Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty giầy Cẩm Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.65 KB, 24 trang )

Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty giầy Cẩm Bình
I. Nhân tố ảnh hưởng phát triển thị trường của công ty.
1. Nhân tố bên ngoài.
1.1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế.
Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế mà doanh nghiệp cần quan tâm là:
tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, phân phối thu nhập,
cơ cấu kinh tế... với mỗi thị trường, mỗi một nước có các chỉ số khác nhau do
đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản
ánh mức độ hấp dẫn của thị trường, nếu tốc độ kinh tế phát triển mà cao thì khả
năng tiêu thụ sản phẩm của công ty lớn, và ngược lại. Thu nhập bình quân đầu
người tăng thì chứng tỏ mức sống của dân cư tăng lên thì khả năng tiêu dùng
cao, khi đó sản phẩm của công ty sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng, chủng
loại đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sự phân phối thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư sẽ cho doanh nghiệp thấy đựơc các đoạn thị trường khác nhau với mức
độ co giãn của cầu theo giá khác nhau. Trên thị trường cấp thấp các doanh
nghiệp sẽ coi giá là “điểm nhấn” trong chiến lược cạnh tranh của mình. ngược
lại trên thị trường cấp cao các doanh nghiệp coi giá là là yếu tố khảng định
những tính năng vượt trội, công dụng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh,
ngoài ra các yếu tố khác như tỷ lệ lạm phát, lãi suất tiết kiện, cơ cấu ngành cũng
ảnh hưởng tới nhu cầu thực tế của thị trường, nghĩa là ảnh hưởng tới nhu khả
năng cung ứng của cônng ty. Nó tác động mạnh mẽ tới tình hình sản xuất của
công ty, lúc đó cần phải xem xét sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào cho phù
hợp, chủng loại như thế nào. Ngày nay cả ở việt nam cũng như ở các nước khác
trên thế giới thì thu nhập cá nhân của mức dân cư ngày càng cao, do đó khả
năng tiêu dùng cho các mặt hàng thiết yếu, cũng như các mặt hàng tiêu dùng
ngày càng cao,ngày một lớn, song mức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng
nghành ngày càng gay gắt, khốc liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường
nước ngoài, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xem xét một cách kỹ lượng
các yếu tố tác động tới khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp để ra
một quyết định đúng đắn nhất cho công ty.
1.2. Các nhân tố thuộc môi trường chính trị.


Các ảnh hưởng của hệ thống chính trị, luật pháp thường làm giảm tính cạnh
tranh thuần tuý trong các cuộc cạnh tranh trên thị trường cả thị trường trong
nước và thị trường nước ngoài, đặc biệt là khi mở rộng thị trường sang một
nước nào đó thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc một số vấn đề sau:
- Thái độ của chính phủ đối với các nhà kinh doanh nước ngoài. Nếu chính phủ
có thái độ khuyến khích các nhà doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ giảm bớt
được các chi phí về tiền bạc, thời gian cho những thủ tục hành chính phức tạp,
không những thế doanh nghiệp còn nhận được sự hỗ trợ của chính phủ về mặt
vật chất như là: Thuế nhập khẩu, thuế chuyển về nước, thông tin...
- Sự ổn định về chính trị: Ở các nước mà sự ổn định về chính trị không
được đảm bảo thì khách hàng sẽ dè dặt hơn trong tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ
gặp phải cầu khống hoặc cầu thoái trong các phân tích hay dự báo về cầu của
công ty. Hơn nữa, độ rủi ro cao trong chính trị thường khiến các doanh nghiệp
phải thay đổi phương thức xâm nhập thị trường của mình, giữ phần vốn cố định
ở mức thấp, thu hẹp các khoản tín dụng thương mại cho khách hàng...
- Các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước: các công cụ này gồm:
Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái,chính sách
phát triển thành phần kinh tế... đây cũng là các yếu tố quan trọng mà doanh
nghiệp cần phải xem xét cả ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước
ngoài, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để có thể phản ứng lại các yếu tố bên ngoài, hoặc tận dụng các thay đổi từ các
chính sách đó.
- Tính hiệu lực của bộ máy chính quyền: Nếu bộ máy chính quyền hoạt
động hiệu quả sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các daonh nghiệp
trên thị trường. Ngược lại nếu hiệu lực của bộ máy chính quyền không cao,
thiếu nhất quán sẽ làm cho các doanh nghiệp khó dự đoán được các chỉ số khi
phân tích kinh doanh và xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn. Thậm chí
nếu chính phủ can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
làm hạn chế quyền lựa chọn trong việc mở rộng thị trường, cũng như thâm nhập
thị trường.

1.3. Các nhân tố thuộc môi trường luật pháp.
Với mỗi quốc gia thì đều có một quy định riêng, có một thể chế riêng, doanh
nghiệp tồn tại trong môi trường thể chế nào thì phải tuân theo qui luật thể chế
của đất nước đó và chịu sự điều khiển của luật pháp đó. Trong quan hệ quốc tế,
để điều chỉnh quan hệ kinh tế đối ngoại, mỗi quốc gia đều có những qui định
riêng cho mình song thống nhất với các cam kết song phương và đa phương
đồng thời phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước trong từng thời kỳ cụ thể.
Tất cả qui định đó chỉ rõ doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gì trên thị trường
đó, chất lượng hàng hoá phải đảm bảo các điều kiện gì? Doanh nghiệp có quyền
và nghĩa vụ gì, như thế nào ở các chính quyền sở tại. Những yếu tố trên tác
động không nhở tới tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Ngoài các luật của mỗi quốc gia, công ty cũng phải hiểu rõ các nguyên tắc
của luật quốc tế, các hệ thống luật quốc tế chi phối tới hoạt động xuất khẩu của
công ty, cũng như nhập khẩu. Luật quốc tế bao gồm công ước, hiệp điịnh, tập
quán thương mại quốc tế. Do vậy để đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường
của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải xem xét tất cả các luật có liên quan
tới thị trường mà doanh nghiệp đang đầu tư, hoặc chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt
doanh nghiệp cần phải chú trọng tới vấn đề xung đột pháp luật( có nhiều nguồn
luật có thể được viện dẫn để điều chỉnh một quan hệ pháp luật phát sinh) Vì vậy
việc lựa chọn bộ luật dẫn chiếu, lựa chọn toà án giải quyết tranh chấp... cũng là
những nội dung cần thiết khi chuẩn bị đầu tư vào một thị trường nào đó.
1.4. Các nhân tố thuộc môi trường văn hoá.
Mỗi quốc gia đều có những tập tục riêng, giá trị văn hoá và những chuẩn
mực riêng. Tất cả các yếu tố này qui định thái độ, hành vi tiêu dùng của công
chúng. Mặc dù ngày nay có sự hội nhập của các nền kinh tế, cả về văn hoá
doanh nghiệp cũng chỉ thành công trong việc biến đổi các giá trị văn hoá thứ
phát bằng nghệ thuật thuyết phục của mình. Các giá trị văn hoá thứ phát khi
thay đổi sẽ tạo ra các cơ hội thị trường hoặc các khuynh hướng tiêu dùng mới.
Khai thác điểm này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác nghiên cứu
thị trường, nhiên cứu khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp. Thậm chí

các chương trình quảng cáo, khuyếch trương của doanh nghiệp còn phải làm
nhiện vụ định hướng khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng. Đối với các giá
tri văn hoá cốt lõi thì doanh nghiệp nên định hướng sản phẩm của mình theo
những giá trị văn hoá truyền thống hơn là thay đổi nó.
Nhìn chung yếu tố văn hoá ảnh hưởng rất lớn tới sản phẩm được tiêu thụ và
các hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc xem
những thay đổi nào cho sản phẩm là cần thiết, các sản phẩm nào, mẫu mã nào,
chất lượng nào sẽ làm nổi bật và thuyết phục được khách hàng. Đối với một
doanh nghiệp hoạt động tại nhiều thị trường khác nhau các chính sách thương
mại quốc tế của doanh nghiệp phải vượt qua hàng rào về ngôn ngữ, tập tục, thói
quen, lễ giáo cũng như các giá trị thẩm mỹ khác nhau song song tồn tại với
khách hàng của mình.
1.5. Đối thủ cạnh tranh
Với cơ chế thị trường, sự tự do cạnh tranh là yếu tố nổi bật va tất yếu. Hiện
nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh với nhhiều ngành
nghề khác nhau, họ có thể cạnh tranh về mặt hàng kinh doanh, sản phẩm thay
thế... đối với nghành da giầy là nghành xuất khẩu đứng thứ 4 về xuất khẩu sau
dầu thô, dệt may, thuỷ sản. Do vậy có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị
trường như một số công ty là: BiTis, Thượng Đình, công ty giầy Hải
Dương....họ đã có nhãn hiệu lớn trên thị trường, trong khi đó thì công ty giầy
Cẩm Bình là công ty non trẻ. Vì vậy để tồn tại và phát triển công ty phải đối mặt
với nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt với các công ty khác. Để thắng được
trong cạnh tranh thì công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình phải tận dụng, phát huy
được điểm mạnh và hạn chế điểm yếu , đồng thời tạn dụng dược các thời cơ của
thị trường.
2. Nhân tố bên trong.
2.1. Cơ cấu sản phẩm.
Từ khi chuyển đổi sang sản xuất kinh doanh mặt hàng giầy thì công ty cổ
phần giầy Cẩm Bình thoát khỏi tình trạng kinh doanh thua lỗ như những năm
trước, công ty luôn sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, đó cũng là

do công ty đã đa dạng hoá sản phẩm sản xuất. nhưng chủ yếu công ty tập chung
vào các loại sản phẩm như: Giầy người lớn da thật, giầy người lớn dả da, giầy
người trẻ em.
Cơ cấu sản phẩm chủ yếu của công ty giầy Cẩm Bình.
Sản phẩm
chủ yếu
Đơn vị Năm 2003 Năm2004 Năm 2005
giầy người
lớn dả da
1000
đôi
750 150.890 46.168
Giầy người
lớn da thật
- 500 150.249 66.870
Giầy trẻ em - - 565.795 61.140
(nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty)
Qua biểu đồ ta thấy sản phẩm của công ty sản xuất các loại giầy thể thao
người lớn giả da có phần giảm điều đó là do thị trường xuất khẩu của công ty về
mặt hàng này giảm. Tuy nhiên giầy thể thao người lớn da thật có xu hướng tăng,
năm 2003 công ty mới sản xuất và xuất khẩu được 500 nghìn đôi, nhưng năm
2004 sản xuất và xuất khẩu được là 150249 đôi đây là mặt hàng sản xuất và
cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ yêú của công ty vì nhu cầu thị trường của sản
phẩm này rất lớn và phong phú. Trong khi đó mặt hàng giầy thể thao trẻ em
cũng là mặt hàng có tiền năng phát triển, cả giầy thể thao người lớn và giầy thể
thao trẻ em có thị trường xuất khẩu tiềm năng rất lớn cả ở trong nước và nước
ngoài.
2.2. Đặc điểm nhân sự.
Như chúng ta đã biết, sản xuất giầy dép là loại hình sản xuất mùa vụ, làm theo
đơn đặt hàng. Chính vì vậy mà vào những tháng có đơn hàng hoặc theo mùa vụ

thì đòi hỏi số lượng công nhân cao hơn để đáp ứng được các đơn hàng, và ftheo
yêu cầu của sản xuất. Do vậy số lượng lao động trong công ty có sự thay đổi,
vào những tháng có đơn đặt hàng, mùa vụ thì ngoài số lượng công nhân biên
chế trong công ty thì doanh nghiệp còn thêu thêm lao động bên ngoài để đảm
bảo tiến độ sản xuất, giao hàng đúng thời hạn cho khách hàng.
Việc tăng giảm lao động trong công ty là vấn đề khó khăn đối với các cấp quản
lý trong công ty vì khi đó đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân viên phải đạt
yêu cầu kĩ thuật, đồi hỏi sự khéo léo, đáp ứng sự thay đổi của sản phẩm. Do đặc
thù của loại hình công việc, hiện nay công ty có tới 84.59% số lượng công nhân
là.
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm2004 Năm2005
1. Lao động gián tiếp người 52 58 59
Đại học, cao đẳng “ 30 33 34
Tung cấp 22 25 25
2. Lao động trực tiếp Người 1562 1715 1748
Công nhân bậc 1 “ 290 310 344
Công nhân bậc 2 “ 450 540 526
Công nhân bậc 3 “ 400 420 472
Công nhân bậc 4 “ 250 300 284
Công nhân bậc 5 “ 22 25 27
Không bậc 150 120 95
3. Tổng số 1614 1773 1807
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty)
Qua bảng tổng hợp ta thấy tình hình lao động của công ty trong những
năm qua ngày càng tăng
+ Ta thấy lao động gián tiếp của công ty nămm 2005 là cao nhất 59 người
cao nhơn so với năm 2004 là 1 người hay tăng 1.69% . điều này chứng tỏ trong
năm 2005 công ty làm ăn tốt, cần nhiều lao động quản lý hơn để quản lý công
việc, đảm bảo cho công vệc đản bảo tiến độ thực hiện
+ Lao động gián tiếp thì ta thấy số lượng người có trình độ đại học chiếm

cao, năm 2003 là 30 người chiếm 1.85% tổng số lao động,trong khi đó năm
2004 là 58 người chiếm 3.27% tăng hơn so với năm 2003.năm 2005 có 59
người chiếm3.26% tổng số lao động trong công ty
+ Lao động quản lý có trình đô trung cấp năm 2003 là 22 người chiếm
1.36%, trong khi năm 2004 là 25 người chiếm 1.4% ,năm 2005 là 25 người
chiếm 1.38%. như vậy ta thấy lao động qản lý có trình độ trung cấp ngày càng
giảm. Điều này cho thấy công ty hiện đang có đội ngũ cán bộ quản lý tương đối
tốt, có trình độ, đây là nguồn lực góp phần quan trọng giúp công ty ngày càng
khảng định mình trên thị trường trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương
lai.
+ Đối với bất kì ngành sản xuất nào thì công nhân sản xuất trực tiếp cũng
chiếm phần quan trọng không thể thiếu, đặc biệt với ngành sản xuất da giầy.
Nhìn vào bảng ta thấy số lượng công nhân trực tiếp trong các năm ngày càng
tăng, năm 2003 số lượng là 1562 ngưòi chiếm 96.77% tổng số lao động, năm
2004 số lao động là 1715 ngưòi chiếm 96.72%, năm 2005 1748 người chiếm
96.73% tổng số lao động trong công ty. số lượng công nhân trên nói đến tình
hình phát triển của công ty ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường
trong nước và xuất khẩu.
+ Nhìn vào bảng ta thấy công nhân bậc 1, bậc 2, bậc 3 chiến đa số. Đây là lực
lượng trẻ đã được đào tạo và có thời gian sản xuất thực tế, tuy tay nghề chưa
cao nhưng sẽ là lực lượng lòng cốt trong của công ty trong những năm sau. Còn
công nhân bậc cao tăng không đáng kể năm 2003 là 22 người, năm 2004 là 25
người, năm 2005 là 27 người. Đây là nguồn lao động cao, có trình độ tay nghề
cao, khéo léo có thể kèm cặp, giúp đỡ lực lượng lao động trẻ trong công ty.
+ Số lao động không bậc trong công ty ta thấy có xu hướng ngày càng giảm,
năm 2003 là 150 người chiếm 9.29%, năm 2004 là 120 người chiếm 6.76%,
năm 2005 là 95 người chiếm 5.25% tổng số lao động trong công ty. Như vậy
công ty đang có xu hướng trình độ hoá lực lượng lao động,giảm lực lượng lao
động không có trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu của chất lượng sản phẩm, nhu
cầu của thời kì mở của,cạnh tranh bình đẳng và xu thế hội nhập kinh tế.

Ngoài ra công ty còn quan tâm yới đến đời sống của công nhân, cán bộ trong
công ty bằng các hoạt động xã hội như hàng năm tổ chức các hoạt động văn
hoá, thể thao, lập các quỹ phúc lợi xã hội... giúp người lao động yên tâm công
tác, làm việc.
Hiện nay công ty đang tích cực thi hành chính sách nâng cao chất lượng năng
lực cán bộ công nhân viên chức như: cơ cấu lại bộ máy tổ chức, xắp xếp lại nơi
làm việc,mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, kiến thức. tiếp tục tuyển dụng
công nhân có năng lực, có tay nghề.
2.3. Máy móc công nghệ.
Máy móc là thiết bị thiết yếu trong sản xuất của công ty, giá trị của nó chiếm
phần lớn trong tổng số vốn cố định của công ty. Trong hoạt động sản xuất của
công ty do đặc thù của ngành, đặc thù của sản phẩm, máy móc thiết bị đống vai
trò lớn trong việc nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm cuẩ công
ty.
Từ một công ty dệt, trong quá trình chuyển đổi sản xuất sang ngành giầy da thì
máy móc công nghệ chủ yếu được nhập trong những năm gần đây, chủ yếu nhập
từ Hàn Quốc, Đài Loan...

×