Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.16 KB, 23 trang )

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN ĐÀ NẴNG
A.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
ĐÀ NẴNG.
I.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ
NẴNG.
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty cổ phần Thủy sản Đà nẵng nguyên trứơc đây là doanh nghiệp Nhà nước
với tên gọi : Xí nghiệp quốc doanh đánh cá QN-Đn, thành lập tháng 12 năm 1977 trên
cơ sở cải tạo nghề cá, không thông qua xây dựng cơ bản. Chức năng của thời kỳ đầu là
khai thác thủy sản hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước.
Từ năm 1978 đến năm 1985 hầu như năm nào cũng hoàn thành kế hoạch được
giao.
Từ năm 1986 đến năm 1990 là thời kỳ bắt đầu chuyển đổi cơ cấu quản lý. Đây là
thời kỳ Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Đội tàu đánh cá gồm 52 chiếc hoạt động từ Bắc
chí Nam, không cân đối nổi chi phí sản xuất, không đủ kinh phí sửa chữa tàu, phải nằm
bờ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 1990 Công ty đứng trên bờ
vực phá sản.
Thời kỳ từ năm 1990 đến năm 1997 là thời kỳ Công ty mạnh dạn cải cách. Chức
năng chính của Công ty thay đổi từ chức năng khai thác thủy sản chuyển sang khai thác,
chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá, kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Huy đông nhiều
nguồn vốn khác nhau tập trung vào hậu cần nghề cá. Từ đó Công ty kinh doanh có lãi
năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành nghĩa vụ Nhà nước giao, vốn được bảo toàn và
phát triển, đời sống công nhân được cải thiện.
Thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2002, thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ
phần hóa doang nghiệp Nhà nước. Ngày 07/01/1998 Công ty chuyển sang hoạt đọng
theo mô hình Công ty cổ phần. Với Cơ cấu vốn Nhà nước 24%, cổ đông 66% trên tổng
số vốn điều lệ là 3.892.500.000 đồng. Qua hơn bốn năm hoạt động vốn tăng lên, cổ tức
tăng 18%/năm. Đây là thời kỳ Công ty kinh doanh có lãi nhất so với đồng vốn bỏ ra.
Nhận xét :
Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng được thành lập từ rất sớm. Tuy nhiên chức


năng chính của Công ty đã thay đổi, từ chức năng khai thác thủy sản chuyển sang chế
biến xuất khẩu thủy sản. Vì vậy trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản đối với
Công ty còn mới mẻ, trong hoạt động thu mua có phần thuận lợi, tuy nhiên hình ảnh của
Cong ty chưa rõ nét từ khi chuyển sang cổ phần hóa, kết quả đạt được qua các năm tăng
nhanh.
TÌNH HÌNH CÔNG TY QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU 3 NĂM GẦN ĐÂY
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
1.Giá trị tổng sản lượng. 22.444.355.000 41.585.926.000 48.270.680.000
-Giá trị ngoại tệ(USD) 1.674.333,39 1.880.067,42 2.298.042
2.Cá đông lạnh các
loại(tấn)
352 398 1099
3.Tôm đông lạnh các loại
(tấn)
86 94,5 107,49
4.Doanh số 25.046.069.000 48.999.602.000 51.696.442.000
5.Lợi nhuận trước thuế 261.406.000 251.860.000 288.595.000
6.Tổng số lao động
(người)
283 320 346
7.Thu nhập bình
quân(đồng)
500.000 566.007 675.000
2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty:
2.1Chức năng:
-Kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa.
-Khai thác, thu mua hải sản.
-Nuôi trồng và chế biến hải sản.
-Cưa xẻ gỗ, đóng mới tàu thuyền và sửa chữa.
-Dịch vụ nghề cá.

Nhận xét :
Trong các chức năng trên, chức năng chế biến và xuất khẩu là chức năng chính.
Các chức năng còn lại chủ yếu phục vụ cho chức năng chính. Đây là lợi thế của Công ty
trong kinh doanh chế biến thủy sản xúât khẩu. Đồng thời các chức năng này làm giảm
bớt rủi ro trong kinh doanh lĩnh vực chính.
2.2 Nhiệm vụ :
-Tổ chức thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện kinh
doanh xuất khẩu thủy sản và nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc và hàng tiêu dùng, phát
triển nghề cá đất nước.
-Tạo ra nguồn vốn cho sản xuất và dịch vụ, đồng thời quản lý triển khai có hiệu
quả nhuồn vốn đảm bảo đầu tư và mở rộng sản xuất.
-Quản lý và sử dụng tốt cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất, bòi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
-Quan hệ buôn bán và hỗ trợ cho các xí nghiệp đông lạnh trong khu vực, hợp tác
nâng cao trình độ kỹ thuật cũng như chất lượng của sản phẩm.
Nhận xét: Với nhiệm vụ trên, Công ty đóng góp một phần trong việc nâng cao
hiệu quả kinh tế xã hội trong Công ty, khu vực…
2.3Quyền hạn:
Công ty được quyền tham gia sở ban ngành để bàn bạc nhiều vấn đề liên quan
đến hoạt động của đơn vị như :
-Được quyền thanh lý các tài sản không còn phù hợp với lao động, sản xuất ;
được quyền mua sắm các trang thiết bị phù hợp với năng lực và tình hình sản xuất của
Công ty.
-Được quyền đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh, lên kết thành phần kinh tế
trong nước và ngoài nước.
-Được bình đẳng trước pháp luật và được vay vốn bằng tiền Việt Nam hay ngoại
tệ tại các ngân hàng trong nước. Được quyền phát huy nguồn vốn trong nhân dân và các
tổ chức nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách phát hành
cổ phiếu.
II. Môi trường kinh doanh và chính sách phân phối sản phẩm của Công

ty:
1.Môi trường kinh doanh:
1.1Đặc điểm của nguyên liệu thủy sản:
Khác với các loại nguyên liệu khác, nguyên liệu thủy sản có nhiều đặc điểm
riêng. Đó là sau khi tách nguyên liệu thủy sản ra khỏi môi trường nước nó sẽ bị ngạt và
chết trong thời gian ngắn thậm chí bị ương thối nếu chúng ta không bảo quản tốt sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm thủy sản. Vì vậy, khi chất lượng nguyên liệu thủy sản
không tốt thì chúng ta không có sản phẩm tốt được.
Độ tươi và kích cỡ nguyên liệu thủy sản là 2 chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu
thủy sản, khi nguyên liệu thủy sản có độ tươi tốt càng cao, càng cho phép sản xuất ra
các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và giảm tỷ lệ phế phẩm. Tuy vậy dù nguyên liệu
thủy sản tươi tốt đến đâu mà kích cỡ nguyên liệu thủy sản không đáp ứng yêu cầu của
khách hàng thì cũng không thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh
tế cao. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm xuất khẩu.
Ngoài ra nguyên liệu thủy sản còn mang tính mùa vụ rõ rệt, làm ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình sản xuất, quản lý lao động và chất lượng sản phẩm của Công ty.
1.2Môi trường kinh tế:
Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới đất nước từng bước công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
khoảng từ 8-10%, tỷ lệ lạm phát qua các năm có xu hướng giảm, đến năm 2000 con số
lạm phát chỉ còn ở mức 3-4%, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Ngoài ra
hoạt động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo điều kiện cho
Công ty có điều kiện tiếp xúc với các thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu. Vì
vậy trong năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty đi lên và tạo được vị trí cao trong
ngành thủy sản xuất khẩu.
1.3Môi trường tự nhiên:
Bờ biển Việt Nam dài 3200Km, riêng các tỉnh Miền Trung chiều dài bờ biển là
2000Km chiếm hơn 61% chiều dài bờ biển của cả nước, chủng loại thủy hải sản phong
phú, đa dạng. Trong đó có những loại có gía trị kinh tế cao như mực nang, mực ống,
tôm biển, cá biển…, rất được thị trường thế giới ưa chuộng. Bên cạnh đó, diện tích mặt

nước ở khu vực Miền Trung có thể sử dụng để nuôi trồng hải sản. Cung cấp nguồn
nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, chế biến của các đơn vị trong cả nước. Trong
những năm tới, cùng với sự phát triển của ngành thủy sản trong cả nước, việc áp dụng
những công nghệ tiên tiến trong công tác nuôi trồng sẽ có triển vọng phát triển ở khu
vực này .
1.4Nhà cung cấp:
Hiện nay nguồn cung ứng nguyên liệu cho Công ty chủ yếu là ở các trạm thu
mua, các trạm này tổ chức thu mua hải sản từ những tư thương, ngư dân đánh bắt…
Các trạm thu mua được bố trí khắp nơi trong và ngoài thành phố nhưng nguyên liệu
được thu mua chủ yếu từ 4 trạm sau:
Công ty

Trạm Đà Nẵng Trạm Hội An Trạm Quảng Ngãi Trạm Quảng Bình
-Tư nhân thu mua trên biển sau đó cung cấp cho Công ty chiếm khoảng 30%, họ
là những người trực tiếp đánh bắt và kinh doanh thu mua hải sản tại các tàu thuyền khai
thác đang đánh bắt, họ là nguồn cung cấp thường xuyên và bất cứ lúc nào mà Công ty
cần.
-Tư nhân thu mua trên bờ biển chiếm khoảng 25%, nguồn này có thể là đối tác
làm ăn lâu năm với Công ty hoặc chỉ có quan hệ trên cơ sở hợp đồng ngắn hạn, họ là
những người có kinh nghiệm, có vốn lớn, dễ tiếp xúc với ngư dân, linh hoạt hơn so với
tổ chức các trạm thu mua, theo kiểu thu mua này tuy giá cả hơi cao nhưng đảm bảo
được số lượng và chất lượng.
-Đội tàu khai thác của Công ty chiếm khoảng 25%. Để chủ động trong việc có
sản phẩm cung cấp cho khâu chế biến, đảm bảo được các hợp đồng đã ký kết, Công ty
còn tổ chức đánh bắt xa bờ, gần bờ. Với nguồn cung cấp này Công ty đã hạn chế đi
nhiều chi phí tư nhân cũng như hạn chế được những yêu sách của họ.
-Ngoài ra Công ty có thể mua từ ngư dân đấnh bắt cá, cách mua này giảm bớt
được chi phí cho Công ty vì gía rẻ, nhưng chủng loại không đồng đều, thời gian thu
mua không định rõ, do đó tỷ trọng chiếm ít nhất là 10%.
-Tỷ trọng thu mua còn lại là từ các nhà cung cấp ngoài tỉnh chiếm 10%, nguồn

này mua chỉ khi nào cá nguồn khác không cung cấp đủ thì mới thực hiện, vì quá đắt.
1.5Khách hàng của Công ty :
Trong những năm qua do chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín
trên thị trường nên ngoài các thị trường cũ như Hồng Kông, Trung Quốc. Công ty đã có
thêm các thị trường mới như : Đài Loan, Sigapore và Hàn Quốc; đặc biệt Công ty đã
mở rộng thị trường sang các nước có nền kinh tế phát triển như: Nhật, Mỹ, Châu Âu.
Ngoài ra, Công ty đang đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nước trong khu vực
như: Trung Quốc, Thái Lan… là những nước có ngành thủy sản mạnh và hàng năm
xuất khẩu một lượng lớn, thị phần và tài chính vững mạnh.
2.Chính sách phân phối sản phẩm của Công ty :
Hiện nay thị trường mục tiêu của Công ty là thị trường Châu Á và thị trường
Mỹ, ta tiến hành xem xét chính sách phân phối sản phẩm tại 2 thị trường này:
Kênh phân phối tại thị trường Châu Á:
*Kênh gián tiếp:

Kênh trực tiếp:
Hiện nay sản phẩ xuất khẩu của Công ty 70% là qua kênh gián tiếp, còn lại kênh
trực tiếp chiếm 30%. Tuy nhiên về lâu dài thì phải xuất khẩu trực tiếp bởi vì kênh xuất
khẩu trực tiếp có nhiều ưu điểm, vả lại qua quá trình kinh doanh trên thị trường phần
nào Công ty đã có kinh nghiệm và uy tín.
Kênh phân phối tại thị trường Mỹ:
Kênh gián tiếp:
Thị trường Mỹ là thị trường mục tiêu của Công ty, kênh phân phối là kênh gián
tiếp. Hiện tại Công ty chưa tìm được trung gian thâm nhập thị trường này mặc dù chất
lượng sản phẩm của Công ty đủ điều kiện, đó là do Công ty chưa nắm bắt được mối
quan hệ gắn bó với trung gian hay đúng hơn lợi ích trung gian làm cho Công ty quá ít.
Hiện nay Công ty có gần 40 loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng đa dạng nhu
cầu của khách hàng với các mặt hàng chủ yếu sau:
CHỦNG LOẠI MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
Môi giới

Người
tiêu
dùng
Công ty
trung
gian
Công ty NK
nước ngoài
Công ty
CPTSĐN
Công ty XNK
trong nước
Người tiêu
dùng
Công ty
trung gian
Công ty nhập
khẩu nước
ngoài
Công ty
CPTS Đà
Nẵng
Công ty
CPTS Đà
Nẵng
Công ty
XNK trong
nước
Công ty
NK

nước ngoài
Công ty
trung
gian
Người
tiêu
dùng
Mặt hàng cá
Cá đông lạnh
Cá khô
Cá nguyên con:cá thu, cá hố
Cá cắt khúc: cá cờ, cá lát
Cá phi lê : cá thu, cá da bò
Mặt hàng mực
Mực đông lạnh Mực phi lê
Mực lột da
Mực thẻ
Bạch tuộc
Mặt hàng tôm
Tôm đông lạnh
Tôm khô
Tôm nguyên con: tôm sú
Tôm càng xanh…
Mặt hàng ghẹ
Ghẹ đông lạnh
Mặt hàng ruốc
Ruốc khô
Mặt hàng khác
…..
III. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công ty:

1.Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty:
Đối với mỗi đơn vị sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xúât hợp lý là một trong những
điều kiện quan trọng đem lại hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất nói chung và hiệu
quả công tác hạch toán kế tóan nói riêng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty :
Chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận :
Bộ
phận
KCS
PXSX
nước
đá
PX
điện
Bộ phận
phục vụ
sản xuất
PX
chế biến
hàng
đông
Bộ phận sản xuất
chính
Bộ phận phục
vụ sản xuất
Bộ phận sản xuất
phụ trợ
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN ĐÀ NẴNG
-Bộ phận sản xuất chính: chỉ có một phân xưởng chế biến hàng đông lạnh.

Nhiệm vụ của phân xưởng này là chế biến các mặt hàng đông lạnh dạng block, phục vụ
cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
-Bộ phận sản xuất phụ trợ: có tác dụng phục vụ trực tiếp cho bộ phận sản xuất
chính, đảm bảo cho bộ phận này được được tiến hành liên tục và đều đặn.
+Phân xưởng sản xuất nước đá : có nhiệm vụ sản xuất nước đá cung cấp cho
phân xưởng chế biến hàng đông, ngoài ra còn cung cấp một lượng dư thừa ra bên ngoài.
+Phân xưởng điện: có nhiệm vụ đảm bảo lắp đặt, quản lý, vận hành các loại thiết
bị máy móc, chủ động nguồn điện và điện lạnh cho quá trình sản xuất của Công ty.
+Bộ phận KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản
xuất và sau khi hoàn thành, chịu trách nhiệm về vệ sinh sản phẩm sau khi xuất xưởng.
-Bộ phận phục vụ sản xuất : Đảm bảo việc cung ứng, cấp phát, vận chuyển
nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, kho thành phẩm và lực lượng vận chuyển.
Giữa các bộ phận sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó với nhau
và hỗ trợ lẫn nhau.
2.Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty :
Công ty cổ phần Thủy sản là doanh nghiệp cổ phần, hoạt động độc lập, có tư
cách pháp nhân, có tài khoản được mở tại ngân hàng, có con dấu riêng theo mẫu quy
định của Nhà nước. Công ty hoạt động độc lập theo nguyên tắc tự chủ về tài chính,
hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường .
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty luôn được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầuv
quản lý tại Công ty. Hiện nay, Công ty áp dụng mô hình quản lý sản xuất kinh doanh
theo kiểu trực tuyến - chức năng như sau :
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PGĐ Kỹ thuật PGĐ Nội chính
P.TC - HCP.KINH DOANH
Trạm
xăng
dầu

PX
chế
biến
PX
nước
đá
Trạm
thu
mua
Trạm
kinh
doanh
hải
sản
PX
chế
biến
PX

khí
PX
đóng
sửa
tàu
thuyền
GĐ.XÍ NGHIỆPIIGĐ.XÍ NGHIỆPI
GIÁM ĐỐC
P.KẾ TOÁN
Chú thích :
: quan hệ trực tuyến

: quan hệ chức năng.
Chức năng và quyền hạn của các bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý:
-Hội đồng quản trị: là tổ chức đã thành lập ra Công ty, đề ra phương hướng sản
xuất kinh doanh và điều hành Công ty trong quá trình sản xuất.
-Ban giám đốc gồm:
+Giám đốc: là người đại diện cho Nhà nước và toàn Công ty, có trách nhiệm
quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty. Là người có toàn quyền quyết định
các hợp đồng sản xuất kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước hội đồng quant trị
và tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+Phó giám đốc nội chính : phụ trách lĩnh vực kinh doanh, quản lý chỉ đạo và
điều hành kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; tìm kiếm nguồn nguyên
liệu để đảm bảo cho sản xuất; tham mưu cho giám các vấn đề liên quan đến kế hoạch
sản xuất kinh doanh.
+Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách việc quản lý kỹ thuật trong quá trình sản xuất,
chỉ đạo việc điều hành sản xuất đồng thời nghiên cứu các mặt hàng mới nhằm mở rộng
sản xuất, phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản đồng thời nâng cao chất lượng và
hiệu quả sản xuất.
-Phòng kế hoạch hành chính : trực tiếp tham gia vào công tác quản trị tại Công
ty, nắm bắt kịp thời sự biến động về nhân sự ở các bộ phận để báo cáo với lãnh đạo và
có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
tiền lương và các phương án trả lương, tham mưu cho Giám đốc trong công tác khen
thưởng và kỷ luật.
-Phòng kế toán : có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức công tác thống kê trong
toàn Công ty, tổ chức quản lý các nguồn vốn cố định và lưư động trong Công ty, lập báo
cáo tài chính theo định kỳ, quản lý và lưu trữ tài liệu, hồ sơ, chứng từ kế tóan.
Cơ cấu tổ chức tại Công ty đảm bảo được sự điều hành nhất quán từ trên xuống
dưới, giúp thông tin được truyền đạt và phản hồi nhanh chóng, chính xác. Đồng thời nó
còn đảm bảo một sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các phòng ban và nhân
viên.
Còn đối với các bộ phận sản xuất kinh doanh, với các văn bản quy định về

nhiệm vụ và các quy chế làm việc của các bộ phận có thể linh hoạt trong quá trình xưt
lý thông tin, giải quyết các vấn đề nằm trong giới hạn quyền lực của mình một cách
nhanh chóng. Do đó, các bộ phận này một mặt chịu sự điều hành và kiểm soát cảu văn
phòng Công ty, mặt khác tự kiểm tra hoạt động của chính mình.
IV.Tổ chức kế toán tại Công ty:
1.Tổ chức bộ máy kế toán :
Nhằm thực hiện công tác kế toán với đầy đủ các chức năng thông tin, kiểm tra
và giám sát hoạt động kinh doanh, mô hình tổ chức hạch toán kế toán mà Công ty áp
dụng là mô hình kế toán tập trung.
Mọi công tác kế toán đều tập trung ở phòng kế toán.Các xí nghiệp chỉ có nhiệm
vụ ghi chép tổng hợp về nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, tính ngày công…và định kỳ
chuyển số liệu đó lên phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ. Mô hình này đảm bảo sự
thống nhất đối với công tác kế toán, giúp cho việc xử lý thông tin một cách kịp thời
cũng như bộ máy kế toán được gọn nhẹ.
Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tóan:

Chú thích:
: quan hệ trực tuyến
: quan hệ chức năng
Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán :
KẾ TOÁN TRƯỞNG
XNTS NẠI HƯNG
KẾ TOÁN TRƯỞNG
XNTS HÒA CƯỜNG
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN THANH TOÁN,
TIÊU THỤ,TIỀN
LƯƠNG,BHXH
THỦ QUỸ

×