viên (96,24%) và tiếp theo
là từ các cán bộ y tế (26,32%). Tỷ lệ người NCMT cho biết dễ dàng tiếp cận với BKT là 95,99%. Có
tới 76,0% người NMCT được cấp BKT sạch trong 6 tháng qua và hầu hết người NMCT đều được cung
cấp BKT sạch trong vòng 1 tháng qua (97,0%) với trung bình là 4,3 lần/tháng và trung bình 11,5 cái
BKT/lần phát.
Chương trình thông tin, truyền thông: Hầu hết người NCMT đều được nhận các thông tin về tình
dục an toàn trong 1 tháng qua (88,0%), tuy nhiên tỷ lệ này tính trong 6 tháng qua chỉ là 56,0%. Tương
tự, 90% người NMCT nhận được thông tin về tiêm chích an toàn trong 1 tháng qua và 55,0% nhận
được thông tin trên trong vòng 6 tháng qua. Nguồn cung cấp hai thông tin trên chủ yếu qua các đồng
đẳng viên.
Chương trình tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT): Chỉ có khoảng 39,51% người NMCT biết

nơi xét nghiệm HIV, tỷ lệ người đã từng xét nghiệm HIV chiếm tỷ lệ rất thấp (8,17%) và cũng chỉ có
4,35% cho biết có xét nghiệm HIV trong vòng 1 năm qua.
6. Tỷ lệ nhiễm HIV: Tỷ lệ nhiễm HIV trong điều tra này là 9,51% thấp hơn so với kết quả điều tra
tại khu vực Tp. Bắc Giang năm 2008 là 17,07% (p<0,001).
Bµn luËn

Đây là nghiên cứu thứ 2 tiến hành trong nhóm NCMT tại tỉnh Bắc Giang, khác nhau về địa bàn
nghiên cứu so với nghiên cứu năm 2008 (chủ yếu tại thành phố Bắc Giang) nên kết quả giữa hai
nghiên cứu có sự khác biệt đáng kể. Nhóm NCMT tại 4 huyện điều tra năm 2010 có tuổi trung bình
29,9 trẻ hơn so với nhóm NCMT trong điều tra năm 2008 là 33,7 tuổi (p<0,001) [1]. Tuy nhiên, nhóm
NCMT giữa hai cuộc điều tra có một số đặc điểm chung như trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp và
không có nghề nghiệp ổn định.
Mặc dù tỷ lệ cho biết có dùng chung BKT trong 6 tháng qua chủ yếu ở mức đôi khi (25,54%), tuy
nhiên tỷ lệ báo cáo có sử dụng chung BKT trong 1 tháng qua lại rất cao với 16,03% dùng lại BKT của
người khác và 14,95% đưa BKT cho người khác dùng, các tỷ lệ này cũng tương tự so với kết quả của
một số tỉnh trong nghiên cứu IBBS vòng II năm 2009 [2]. Các tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với điều
tra năm 2008 tại Bắc Giang [1]. Mặc dù hầu hết người NCMT dùng BKT mới trong lần gần nhất
chiếm tới 91,29% nhưng các kết quả trên cho thấy chương trình BKT rất cần phải được tiếp tục mở
rộng độ bao phủ duy trì.
Đối với người NCMT, nguy cơ nhiễm HIV không chỉ là do tiêm chích không an toàn mà còn do
QHTD không an toàn. Cũng tương tự như kết quả của nhiều nghiên cứu khác ta thấy, chiều hướng sử
dụng BCS hầu hết tăng dần theo các nhóm vợ/người yêu, bạn tình bất chợt và gái mại dâm. Tỷ dùng
BCS với vợ/người yêu cao hơn rất nhiều so với trong nghiên cứu của Nguyễn Trần Hiển tại 7 tỉnh năm
2002 (từ 3,9-12,6%)[4]. Tỷ lệ dùng BCS trong tất cả các lần QHTD với GMD trogn 12 tnáng qua là rất
thấp (22,46%), và tỷ lệ này cũng thấp hơn hẳn so với kết quả trong nghiên cứu IBBS vòng 1 năm
2005-2006[3]. Như vậy, song song với việc triển khai chương trình BKT, chương trình BCS cũng rất
cần được tăng cường triển khai trong nhóm NCMT trong thời gian tới.
Mặc dù tỷ lệ tiếp cận của người NCMT với chương trình BKT và BCS trong 1 tháng qua đều chiếm
khoảng 90%, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng chung BKT và tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình
cho thấy hai chương trình này cần tiếp tục được cải thiện về chất lượng và hiệu quả. Tỷ lệ người

NCMT biết các địa điểm xét nghiệm HIV chỉ chiếm tỷ lệ thấp là 39,51%. Bên cạnh đó, tỷ lệ người
NCMT đã từng đi xét nghiệm HIV trong vòng 1 năm qua cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 4,35%, tỷ
lệ này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu IBBS vòng 1 năm 2005-2006 với tỷ lệ tương ứng dao động
trong khoảng từ 30-40%[3]. Kiến thức của người NMCT tại 4 huyện điều tra là khá tốt, hầu hết người
NMCT đều có kiến thức đúng về đường lây, cách dự phòng; đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc đẩy
mạnh chương trình can thiệp tại tỉnh Bắc Giang.

199


KÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ

Điều tra năm 2010 tại 4 huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang đã góp phần bổ sung thêm các thông tin
về nhóm NMCT trên địa bàn tình. Kết quả cuộc điều tra sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp tỉnh
xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp và hiệu quả trong thời gian tới cho nhóm NCMT. Qua kết quả
điều tra, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:
- Tiếp tục duy trì và tăng cường triển khai chương trình BKT, BCS, trong đó chú trọng tuyên
truyền lợi ích việc sử dụng BCS trong tất cả các lần QHTD với các loại bạn tình khác nhau.
- Kênh truyền thông, can thiệp hiệu quả cho nhóm đối tượng NMCT là thông qua nhóm đồng đẳng
viên, cán bộ y tế cơ sở.
- Quảng bá thông tin về các phòng VCT trên địa bàn tỉnh cho người NCMT.
- Tuyên truyền, vận động người NCMT tới các phòng VCT và tiến hành xét nghiệm HIV định kỳ
(ít nhất 1 năm/1 lần). Xem xét việc hỗ trợ kinh phí đi lại để tăng tỷ lệ người NCMT đến với các phòng
VCT hoặc có thể thành lập các đội VCT lưu động để tăng tính dễ tiếp cận với dịch vụ trên địa bàn.
Tài liệu tham khảo chính
1. Dự án Phòng, chống HIV tại Việt nam do WB tài trợ (2008), Báo cáo kết quả điều tra kiến
thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV tại tỉnh Bắc Giang năm 2008 (Báo cáo chưa xuất bản),
2008.
2. Bộ Y tế (2010), Báo cáo kết quả sơ bộ chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số
sinh học HIV/STI, vòng II (IBBS) tại Việt Nam, 2009.

3. Bộ Y tế (2006), Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI,
vòng I (IBBS) tại Việt Nam, 2005-2006.
4. Nguyễn Trần Hiển và CS (2002), Lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở quần thể chích ma túy
tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng, Báo cáo
tham luận tại hội nghị khoa học quốc gia về HIV/AIDS lần thứ III tháng 11/2005, Thành phố Hồ Chí
Minh.
5. Nguyễn Thanh Long (2008), Kiến thức, thái độ và hành vi nhóm nghiện chích ma túy tại 5
huyện triển khai dự án phòng, chống HIV/AIDS do WB tài trợ, 2008.
6. Trịnh Thị Sang, Lê Cự Linh, Nguyễn Thanh Nga (2006), Một số yếu tố liên quan đến hành vi
nguy cơ nhiễm HIV trên người NCMT ở thành phố Bắc Giang. Tạp chí Y tế Công cộng, 8/2007

ĐÁNH GIÁ HÀNH VI VÀ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM HIV
TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI DỰ ÁN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
TỈNH CAO BẰNG DO NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TÀI TRỢ, NĂM 2010
Nguyễn Thanh Long, Phan Thị Thu Hương,
Doãn Hồ Phước, Bùi Hoàng Đức, và cộng sự.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi và xét nghiệm máu cho 400 người nghiện
chích ma túy (NCMT) tại tỉnh Cao Băng trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2010. Mục đích
của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng về kiến thức và hành vi nguy cơ phòng chống HIV/AIDS,
xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý tại tỉnh Cao Bằng năm 2010 và so sánh với
kết quả năm 2008, từ đó đề xuất các can thiệp phù hợp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của người NCMT là 30,8 tuổi trẻ hơn điều tra năm
2008 gần 1 tuổi (31,5 tuổi). Thời gian sử dụng ma túy trung bình là 7,3 năm thấp hơn một chút so với
kết quả năm 2008 (7,5 năm). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra người NCMT có kiến thức tốt về
HIV/AIDS điểm kiến thức về HIV/AIDS của người NCMT là 4,35 điểm/5điểm tối đa. Khả năng tiếp
cấp với bơm kim tiêm (BKT) sạch của người NCMT cao (81,75%), chủ yếu qua đồng đẳng viên
(96,3%). Hành vi sử dụng chung BKT khi tiêm chích ma túy của người NCMT giảm đáng kể so với
200



năm 2008 từ 8,06% xuống còn 5,0%. Tỷ lệ nhiễm HIV cũng giảm từ 24,17% năm 2008 xuống còn
21,5% năm 2010.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, kinh tế vẫ còn nghèo so với cả nước, thu nhập
bình quân trên đầu người còn thấp. Sự giao lưu thông thương kinh tế giữa các vùng trong tỉnh và với
các tỉnh lân cận đã góp phần phát nền kinh tế, nhưng cũng kèm theo đó là sự gia tăng về tệ nạn xã hội.
Từ năm cuối năm 2005 đầu năm 2006, Dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế
giới tài trợ triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại tại tỉnh Cao Bằng trong đó tập trung trung
can thiệp cho nhóm nghiện chích ma túy (NCMT). Trong năm 2008, Dự án đã tiến hành nghiên hành
vi và xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy trên địa bàn triển khai dự án tại tỉnh
Cao Băng. Đến năm 2010, nhằm đánh giá lại hiệu quả sau 2 năm can thiệp trong nhóm NCMT tại tỉnh
Cao Bằng, Dự án thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá hành vi và xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy trên địa bàn triển khai dự án phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Cao Bằng do Ngân
hàng thế giới tài trợ - năm 2010”.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng về kiến thức và hành vi nguy cơ phòng chống
HIV/AIDS, xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý tại tỉnh Cao Bằng năm 2010 và
so sánh với kết quả năm 2008.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.
Đối tượng nghiên cứu: Người tiêm chích ma tuý tại tỉnh Cao Bằng.
Nghiện chích ma tuý được định nghĩa như sau: là những người đã từng sử dụng các loại ma tuý
không phải thuốc y tế kê theo đơn bằng cách tiêm/chích trong 6 tháng qua, đang sống và sinh hoạt tại
cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2.
Địa bàn và thời gian
Nghiên cứu được tiến hành tại 6 huyện, thị triển khai dự án tỉnh Cao Bằng trong thời gian từ tháng
4/2010 đến tháng 6/2010
3.

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích, phỏng vấn theo bộ câu hỏi được in
sẵn
4.
Mẫu và phương pháp chọn mẫu: Tính cỡ mẫu theo công thức ngẫu nhiên, chọn mẫu
theo xác suất tỷ lệ theo cỡ mẫu (PPS). Cỡ mẫu điều tra là 400 người
5.
Nhập và phân tích số liệu: Nhập liệu trên phần mềm EpiData 3.0 và phân tích trên phần
mềm SPSS 16.0.
6.
Đạo đức nghiên cứu: Các đối tượng điều tra được phát phiếu tự nguyện, được phép từ
chối nếu không muốn tham gia. Các thông tin cá nhân đảm bảo bí mật.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích dựa trên kết quả phỏng vấn và kết quả xét nghiệm HIV của 400 người nghiện chích ma
túy túy tại Cao Bằng. Tỷ lệ nhiễm HIV của ngưởi NCMT là: 21,50% giảm hơn đáng kể so với năm
2008 (24,17%). Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới đây:
1. Đặc trưng nhân khẩu - xã hội học
Tuổi trung bình của người NCMT là 30,8 trẻ hơn điều tra năm 2008 gần 1 tuổi (31,5 tuổi), người trẻ
tuổi nhất là 15 tuổi và người cao tuổi nhất là 58 tuổi. Tuổi của người NCMT trong độ tuổi từ 30 tuổi
chiếm hơn một nửa (53,5%). Tỷ lệ người NCMT dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp: tuổi từ 15 – 19 tuổi chỉ
chiếm 5,75%. Học vấn của người NCMT tại Cao Bằng chiếm hơn một nửa là phổ thông trung học với
tỷ lệ là 54,43% cao hơn một chút so với kết quả điều tra năm 2008 (53,33%), tỷ lệ người NCMT có
trình độ học vấn là trung học cơ sở chiếm 27,85% cao hơn so với năm 2008 (24,4%), tỷ lệ có học vấn
ở mức cao đẳng/đại học chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 4,05% ( năm 2008: 3,33%). Tuy nhiên, tỷ lệ mù chữ
trong nhóm người NCMT năm 2010 (1,52%) lại cao hơn so với kết quả điều tra năm 2008 (0,83%).
Một thực tế nữa là người NCMT có trình độ thấp sẽ không kiếm được việc làm hoặc có việc làm
không ổn định, Thu nhập của đối tượng tham gia nghiên cứu thấp, trung bình 1.150.000 đồng/tháng
thấp hơn của Sơn La (1.300.000đồng/tháng), có tới 45,4% NCMT khai báo không có thu nhập trong
12 tháng qua, 22,75% mức thu nhập trung bình chỉ dưới 1.000.000 đồng/tháng.

201



Phân lớn người NCMT tham gia nghiên cứu chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ cao 61,0%, cao hơn so
với kết quả điều tra năm 2008 (57,78%), ly dị, ly thân chiếm 6,25% (năm 2008: 4,72%), hiện đang có
vợ chiếm 32%.
2. Kiến thức về HIV và tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ
Kiến thức về HIV/AIDS của người NCMT khá tốt, Hầu hết người NCMT trong nghiên cứu này đã
từng nghe nói về HIV là 97,2% tương tự như năm 2008 (97%). Để đánh giá chung về điểm kiến thức
của người NCMT về HIV, chúng tôi dựa trên các tiêu chí đánh giá theo tổ chức UNAIDS khuyến cáo
(bao gồm các tiêu tiêu chí sau và cho điểm cao nhất là 5 điểm, thấp nhất là 0 điểm), điểm kiến thức về
HIV/AIDS của người NCMT là 4,35 điểm
Có 81,75% người NCMT cho biết nhận được BKT sạch trong 1tháng qua, trong một tháng số lần
nhận được BKT sạch trung bình là 7,8 lần và trung bình mỗi lần nhận được 5,26 BKT sạch, nguồn
nhận BKT sạch chủ yếu là từ đồng đẳng viên của dự án (96,3%) kế đến là từ cán bộ y tế, cộng tác
viên dự án (3,4%)
3. Tiền sử tiêm chích ma túy, hành vi tiêm chích và tỷ lệ nhiễm HIV
Thời gian sử dụng ma túy trung bình của người NCMT trong nghiên cứu là 7,3 năm thấp hơn một
chút so với kết quả năm 2008 (7,5 năm). Những người NCMT có thời gian sử dụng ma túy từ 5 năm
trở lên chiếm 2/3. Loại ma túy mà người NCMT tiêm chích trong 30 ngày qua là Heroin 99,5%.
Tần suất sử dụng ma túy trong 30 ngày qua của người NCMT: trên 50% dùng 1 lần/ngày, 24,4%
dùng 2-3 lần/ngày.
Tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm (BKT) của người NCMT trong 30 ngày qua năm 2010 (5,0%)
giảm so với kết quả điều tra năm 2008 (8,06%). Kết quả lý giải cho tỷ lệ nghiễm HIV trong nhóm
NCMT năm 2010 là 21,5% thấp hơn đáng kể so với năm 2008
Biểu đồ 1. Tỷ lệ % nhiễm HIV trong nhóm người NCMT tham gia nghiên cứu

IV. BÀN LUẬN
Tuổi trung bình 30,8 trẻ hơn điều tra năm 2008 gần 1 tuổi, cao hơn so với tỉnh Bến Tre (29,7 tuổi),
Thanh Hóa (29,2 tuổi), trẻ hơn so với tuổi của người NCMT tại Sơn La (32,7 tuổi), Lai Châu (35,3
tuổi). Điều này phù hợp với nhận định của Bộ Y tế: Nhiễm HIV có xu hướng "trẻ hoá". Chiều hướng

này được cắt nghĩa bởi hình thái dịch của Việt nam chủ yếu qua tiêm chích ma tuý và hầu hết những
người NCMT đều trẻ, có thời gian chuyển từ hút sang chích khá nhanh, trong khi đó nguy cơ nhiễm
HIV đặc biệt cao do dùng chung bơm kim tiêm.
Trình độ văn hóa của người NCMT thấp, tỷ lệ mù chữ trong nhóm người NCMT năm 2010 là
1,52%, cao hơn điều tra năm 2008 (0,83%), điều này ảnh hướng đến cơ hội kiếm việc làm và hạn chế
thu nhập của người NCMT. Điều này thể hiện qua thu nhập bình quân tháng của hộ khá thấp, trung
bình 1.150.000 đồng/tháng ( Sơn La: 1.300.000đồng/tháng) và có tới 45,4% NCMT khai báo không có
thu nhập trong 12 tháng qua.

202


Cùng với sự phát triển của phương tiện thông tin và các can thiệp hiệu quả của dự án đã góp phần
tăng cường kiến thức của người NCMT về HIV/AIDS. Điểm kiến thức về HIV/AIDS của người
NCMT là 4,35 điểm. Bên cạnh việc tăng cường kiến thức, người NCMT còn được tiếp cận dịch vụ
cung cấp BKT miễn phí qua mạng lưới đồng đẳng viên của dự án với 81,75% người NCMT cho biết
nhận được BKT sạch trong 1tháng qua. Điều này đóng góp đáng kể cho việc thực hiện hành tiêm chích
an toàn của họ. Kết quả điều tra minh chứng cho điều này với tỷ lệ người NCMT có dùng chung BKT
khi tiêm chích ma túy trong giảm từ 8,06% năm 2008 xuống còn 5,0% năm 2010.
Kết quả nghiên cứu năm 2010 trên 400 đối tượng NCMT tỉnh Cao Bằng cho thấy được hiệu quả
của chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại cho nhóm NCMT trong 2 năm 2008, 2009 và những
tháng đầu năm 2010. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT giảm từ 24,17% năm 2008 xuống còn
21,5% năm 2010. Tỷ lệ này vẫn hơi cao hơn so với với tỷ lệ chung của cả nước qua giám sát trọng
điểm năm 2009, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại Sơn La năm 2009 (31,1%). Đây là tín hiệu rất
tích cực cho thấy rất có thể hiệu quả của chương trình can thiệp đã hạn chế được rất nhiều hành vi
nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT, giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT từ đó cũng gián
tiếp làm giảm tác tại cho cộng đồng
V. KHUYẾN NGHỊ
Để nhằm tiếp tục làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV cho nhóm NCMT xuống dưới 20%, cũng như qua kết
quả điều tra thấy rõ hiệu quả hoạt động cấp phát bơm kim tiêm của đồng đẳng viên là rất hiệu quả do

vậy cần đẩy mạnh việc cung cấp đủ BKT cho người NCMT thông qua nhóm đồng đẳng viên.
Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu phát triển thêm các mô hình phân phát BKT sạch khác nhằm tăng
cường hơn nữa khả năng tiếp cận của người NCMT với BKT sạch như hộp BKT cố định, trao đổi BKT
qua nhà thuốc...
Để giải quyết khí khăn cho nhóm NCMT ở nơi xa trung tâm, cần trú trọng lập các điểm cung cấp
BKT miễn phí cho các thôn bản ở xa trung tâm giúp NCMT có thể lấy được đủ BKT cho tiêm chích
hàng ngày để họ hạn chế việc dùng chung BKT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Báo cáo Đánh giá hành vi và xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy trên địa
bàn triển khai dự án phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La do Ngân hàng thế giới tài trợ - năm 2009
2. Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS tỉnh Cao Bằng năm 2009
3. Cục Y tế dự phòng và Phòng, chống HIV/AIDS, Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt
Nam 2005 – 2010; (2005).
4. Cục phòng chống HIV/AIDS, báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2009

NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV
TRONG NHÓM VỢ, BẠN TÌNH NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TUÝ
TẠI LAI CHÂU – NĂM 2010
Nguyễn Thanh Long1, Phan Thị Thu Hương1,
Bùi Hoàng Đức1, Nguyễn Văn Kỳ2, Nguyễn Văn Đối3
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
2. Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam;
3. Sở Y tế Lai châu
TÓM TẮT
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra mô tả cắt ngang trên 329 đối tượng là vợ, người yêu của
người nghiện chích ma túy, tiến hành tại 4 huyện/thị xã tỉnh Lai châu gồm: TX Lai Châu, các huyện
Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ; thời gian tiến hành từ 5-8/2010. Chọn mẫu cho
nghiên cứu được tiến hành song song với chọn mẫu nghiên cứu trên cùng địa bàn, cùng thời gian
trong nhóm nghiện chích ma túy tại Lai châu. Thông qua đối tượng tham gia nghiên cứu trong nhóm
nghiện chích ma túy để giới thiệu, tiếp cận vợ, bạn tình của họ mời tham gia phỏng vấn, lấy máu xét

nghiệm cho nghiên cứu này.
203


Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm Vợ, bạn tình người nghiện chích ma túy là 5.2%, cao hơn tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm phụ nữ mang thai (0.15%, kết quả GSTĐ năm 2009) 4 và nhóm phụ nữ mại dâm
(3.2%, kết quả GSTĐ năm 2009)5. Nguy cơ lây nhiễm HIV chính trong nhóm này là do hành vi quan
hệ tình dục không an toàn với chồng/người yêu nghiện chích ma túy, chỉ có 35.6% có sử dụng bao cao
su trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất. Trong khi đó tỷ lệ hiểu biết về cách dự phòng lây nhiễm
HIV và nhận thức được nguy cơ lây nhiễm còn rất thấp, chỉ có 63.2% người biết luôn sử dụng bao cao
su sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV, và 30.4% người cho rằng mình có nguy cơ nhiễm HIV. Tỷ lệ tiếp
cận với các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm này còn hạn chế khi chỉ có khoảng 50% có
nhận được bao cao su trong 6 tháng trước đó.
Nhóm vợ và bạn tình của người nghiện chích ma túy cần được xác định là một trong các nhóm đối
tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao và cần triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm trong nhóm
đối tượng này.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ nhiễm HIV do lây nhiễm HIV qua đường máu vẫn chiếm tỷ lệ cao
nhất, tiếp đến là do lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con chiếm tỷ lệ
thấp nhất. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ nhiễm HIV báo cáo do lây nhiễm qua quan hệ tình
dục không an toàn theo từng năm tăng dần từ 12% năm 2004 lên 29% năm 2009 và tính đến cuối tháng
3/2010 tỷ lệ này là 38,7%.
Kết quả điều tra trong nhóm nghiện chích ma tuý tại Lai châu tiến hành năm 2007 cho thấy tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm này là 40.3%. Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với các loại
bạn tình rất khác nhau, trong đó tỷ lệ có sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với vợ, người yêu
chỉ là 37%. Trong nghiên cứu nêu trên cũng cho thấy nam giới vẫn đóng vai trò chủ động trong quan
hệ tình dục
Để tìm hiểu nguy cơ lây nhiễm HIV từ nhóm nghiện chích ma tuý sang Vợ/bạn tình của họ, Dự án
phòng chống HIV/AIDS tỉnh Lai châu tiến hành điều tra “Nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm vợ, bạn
tình của người nghiện chích ma tuý tại tỉnh Lai châu – năm 2010”. Mục tiêu nghiên cứu gồm:

1. Tìm hiểu nguy cơ lây nhiễm trong nhóm vợ, bạn tình của người nghiện chích ma tuý tại tỉnh
Lai châu – năm 2010
2. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm vợ, bạn tình của người nghiện chích ma tuý tại tỉnh Lai
châu – năm 2010
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu định lượng mô tả cắt ngang
2. Địa điểm điều tra:
Điều tra được thực hiện tại 4 huyện/thị xã tỉnh Lai châu gồm: TX Lai Châu, các huyện Tam Đường,
Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Vợ, bạn tình của người nghiện chích ma tuý:
 Tiêu chí chọn vào:
+ Chồng, người yêu đang nghiện chích ma tuý
+ Sinh sống thường xuyên tại địa bàn trên 6 tháng.
+ Tuổi từ 15-49
+ Có mặt tại địa phương trong thời gian điều tra
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
 Tiêu chí loại trừ:
+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Không đủ năng lực thể chất hoặc tinh thần tham gia nghiên cứu
4. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 5/2010 đến tháng 8/2010.
5.
4
5

Cỡ mẫu:

Điều tra GSTĐ 2009. Cục phòng chống HIV/AIDS, 2009

Điều tra GSTĐ 2009. Cục phòng chống HIV/AIDS, 2009

204


Dựa trên cách tính bảng dịch tễ (Epitable-Calculator) của phần mềm Epi-Info phiên bản 6.04d
(CDC, Atlanta, USA, 2001) để tính cỡ mẫu nhằm ước tính tỉ lệ hiện nhiễm cho một nghiên cứu cắt
ngang. Cỡ mẫu cho nghiên cứu là 320 người.
6. Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu trong nghiên cứu này được tiến hành song song với chọn mẫu trong điều tra nhóm
nghiện chích ma tuý được tiến hành cùng thời gian và cùng địa bàn. Đối tượng nghiện chích ma tuý
nếu có vợ, bạn tình thì nhóm điều tra sẽ mời vợ, bạn tình của đối tượng này tham gia vào nghiên cứu.
Tiến hành lấy mẫu như trên cho đến khi đủ cỡ mẫu phân bố
7. Thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi. Điều tra viên và giám sát viên được
tập huấn kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng giám sát và sử dụng phiếu điều tra. Mẫu máu được nhân viên y
tế thu thập và chuyển về Trung tâm phòng chống HIV/AIDS để làm xét nghiệm.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Tỷ lệ nhiễm HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm Vợ, bạn tình người nghiện chích ma túy là
5.2%. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai (0.15%, kết quả GSTĐ năm
2009)6 và nhóm phụ nữ mại dâm (3.2%, kết quả GSTĐ năm 2009) 7. So sánh kết quả điều tra nhóm
phụ nữ mại dâm tại 5 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm vợ, bạn
tình người nghiện chích ma túy tại Lai châu chỉ thấp hơn tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại
dâm đường phố tại Vĩnh Long và Kiên giang (6.9% ở Vĩnh Long và 5.3% ở Kiên Giang) 8 và cao hơn
tỷ lệ chung của nghiên cứu tại 5 tỉnh (3.8% trong nhóm PNMD đường phố và 1.8% trong nhóm phụ
nữ mại dâm nhà hàng).
2. Hôn nhân và quan hệ tình dục với chồng/người yêu. Có 87.8% người trả lời cho biết có quan hệ
tình dục với chồng/người yêu trong vòng 12 tháng qua. Trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất với
chồng/người yêu chỉ có 35.6% có sử dụng bao cao su. Chỉ có 20.8% cho biết thường xuyên sử dụng
BCS và 58.1% cho biết không bao giờ sử dụng BCS trong 12 tháng qua. Có 51.5% cho biết là bản thân

họ là người gợi ý sử dụng BCS trong lần quan hệ tình dục đó, 44.7% cho biết là cùng nhau quyết định
và chỉ có 3.9% là do bạn tình gợi ý. Lý do không thích dùng (57.5%) là lý do chính giải thích cho việc
không sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất, tiếp đến là lý do không cho sử dụng BCS là cần
thiết (27.5%), đã uống thuốc tránh thai (21.4%). Chỉ có 18.7% đề cập đến lý do không sử dụng là do
bạn tình phản đối.
Tỷ lệ tự bản thân, tỷ lệ cùng nhau quyết định sử dụng BCS cao và tỷ lệ bạn tình phản đối sử dụng
BCS tương đối thấp trong nghiên cứu này phản ánh vai trò khá chủ động của nhóm Vợ/bạn tình của
người nghiện chích ma túy trong việc sử dụng BCS trong QHTD.
3. Quan hệ tình dục với các bạn tình khác. Chỉ có 11 đối tượng cho biết có quan hệ tình dục với bạn
tình bất chợt không trả tiền trong 12 tháng qua. Trong đó có 6/11 (54.5%) có sử dụng BCS trong lần
QHTD gần đây nhất. Trong đó lý do bạn tình phản đối và không thích dùng là 2 lý do chính được kề
cập nhiều nhất để giải thích cho việc không sử dụng BCS. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng không
ghi nhận trường hợp nào có hành vi bán dâm trong 12 tháng qua.
4. Sử dụng ma túy. Có 6.4% (21/329) đối tượng cho biết đã từng sử dụng ma túy, trong đó 12/21
(57.1%) sử dụng thuốc phiện, còn lại là sử dụng heroin. Có 8/21 (38.1%) đã từng tiêm chích ma túy.
Trong số đối tượng có tiêm chích ma túy, có 1/8 đối tượng có sử dụng lại BKT với chồng/người yêu
trong tháng qua.
5. Kiến thức về HIV. Có 76.8% người đã từng nghe nói về HIV/AIDS. Tỷ lệ đã từng nghe nói về
HIV/AIDS trong nhóm Vợ/bạn tình của người nghiện chích ma túy tại Lai châu thấp hơn tỷ lệ tương tự
trong nghiên cứu hộ gia đình tại Thái Bình và TP.Hồ Chí Minh (95.4%) 9 và kết quả điều tra mẫu các
chỉ tiêu dân số và AIDS 2005 (VPAIS) (93%). Tuy nhiên tỷ lệ này cũng cao hơn nhiều tỷ lệ trong
nhóm nữ dân tộc H’Mông (24.6%)10. Trong số những người đã từng nghe nói về HIV/AIDS, có 47.2%
có nghe nói về tiêm chích an toàn, 42.5% nghe nói về tình dục an toàn, 59.1% nghe nói về cai nghiện
ma túy và 77.4% có nghe nói về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
6

Điều tra GSTĐ 2009. Cục phòng chống HIV/AIDS, 2009
Điều tra GSTĐ 2009. Cục phòng chống HIV/AIDS, 2009
8
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HIV và các yếu tố hành vi lây nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm tại các tỉnh miền Tây Nam

Bộ, Bộ Y tế, 2008
9
Điều tra hộ gia đình tỷ lệ nhiễm HIV và các chỉ số về HIV/AIDS tại TP.HCM và Thái Bình, Bộ Y tế, 2005
10
Nghiên cứu hành vi lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc H’Mông tại Lai châu, Bộ Y tế, 2009
7

205


Tỷ lệ biết luôn sử dụng bao cao su sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV của nhóm Vợ/bạn tình người
nghiện chích ma túy trong nhóm này là 82.5% (tỷ lệ tính trên tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là
63.2%). Tuy nhiên, tỷ lệ cho rằng một người khỏe mạnh có thể mang virut HIV rất thấp, chỉ có 17.1%.
Tỷ lệ hiểu biết đầy đủ và không có quan niệm sai lầm về HIV/AIDS trong nhóm Vợ/bạn tình của
người nghiện chích ma túy là 36/252 (14.3%) (tỷ lệ tính cho toàn bộ cỡ mẫu là 36/329, 10.9%).

So sánh tỷ lệ hiểu biết đầy đủ và không có quan niệm sai lầm về HIV/AIDS
Kết quả biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ hiểu biết đầy đủ và không có quan niệm sai lầm về HIV/AIDS
của nhóm Vợ/bạn tình người nghiện chích ma túy trong nghiên cứu này còn rất thấp. Tỷ lệ này chỉ cao
hơn tỷ lệ trong nhóm đồng bào dân tộc H’Mông trong điều tra 2009 tại Lai châu, và thấp hơn nhiều so
với kết quả Điều tra quốc gia về về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 năm 2009 và kết
quả điều tra hộ gia đình tại Thái Bình và thành phố Hồ Chí Minh năm 2005.
6. Kiến thức về điều trị và dự phòng lây truyền mẹ con. 63.2% người được hỏi biết được HIV có thể
lây từ mẹ sang con, tỷ lệ này cao hơn so với 20.2% trong nhóm nữ dân tộc H’Mông 11. Tỷ lệ biết về các
giai đoạn có thể lan truyền HIV trong giai đoạn mang thai và cho con bú là gần tương đương nhau. Tỷ
lệ biết đã có thuốc dự phòng lây truyền mẹ con là 45.9%, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ trong nghiên cứu tại
Thái bình và TP. Hồ Chí Minh (23.7%) và cao hơn tỷ lệ 39.8% trong nhóm nữ 15-49 dân tộc H’Mông
trong nghiên cứu tại Lai châu năm 2009.
Tương tự như trên tỷ lệ biết đã có thuốc điều trị HIV là 57.8%, tỷ lệ này cũng cũng cao hơn tỷ lệ ghi
nhận được trong 2 nghiên cứu đã đề cấp ở trên.

7. Tự đánh giá nguy cơ. Có 30.4% người cho rằng mình có nguy cơ nhiễm HIV, còn lại là những
người chưa bao giờ nghe nói về HIV (23.4%), tỷ lệ cho là không có nguy cơ chiếm 22.8% và tỷ lệ
không biết là 23.4%. Trong đó 92% đề cập lý do là bạn tình có nguy cơ cao, 53% đề cập lý do là không
dùng BCS và chỉ có 4% đề cập đến lý do là có tiêm chích ma túy, 4% có đề cập lý do là có nhiều bạn
tình.
8. Nhận được các hỗ trợ về phòng chống HIV/AIDS. Có 43.5% cho biết đã nhận được các hỗ trợ về
phòng chống HIV/AIDS. Trong đó có 69.9% được khám và điều trị STI, 50.3% có nhận được BCS,
10.5% nhận được BKT.
9. Xét nghiệm HIV. Có 22.5% (74/239) người cho biết đã từng làm xét nghiệm HIV. Trong đó,
91.8% làm xét nghiệm tự nguyện, còn lại 8.2% là được đề nghị và đồng ý làm xét nghiệm. 76.7% cho
biết có được tư vấn trước xét nghiệm. 71.2% có nhận kết quả xét nghiệm và 78.8% có được tư vấn sau
xét nghiệm. Tuy nhiên, tính trên tổng số người tham gia nghiên cứu chỉ 34/329 (10.3%) được làm xét
nghiệm HIV, nhận kết quả và được tư vấn sau xét nghiệm. Mặc dù vậy kết quả này vẫn cao hơn kết
quả trong nghiên cứu hộ gia đình tại Thái Bình và TP.HCM (0.2%) và cao hơn kết quả trong báo cáo
UNGASS 200912 (2.9%)
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
11
12

Điều tra hành vi lây nhiễm HIV trong nhóm 15-49 dân tộc H’Mông, Lai châu, 2009
UNGASS, 2009

206


1. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm Vợ, bạn tình người nghiện chích ma túy là 5.2%. Tỷ lệ này cao
hơn tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai (0.15%, kết quả GSTĐ năm 2009) 13 và nhóm phụ
nữ mại dâm (3.2%, kết quả GSTĐ năm 2009)14.
2. Nguy cơ lây nhiễm HIV chính trong nhóm này là hành vi quan hệ tình dục không an toàn với

chồng/người yêu. Trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất với chồng/người yêu chỉ có 35.6% có sử
dụng bao cao su. Chỉ có 20.8% cho biết thường xuyên sử dụng BCS và 58.1% cho biết không bao giờ
sử dụng BCS trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng ma túy trong nhóm này cũng khá cao có
6.4% (21/329) đối tượng cho biết đã từng sử dụng ma túy, trong đó 12/21 (57.1%) sử dụng thuốc
phiện, còn lại là sử dụng heroin (tỷ lệ đã từng sử dụng ma túy trong nhóm phụ nữ mại dâm nhà hàng
tại Hà nội là 17.3%, 1.4% tại Hải Phòng, 9.3% tại TP. Hồ Chí Minh) 15. Có 8/21 (38.1%) đã từng tiêm
chích ma túy. Trong số 17 trường hợp nhiễm HIV, có 5 trường hợp có tiền sử nghiện chích ma túy.
3. Rào cản cho việc thay đổi hành vi trong nhóm này là trình độ dân trí tương đối thấp: có gần
50% đối tượng mù chữ, 20.1% có trình độ tiểu học, 17.9% có trình độ trung học cơ sở, 8.5% có trình
độ phổ thông trung học và 4.0% có trình độ cao đẳng/đại học.Tỷ lệ hiểu biết đầy đủ và không có quan
niệm sai lầm về HIV/AIDS là 36/252 (14.3%) (tỷ lệ tính cho toàn bộ cỡ mẫu là 36/329, 10.9%). Tỷ lệ
biết luôn sử dụng bao cao su sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV của nhóm Vợ/bạn tình người nghiện
chích ma túy trong nhóm này là 82.5% (tỷ lệ tính trên tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là
63.2%). Chỉ có 30.4% người cho rằng mình có nguy cơ nhiễm HIV, còn lại là những người chưa bao
giờ nghe nói về HIV (23.4%).
4. Tiếp cận các dịch vụ can thiệp còn hạn chế: có 43.5% cho biết đã nhận được các hỗ trợ về phòng
chống HIV/AIDS. Có 10.3% được làm xét nghiệm HIV, nhận kết quả và được tư vấn sau xét nghiệm
2. KhuyÕn nghÞ

Như đang trình bày trong phần chọn mẫu, đối tượng vợ, bạn tình của người nghiện chích ma túy
tham gia nghiên cứu này được lựa chọn thông giới thiệu từ nghiên cứu tiến hành song song trên nhóm
đối tượng nghiện chích ma túy. Tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm nghiện chích ma túy là 25.9%, tỷ lệ có
dùng chung dụng cụ tiêm chích hoặc dụng cụ pha thuốc trong vòng 6 tháng qua là 16% và tỷ lệ thường
xuyên sử dụng BCS khi QHTD với vợ trong vòng 12 tháng qua là 11.9%.
Do đó theo những hành vi hiện tại có thể thấy nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình sang nhóm vợ, người
yêu là rất lớn. Việc triển khai các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV sẽ không nên chỉ dừng
lại trong nhóm nghiện chích ma túy mà cần mở rộng cho nhóm vợ, bạn tình của họ.
Nguy cơ lây nhiễm HIV của nhóm vợ và bạn tình người nghiện chích ma túy chủ yếu vẫn là hành vi
quan hệ tình dục không an toàn. Trong khi nam giới vẫn đóng vai trò chủ động chính trong quan hệ
tình dục nên việc thay đổi nhận thức và hành vi của nam giới về tình dục an toàn để đảm bảo dự phòng

lây nhiễm HIV cho bạn tình là rất quan trọng. Thông điệp truyền thông chuyển tải đến nam giới nói
chung và nam nghiện chích ma túy nói riêng trong nghiên cứu này nên không chỉ dừng lại ở không sử
dụng chung BKT và dụng cụ tiêm chích, sử dụng BCS khi QHTD có nguy cơ mà nên bao gồm cả sử
dụng BCS khi QHTD với vợ, người yêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục phòng chống HIV/AIDS. 2009. Báo cáo kết quả giám sát trọng điểm năm 2009.
2. Bộ Y tế. 2008. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HIV và các yếu tố hành vi lây nhiễm HIV trong nhóm
phụ nữ bán dâm tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
3. Bộ Y tế. 2005. Điều tra hộ gia đình tỷ lệ nhiễm HIV và các chỉ số về HIV/AIDS tại TP.HCM và
Thái Bình.
4. Ban quản lý dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. 2009. Nghiên cứu hành vi lây nhiễm
HIV trong nhóm dân tộc H’Mông tại Lai châu.
5. Bộ Y tế. 2000. Báo cáo kết quả giám sát hành vi năm 2000.
6. Bộ Y tế. 2009. Báo cáo UNGASS

13

Điều tra GSTĐ 2009. Cục phòng chống HIV/AIDS, 2009
Điều tra GSTĐ 2009. Cục phòng chống HIV/AIDS, 2009
15
IBBS, 2000
14

207


THỰC TRẠNG NHIỄM HIV VÀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI
VỀ LÂY NHIỄM HIV/AIDS CỦA PHẠM NHÂN
TẠI TRẠI GIAM TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2009
BS CKI Hoàng Xuân Chiến

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trại giam tỉnh Điện Biên có phạm nhân nghiện ma tuý, nhiễm HIV/AIDS cao nhưng chưa được phân
tích đánh giá đúng thực trạng. Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Thực trạng nhiễm HIV và nhận thức, thái độ, hành vi về lây nhiễm HIV/AIDS của phạm nhân tại
trại giam tỉnh Điện Biên năm 2009"
Với mục tiêu:
Mô tả thực trạng nhiễm HIV/AIDS của phạm nhân và một số yếu tố liên quan tại trại giam tỉnh
Điện Biên năm 2009.
Xác định nhận thức, thái độ, hành vi của phạm nhân về HIV/AIDS tại trại giam tỉnh Điện Biên
năm 2009.
TỔNG QUAN
Phạm nhân là những người có hành vi vi phạm pháp luật, bị khởi tố hình sự và bị kết án khi bản án
có hiệu lực pháp luật.
Tại tỉnh Điện Biên, năm 2008 có 944 trường hợp bị khởi tố. Trong đó, tội phạm về Ma túy 418
trường hợp ( Chiếm 44,3%) ; tội phạm trộm cướp tài sản: 315 trường hợp (Chiếm 33,4%) ;Tội phạm
khác: 211 trường hợp ( Chiếm 23,3%). Nam giới chiếm 848 trường hợp( Chiếm 89,8%); nữ giới 96
trường hợp ( chiếm 10,2%). Tội phạm người Kinh 292 trường hợp chiếm 30,9%, tội phạm là người
dân tộc 652 trường hợp chiếm 69,1%. Tội phạm là cán bộ công chức, viên chức 5 trường hợp chiếm
0,53%. Tội phạm là học sinh có 5 trường hợp chiếm 0,53%.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại trại giam tỉnh Điện Biên. Đối
tượng nghiên cứu là phạm nhân của trại giam. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2009 đến 08/2009.
Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp dịch tễ học mô tả, với
cuộc điều tra cắt ngang (Cross secsional study).
Thiết kế nghiên cứu: Gồm hai phần
Phần thứ nhất: Lấy mẫu máu của phạm nhân để xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV.
Phần thứ hai: Phỏng vấn phạm nhân bằng phiếu phỏng vấn đã được thiết kế sẵn, để xác định nhận
thức, thái độ, hành vi của phạm nhân về HIV/AIDS; xác định các yếu tố liên quan đến lây nhiễm
HIV/AIDS trong trại giam.

Cỡ mẫu : Áp dụng cho cả 2 mục tiêu, được tính theo công thức tính cỡ mẫu tối thiểu của nghiên
cứu mô tả dịch tễ học.
p.q
n = Z2 (1-/2) ----------d2
Lấy tròn n = 400
Các biến số và chỉ số nghiên cứu:
Các vấn đề liên quan đến lý lịch của phạm nhân: Tên, tuổi, dân tộc, kinh tế gia đình, nghề nghiệp,
trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, tình trạng hôn nhân của bản thân, tội danh...
Thực trạng nhiễm HIV ở phạm nhân.
Tình hình nhiễm HIV/AIDS của phạm nhân theo đặc điểm cá nhân
Tình hình nhiễm HIV/AIDS của phạm nhân theo đặc điểm gia đình
Các yếu tố liên quan đến lây nhiễm HIV ở phạm nhân:
Kiến thức, thái độ, thực hành của phạm nhân về lây nhiễm HIV/AIDS
Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu:
Kỹ thuật xét nghiệm ELISA
208


Kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc HIV bằng Test nhanh Determine.
Phiếu điều tra KAP
Thảo luận nhóm:
Xử lý số liệu: Bằng phần mềm EPI - INFO 6.04 (WHO, 1998) và các thuật toán thống kê y sinh
học.
Hạn chế trong nghiên cứu: Một số phạm nhân là người dân tộc không biết tiếng kinh, không biết
chữ; do đó trong quá trình phỏng vấn phải thông qua phiên dịch, nên kết quả phỏng vấn không thể
tránh khỏi những sai sót.
Đạo đức trong nghiên cứu: Các phạm nhân được lựa chọn vào nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện,
không bị ép buộc. Các thông tin về đối tượng đều bảo đảm yếu tố bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng nhiễm HIV/AIDS của phạm nhân và một số yếu tố liên quan tại Trại giam tỉnh
Điện Biên năm 2009.
Tỷ lệ phạm nhân nhiễm HIV ở Trại giam tỉnh Điện Biên năm 2009 là 10,25%. Phạm nhân HIV
dương tính cao nhất ở nhóm tuổi từ 26- 29 (12,2%). 16% phạm nhân dân tộc Thái và 11,5% phạm
nhân dân tộc kinh nhiễm HIV. Phạm nhân làm nghề nông nghiệp nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao nhất
10,3%.
Tỷ lệ phạm nhân trình độ học vấn trung học cơ sở nhiễm HIV cao nhất (16%), Thứ hai là nhóm
phạm nhân mù chữ ( 10%).
Phạm nhân nhiễm HIV cao nhất ở nhóm độc thân( 16,3%). Phạm nhân nhiễm HIV cao nhất ở nhóm
có nguồn thu nhập do gia đình cung cấp (14,8%).
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phạm nhân vào trại  24 tháng (29,3%) nhóm đã ở trại trên 24 tháng
(0,7%) có ý nghĩa thống kê ( p < 0,001).
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phạm nhân đã QHTD (8,3%); nhóm chưa QHTD (24,5%) có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phạm nhân không dùng BCS khi QHTD (4,4%) thấp
hơn nhóm có dùng BCS (9,6%) không có ý nghĩa thống kê ( p >0,05).
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phạm nhân NCMT là 38,1%; nhóm không NCMT là 0,3%; có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phạm nhân nghiện ma tuý có TCMT là 44%; 0,3%
nhóm không TCMT nhiễm HIV; có ý nghĩa thống kê ( p < 0,01).
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phạm nhân TCMT có chích chung BKT là 53,6%; nhóm không chích
chung (1,2%) có ý nghĩa thống kê (OR = 7,3; p < 0,001). Nguy cơ nhiễm HIV của nhóm có chích
chung BKT cao hơn nhóm không chích chung 7,3 lần. 45,3% phạm nhân TCMT có dùng lại BKT
nhiễm HIV; có ý nghĩa thống kê ( p < 0,001).
22,9% phạm nhân có xăm trổ trước khi vào trại giam nhiễm HIV; nhóm không xăm trổ là 9%, có ý
nghĩa thống kê (OR = 2,98; p < 0,05). Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phạm nhân có xăm trổ trong trại giam
là 23,1%, nhóm không săm trổ là 9,8%, không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05).
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phạm nhân có cấy dị vật dương vật là 33,9%, nhóm không cấy là 9,9%,
không có ý nghĩa thống kê (( p > 0,05).
2. Nhận thức, thái độ, hành vi của phạm nhân về HIV/AIDS trong trại giam tỉnh Điện Biên
năm 2009.
73,7% phạm nhân biết HIV lây qua đường máu; 68,7% phạm nhân biết HIV lây qua QHTD; 58,5%

phạm nhân biết HIV lây từ mẹ sang con.
70 % phạm nhân nhận được thông tin về đường lây truyền HIV/AIDS; 62,7% phạm nhân nhận
được thông tin về cách phòng lây nhiễm HIV; Có 39,5% phạm nhân không biết về tác nhân gây nhiễm
HIV.
68,7% phạm nhân hiểu không TCMT và 45,7% phạm nhân hiểu dùng BCS khi QHTD sẽ phòng
được lây nhiễm HIV.
48% phạm nhân cho là chưa có thuốc điều trị bệnh AIDS; 42,3% phạm nhân không biết về thuốc
điều trị AIDS.
Không có phạm nhân nào phân biệt, đối xử, kỳ thị hoặc xa lánh phạm nhân nhiễm HIV.

209


Có 13,1% phạm nhân chung, 24,2% phạm nhân HIV(+) QHTD với gái bán dâm. có 17,7% phạm
nhân chung dùng BCS khi QHTD với gái bán dâm.
13,2% phạm nhân không bao giờ làm sạch BKT, 32,9% phạm nhân làm sạch BKT bằng cách súc
bằng nước lã. Không có phạm nhân nào sử dụng ma tuý trong trại giam.
Có 67,5% phạm nhân có kiến thức về phơi nhiễm HIV,62,7% phạm nhân biết cách xử trí tình trạng
phơi nhiễm HIV.
IV. KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
Tăng cường hơn nữa các phương tiện và hoạt động truyền thông nhằm nâng cao kiến thức, thái độ,
thực hành về HIV/AIDS cho phạm nhân và cán bộ, chiến sỹ để thay đổi hành vi giúp giảm thiểu lây
nhiễm HIV cho cá nhân và cộng đồng.
Nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung thêm trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác quản lý, chăm sóc, tư
vấn và điều trị ARV và điều trị nhiễm trùng cơ hội cho phạm nhân HIV/AIDS.
Tổ chức xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho 100% phạm nhân nhập trại. Tổ chức thực hiện một
quy trình có hệ thống để thu thập dữ liệu về thực trạng nhiễm HIV/AIDS thông qua giám sát dịch tễ
học định kỳ cho phạm nhân trên phạm vi toàn quốc.


NGHIÊN CỨU HÀNH VI VÀ CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC HIV/STI
TRÊN NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI CẦN THƠ, 2006 - 2007
Lại Kim Anh, Nguyễn Thanh Long, Đỗ Văn Dũng,
Hoàng Đình Cảnh (VAAC) và cộng sự
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Cần Thơ là địa phương có tỉ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân đứng thứ 10 cả nước. Cùng
với sự phát triển kinh tế xã hội, tệ nạn ma túy, mại dâm cũng đang có chiêud hướng gia tăng, kéo theo
đại dịch HIV/AIDS. Hiện nay, mỗi năm Cần Thơ phát hiện khoảng 750 – 800 trường hợp nhiễm HIV.
100% quận/huyện và xã/phường ở Cần Thơ đều đã phát hiện người nhiễm HIV. Các quận nội ô: Ninh
Kiều, Cái Răng, Bình Thủy và Ô Môn có số trường hợp nhiễm HIV chiếm trên 80% các trường hợp
nhiễm của toàn thành phố.
Để bổ sung cho những thông tin thiếu hụt về tỉ lệ hiện nhiễm HIV, STI và những hành vi làm lây lan
HIV trong nhóm nghiện chích ma túy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hành vi và các chỉ số sinh học
HIV/STI trên nhóm nghiện chích ma túy tại Cần Thơ 2006 - 2007” với các mục tiêu sau đây:
1. Xác định tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT
2. Tìm hiểu hành vi nguy cơ nhiễm HIV trong các nhóm nghiện chích ma túy.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2006 đến tháng 6/2007
- Địa điểm nghiên cứu: nội ô thành phố Cần Thơ
2. Cỡ mẫu
Với mục đích mô tả tỉ lệ hiện nhiễm HIV, STI, các hành vi dùng BCS và dùng BKT, cỡ mẫu ước
lượng lấy từ mỗi nhóm quần thể được tính toán dựa theo công thức:
p (1  p )
N Z 2 
(1
)
d2
2

Trong đó: p là tỉ lệ sử dụng BCS và dùng riêng BKT, ước lượng p=0,5
Z là hệ số tin cậy lấy theo α. Lấy α = 0,05 thì Z  =1,96;
(1

2

))

d là sai số cho phép, lấy d = 0,06
210


Thay vào công thức ta có: N = 267
Cỡ mẫu dự kiến thu thập cho mỗi nhóm nguy cơ là 300 mẫu
3. Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã lập bản đồ các tụ điểm của nhóm NCMT. Chọn mẫu dây
chuyền có kiểm soát tại 36 tụ điểm, dự kiến bắt đầu từ 6 hạt giống và thực hiện 4 - 6 đợt tuyển chọn.
4. Tiêu chí chọn mẫu: là nam giới, 18 tuổi trở lên, hiện đang TCMT ở thành phố Cần Thơ vào thời
điểm nghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
5. Thu thập dữ liệu: Phỏng vấn và xét nghiệm máu
6. Xử lý dữ liệu: bằng phần mềm STATA bản 8.2 được dùng để phân tích các dữ liệu này. Sử dụng
phép kiểm χ2, Fisher's exact, tính PR với khoảng tin cậy 95%.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm của nhóm NCMT
Về độ tuổi: dưới 30 chiếm tỉ lệ cao ở nhóm NCMT (71%). Kết quả này ở nhóm NCMT cao hơn so
với nghiên cứu của năm 2000 ở Cần Thơ (57%), cho thấy xu hướng trẻ hoá của nhóm NCMT, phù hợp
với nhận định có thể có làn sóng sử dụng ma túy trẻ thay thế cho nhóm NCMT từ trước 1975. Nhóm
tuổi này ở nhóm NCMT tại Cần Thơ cao hơn so với nghiên cứu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà
Nẵng và tương đương với An Giang
Về trình độ học vấn, nhóm NCMT có trình độ phổ thông cơ sở cao (51%. Đối với nhóm NCMT,

tuổi học phổ thông cơ sở là tuổi thay đổi tâm sinh lý, dễ đua đòi, dễ bị bạn bè rủ rê lôi kéo sử dụng ma
tuý. Đây là một thử thách lớn đối với hoạt động truyền thông cũng như giáo dục tạo việc làm và
chuyển nghề cho họ.
Về nghề nghiệp của nhóm NCMT, theo kết quả nghiên cứu, hầu hết đối tượng NCMT thất nghiệp,
làm nghề tự do và các nghề khác như buôn bán nhỏ, nhặt ve chai (71%). Có thể do trình độ học vấn
của họ thấp, sức khoẻ kém nên họ khó tìm được việc làm ổn định, nhưng nhóm này cũng có một đặc
tính là lười lao động.
Về mức thu nhập hàng tháng của nhóm NCMT, hầu hết là có mức thu nhập bình quân hàng tháng từ
500.000 - <1.500.000 (69%), không có thu nhập chiếm tỉ lệ thấp (1%). Điều này phù hợp với trình độ
học vấn thấp và nghề nghiệp không ổn định đã nêu ở trên. Trình độ văn hoá thấp, nghề nghiệp không
ổn định, thu nhập thấp, có thể dẫn đến người NCMT đến những việc làm phi pháp để đáp ứng nhu cầu
hàng ngày và nhu cầu tiêm chích.
2. Hành vi và chỉ số sinh học của nhóm NCMT
Trong số đối tượng NCMT được nghiên cứu, hầu hết ở độ tuổi ≤ 25 (72%), trong đó 39% sử dụng
ma tuý trước tuổi 20. Trong khi đó, hầu hết người NCMT đã có thời gian sử dụng ma tuý trên 1 năm,
chứng tỏ nhiều người trong nhóm này đã sử dụng ma tuý lần đầu rất gần với tuổi vị thành niên, là
nhóm tuổi học trò đang có những thay đổi về tâm sinh lý nên dễ bị tác động của bạn bè và môi trường
xã hội. Kết quả này cho thấy cần phải có những chương trình giáo dục về ma tuý sớm cho học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thông. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Lê Bích Ngọc, Nguyễn
Hoàng Tùng, Ngô Thị Thanh Hương, Nguyễn Bảo Châu tại Hà Nội, năm 2005 tại Hà Nội.
Đa số nhóm NCMT đều có thời gian sử dụng ma túy (98%) và TCMT (96%) từ 1 năm trở lên. sau
khi biết sử dụng ma tuý họ sẽ chuyển sang sử dụng bằng cách tiêm chích rất nhanh, có thể do tiêm
chích sẽ “phê hơn” hoặc tiết kiệm được tiền hơn. Vì thế cần có giải pháp phát hiện sớm những người
sử dụng ma tuý để can thiệp kịp thời trước khi họ chuyển sang tiêm chích hoặc can thiệp để có hành vi
tiêm chích an toàn ngay trong những lần tiêm chích đầu tiên.
Tần suất sử dụng ma tuý cao nhất là từ 2-3 lần/ngày (50%), phù hợp với tỉ lệ cao những người
TCMT có thời gian tiêm chích trên 1 năm đã tăng liều sử dụng. Những người này họ sẽ cần nhiều tiền
hơn cho việc mua thuốc để tiêm chích trong khi thu nhập thấp và nghề nghiệp không ổn định, sẽ dẫn
đến nguy cơ từ NCMT dễ dàng trở thành người buôn bán ma túy hoặc làm những việc phi pháp khác
để có thu nhập đáp ứng nhu cầu TCMT. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người TCMT tại Cần Thơ có

tần suất tiêm chích 1 lần hoặc ít hơn mỗi ngày. Cho thấy cần phải nắm bắt sớm cơ hội này để triển khai
tiếp cận can thiệp sớm nhằm giúp họ không tăng liều và thuận lợi cho triển khai cấp phát BKT sạch:
cung cấp cho họ 1 BKT dễ hơn và rẻ tiền hơn cung cấp 2 – 3 hoặc 4 BKT mỗi ngày. So sánh với
nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội, Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tại 7 tỉnh biên giới (2003),
211


tần suất TCMT ≤ 1 lần/ngày ở Cần Thơ ít hơn các tỉnh (30-76%) cho thấy nguy cơ của nhóm NCMT ở
Cần Thơ cao hơn [5],[63],[64].
3. Hành vi sử dụng BKT của nhóm NCMT
Tỉ lệ sử dụng BKT mới trong lần tiêm chích cuối cùng cao (91%), nhưng khi phân tích các hành vi
cụ thể vẫn còn nhiều lo ngại
Trong 47% người NCMT đã từng dùng chung BKT trước đó, vẫn còn 26% tiếp tục dùng chung
BKT trong vòng 6 tháng trước nghiên cứu và 8% còn dùng chung BKT trong lần chích cuối cùng.
Trong khi 1 tháng trước nghiên cứu, tỉ lệ đưa BKT vừa dùng xong cho người khác hoặc dùng lại BKT
mà người khác vừa dùng xong tương đương nhau (17% và 14%); Tỉ lệ dùng chung thuốc và dụng cụ
pha thuốc trong vòng 6 tháng trước nghiên cứu và trong lần tiêm chích cuối cùng lần lượt là 35% và
32%. Chứng tỏ sự khai báo hành vi tiêm chích không an toàn có thể có sai lệch hồi tưởng theo thời
gian. Kết quả này cao hơn so với kết quả tại 1 số tỉnh thuộc nghiên cứu của dự án Ngân hàng châu Á ở
5 tỉnh đồng bằng Sông Cửu long năm 2004 và 7 tỉnh biên giới năm 2003 (18,7% - 37,6%).
Tỉ lệ sử dụng BKT mới trong lần tiêm chích cuối cùng cao (91%), nhưng tỉ lệ dùng chung thuốc và
dụng cụ pha thuốc cũng còn cao; do đó, tỉ lệ có hành vi tiêm chích đúng trong 1 tháng trước nghiên
cứu chỉ 46%. Cho thấy những người NCMT chưa có đủ thông tin về tiêm chích an toàn, cần cải thiện
thông điệp truyền thông hướng tới những thay đổi hành vi cụ thể, rõ ràng hơn.
4. Tiền sử QHTD và số lượng các loại bạn tình của nhóm NCMT:
Mặc dù tỉ lệ có gia đình của nhóm NCMT dưới 20%, nhưng đến 66% người NCMT có QHTD lần
đầu trước 20 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ người NCMT sử dụng ma túy lần đầu trước 20 tuổi gần 40%. Tỉ
lệ người NCMT vẫn có QHTD trong 12 tháng qua là 78%. Cho thấy đa số đối tượng vừa có QHTD,
vừa có sử dụng ma túy khi còn rất trẻ. Có thể trong nhóm này khi sử dụng ma tuý họ có nhu cầu
QHTD cao, họ cũng có thể bị rủ rê sử dụng ma tuý khi QHTD hoặc ngược lại. Kết quả này phù hợp

với nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo HIV/AIDS, trường Đại học Y Hà Nội (2005) sử
dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng về mối liên quan giữa bắt đầu sử dụng
ma túy và bắt đầu QHTD.
Về QHTD với GMD, so với các tỉnh cùng nghiên cứu, kết quả tại Cần Thơ (23%) cao hơn một số
tỉnh khác (14 % - 20%), thấp hơn Đà Nẵng (35%) và An Giang (43%). Tỉ lệ này thấp hơn ở An Giang,
có thể do đặc trưng của An Giang là tỉnh biên giới nên hoạt động mại dâm phổ biến hơn Cần Thơ.
5. Sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình của nhóm NCMT
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng BCS khi QHTD (trong 12 tháng và lần gần nhất) với
GMD chiếm tỉ lệ cao nhất (57-68%), kế đến là với BTKTX (29-37%), thấp nhất là với BTTX (2030%). Sự khác nhau về các tỉ lệ này có thể giải thích như sau: họ sử dụng BCS với GMD vì sợ lây
bệnh, còn đối với BTTX và BTKTX họ tin tưởng hơn, hiểu rõ hơn nên ít sử dụng BCS hơn. Đây là
điểm cần lưu ý vì QHTD an toàn là khi luôn luôn sử dụng BCS với tất cả các loại bạn tình.
Kết quả này tương đương với kết quả giám sát hành vi năm 2000 tại Cần Thơ: 57% với GMD, 23%
với BTTX và 25% với BTKTX [22]. Tỉ lệ sử dụng BCS với GMD cao hơn kết quả nghiên cứu của dự
án Ngân hàng châu Á năm 2004 tại An Giang (30,4%) và tương đương với Kiên Giang (63,6%) [5],
[32]. So sánh với nghiên cứu cùng thời điểm thì tỉ lệ luôn luôn sử dụng BCS trong 12 tháng qua với
GMD tại Cần Thơ cao hơn An Giang.
Nghiên cứu dự báo xu hướng đan xen giữa hành vi TCMT và hành vi tình dục không an toàn trong
nhóm NCMT có thể làm lây truyền HIV đến bạn tình và bạn chích. Đồng thời cho thấy sự hạn chế nhất
định về kiến thức và thực hành an toàn tình dục thể hiện ở tỷ lệ sử dụng BCS rất thấp với BTTX và
BTKTX. Đặc biệt, với phần đông đối tượng NCMT <30 tuổi, đang trong độ tuổi sinh đẻ thì khả năng
lây truyền sang BTTX và từ đó lây truyền sang con của họ là có thể có.
6. Hiểu biết về triệu chứng và tình trạng STI của nhóm NCMT
Kiến thức về nhận biết các triệu chứng của STI ở nhóm NCMT thấp. Người biết những triệu chứng
điển hình như chảy mủ, tiết niệu đạo hoặc loét, sùi ở bộ phận sinh dục chỉ chiếm tỉ lệ từ 11-39%. Triệu
chứng đau vùng bụng có tỉ lệ người biết thấp nhất (2%). Trong khi đó, 12 tháng qua có 13% cho biết
có ít nhất một trong các triệu chứng điển hình. Có thể nhóm NCMT ngoài việc thiếu kiến thức về STI,
thì có thể họ chỉ quan tâm đến những dấu hiệu cụ thể như các biểu hiện ở cơ quan sinh dục, còn các
dấu hiệu khác thì họ không nghĩ tới. So với nghiên cứu cùng thời điểm, kết quả báo cáo có triệu chứng
212



STI cao hơn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, tương đương với Đà Nẵng, thấp hơn An Giang (22%)
và thành phố Hồ Chí Minh (41,6%). Tỉ lệ xét nghiệm giang mai dương tính (2%), thấp hơn Đà Nẵng,
An Giang, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng
7. Kiến thức, nhận thức nguy cơ và tình trạng nhiễm HIV của nhóm NCMT
So với kiến thức về STI, kiến thức đúng về phương pháp phòng tránh và nhận biết các sai lầm về
đường lây truyền HIV ở nhóm NCMT chiếm tỉ lệ cao (89%). Có thể do lo sợ lây nhiễm HIV nhiều hơn
nên họ tìm hiểu kiến thức này nhiều hơn. Nhưng có thể đây cũng là kết quả của chương trình truyền
thông phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai từ nhiều năm nay tại Cần Thơ. Tỉ lệ này cao hơn
nghiên cứu của dự án Ngân hàng châu Á năm 2004 (62%).
Tự nhận thức về hành vi nguy cơ nhiễm HIV ở nhóm NCMT dưới 45%, tỉ lệ này giải thích tại sao tỉ
lệ dùng chung thuốc, dụng cụ pha thuốc, tỉ lệ cho mượn và nhận BKT vừa sử dụng còn cao đã nêu ở
trên. Ngay cả trong số có hành vi sử dụng chung BKT hoặc không sử dụng BCS thường xuyên với
GMD trong vòng 6 tháng trước nghiên cứu mỗi nhóm vẫn còn 30% cho rằng mình không có nguy cơ
nhiễm HIV. Một lần nữa cho thấy thông điệp truyền thông cần được xây dựng rõ ràng, cụ thể để những
người này có thể nhận biết đúng đối với các hành vi an toàn tiêm chích.
Kết quả nghiên cứu cho biết tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT rất cao 44,5%, có nghĩa là cứ
2 người NCMT tại Cần Thơ thì có gần 1 người bị nhiễm HIV. Tỉ lệ này tương đương với kết quả giám
sát trọng điểm HIV các năm qua trong nhóm này tại Cần Thơ; cao hơn tại An Giang (13%) và thành
phố Hồ Chí Minh (34%) cùng thời điểm. Kết quả nàyốc thể giải thích bởi thực tế dịch trong nhóm
NCMT tại An Giang xuất hiện sau Cần Thơ và tại thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết những người
NCMT ở thời điểm nghiên cứu tại cộng đồng có thể là nhóm có thời gian sử dụng ma tuý ít hơn tại
Cần Thơ.
8. Tiền sử xét nghiệm HIV và tiếp cận với các can thiệp dự phòng của nhóm NCMT
Về tiền sử xét nghiệm HIV: kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đã từng xét nghiệm HIV ở nhóm
NCMT thấp (27%). Mặc dù chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện miễn phí dấu tên đã được triển
khai tại Cần Thơ từ năm 2004 và đã được quảng bá rộng rãi, nhưng cũng chỉ có 18% những người đã
xét nghiệm HIV (14/80) nhận được dịch vụ này. So với mẫu nghiên cứu, tỉ lệ này chỉ chiếm 5%
(14/299). Như vậy, sẽ còn rất nhiều người NCMT đã nhiễm HIV chưa biết được tình trạng nhiễm của
mình, chưa được tư vấn phòng ngừa và chưa được chăm sóc hỗ trợ. Tỉ lệ này thấp có thể do các đối

tượng NCMT không quan tâm đến dịch vụ này, cũng có thể do sự kỳ thị của cộng đồng làm hạn chế
những người này tiếp cận dịch vụ.
Tỉ lệ người NCMT đã từng vào Trung tâm 06 là 39%, trong số đó có 46% đã từng vào 2 lần trở lên.
Cao hơn kết quả cùng nghiên cứu ở An Giang (21% và 7%), thành phố Hồ Chí Minh (23% và 6%); có
thể do người NCMT ở Cần Thơ có thời gian sử dụng ma tuý lâu hơn.
Tỉ lệ người NCMT nhận được BKT (12%) và BCS (14%) là rất thấp trong khi tỉ lệ nhiễm HIV trong
nhóm này rất cao (44,5%). Có thể cần phải xem xét lại có phải do thiếu BKT và BCS hay do chương
trình tiếp cận đồng đẳng chưa đủ đồng đẳng, hay do chất lượng tiếp cận của đồng đẳng. Đồng thời
cũng thể do mặc cảm với sự kì thị của cộng đồng nên nhóm NCMT không tiếp cận với các chương
trình này.
IV. KẾT LUẬN
1. Hành vi quan hệ tình dục
Tỉ lệ có nhiều bạn tình rất cao ở nhóm NCMT 50% có từ 2 bạn tình trở lên. Người NCMT không
dùng BCS với các loại bạn tình cao (80% với BTTX, 71% với BTKTX và 43% với GMD).
2. Hành vi tiêm chích ma tuý
- Có tỉ lệ cao sử dụng ma tuý sớm (39% trước 20 tuổi ở nhóm NCMT); chuyển sang tiêm chích
nhanh (khoảng 1 năm).
- Tần suất tiêm chích rất cao (tiêm chích ≥2lần/ngày hơn 50%). Vẫn còn tỉ lệ cao dùng chung bơm
kim tiêm/thuốc/dụng cụ pha thuốc.
- Có mối liên quan giữa hành vi dùng chung BKT với tình trạng nhiễm HIV trong nhóm NCMT. Mối
liên quan giữa tiền sử sử dụng ma túy, TCMT và nhiễm HIV trong nhóm MDĐP cũng rất chặt chẽ.
3. Kiến thức và tự nhận biết nguy cơ nhiễm HIV/STI

213


×