Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.81 KB, 14 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP
I. Sự cần thiết của phân tích hiệu quả hoạt động :
1. Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động :
1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động :
Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có những quan niệm khác nhau về hiệu quả
hoạt động .
-Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết quả
thu được và chi phí bỏ ra. Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khả
năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả
hoạt động phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, song
lại khó tìm thấy sự thống nhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động.
Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quả hoạt động là một vấn đề phức tạp liên
quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả
cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề để doanh
nghiệp thực hiện kết quả đặt ra.
Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả hoạt động =
Các yếu tố đầu vào
Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả hoạt động là đại lượng so sánh giữa chi phí
bỏ ra và kết quả đạt được. Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kết quả
tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh
hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó.
1.2 Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt đông:
Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả,
khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Bởi vì mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu,
của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp; để
thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế


của mình. Nếu không đảm bảo được khả năng sinh lãi thì lợi nhuận tương lai sẽ không
chắc chắn, giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn .
2. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động:
Phân tích hiệu quả hoạt động chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là công cụ quản lý có hiệu quả mà các doanh
nghiệp sử dụng từ trước đến nay. Phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp tự
đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu kinh
tế được thực hiện đến đâu từ đó tìm ra những biện pháp để tận dụng một cách triệt để
thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là phân tích hiệu quả hoạt động không
chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn khởi đầu một chu kỳ kinh doanh
tiếp theo. Kết quả phân tích của thời gian kinh doanh đã qua và những dự đoán trong
phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp
hoạch định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu quả, nhằm hạn chế
rủi ro bất định trong kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác
tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ có ý nghiã quan trọng đối với bản thân
Công ty mà còn có ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến Công ty đặc biệt là nhà đầu
tư, ngân hàng, nhà cung cấp...vì phân tích hiệu quả hoạt động sẽ giúp cho họ có những
thông tin để có những quyết định chính xác hơn, kịp thời hơn.
II. THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG.
Phân tích hiệu quả hoạt động được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính -
được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán: đó là Bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo chi tiết khác.
1.Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối tài khoản là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của
một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó được lập trên cơ sở những
thứ mà doanh nghiệp có(tài sản) và những thứ mà doanh nghiệp nợ(nguồn vốn) theo
nguyên tắc cân đối(tài sản bằng nguồn vốn). Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất

quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với doanh
nghiệp; nó đánh giá tổng quát qui mô tính chất hoạt động và trình độ sử dụng các
nguồn lực, là cơ sở để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, trợ giúp quá trình
phân tích và quyết định.
Bên tài sản của Bảng cân đối kế tóan phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có
đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài
sản cố định , tài sản lưu động. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài
sản của doanh nghiệp đến thời điiểm lập báo cáo: đó là vốn chủ sở hữu(vốn tự có) và
các khoản nợ phải trả.
2.Báo cáo kết quả kinh doanh:
Khác với Bảng cân đối kế tóan, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch
chuyển của tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho phép
dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh
doanh còn giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán
hàng hóa, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó có thể xác định kết quả kinh doanh lãi hay lỗ. Như vậy, báo cáo
kết quả kinh doanh phản ánh kết quả kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nướcvà kết quả quả sử dụng các tiềm năng về vốn,
lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Các báo cáo chi tiết khác :
Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không thể chỉ giới hạn trong
phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sang các báo cáo khác như:
Bảng chi tiết lãi lỗ tiêu thụ về sản xuất, tình hình tăng giảm tài sản cố định và các tài
liệu khác về giá trị sản xuất và số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Bên cạnh đó, khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ta cần phải có
số liệu về chi phí lãi vay, chi phí khả biến và bất biến trong khoản mục các yếu tố chi
phí sản xuất kinh doanh,chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tất cả những
số liệu trên muốn có được thì cần xem chi tiết trên các sổ kế toán chi tiết tại doanh
nghiệp

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.Phương pháp phân tích định lượng :
Các phương pháp truyền thống được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động
là:
1.1Phương pháp chi tiết : là sự phân chia kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
theo nhiều hướng khác nhau để phục vụ cho các yêu cầu quản lý cụ thể. Thông thường
phương pháp này có các hướng chi tiết sau:
-Chi tiết theo thời gian : là sự phân chia kết quả kinh doanh của doanh
nghiệptheo các khoảng thời gian khác nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp chúng ta
phân phối nguồn lực đầu vào theo từng khoảng thời gian cụ thể vì không phải lúc nào
hoạt động kinh doanh cũng đi lên. Mặt khác, trong quản lý người ta phải nắm được nhịp
độ sản xuất kinh doanh để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; giúp doanh nghiệp
phát hiện được tính chu kỳ, tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
để có giải pháp kinh doanh phù hợp.
-Chi tiết theo địa điểm phát sinh: là việc phân chia kết quả kinh doanh theo địa
điểm phát sinh kết quả như: phân chia doanh thu theo thị trường, phân chia doanh thu
theo cửa hàng, phân chia giá thành theo giai đoạn sản xuất. Việc chi tiết này sẽ chi tiết
hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của doanh nghiệp và cá tác dụng
rất lớn trong hạch toán kinh doanh nội bộ nhằm đánh giá những thành tích hay khuyết
điểm của từng bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Chi tiết theo các yếu tố cấu thành chỉ tiêu phản ánh kết quả : là việc phân chia
chỉ tiêu phản ánh kết quả theo các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu đó như: chi tiết giá
thành theo khoản mục, chi tiết doanh thu theo loại hình hoạt động, chi tiết doanh thu
theo từng mặt hàng… Việc chi tiết này nhằm đánh giá xu hướng tác động của các chỉ
tiêu cần phân tích từ đó phát hiện ra trọng điểm của công tác quản lý.
1.2Phương pháp so sánh :
Là phương pháp đối chiếu chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với một chỉ tiêu kinh tế
được chọn làm gốc để so sánh. Đây là phương pháp phổ biến và sử dụng lâu đời trong
phân tích. Khi sử dụng phương pháp này phải quan tâm đến các vấn đề sau :

1.21 Lựa chọn gốc so sánh :
Việc lựa chọn số gốc để so sánh phải căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của phân
tích. Có thể lựa chọn các loại số gốc sau :
-Số gốc là số kế hoạch, việc lựa chọn số gốc này là nhằm đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch hay mục tiêu đề ra.
-Số gốc là số của những năm trước hoặc kỳ trước, việc lựa chọn số gốc này là
nhằm đánh giá sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích qua thời gian.
-Số gốc là số của doanh nghiệp khác hoặc số trung bình ngành, việc lựa chọn số
gốc này là nhằm vị trí của doanh nghiệp và đề ra giải pháp quản lý phù hợp.
1.22 Điều kiện so sánh :
-Các chỉ tiêu phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế, mỗi chỉ tiêu thì phải
phản ánh một nội dung kinh tế cụ thể.
-Các chỉ tiêu phải có cùng một phương pháp tính toán.
-Các chỉ tiêu phải có cùng một thước đo sử dụng.
1.23 Kỹ thuật so sánh :
-So sánh bằng số tuyệt đối: cho biết sự biến động về mặt lượng của chỉ tiêu cần
phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.
= Số kỳ phân tích - Số kỳ gốc
-So sánh bằng số tương đối : so sánh về mặt tỷ lệ giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với
chỉ tiêu kỳ gốc.
Số kỳ phân tích - số kỳ gốc
t% = *100%
Số kỳ gốc
Số kỳ phân tích
Hoặc t% = *100%
Số kỳ gốc
1.3 Phương pháp loại trừ:
Là phương pháp dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự
biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong phân tích. Nguyên tắc của phương pháp loại trừ
là khi đánh giá ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích thì

phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Phương pháp này có 2 phương pháp cụ
thể :
1.31 Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương này dùng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế cần
phân tích bằng cách lần lượt thay thế trị số của nhân tố kỳ gốc sang kỳ phân tích. Khi
thay thế nhân tố nào thì các nhân tố còn lại luôn cố định trị số của nó.
Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế
cần phân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công
thức toán học, trrong đó các nhân tố sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân
tố chất lượng.
Trình tự thay thế của các nhân tố khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố khác nhau, từ đó kết quả đánh giá ảnh hưởng khác nhau.Vì vây, trong phương pháp
này cần phải xác định trình tự thay thế của các nhân tố theo một nguyên tắc nhất định,
cụ thể :
-Nhân tố số lượng sẽ thay thế trước nhân tố chất lượng, nhân số lượng là những
nhân tố phản ánh qui mô hay điều kiện của của quá trình sản xuất kinh doanh, nhân tố
chất lượng là những nhân tố phản ánh hiệu quả hay hiệu suất của quá trình kinh doanh.
-Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì thông
thường có sự ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì trình tự thay thế sẽ là: nhân tố số lượng
thay thế trước, tiếp theo là nhân tố kết cấu sau cùng là nhân tố chất lượng.
-Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc chất lượng thì nhân tố chủ
yếu thay thế trước và nhân tố thứ yếu thay thế sau.
1.32 Phương pháp số chênh lệch :
Phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn khi
giữa các nhân tố có quan hệ tích số. Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của
nhân tố nào sẽ bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với các số còn lại đã cố định.
2.Phương pháp phân tích định tính:
Việc sử dụng những số liệu trên báo cáo tài chính để so sánh, đánh giá và nhận
xét, trên cơ sở đó đưa ra những quyết định là chưa đầy đủ. Vì nhiều khi những con số
trên báo cáo tài chính là những con số thời điểm nên chưa có cơ sở để đánh giá chính

xác và đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh thời gian dài cũng như xu hướng phát
triển của doanh nghiệp mà còn cần thiết phải dựa vào những nhân tố khác không thể
định lượng được ảnh hưởng như: tình hình pháp luật, môi trường kinh doanh, khách
hàng và tình hình thực tế về đặc điểm hoạt động sản xuất của đơn vị như: Đặc điểm sản
phẩm, đặc điểm ngành hàng kinh doanh, chính sách phân phối sản phẩm…
IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.Các nhân tố bên trong:
1.1 Công tác tổ chức quản lý:
Công tác tổ chức quản lý là việc sắp xếp, phân chia quyền hạn và trách nhiệm cụ
thể, riêng lẻ cho từng người cũng như cho tập thể trong một tổ chức. Công tác tổ chức
quản lý hợp lý sẽ giúp cho nhân viên làm việc một cách có hiệu quả do tổ chức đã phân
rõ nguồn lực cho từng công việc cụ thể, các nhân viên đã hiểu rõ từng qui tắc cũng như
quy trình làm việc để có thể xử lí thông tin, ra quyết định và giải quyết công việc có
hiệu quả.
1.2Trình độ tổ chức sản xuất :
Việc khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực sản xuất như: máy móc thiết bị,
lao động, vốn…tại các doanh nghiệp là một việc làm rất khó đạt được. Do đó, nếu
doanh nghiệp không tổ chức sản xuất hợp lý thì có thể hạn chế sự lãng phí về nguồn lực

×