Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.73 KB, 31 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở
CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SAO VÀNG.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1 - Sự hình thành và phát triển của công ty.
Tính đến nay, công ty Cao su Sao Vàng đã trải qua gần 40 năm tồn tại và
phát triển. Chính thức đi vào hoạt động từ này 23/5/1960 với cái tên: Nhà máy
cao su Sao Vàng Hà Nội, công ty đã từng bước phát triển đi lên, được coi là con
chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm từ cao su ở nước ta.
Đây là một doanh nghiệp Nhà nước lớn, lâu đời, chuyên sản xuất các sản phẩm
săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô, băng tải, các loại đai truyền động, sản phẩm cao
su chịu áp lực và các sản phẩm kỹ thuật bằng cao su.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 835/TTg ngày 20/12/1995
về việc thành lập Tổng công ty hoá chất Việt Nam, công ty đã trở thành thành viên
của Tổng công ty hoá chất Việt Nam. Hiện nay địa chỉ của công ty nằm tại số 231 -
Nguyễn Trãi - quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Trong nhiều năm dưới cơ chế bao cấp, nhà máy Cao su Sao Vàng
- tên gọi trước đây của công ty - luôn đạt một nhịp độ sản xuất tăng trưởng, với
số lao động không ngừng tăng lên (năm 1986 là 3.260 người). Tuy nhiên, thời
kỳ này hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thấp kém, sản phẩm
đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, chất lượng thấp, bộ máy quản lý cồng kềnh, đời
sống CBCNV gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm 1988 - 1989, trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đất
nước gặp rất nhiều khó khăn của cuộc chuyển đổi cơ chế, cao su Sao Vàng cũng
đứng trước những thách thức hết sức nan giải. Song, với nhận thức đúng đắn,
với truyền thống và kinh nghiệm cùng tinh thầm đoàn kết, sáng tạo, nhà máy đã
vượt qua khó khăn của giai đoạn quá độ nhanh chóng hoà nhập với cơ chế mới.
Kể từ năm 1991 đến nay, cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế của nền
kinh tế, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng cao su Sao Vàng vẫn bình thĩnh
từng bước tháo gỡ thực hiện:
- Tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm bộ máy quản lý.


- Phân cấp quản lý cho các đơn vị cơ sở.
- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ trên toàn quốc.
Hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận
cũng như thu nhập của người lao động được nâng cao, đời sống được cải thiện.
Những thành tích đó đã góp phần đưa đến quyết định số 645/CNNg ngày
27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổi tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao
Vàng và quyết định số 215 GD/TCNSĐT của Bộ Công nghiệp nặng cho thành
lập lại doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp đó, theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, lần lượt vào tháng 3/1994 và tháng 8/1995, công ty đã sát nhập Xí nghiệp
cao su Thái Bình và nhà máy Pin điện cực Xuân Hoà làm đơn vị thành viên.
Việc chuyển đổi thành công ty với sự gia tăng về quy mô đã tăng cường
khả năng của công ty đồng thời cũng buộc công ty phải giải quyết những vấn đề
bức thiết như: việc tổ chức quản lý với một cơ cấu lớn hơn, việc bố trí, sử dụng
lao động, rồi tìm kiếm thị trường... Cùng với các biện pháp tổ chức nhằm phát
huy sức mạnh nội lực, công ty đã thực hiện đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ
như là một nhân tố then chốt tạo nên sự phát triển. Các thiết bị công nghệ của
công ty trước đây, một số đã hết thời hạn sử dụng, một số không còn phù hợp
với yêu cầu hiện nay. Công ty đã mạnh dạn huy động các nguồn vốn: vay ngân
hàng, tích luỹ nội bộ, huy động tiền nhàn rỗi trong CBCNV và các nguồn khác
để có được gần 80 tỷ đồng trong 8 năm qua đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị
công nghệ một cách có trọng điểm nhờ dó nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản phẩm và cải thiện điều kiện, môi trường làm việc trong công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng có tính chất sống còn của hoạt động tiêu thụ
sản phẩm công ty đã từng bước tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, xây
dựng các chính sách phân phối, giá cả cũng như các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ hợp
lý. Đến nay, công ty đã thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp với 5 chi
nhánh và hơn 200 đại lý trên toàn quốc.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm của công ty không ngừng được
cải tiến về chất lượng, mẫu mã cùng với tính đa dạng về chủng loại và kèm theo
đó là các cải tiến về phương thức bán hàng, vận chuyển, thanh toán cùng với

bảo hành đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhãn hiệu Sao Vàng trên thị
trường.
Công ty cũng từng bước tiến hành tổ chức sắp xếp lại sản xuất, bố trí lao
động, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ cho phù hợp với nhiệm vụ và
yêu cầu trong tình hình mới. Bộ máy quản lý cũng được tinh giảm và phân cấp
cho các đơn vị cơ sở, nhờ đó đã phát huy được tính tự chủ, năng động sáng tạo
của các đơn vị này.
Với tất cả những nỗ lực của tập thể CBCNV toàn công ty, đến nay, Công
ty cao su Sao Vàng đã khẳng định được vị trí của mình là một trong những
doanh nghiệp lớn, làm ăn có hiệu quả.
Biểu 1: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm năm 1960 và 2001
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1960 Năm 2001
Giá trị tổng sản lượng Đồng 2.459.422 241.138.000.000
Doanh thu tiêu thụ Đồng 286.742.000.000
Lốp xe đạp Chiếc 93.644 6.596.800
Săm xe đạp Chiếc 38.388 7.774.400
Lốp xe máy Chiếc 0 436.685
Săm xe máy Chiếc 0 1.038.880
Lốp ô tô Chiếc 0 97.898
Biểu 2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong vài năm gần đây
Năm
Chỉ tiêu
1998 1999 2000 2001
Giá trị tổng sản lượng 115.240.000.000 137.725.000.000 191.085.000.000 241.138.000.000
Doanh thu tiêu thụ 134.805.422.000 167.221.000.000 232.027.000.000 286.742.000.000
Nộp ngân sách 7.392.000.000 9.013.000.000 12.747.475 17.368.000.000
Lương bình quân
tháng
679.550 725.183 950.000 1.236.000
Lợi nhuận 1.850.000.000 4.800.000.000 6.950.000.000 12.000.000.000

Tổng số lao động 1.947 2.459 2.529 2.567
Với những cố gắng của mình, công ty đã đạt được những thành tích nổi
bật sau đây:
- Tháng 10 năm 1993, công ty được 3 huy chương vàng tại Hội chợ triển
lãm hàng công nghiệp:
+ Một huy chương vàng cho sản phẩm lốp ô tô, máy kéo.
+ Một huy chương vàng cho sản phẩm lốp xe máy.
+ Một huy chương vàng cho sản phẩm lốp xe đạp.
- Năm 1995, qua cuộc thi bình chọn 10 sản phẩm tiêu dùng được ưa
chuộng nhất, săm lốp Sao Vàng đã giành được danh hiệu TOPTEN 95.
- Năm 1996, sản phẩm săm, lốp Sao Vàng được nhận giải bạc về chất
lượng cao của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và tiếp tục đứng trong
TOPTEN 96.
- Năm 2000, cũng những sản phẩm đó lại giành danh hiệu TOPTEN 97 và
đoạt huy chương vàng tại Hội chợ quốc tế quý 1 năm 2000 tại thành phố Hồ Chí
Minh.
- Năm 1998, sản phẩm săm lốp Sao Vàng lại giành giải vàng Chất lượng
Việt Nam năm 1998, tiếp tục lọt vào TOPTEN 98.
Ngoài ra, tính đến nay, công ty đã được tặng thưởng 7 huân chương lao
động. Trong đó có huân chương lao động hạng nhất, hàng ngàn lượt người được
phong danh hiệu chiến sĩ thi đua với một công nhân được phong danh hiệu: Anh
hùng lao động.
Những thành quả đạt được trên đây là công sức, trí tuệ của toàn bộ
CBCNV công ty trong suốt mấy chục năm qua. Với việc đạt được và duy trì
những thành tích đó, nhất là trong những năm qua, công ty đã góp phần không
nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước, phục vụ kháng chiến trước kia cũng như
sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay.
1.2 - Cơ cấu sản xuất và tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu sản xuất của công ty được tạo lập bởi các bộ phận sản xuất và
phục vụ sản xuất với những hình thức tổ chức xây dựng hợp lý, có sự liên hệ

chặt chẽ với nhau. Cơ cấu này bao gồn bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản
xuất phụ, bộ phận sản xuất phù trợ và bộ phận phục vụ sản xuất với các xí
nghiệp và phân xưởng. Mỗi xí nghiệp là một đơn vị sản xuất hoạt động trên
nguyên tắc hạch toán độc lập và cũng là một đơn vị hành chính của công ty.
Giữa các xí nghiệp và ban lãnh đạo công ty có tính độc lập tương tối thể hiện:
Trong mỗi xí nghiệp cũng có một giám đốc chỉ đạo trực tiếp và bộ phận
giúp việc.
Trong phạm vi của mình, các xí nghiệp có thể tiến hành sản xuất độc lập
theo kỹ thuật riêng, có thể tự mua nguyên vật liệu, tự thành lập hệ thống tiêu thụ và
có hạch toán riêng để tính giá thành lãi lỗ trong phạm vi đơn vị mình. Sản phẩm
của họ chỉ được công nhân nhập kho công ty khi đã được thị trường chấp nhận.
Đây là một cách làm mới của công ty nhằm gắn người sản xuất với thị trường
không như trước đây việc sản xuất cứ tiến hành mà không tính đến khả năng
đáp ứng nhu cầu thị trường của sản phẩm.
Tính độc lập của mỗi xí nghiệp chỉ là tương đối vì chúng không có tư
cách pháp nhân như công ty. Các xí nghiệp, căn cứ vào kế hoạch sản xuất của
công ty, sẽ được giao một phần các kế hoạch đó, tiếp nhận vật tư kỹ thuật và các
yếu tố sản xuất khác để tiến hành sản xuất và giao nộp sản phẩm cho công ty.
Theo chủ trương của công ty hiện nay, các xí nghiệp vừa sản xuất hoàn thành kế
hoạch của công ty giao vừa tiếp cận với thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu để
tiêu thụ tốt sản phẩm cũng như việc các biện pháp đối phó hợp lý, kịp thời cho
xí nghiệp và công ty. Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm hướng sản xuất
theo thị trường, phù hợp với cơ chế thị trường.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức từng xí nghiệp
GIÁM ĐỐC X NGHIÍ ỆP
PGĐ kỹ thuật sản xuất v thià ết bị
PGĐ kinh doanh
Kỹ thuật
Kỹ thuật điện
Kế hoạch vật tư

Thống kê KT
Tiếp thị bán h ngà
Các bộ phận
Lốp XĐ
Săm XM
Lốp XM
Săm ô tô
Lốp ô tô
Săm MB
Lốp MB
Đồ cao su
Cao su kỹ thuật
Săm XĐ
Hiện nay công ty có các xí nghiệp sản xuất chính là:
- 4 xí nghiệp tại Hà Nội gồn:
+ Xí nghiệp cao su số 1: Chủ yếu sản xuất săm lốp xe máy, các sản phẩm
cao su kỹ thuật như: ống cao su, cao su chịu dầu, băng tải...
+ Xí nghiệp cao su số 2: Chủ yếu sản xuất các loại lốp xe đạp.
+ Xí nghiệp cao su số 3: Chuyên sản xuất săm lốp ô tô, xe thồ.
+ Xí nghiệp cao su số 4: Sản xuất săm xe đạp, xe máy các loại.
- 2 xí nghiệp chi nhánh ở Thái Bình và Xuân Hoà:
+ Xí nghiệp cao su Thái Bình: Sản xuất săm lốp xe đạp, xe thồ.
+ Xí nghiệp pin - cao su Xuân Hoà: Sản xuất pin - hoá chất, săm lốp xe
đạp, băng tải...
Ngoài ra còn có các xí nghiệp sản xuất phụ trợ, phục vụ sản xuất:
- Xí nghiệp năng lượng: Cung cấp nước lạnh, hơi nóng cho các xí nghiệp
sản xuất chính.
- Xí nghiệp cơ điện: Cung cấp điện cho sản xuất và chiếu sán, chế tạo
khuôn mẫu, phụ tùng thay thế, đại tu, bảo dưỡng máy móc.
- Xí nghiệp thương mại tổng hợp: Chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm do công

ty sản xuất ra, ngoài ra còn kinh doanh các dịch vụ cho sản xuất đời sống, bán
sắt thép, xi măng, dịch vụ ăn uống, điện thoại nhằm giải quyết việc làm và tăng
thu nhập cho công ty.
- Phân xưởng kiến thiết nội bộ và vệ sinh công nghiệp: Sửa chữa nhỏ các
công trình xây dựng và đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường cho công ty.
Ban giám đốc công ty phối hợp với các phòng ban chức năng điều khiển
hoạt động của các xí nghiệp, phân xưởng trong công ty. Bộ máy quản lý trong
công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đứng đầu là Giám đốc do
Nhà nước bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và là người chỉ đạo
các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật.
Giúp việc cho Giám đốc có các phó giám đốc phụ trách các mảng hoạt
động của công ty gồm:
- Phó giám đốc kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, phụ
trách khối kỹ thuật và quản lý các phòng ban: phòng kỹ thuật cơ năng, phòng kỹ
thuật cao su, phòng KCS, phòng xây dựng cơ bản.
- Phó giám đốc sản xuất: Tham mưu cho giám đốc về mặt sản xuất, phụ
trách sản xuất và quản lý các phòng ban: Phòng tổ chức - hành chính, phòng
điều độ sản xuất, phòng quân sự bảo vệ.
- Phó giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về các hoạt động
kinh doanh, phụ trách kinh doanh và quản lý các phòng ban: Phòng kinh doanh,
phòng kế hoạch thị trường, phòng tài vụ, phòng đối ngoại xuất nhập khẩu,
phòng đời sống.
Các phòng ban của công ty có chức năng, nhiệm vụ:
- Phòng kỹ thuật cao su: Phụ trách và tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ
thuật cao su bao gồm quản lý và ban hành các quy trinh công nghệ sản phẩm
cao su, chỉ đạo kiểm tra các đơn vị thực hiện các quy trình đó, hướng dẫn xây
dựng và ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, các tiêu chuẩn cấp bậc chuyên
môn, tổ chức nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, xử lý các biến
động trong sản xuất.
- Phòng kỹ thuật cơ năng: Tham mưu cho giám đốc về cơ khí, điện, năng

lượng, động lực, quản lý và ban hành các quy trình vận hành máy, nội dung an
toàn, hướng dẫn ban hành và kiểm tra các định mức kỹ thuật về cơ điện và năng
lượng.
- Phòng KCS: Có chức năng kiểm tra chất lượng hàng hoá đầu vào, đánh
giá chất lượng các mẻ luyện, kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho theo
những tiêu chuẩn đã quy định.
- Phòng xây dựng cơ bản: Tham mưu cho giám đốc về công tác xây dựng
cơ bản và thiết kế công trình, lập kế hoạch tổ chức các phương án thi công và
kiểm tra, nghiệm thu công trình xây dựng, sửa chữa lắp đặt thiết bị trong công
ty và giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai, nhà ở theo quy định hiện hành.
- Phòng tổ chức - hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ
chức bộ máy lao động sản xuất và quản lý, tuyển dụng, sử dụng và đào tạo đội
ngũ CBCNV, thực hiện các chế độ chính sách với người lao động, xây dựng kế
hoạch quỹ lương cũng như quyết toán hàng năm, quy chế hoá các phương pháp
trả lương, thưởng, xác định đơn giá, định mức lao động.
- Phòng điều độ sản xuất: Tham mưu cho giám đốc về việc điều hành
hoạt động sản xuất của công ty, đôn đốc, giám sát tiến độ sản xuất, kiểm tra,
kiểm soát sản phẩm ra vào công ty theo nội quy, thống kê số liệu sản xuất hàng
ngày và giám sát công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn trong sản
xuất cho công nhân.
- Phòng quân sự bảo vệ: Làm công tác bảo vệ toàn bộ tài sản, vật tư hàng,
con người của công ty, phòng chống cháy nổ, xây dựng lực lượng dân quân tự
vệ và huấn luyện.
- Phòng kinh doanh: Thực hiện việc mua sắm nguyên vật liệ, thiết bị trong
nước, quản lý hàng hoá tại các kho và cửa hàng dịch vụ, tham gia công tác tra thị
trường, tiêu thụ sản phẩm và một số hoạt động kinh doanh khác.
- Phòng kế hoạch thị trường: Tiến hành lập và trình duyệt kế hoạch sản
xuất - kỹ thuật - tài chính - xã hội hàng tháng - quý - năm và theo dõi thực hiện,
làm kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cung ứng vật tư, định mức tiêu hao
vật tư, định mức tiêu hao vật tư, quản lý đội xe và còn quản lý hoạt động của

các chi nhánh, đại lý trên toàn quốc.
- Phòng tài vụ: Tiến hành hoạch hạch toán kế toán, lập kế hoạch tài chính
và quyết toán tài chính hàng năm, giúp giám đốc trong công tác quản lý nguồn
vốn, thực hiện báo cáo tài chính với cơ quan cấp trên và nộp các khoản ngân
sách theo quy định. Kiểm tra và có thể thanh tra khi cần thiết tình hình tài chính
các đơn vị thành viên, quản lý quỹ tiền mặt, làm thủ tục thanh lý tài sản, điều
phố vốn giữa các đơn vị, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước cấp.
- Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: Quản lý và tham mưu cho Giám đốc
về công tác xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Giải quyết thủ tục trong ký
kết các hợp đồng kinh tế đối ngoại, nghiên cứu thị trường nước ngoài, quan hệ
với các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư.
- Phòng đời sống: Lập và thực hiện kế hoạch về vệ sinh, tiến hành khám
chữa bệnh cho CBCNV có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký tại công ty, kiểm tra vệ
sinh môi trường, giải quyết tai nạn lao động, làm công tác kế hoạch hoá gia đình
và quản lý khu nhà ở của công ty.
2. Những đặc điểm cơ bản của công ty ảnh hưởng đến hoạt động tiêu
thụ sản phẩm.
2.1 Đặc điểm về lao động tiền lương.
Với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất công nghiệp có quy
mô lớn nên công ty cao su Sao Vàng có một lực lượng lao động khá lớn. Những
năm còn bao cấp lực lượng lao động này gia tăng rất nhanh, có lúc lên đến hơn
3.000 người. Bước vào cơ chế thị trường, công ty đã từng bước tinh giảm số
lượng lao động ở các bộ phận đồng thời với việc nâng cao chất lượng lao động
thông qua công tác đào tạo. Nhờ đó công ty đã ngày càng nâng cao năng suất
lao động, công tác quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm và hoạt động tiêu thụ.
Biểu 3: Cơ cấu lao động của công ty 1998 - 1999 - 2000 - 2001
Số
TT
Phân loại
1998 1999 2000 2001

SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
1 Tổng số lao động 1.947 100 2.459 100 2.529 100 2.567 100
2 Nam 1.207 62 1.550 63,03 1.694 67 667 65
3 Nữ 740 38 909 36,97 835 33 900 35
4 Lao động định biên 1.497 76,88 1.894 77,02 1.947 77 2.065 80,46
5 Lao động hợp đồng 450 23,12 565 22,98 582 23 502 19,54
6 Lao động gián tiếp 295 15,15 350 14,23 329 13 320 12,5
7 Lao động trực tiếp 1.652 84,85 2.109 85,77 2.200 87 2.247 87,5
8 Trình độ ĐH và trên ĐH 135 6,9 219 8,90 228 9 236 9,2
9 Trình độ trung cấp 65 3,4 86 3,55 92 3,6 105 4,4
10 Trình độ PTTH 1.747 89,7 2.177 87,55 2.229 87,4 2.247 86,4
11 Tuổi bình quân 45 100 44 100 40 100 41 100
12 Lao động ngành CN 1.791 92 2.323 94,5 2.398 95 2.451 95,5
13 Lao động ngành khác 156 8 136 5,50 131 5 116 4,5
Từ cơ cấu lao động trên ta thấy, trong vài năm lại đây số lượng lao động
của công ty gia tăng do công ty mở rộng sản xuất. Năm 2001 đã tuyển hơn 40
người với 39 công nhân, trong năm 2002 sẽ tuyển trên dưới 100 công nhân chủ
yếu cho cơ sở sản xuất trên Xuân Hoà đang mở rộng. Điều này giúp công ty có đủ
năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu đang gia tăng, có thể có nhiều khả năng hơn

trong việc sắp xếp, điều động lực lượng lao động phục vụ công tác tiêu thụ, song
đồng thời cũng đặt những vấn đề trong bố trí, giải quyết việc làm, nhất là khi thị
trường có biến động.
Xét theo trình độ thì số lao động có trình độ đại học trở lên đã tăng từ
6,9% năm 1998 lên 9,2% năm 2001 tiếp tục nâng cao khả năng điều hành hoạt
động tiêu thụ. Nhưng lao động trung cấp và nhất là lao động phổ thông còn khá
lớn, đặc biệt lực lượng bán hàng mà phần là số công nhân dư thừa chuyển sang,
năng lực hạn chế cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ.
Một đặc điểm khác là tuổi bình quân của CBCNV công ty khá lớn (đến
nay vẫn là trên 40) cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc, nhận thức về các
mối trong cơ chế thị trường, nhất là với công nhân, lực lượng bán hàng.
Lực lượnglao động gián tiếp tuy tăng nhưng so với tổng số lao động thì
đã được tinh giản còn 12,5% năm 2001 so với 15,15% năm 1998 làm cho bộ
máy quản lý gọn nhẹ và làm việc hiệu quả hơn.
Nhìn chung, cơ cấu lao động của công ty đã được cải thiện hợp lý hơn,
song chất lượng lao động cần được tiếp tục nâng cao và phân bổ sử dụng hợp lý
hơn nữa.
Công ty hiện cũng đang áp dụng các hình thức trả lương hợp lý. Công
nhân sản xuất được trả lương theo sản phẩm, cán bộ quản lý được trả lương theo
thời gian và các nhân viên làm tiêu thụ, dịch vụ, kho trạm thì được trả lương
theo công việc hoàn thành: % theo doanh số bán, theo khối lượng sản phẩm,
nguyên vật liệu xuất kho...
Các hình thức này đã phản ánh đúng giá trị sức lao động của CBCNV từ
đó tạo tâm lý nhiệt tình, phấn khởi, kích thích tính tự chủ, sáng tạo góp phần
làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm.
Thu nhập bình quân đầu người của công ty hiện nay là 1.250.000
đồng/người/tháng.
2.2 - Đặc điểm về nguyên vật liệu
Do các sản phẩm cao su được chế thành từ nhiều thành phần, nguyên tố
hoá học nên nguyên liệu sử dụng trong công ty cũng mang tính đa dạng và phức

tạp. Có thể chia nó ra làm 11 nhóm chính (mang tính tương đối):
- Nhóm 1: Các loại cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
- Nhóm 2: Chất lưu hoá, chủ yếu là lưu huỳnh (S).
- Nhóm 3: Chất xúc tiến: D, Axit Steanic...
- Nhóm 4: Chất trợ xúc tiến: ZnO, Axit Steanic...
- Nhóm 5: Chất phòng lão: D, MB.
- Nhóm 6: Chất phòng tự lưu: AP.
- Nhóm 7: Chất độn: than đen, S; O
2
, cao lanh, bột than BaSO
4
, N330...
- Nhóm 8: Chất làm mềm: parphin, antilux 654.
- Nhóm 9: Vải mành (ô tô, xe máy, xe đạp).
- Nhóm 10: Tanh các loại.
- Nhóm 11: Các nguyên vật liệu khác: xăng công nghệ, bạt PA...
Sự đa dạng, phức tạp của nguyên vật liệu đòi hỏi việc cung ứng nguyên
vật liệu phải đúng quy cách, chủng loại, kích cỡ, chất lượng... thì mới có thể tạo
ra sản phẩm tốt tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động tiêu thụ.
Cũng vì đặc điểm này mà công ty phải nhập nguyên vật liệu từ trong
nước và nước ngoài vì có những nguyên vật liệu mà trong nước chưa đáp ứng
được yêu cầu.
Nguồn trong nước: là cao su thiên nhiên nhập từ các công ty ở miền trung
và nam bộ với sản lượng khoảng 600.000 tấn/năm và một số hoá chất như dầu
nhựa thông, Oxit kẽm, xà phòng, vải lót... Nguồn này gồm các bạn hàng ổn
định, ký kết hợp đồng cung cấp theo từng năm với giá thoả thuận ở từng thời
điểm khi nhận hàng. Điều này đảm bảo ổn định cho sản xuất, đảm bảo số lượng
và chất lượng sản xuất.
Nguồn nhập khẩu: Hầu hết nguyên liệu quan trọng hiện đều phải nhập
khẩu. Nguồn chủ yếu nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Úc.

Tanh chủ yếu từ Hàn Quốc và vải mành từ Trung Quốc. Phần lớn nguyên vật
liệu từ các nhà cung cấp có uy tín ở Châu Á nên thời gian vận chuyển nhanh,
chi phí và giá cả vừa phải tạo điều kiện cung ứng đầy đủ, kịp thời nguyên liệu
cho sản xuất.
Do đặc điểm nguyên vật liệu nhập khẩu nhiều nên công ty khó tránh khỏi
khó khăn do phụ thuộc vào nhà cung ứng kéo theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ
nhiều khi bị ảnh hưởng. Cùng với đó là sự biến động của tỷ giá hối đoái, khó
khăn trong nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời về giá cả nguyên vật liệu mà
công ty cần trên thị trường thế giới. Tuy vật, công ty cũng đã cố gắng khắc phục
chủ động lên kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu tuỳ vào tính quan trọng để vừa
đảm bảo đầy đủ cho sản xuất vừa tránh ứ đọng không cần thiết. Việc nắm bắt và
xử lý thông tin cũng đã được quan tâm kịp thời. Riêng năm 1997, do đối ứng
kịp thời với thị trường đã đem về cho công ty khoản lợi hơn 3 tỷ đồng.
Biểu 4: Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu vài năm qua
Nguyên vật liệu
1999 2000 2001 2002
Số lượng
thực tế
Số lượng
thực tế
Số lượng
thực tế
Kế hoạch
a. Giá trị nhập khẩu USD 3.311.150 4.100.000 4.102.500 3.507.000
b. Số lượng hàng NK
1. Cao su tổng hợp Tấn 650 800 805 1.000
2. Vài mành Tấn 450 540 525 625
3. Than đen Tấn 150 395 1.062 1.850
4. Dây thép tanh Tấn 120 256 498 650
5. Axit Steanic Tấn 20 30 109 125

6. Silicon Tấn 5 4 6 6
7. Silicat Tấn 16 16 17 19
8. Van Ô tô Chiếc 50.000 100.000 120.000 120.000
9. Van xe máy Chiếc 620.000 800.000 1.230.000 1.300.000
10. Lưu huỳnh Tấn 20 30 55 60
2.3 - Đặc điểm về thiết bị, công nghệ sản xuất.
Do sản phẩm cao su được làm từ nhiều loại nguyên liệu, trải qua nhiều
bước công nghệ nên máy móc thiết bị ở công ty có số lượng lớn, đa dạng về
chủng loại, kiểu cách. Điều này đặt ra yêu cầu về sự đồng bộ của các thiết bị thì
mới đảm bảo chất lượng mẫu mã quy cách sản phẩm ảnh hưởng đến tiêu thụ và
cũng đòi hỏi việc quản lý sử dụng chúng phải hợp lý, đúng quy định.
Trước đây, toàn bộ máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất do Trung Quốc
tài trợ, trải qua mấy chục năm sử dụng nên hầu hết đã lạc hâu, không đạt yêu
cầu ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Từ năm 1990 trở
lại đây, công ty đã mạnh dạn huy động các nguồn vốn đầu tư thay thế các máy
móc cũ bằng các máy móc hiện đại của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật, Nga... và
một số máy móc tự sản xuất trong nước. Những khâu nào quan trọng thì công ty
nhập hẳn loại máy móc mới nhất từ các nước tiên tiến đồng thời vẫn tận dụng
những thiết bị cũ còn khả năng khai thác. Các loại máy móc thiết bị mới này
được đưa vào sản xuất đã và đang cho ra những sản phẩm có chất lượng đáp
ứng yêu cầu của khách hàng. Hiện nay công ty vẫn còn một số lượng máy móc
thiết bị cũ, sử dụng có hiệu quả không cao, cần được đổi mới, thay thế.
Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty là một quy trình khép kín, liên
tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến, song chu kì sản xuất ngắn, do đó
quy trình thường nằm gọn trong một xưởng. Công nghệ sản xuất săm lốp nhìn
chung là giống nhau nhưng tuỳ vào thời gian sản xuất và ghép nối giữa các bộ
phận. Đặc điểm này tạo thuận lợi cho công tác tổ chức sản xuất và cũng đòi hỏi
sự đồng đều giữa các bước công nghệ nếu muốn đạt năng suất và chất lượng sản
phẩm cao. Việc đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất đã đẩy mạnh mức tiêu
thụ sản phẩm trong 2 năm 2000 và 2001 vượt mức kế hoạch đề ra khá lớn.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, nhất là mục tiêu tăng
cường xuất khẩu thì công ty phải tiếp tục hiện đại hoá thiết bị, công nghệ sản
xuất của mình.
Biểu 5: Một số máy móc thiết bị chủ yếu.
Số
TT
Tên máy móc thiết bị Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá
(VND)
1 Máy luyện các loại TQ, VN, LX 1960, 1975, 1992 886.719.711
2 Máy cán các loại TQ 1971, 1976, 1993 615.861.929
3 Máy định hình Tự sản xuất 1989 7.196.125
4 Máy lưu hoá các loại TQ, VN, LX 1965, 1987, 1993 2.152.425.656
5 Máy thành hình lốp VN, TQ 1975, 1994, 1995, 1996 1.208.729.810
6 Máy cắt vải VN, TQ, Đức 1973, 1977, 1990 127.139.494
7 Máy đột dập tanh VN 1976, 1979, 1993 5.190.640
8 Các loại bơm TQ, Nhật 1987, 1996 251.132.443
9 Máy cuộn vải TQ 1961, 1975, 1983 6.901.440
10 Các loại máy nén khí VN, Mỹ 1992, 1993, 1996 191.655.000
11 Máy ép + Máy nối dầu TQ 1961, 1985, 1993 1.270.000.000
12 Các loại khuôn Đài Loan 1971, 1988, 1995 595.106.400
13 Máy xé vải mành VN 1978 815.767
14 Máy đảo tanh VN 1977 623.076
15 Máy bọc xốp TQ 1996 13.200.000

×