Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn lịch sử và địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh phú yên tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.46 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
------

MAI THỊ LÊ HẢI

DẠY HỌC TÍCH HỢP LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG
TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: LL và PPDH Tiểu học
Mã số:

9.14.01.10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Hà Nội - 2020


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Tuyết Nga
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Thấn

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Tính
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Phản biện 2: PGS. TS Trần Đức Minh
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định


Phản biện 3: PGS. TS Phó Đức Hòa
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng, họp tại:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi …….. giờ, ngày …….., tháng ………, năm ……………

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chủ đề
Sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đòi hỏi giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục. Đặc
biệt, giáo dục phổ thông phải tập trung vào phát triển trí tuệ, thể chất đồng thời hình thành
phẩm chất, năng lực của người công dân; nâng cao kĩ năng, năng lực thực hành và vận dụng
kiến thức vào thực tế; phát triển khả năng sáng tạo, tự học. Việc dạy học tích hợp lịch sử,
địa lí địa phương (LSĐLĐP) vào bài học giúp làm rõ hơn các phần của lịch sử, địa lí của
Việt Nam Những kiến thức có giá trị thực tiễn này giúp HS có khả năng vận dụng vào cuộc
sống hàng ngày, vào công việc lao động sản xuất tại địa phương, đồng thời góp phần giáo
dục cho HS tình cảm đối với quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả
của người công dân đối với quê hương đất nước.
Thực tế hiện nay cho thấy, việc tích hợp LSĐLĐP chưa thể hiện rõ trong SGK và sách
giáo viên, nên nhiều nơi GV chưa thực hiện được việc tích hợp hiệu quả. Phần lớn các GV
không giảng dạy các tiết lịch sử, địa lí địa phương, mặc dù các tiết học này được qui định
trong phân phối chương trình. Trong các tiết lịch sử, địa lí địa phương của chương trình, các
GV thường chưa khai thác triệt để nội dung địa phương, các hình thức tổ chức dạy học chưa

phát huy tính tích cực học tập của HS. Trên thực tế, GV thường chỉ dạy dựa trên những kinh
nghiệm, những tài liệu mà GV và HS sưu tầm được nên hiệu quả các kiến thức địa phương
đưa vào bài học chưa cao, chưa liên hệ trực tiếp đến nơi HS sinh sống. Bên cạnh đó, những
nghiên cứu về dạy học LSĐLĐP ở tiểu học còn ít, GV không có hướng dẫn về qui trình,
biện pháp dạy học tích hợp LSĐLĐP và khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu.
Từ những bối cảnh như trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Dạy học tích hợp lịch
sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu:
- Quá trình dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Qui trình và biện pháp tổ chức dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa
lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu lịch sử, địa lí tỉnh Phú Yên, quá trình
dạy học tích hợp nội dung này trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học có kết nối với chương
trình mới đặc biệt là phẩm chất và năng lực.
- Địa bàn điều tra: Giáo viên và học sinh khối lớp 4, 5 ở 20 trường tiểu học tỉnh Phú Yên.
- Địa điểm thực nghiệm: trường Tiểu học Lạc Long Quân - thành phố Tuy Hòa, trường
Tiểu học Sơn Hà - huyện Sơn Hòa, trường Tiểu học Âu Cơ - thị xã Sông Cầu.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xây dựng qui trình và đề xuất các biện pháp dạy học tích hợp LSĐLĐP
trong môn Lịch sử và Địa lí nhằm nâng cao kết quả học tập nội dung này cho HS tiểu học tỉnh
Phú Yên.


2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí ở

tiểu học.
- Khảo sát thực trạng dạy học tích hợp LSĐLĐP ở một số trường tiểu học trên địa bàn
tỉnh Phú Yên.
- Xây dựng qui trình dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí.
- Đề xuất các biện pháp dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí cho
HS tiểu học tỉnh Phú Yên
- Khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học,
phương pháp dạy học bộ môn, dạy học tích hợp và các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ
sở lí luận của đề tài.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí
ở tiểu học tỉnh Phú Yên qua điều tra, phỏng vấn, quan sát, …
- Nhóm các phương pháp bổ trợ: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học
trong xử lí các số liệu thu thập; phần mềm SPSS và Excel để phân tích kết quả điều tra thực
trạng, thực nghiệm sư phạm.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được qui trình và các biện pháp dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn
Lịch sử và Địa lí phù hợp với HS tiểu học ở Phú Yên và áp dụng chúng một cách linh hoạt,
hiệu quả, đảm bảo các nguyên tắc dạy học tích hợp thì kết quả học tập LSĐLĐP sẽ được
nâng cao.
8. Đóng góp của luận án
8.1. Về lí luận
- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về tích hợp và dạy học tích hợp.
- Xây dựng các nguyên tắc, qui trình dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và
Địa lí ở tiểu học.
- Đề xuất các biện pháp dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
8.2. Về thực tiễn

- Đánh giá khái quát thực trạng về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học tích hợp LSĐLĐP ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay; trên cơ
sở đó chỉ ra những bất cập, hạn chế trong tổ chức dạy học tích hợp LSĐLĐP của GV và tìm
hiểu nguyên nhân.
- Xây dựng được nội dung LSĐLĐP tỉnh Phú Yên phù hợp với chương trình môn Lịch
sử và Địa lí và đặc điểm HS tiểu học tỉnh Phú Yên.
- Tiến hành tổ chức thực nghiệm dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa
lí ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
9. Những luận điểm bảo vệ
- Dạy học tích hợp LSĐLĐP là cần thiết và phù hợp với mục tiêu chương trình tiểu học.
- Dạy học tích hợp LSĐLĐP không chỉ được hình thành và rèn luyện qua các hoạt


3
động học tập trên lớp mà còn được trải nghiệm thông qua thực tiễn tại địa phương nơi HS
đang sinh sống.
- Dạy học tích hợp LSĐLĐP tỉnh Phú Yên trong môn Lịch sử và Địa lí qua việc vận
dụng qui trình và các biện pháp tổ chức DHTH phù hợp là con đường đem lại hiệu quả cho
việc dạy học LSĐLĐP cho HS tiểu học tỉnh Phú Yên.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận án được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học của việc dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong
môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học.
Chương 2. Qui trình và biện pháp dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong
môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên.
Chương 3. Khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm.
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ ĐỊA
PHƢƠNG TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Dạy học tích hợp
1.1.1.1. Trên thế giới
Dạy học tích hợp (DHTH) đã và đang là một trào lưu sư phạm hiện đại bên cạnh các
trào lưu sư phạm khác như: dạy học theo dự án, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học phân
hóa, dạy học tương tác….
Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này trong chương trình môn học, nhưng tựu
chung các tác giả đều chia DHTH thành nhiều nhóm với các dạng và các cách tích hợp khác
nhau như:
- Xavier Roegiers chia DHTH ra 4 cách với 2 nhóm là: đưa ra những ứng dụng
chung cho nhiều môn học và phối hợp quá trình học tập của nhiều môn học với nhau
- Quan điểm của Susan M.Drake cho rằng có 5 cách xây dựng chương trình tích hợp
theo mức độ tích hợp tăng dần (Quan điểm này thống nhất với quan điểm của Xavier
Roegiers), đó là: Tích hợp trong nội bộ môn học, Kết hợp lồng ghép, Tích hợp đa môn, Tích
hợp liên môn, Tích hợp xuyên môn
- Theo D‟Hainaut, có 4 quan điểm tích hợp khác nhau đối với các môn học như sau:
Nội bộ môn học, Đa môn, Liên môn, Xuyên môn.
Như vậy, trong bối cảnh nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng quan điểm tích hợp ở
hình thức kết hợp lồng ghép để thực hiện dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và
Địa lí ở tiểu học.
Trong chương trình, các môn học cũng có nhiều hình thức tích hợp. Trong môn Khoa
học xã hội/Tìm hiểu xã hội ở nhiều quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New
Zealand... cũng thể hiện hình thức tích hợp lồng ghép.Dù nội dung lịch sử và địa lí được
biên soạn tích hợp vào trong các môn học khác nhau hay được biên soạn thành môn học độc
lập thì nội dung LSĐLĐP cũng được thiết kế tích hợp vào dạy học dựa trên các chủ đề,
chương trình khung của quốc gia, bang,…


4
1.1.1.2. Trong nước

Thời gian gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về DHTH dưới góc độ lí luận
dạy học nói chung và lí luận dạy học môn học nói riêng. Có thể kể đến một số nghiên cứu
về DHTH của các nhà tâm lí học, giáo dục học nổi tiếng ở Việt Nam như Thái Duy Tuyên,
Đỗ Hương Trà, Cao Thị Thặng, Hoàng Thị Tuyết… Các tác giả đã đề cập đến những vấn đề
như phát triển năng lực dạy học tích hợp, thiết kế chương trình bồi dưỡng về DHTH, thực
hiện DHTH ở một số môn học dưới góc độ dạy học liên môn.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện lồng ghép một số nội dung giáo dục
mới vào những môn học đã có trong chương trình hoặc tích hợp một số nội dung trùng lặp ở
các môn học nhằm giảm tải về mặt thời lượng học tập của HS. Xu hướng tích hợp đã được
nghiên cứu và áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK sau năm 2018.
Nhiều luận án đã đã nghiên cứu về việc tích hợp một nội dung giáo dục như: giáo dục
kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục dân số,… vào một môn học cụ thể như: Toán,
Khoa học, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức,…
Đặc biệt, cuốn sách “DHTH phát triển năng lực học sinh” cung cấp cơ sở lí luận về
DHTH theo hướng phát triển NL và giới thiệu các chủ đề tích hợp với ở mức độ khác nhau
của các môn học thuộc khoa học tự nhiên/ khoa học xã hội
Như vậy, quan điểm DHTH đã được bàn luận và vận dụng vào thực tiễn dạy học ở
Việt Nam theo nhiều khía cạnh khác nhau. Sự vận dụng quan điểm này trong dạy học vẫn
còn ở mức độ hạn chế và chỉ tập trung vào tích hợp nội dung. Đặc biệt là các nội dung tích
hợp cùng với mục tiêu phát triển NL của HS.
1.1.2. Dạy học tích hợp lịch sử và địa lí địa phương ở tiểu học
1.1.2.1. Trên thế giới
Nhiều nước trên thế giới, Địa phương học là tập hợp các bộ môn có nội dung và
phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng đều tập trung vào nhiệm vụ nhận thức toàn diện
một địa phương nhằm mục đích xây dựng địa phương đó (A. O. Berrkov 1961). Nghiên cứu
một địa phương là nghiên cứu tổng hợp các vùng, các đơn vị nghiên cứu trong vùng đó
(Petter Hagg). Các công trình nghiên cứu về địa phương chủ yếu gắn với việc tìm hiểu tự
nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người của địa phương đó.
Nhìn chung, việc nghiên cứu LSĐLĐP được nghiên cứu rộng rãi ở các nước trên thế
giới như: Liên Xô, Pháp, Hoa Kì, Anh, ,…Qua các tác phẩm, các tác giả đã thể hiện việc

tìm hiểu nội dung về lịch sử hình thành và phát triển, vị trí địa lí và đặc điểm địa lí của từng
địa phương cụ thể và xác lập mối quan hệ của LSĐLĐP trong mối quan hệ với lịch sử và
địa lí của đất nước. Đây là nguồn tài liệu để các nhà giáo dục (đặc biệt là GV và HS) tham
khảo và tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục niềm yêu quê hương đất nước, say mê tìm
hiểu về địa phương mình ở các em.
Dạy học các nội dung thuộc lĩnh vực xã hội ở bậc tiểu học trên thế giới thường được
thực hiện thông qua môn học tích hợp với tên gọi khác nhau như: Tìm hiểu xã hội (Social
studies) ở Mĩ, Canada, Guyana, Đức, Nhật, Singapore ; Nghiên cứu xã hội và môi trường
(Study of society and environment) ở Úc, Văn hóa nhân văn (Culture Humanism) ở Pháp...
Môn học này tích hợp nội dung của nhiều lĩnh vực khác nhau từ lịch sử, địa lí đến văn hóa,
pháp luật, tôn giáo, kinh tế, triết học,… Các nội dung học tập tích hợp được thiết kế thành
những chủ đề lớn tạo mối liên kết giữa các bài học. Nội dung LSĐLĐP được dạy học tích


5
hợp trong các mạch nội dung/ chủ đề có liên quan về lịch sử, địa lí… của môn Tìm hiểu xã
hội/ Nghiên cứu xã hội ở tiểu học . Ngoài ra, chương trình được thiết kế theo hướng phát
triển năng lực của người học, GV tổ chức các hoạt động học tập nhằm khuyến khích HS
hình thành và rèn luyện các năng lực học tập bộ môn của mình. Chương trình cũng đã phát
triển các NL học tập bộ môn cho các em qua các hoạt động học tập: điều tra, khảo sát, xử lí
các vấn đề liên quan nội dung bài học, hoặc sử dụng công nghệ thông tin để xử lí và tổng
hợp thông tin, báo cáo sản phẩm học tập…
1.1.2.2. Trong nước
Có những tài liệu nghiên cứu về LSĐLĐP như sau:
Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy Địa lí địa phương (Tập 1,2) của Lê Bá Thảo,;
Nghiên cứu biên soạn Địa lí địa phương phục vụ việc giảng dạy và học tập ở trường phổ thông
của Lê Thông; Biên soạn tài liệu nội dung địa phương - môn Địa lí của Nguyễn Tuyết Nga,
Phạm Thị Thanh; Địa lí địa phương trong trường phổ thông của Lâm Quang Dốc… Những tài
liệu này chủ yếu nghiên cứu về PPDH và biên soạn tài liệu dạy học ở trường phổ thông.
Đối với nội dung LSĐP, có các tác giả đã đề cập đến vấn đề này như sau: Lịch sử địa

phương (2007) của Dự án phát triển giáo viên tiểu học; “Lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh, tiềm năng kinh tế 63 tỉnh thành Việt Nam” của Phạm Duy Thanh Long (2012), “Giáo
trình lịch sử địa phương” của Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên) (2007) ….
Một số luận văn, luận án đã đề cập đến vấn đề dạy học LSĐLĐP Nhìn chung, các tác
giả đã nêu được tầm quan trọng của tài liệu LSĐLĐP trong dạy học môn Lịch sử, Địa lí ở
trường phổ thông và nhấn mạnh mối quan hệ giữa địa phương với dân tộc. Qua đó, các tác
giả cũng đã đề xuất một số biện pháp sử dụng tài liệu LSĐLĐP ở từng địa phương như
Quảng Nam - Đà Nẵng, Thái Nguyên, Quảng Bình, Bắc Ninh, Tây Ninh,... Đây là cơ sở lí
luận quan trọng giúp tác giả tìm hiểu hướng giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
Bên cạnh đó, trong chương trình tiểu học hiện hành, ở lớp 4, 5, nội dung lịch sử tích
hợp với nội dung địa lí tạo thành một môn học Lịch sử và Địa lí. Các bài học là cơ hội để
GV tích hợp nội dung của địa phương mình vào DH, giúp củng cố biểu tượng lịch sử, địa lí
của Việt Nam đồng thời giáo dục lòng yêu quê hương, nơi sinh ra và lớn lên của các em.
Ngoài ra, để giúp GV có cơ hội giáo dục nội dung địa phương cho HS, chương trình còn có
một số tiết dạy LSĐLĐP; qua đó GV có nhiều điều kiện tổ chức đa dạng các hoạt động dạy
học các nội dung về địa phương cho HS. Tuy nhiên, tài liệu dạy về nội dung địa phương
được biên soạn còn tự phát, thiếu tính đồng bộ và chưa khai thác hết nội dung về địa
phương, những tài liệu chỉ tập trung vào thiết kế các bài học để dạy các tiết LSĐLĐP mà
chưa tập trung đi sâu vào tích hợp trong các bài học trong chương trình.
Ở Phú Yên, có nguồn tài liệu hướng dẫn dạy học LSĐLĐP cho nhà trường phổ thông
như: “Tài liệu Địa lí địa phương (Dành cho các trường Trung học cơ sở)” , “Tài liệu giảng
dạy Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí địa phương Phú Yên (Dùng trong trường Trung học cơ sở)”
của Lê Nhường (chủ biên), Tài liệu “Giáo trình Địa lí địa phương tỉnh Phú Yên” của
Nguyễn Thị Ngạn và “Giáo trình Lịch sử địa phương tỉnh Phú Yên” Nguyễn Văn Thưởng
đề cập đến việc tiếp cận dạy học lịch sử Phú Yên và địa lí Phú Yên với đối tượng là sinh
viên các hệ cao đẳng và đại học. Ngoài ra, Hội thảo khoa học „„Nghiên cứu và giảng dạy
lịch sử - địa lí địa phương tỉnh Phú Yên‟‟ đã bàn luận về cách tổ chức đưa các nội dung này
vào dạy học với các phương pháp và hình thức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học



6
tập của HS. Tuy nhiên, các đề xuất này chỉ vận dụng vào dạy học ở bậc phổ thông trung học
và các trường đại học, cao đẳng.
Qua nghiên cứu, có thể nhận thấy rằng có nhiều tài liệu đề cập đến các mức độ và
khía cạnh khác nhau của việc dạy học nội dung LSĐLĐP theo hướng tích cực hóa hoạt động
của HS và nhiều tài liệu đi sâu vào nghiên cứu việc DHTH các nội dung về LSĐLĐP của
các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu LSĐLĐP trong dạy
học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học cũng như hướng dẫn tổ chức dạy học tích hợp
LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí cho HS tiểu học tỉnh Phú Yên.
1.2. Lí luận về dạy học tích hợp
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Tích hợp
- Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn
học hoặc giữa các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất.
- Tích hợp có thể hiểu là lồng ghép những nội dung cần thiết vào nội dung vốn có
của môn học. Đây là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao NL người học,
giúp người học tiếp thu, vận dụng kiến thức, kĩ năng mà mình học được nhằm giải quyết
một vấn đề.
1.2.1.2. Dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp (DHTH) là một quan niệm dạy GV lồng ghép những nội dung giáo
dục vào môn học sẵn có, qua các hoạt động học tập do GV tổ chức, hướng dẫn, HS không
chỉ biết thu thập, chọn lọc và xử lí thông tin mà còn chủ động nêu vấn đề, vận dụng các tri
thức và kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề học tập và trong cuộc sống. Vì vậy, DHTH
giúp cho việc học tập trở nên có ý nghĩa đối với HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo
dục hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp
- Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của HS và được vận dụng vào các tình
huống cụ thể, có ý nghĩa thực tiễn đối với HS.
- DHTH giúp người dạy xác định rõ mục tiêu, phân biệt những nội dung quan trọng
khi lựa chọn nội dung dạy học.

- DHTH giúp phát triển ở HS những NL giải quyết các vấn đề phức hợp và giúp cho
việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với HS so với việc dạy học hay giáo dục một cách
riêng rẽ.
- DHTH dạy cho HS cách sử dụng kiến thức trong bối cảnh thực tiễn.
- DHTH giúp xác lập mối quan hệ giữa các kiến thức đã học.
1.2.3. Đặc điểm dạy học tích hợp
- DHTH hướng tới người học
- DHTH hướng tới phát triển năng lực
- DHTH kết hợp giữa lí thuyết với thực hành
- DHTH đặt người học vào tình huống thực tế
1.2.4. Hình thức và mức độ dạy học tích hợp
Có 3 mức độ tích hợp trong dạy học: Tích hợp toàn phần (integration); Lồng ghép
(infusion); Liên hệ (Permeation).
3 mức độ tích hợp có thể tổ chức dạy học LSĐLĐP vào trong các bài học đó như sau:


7
- Dạng 1: Toàn bài có nội dung dạy học về LSĐLĐP. Trong nội dung, chương trình
môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học, các bài học tích hợp toàn bài được thể hiện ở các tiết Lịch
sử địa phương, Địa lí địa phương theo phân phối chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo
qui định.
- Dạng 2: Bài học có một số nội dung, hoạt động lồng ghép dạy học về LSĐLĐP.
- Dạng 3: Bài học có một hoặc nhiều nội dung có khả năng bổ sung, liên hệ kiến thức
về LSĐLĐP. Các kiến thức về địa phương không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào
kiến thức bài học, GV có thể liên hệ các kiến thức địa phương để làm rõ kiến thức bài học.
1.2.5. Qui trình dạy học tích hợp
Có nhiều tác giả đã đưa ra qui trình DHTH, tuy nhiên, mỗi tác giả có cách tiếp cận và
qui trình khác nhau và cần mô tả, cụ thể hóa từng bước thực hiện trong qui trình. Qua
nghiên cứu, tác giả nhận thấy qui trình tổ chức dạy học của tác giả Trần Thị Thanh Thủy và
nhóm tác giả của tài liệu tập huấn là thích hợp với hướng nghiên cứu của đề tài. Cụ thể:

Bước 1: Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của HS khi kết thúc chủ đề
Bước 2: Lựa chọn chủ đề, tình huống tích hợp
Bước 3: Xác định các yếu tố khác của quá trình dạy học
Bước 4: Thiết kế các hoạt động dạy học
Bước 5: Xây dựng công cụ đánh giá
Bước 6: Tổ chức dạy học
Bước 7: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học
1.3. Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phƣơng trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
1.3.1. Khái niệm
Tích hợp LSĐLĐP là sự kết hợp kiến thức về lịch sử và địa lí của địa phương, nơi HS
sinh sống vào nội dung bài học thành một nội dung gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau, giúp
người học biết, hiểu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng có liên quan đến lịch sử và địa lí,
đồng thời giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và có những
thay đổi về thái độ và hành vi cần thiết để góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.
1.3.2. Chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
1.3.2.1. Quan điểm xây dựng chương trình
1.3.2.2. Mục tiêu chương trình
1.3.2.3. Nội dung chương trình
- Phần Lịch sử bắt đầu được dạy từ lớp 4 bao gồm những kiến thức về Lịch sử Việt
Nam từ buổi đầu dựng nước (khoảng năm 700 TCN) đến buổi đầu thời Nguyễn và lớp 5 gồm
những kiến thức từ thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) đến những năm sau 1975. Mỗi bài
học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình của một giai đoạn
nhất định trong một bối cảnh cụ thể và liên quan tới rất nhiều sự kiện, hiện tượng và các
nhân vật lịch sử trong bối cảnh đó.
- Phần Địa lí 4 chủ yếu nhằm cung cấp biểu tượng địa lí và bước đầu hình thành một
số khái niệm và mối quan hệ địa lí đơn giản. Những kiến thức được đưa vào nội dung về các
vùng miền lãnh thổ khác nhau của Việt Nam dựa theo đặc trưng nổi bật của vùng đó. Mỗi
miền chọn “trường hợp mẫu” nhằm tập trung vào một số biểu tượng tiêu biểu của địa lí đất
nước. Chương trình Địa lí lớp 5 trình bày kiến thức địa lí tương đối hệ thống theo trật tự từ



8
đặc điểm tự nhiên dân cư, tới đặc điểm kinh tế Việt Nam, sơ lược địa lí các châu lục, các
quốc gia tiêu biểu của các châu lục đó, các đại dương.
Nội dung lịch sử và địa lí ở trường phổ thông có mối quan hệ, gắn kết với nhau và tác
động qua lại lẫn nhau. Các sự kiện, quá trình lịch sử đều diễn ra trong không gian địa lí và
chịu tác động bởi các yếu tố địa lí và ngược lại, các hoạt động lịch sử cũng chịu tác động
không nhỏ đến các yếu tố địa lí. Ở tiểu học, nội dung lịch sử và địa lí ở tiểu học được thể
hiện tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí (chương trình hiện hành và chương trình mới).
1.3.3. Vai trò và ý nghĩa của dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương ở tiểu học
Tài liệu của Nguyễn Thị Côi, Lâm Quang Dốc,… cho rằng, dạy học LSĐLĐP có vai
trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dạy học ở trường phổ thông nói chung và nhà
trường tiểu học nói riêng.
LSĐLĐP là nguồn tri thức quan trọng giúp HS hiểu biết về lịch sử địa phương mình,
về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương. Qua
dạy học LSĐLĐP, HS có những nhận thức cụ thể và sinh động về những truyền thống tốt
đẹp của quê hương đất nước của cha ông, những đặc trưng tiêu biểu của địa phương mình
và những thành tựu mà quê hương mình đạt được. Không những vậy, dạy học LSĐLĐP còn
giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn không những về lịch sử, địa lí của dân tộc mà còn thấy
được mối liên hệ chặt chẽ giữa LSĐLĐP và LSĐL của dân tộc, khám phá được những nét
đặc trưng của quê hương mình.
Từ những hiểu biết về LSĐLĐP, HS ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ những di sản
văn hóa, những truyền thống tốt đẹp của địa phương mà cha ông để lại. Đồng thời, HS thể
hiện lòng say mệ, hứng thú; rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, năng lực khái quát trong
học tập môn Lịch sử và Địa lí.
1.3.4. Khả năng dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí ở
tiểu học
1.3.4.1. Một số văn bản chỉ đạo
Công văn 5982/BGDĐT-GDTH V/v Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa
phương các môn học ở Tiểu học ban hành ngày 7 tháng 7 năm 2008.

Đối với địa phương tỉnh Phú Yên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên đã dựa vào
công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc tổ chức dạy học Lịch sử và Địa lí địa
phương ở tiểu học qua công văn số : 1159/GD- ĐT ngày 19 tháng 08 năm 2008 V/v
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Năm học 2008 - 2009 đối với cấp GDTH”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 3536/BGDĐT-GDTH V/v biên
soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình Giáo
dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020 -2021, ban hành ngày 19 tháng 8
năm 2019.
1.3.4.2. Môn Lịch sử và Địa lí với việc dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí được xây dựng mở rộng dần về phạm vi không
gian địa lí và không gian xã hội. Kiến thức LSĐLĐP được tích hợp trong các chủ đề về địa
phương, vùng miền, đất nước và thế giới qua việc mở rộng về không gian địa lí và xã hội.
Ngoài ra chương trình môn học cũng đã kết nối kiến thức, kĩ năng của các môn học và hoạt
động giáo dục ở trường học, qua đó, HS được vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều môn


9
học khác vào giải quyết các vấn đề trong hoạt động và áp dụng vào thực tiễn phù hợp với
lứa tuổi.
Về nội dung, môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học theo chương trình hiện hành có các tiết
lịch sử, địa lí dành cho địa phương và nội dung địa phương cũng được tích hợp qua các chủ
đề vùng miền và đất nước; chương trình mới có cấu trúc thành các mạch nội dung, các chủ
đề, có nhiều không gian/nội dung để có thể đưa nội dung LSĐLĐP vào tổ chức dạy học, cụ
thể đó là mạch nội dung Địa phương em và Duyên hải miền Trung. Đây là cơ hội thuận lợi
để GV có thể khai thác nội dung địa phương và tổ chức dạy học LSĐLĐP trong môn học
cho HS. Đồng thời, môn học chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng học tập
như: quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, thảo luận, đặt câu hỏi, trình bày..... hiểu biết của bản
thân về các sự kiện lịch sử, các biểu tượng địa lí đơn giản của đất nước nói chung và địa
phương Phú Yên nói riêng.
Đặc biệt, việc dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học tạo

sự hứng thú, thu hút sự tham gia tích cực của HS, từ đó GV có thể tổ chức các hoạt động
dạy học tích cực nhằm giúp HS chủ động hơn trong việc tìm kiếm tri thức, nâng cao năng
lực học tập bộ môn cũng như thể hiện tình yêu mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.
Có thể khẳng định rằng: Môn Lịch sử và Địa lí là môn học phù hợp và có tiềm năng
để GV có thể khai thác các nội dung địa phương không chỉ giáo dục LSĐLĐP cho HS địa
phương Phú Yên nói riêng mà cũng phù hợp cho HS cả nước nói chung và thông qua 2 cách
tiếp cận cơ bản: khai thác nội dung môn học và tổ chức, sử dụng kết hợp các phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học tích cực.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học và việc dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa
phương trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
- Đặc điểm hệ thần kinh trực quan hành động và trí nhớ trực quan chiếm ưu thế nên
học tập qua thực địa, trải nghiệm thực tế và tổ chức các hoạt động dự án các nội dung
LSĐLĐP với các biểu tượng cụ thể sẽ tạo hứng thú học tập, phù hợp với HS lớp 4,5.
- Hoạt động nhận thức mang tính cụ thể và xúc cảm của các em HS thuận lợi cho GV
khi đưa ra những định hướng cho nội dung học tập, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, xây
dựng chủ đề tích hợp nội dung LSĐLĐP. Tuy nhiên, vì sự chú ý và ý chí của các em chưa
bền vững nên GV cần lưu ý, kiểm soát việc thực hiện các hoạt động học tập của HS, khuyến
khích các em thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
1.5. Thực trạng dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phƣơng trong môn Lịch sử và Địa lí
ở các trƣờng tiểu học tỉnh Phú Yên
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 20 trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Yên với
4340 HS và 153 GV. Kết quả thu được qua phiếu điều tra như sau
- GV tiểu học hiện nay đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, mục đích về dạy học
LSĐLĐP ở trường tiểu học, bước đầu có ý thức sử dụng phối hợp nhiều hình thức tổ chức
các hoạt động học tập về LSĐLĐP trong công tác giảng dạy của mình tuy nhiên hiệu quả
chưa được như mong muốn. GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nội dung và
cách thức tổ chức các hoạt động dạy học LSĐLĐP.
- GV gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nội dung và tài liệu hướng dẫn cách thức
tổ chức dạy học tích hợp LSĐLĐP. Ở nhiều trường tiểu học, các tiết học LSĐL, ĐLĐP còn
mang tính hình thức, đối phó, không lôi cuốn hứng thú của HS. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn



10
về qui trình tổ chức DHTH các nội dung về LSĐLĐP và các gợi ý về chủ đề, các nội dung
về LSĐLĐP phù hợp với đối tượng HS tiểu học để GV có cơ sở để lựa chọn và những biện
pháp để tổ chức các hoạt động nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất, nhằm phát huy năng lực học
tập của HS.
- HS rất muốn tìm hiểu về lịch sử, địa lí của địa phương mình, tuy nhiên các em ít
được tham gia vào các hoạt động do GV tổ chức. Các tiết Lịch sử địa phương, Địa lí địa
phương GV thường xem nhẹ hoặc chỉ tổ chức qua loa; các kiến thức địa phương không
được đưa vào nội dung ôn tập, kiểm tra nên các em thường coi nhẹ, thậm chí không quan
tâm đến nội dung này.
CHƢƠNG 2.
QUI TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ ĐỊA
PHƢƠNG TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH
PHÚ YÊN
2.1. Nguyên tắc dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phƣơng LSĐLĐP môn Lịch sử và
Địa lí
2.1.1. Đảm bảo mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí
2.1.2. Đảm bảo tính vừa sức với học sinh
2.1.3. Đảm tính xác thực với thực tiễn
2.1.4. Đảm bảo tính linh hoạt và sáng tạo
2.1.5. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
2.2. Xây dựng qui trình dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phƣơng trong môn Lịch sử
và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên
Dạy học tích hợp LSĐLĐP vào môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học có thể được tiến
hành theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp
- Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung tích hợp LSĐLĐP trong chương trình môn Lịch
sử và Địa lí ở tiểu học

- Bước 2: Lựa chọn các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học để tổ chức dạy
học tích hợp kiến thức LSĐLĐP
- Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học tích hợp
Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học tích hợp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: Tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp cho HS
Bước 3: Tổ chức HS báo cáo kết quả hoạt động học tập
Giai đoạn 3: Đánh giá học sinh
Bước 1: Đánh giá thường xuyên
Bước 2: Đánh giá cải tiến
2.3. Một số biện pháp dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phƣơng trong môn Lịch sử và
Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên
2.3.1. Xác định nội dung lịch sử, địa lí tỉnh Phú Yên
Dựa vào các tài liệu với nội dung về LSĐLĐP tỉnh Phú Yên được xuất bản, chúng
tôi lựa chọn các kiến thức về LSĐLĐP đảm bảo tính khoa học, cập nhật các vấn đề thời đại


11
phù hợp với nội dung chương trình, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Tạo điều kiện cho
HS được thực hành, trải nghiệm, khám phá tri thức, hình thành kĩ năng và các năng lực cần
thiết trong học tập bộ môn.
Bảng địa chỉ tích hợp nội dung lịch sử địa phương
Bài học
Nội dung tích hợp
Mức
độ
Phần Lịch sử lớp 4
- Năm 1597, Chúa Nguyễn Hoàng giao trọng trách cho
Bài 22: Cuộc khẩn Lương Văn Chánh đưa các hộ dân đến các cứ Cù Mông, Bà
Lồng

hoang ở Đàng
Đài, Đà Diễn, Đà Nông nơi có nhiều con sông lớn, đất đai
ghép
Trong
tươi tốt, sông nước hài hòa, vũng vịnh gần kề; khai khẩn đất
hoang lập làng, lập ấp
- Nhân dân Phú Yên đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Tây
Bài 24: Nghĩa
quân Tây Sơn tiến Sơn ngay từ đầu. Tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa Liên hệ
giành thắng lợi.
ra Thăng Long
- Lỗ Chảo, Ngân Điền, Sơn Xuân,... ở Phú Yên là nơi chế
tạo ra các loại vũ khí: hỏa cầu, hỏa nổ, hỏa long,…và mở
những xưởng đúc rèn vũ khí lớn cho quân đội Tây Sơn, góp
phần không nhỏ làm nên đại thắng quân Thanh.
Bài 26: Những
- Khoa đầu tiên mở vào năm 1789 gọi là khoa Minh Kinh.
chính sách về kinh Phan Văn Biên, người huyện Tuy Hòa, phủ Phú Yên đỗ
tế và văn hóa của hạng ưu. Sau khi đỗ, Phan Văn Biên được bổ làm Huấn đạo
vua Quang Trung ở Phú Yên.
- Lịch sử hình thành đất Phú
Lịch sử địa
- Văn hóa truyền thống của địa phương
phương
Bài 25: Quang
Trung đại phá
quân Thanh

Phần Lịch sử lớp 5
Bài 7: Đảng

- Ngày 5/10/1930, Phan Lưu Thanh thành lập chi bộ Đảng
Cộng sảnViệt Nam Cộng sản đầu tiên tại Phú Yên tại thôn Đồng Bé, xã Xuân
ra đời
Long, huyện Đồng Xuân.
Ngày 24/8/1945, nhân dân Phú Yên dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh đã
Bài 9: Cách
vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, phá
mạng mùa thu
tung gông xiềng 80 năm nô lệ, thoát khỏi ách áp bức của đế
quốc, thực dân phong kiến.
Bài 12:
- Tình hình giặc ngoại xâm sau 1945.
Vượt qua tình thế - Biện pháp chống lại 3 loại giặc của tỉnh Phú Yên.
hiểm nghèo
Bài 13: “Thà hi
Ngày 26/6/1946, quân dân Tuy Hòa vẫn giữ vững thế trận
sinh tất cả chứ
và lập nhiều chiến công xuất sắc và chi viện tích cực cho
nhất định không chiến trường Nam Trung Bộ.
chịu mất nước”
Bài 17: Chiến
Từ ngày 20/1/1954 đến tháng 6/1954, quân dân Phú Yên

Liên hệ

Liên hệ

Toàn
phần


Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ
Liên hệ


12
thắng lịch sử Điện
Biên Phủ
Bài 19: Nước nhà
bị chia cắt
Bài 20: Bến Tre
“đồng khởi”

Bài 22: Đường
Trường Sơn

Bài 23: Sấm sét
đêm giao thừa

Bài 26: Tiến vào
Dinh Độc lập
Lịch sử địa
phương


Bài

Bài 2,3: Làm
quen Bản đồ
Bài 24: Dải đồng
bằng duyên hải
miền Trung

đập tan chiến dịch Át-Lăng của giặc Pháp, chia lửa cùng
chiến trường chính Điện Biên Phủ.
- Ngày 7/9/1954, chính quyền Ngô Đình Diệm xả súng
vào đoàn biểu tình của nhân dân Tuy An, gây ra vụ thảm sát
Ngân Sơn - Chí Thạnh làm 64 người chết, 76 người bị
thương tại Nhà Thương và khu Nhà hát Nhân dân huyện
“Cuộc Đồng khởi Hòa Thịnh - điểm mở đầu phong trào
giải phóng các tỉnh đồng bằng khu V” vào ngày 22/12/1960.
- Vũng Rô là một vùng nước sâu nằm ở chân Đèo Cả,
nước rất sâu, tàu 100 tấn có thể vào dễ dàng. Từ tháng 7/
1964, theo chỉ thị của Trung ương Đảng, Vũng Rô được
chọn để làm bến tiếp nhận vũ khí miền Bắc chi viện cho
Phú Yên và liên tỉnh.
- Từ ngày 28/11/1964 đến 2/2/1965, tàu 41 đã ba lần đưa
vũ khí chi viện theo đường Hồ Chí Minh trên biển từ miền
Bắc vào bến Vũng Rô an toàn với gần 200 tấn vũ khí, thuốc
men, hàng quân sự, đem lại cho quân và dân Phú Yên một
tiềm lực mới. Đến chuyến tàu thứ 4 mang số hiệu 143 bị
địch phát hiện vào ngày 16/02/1965.
- Trong đêm 29 rạng sáng 30/01, các đơn vị vũ trang nổ
súng mở màn cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân
1968 tất cả các huyện lị, chi khu, thị trấn trong tỉnh đều bị

ta tấn công. Cuộc tiến công và nổi dậy chia làm 2 đợt:
+ Đợt 1: Bắt đầu từ 30/01 đến 05/02/1968.
+ Đợt 2: Bắt đầu từ tháng 3/1968.
- Ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa được hoàn toàn giải
phóng, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
tung bay trên đỉnh núi Nhạn Tháp.
- Tìm hiểu tiếng quê em
- Những người con anh hùng đất Phú
Bảng địa chỉ tích hợp nội dung địa lí địa phương
Nội dung tích hợp
Phần Địa lí lớp 4
- Khái niệm bản đồ, lược đồ
- Làm quen các yếu tố của bản đồ (giới thiệu bản đồ tỉnh
Phú Yên)
- Cách sử dụng bản đồ
- Xác định đồng bằng Phú Yên thuộc dải đồng bằng Bình
Phú
- Đặc điểm khí hậu địa phương Phú Yên
- Đặc điểm địa hình

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ
Toàn

phần

Mức
độ

Liên hệ

Liên hệ


13
Bài 25: Người
dân và hoạt động
sản xuất ở đồng
bằng Duyên hải
miền Trung
Bài 26: Người
dân và hoạt động
sản xuất ở đồng
bằng Duyên hải
miền Trung (tt)
Bài 29: Biển,
đảo, quần đảo

- Dân cư, dân tộc có ở địa phương
- Điều kiện để phát triển các hoạt động sản xuất của địa
phương

- Hoạt động du lịch, công nghiệp của địa phương
- Kể tên, thuyết trình, sưu tầm tranh ảnh một số lễ hội

- Qui trình sản xuất đường

- Mô tả vùng biển địa phương, (sử dụng bản đồ)
- Vai trò của biển, đảo ở địa phương
- Khai thác khoáng sản ở địa phương: tài nguyên, sản
Bài 30: Khai thác
phẩm, vai trò
khác khoáng sản,
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản: hoạt động ở địa phương,
hải sản ở vùng
sản phẩm, giá trị hải sản đối với nền kinh tế địa phương
biển Việt Nam
- Nguyên nhân gây cạn kiệt, giải pháp
Phần Địa lí lớp 5
- Địa hình ở địa phương em (đồi núi hay đồng bằng; tên
Bài 2: Địa hình,
các dãy núi; đặc điểm địa hình).
khoáng sản
- Các loại khoáng sản ở địa phương.
- Khí hậu địa phương: nhiệt độ, loại khí hậu, ảnh hưởng
Bài 3: Khí hậu
của khí hậu đến đời sống và hoạt động sản xuất của con
người
- Sông ngòi địa phương (phân bố, tên các con sông, đặc
điểm sông ngòi; nhận xét nước sông ở địa phương)
Bài 4: Sông ngòi
- Giải thích vì sao sông miền Trung thường ngắn và dốc
- Ảnh hưởng của nước sông đến đời sống và sản xuất của
người dân
- Vùng biển ở địa phương (địa phương tiếp giáp với biển;

đặc điểm, vai trò, tên một số hải sản đặc trưng của địa
Bài 5: Vùng biển phương)
nước ta
- Tên các bãi biển của địa phương
- Những điểm thuận lợi và khó khăn của người dân vùng
biển của địa phương
Bài 6: Đất và
- Tên, đặc điểm các loại đất chính ở địa phương
rừng
- Đặc điểm rừng địa phương, vai trò của rừng
- Số liệu dân số ở địa phương (so với các địa phương khác
trong tỉnh)
Bài 8: Dân số
- Tình hình gia tăng dân số
nước ta
- Hậu quả của việc gia tăng dân số
- Các biện pháp kế hoạch hóa ở địa phương

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ


Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ


14
- Tên các dân tộc ở địa phương
- Mật độ dân số ở địa phương(sự thay đổi về mật độ dân số
theo thời gian)
- Sự phân bố dân cư
Bài 10: Nông
- Tìm hiểu các ngành sản xuất nông nghiệp ở địa phương
nghiệp
- Các loại cây trồng, vật nuôi; đặc điểm; giá trị
- Tìm hiểu các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp của
Bài 11: Lâm
địa phương; so sánh, nhận xét diện tích rừng, thủy sản hiện nay
nghiệp và thủy sản
với những năm trước.
- Tìm hiểu các ngành công nghiệp, thủ công; sản phẩm của
Bài 12, 13: Công ngành.
nghiệp
- Vai trò, vị trí, giá trị của sản phẩm của địa phương
- Các làng nghề truyền thống
- Các loại hình giao thông vận tải ở địa phương
Bài 14: Giao

- Tình hình, vai trò của các loại hình giao thông vận tải ở
thông vận tải
địa phương
- Sự phát triển hệ thống giao thông vận tải ở địa phương.
- Hoạt động, sản phẩm của ngành thương mại ở địa
Bài 15: Thương phương
mại và du lịch
- Điều kiện để phát triển du lịch; hoạt động, địa điểm du
lịch ở địa phương
- Thiên nhiên Phú Yên
Địa lí địa phương
- Hoạt động kinh tế
Bài 9: Các dân
tộc và sự phân bố
dân cư

Liên hệ

Liên hệ
Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ
Toàn
phần

2.3.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học trong dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa

phương trong môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên
2.3.2.1. Phương pháp dự án
Phương pháp dự án được sử dụng vào những bài học có mức độ tích hợp toàn phần: lịch
sử địa phương, địa lí địa phương. Ngoài ra, ở các dạng bài có mức độ lồng ghép, liên hệ.
Giai đoạn 1. Lập kế hoạch
Bước 1. Lựa chọn chủ đề
Bước 2. Xây dựng các tiểu chủ đề
Bước 3. Lập kế hoạch các nhiệm vụ cần thực hiện
Giai đoạn 2. Thực hiện dự án
Bước 1. Thu thập thông tin
Bước 2. Xử lí thông tin
Bước 3. Tổng hợp thông tin
Giai đoạn 3. Tổng hợp, báo cáo kết quả
Bước 1. Xây dựng sản phẩm
Bước 2. Báo cáo trình bày sản phẩm
Bước 3. Đánh giá


15
2.3.2.2. Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp giải quyết vấn đề được sử dụng vào những bài học có mức độ tích hợp
toàn phần: lịch sử địa phương, địa lí địa phương; những bài học này thường có nội dung học
tập về địa phương tương đối rộng, dễ xây dựng những tình huống có vấn đề.
Bước 1. Xây dựng các vấn đề học tập
- GV nghiên cứu kĩ mục tiêu và nội dung bài học và nội dung LSĐLĐP tỉnh Phú Yên
có liên quan.
- GV xây dựng các vấn đề trong dạy học LSĐLĐP tỉnh Phú Yên
- Dự kiến các hướng giải quyết của HS
Bước 2. Tổ chức cho HS giải quyết vấn đề
- GV đưa ra vấn đề có liên quan đến nội dung bài học

- HS tiếp nhận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống
- HS huy động kiến thức có liên quan và đưa ra các giả thuyết để giải quyết tình
huống/ vấn đề học tập mà GV đưa ra.
- Dựa vào các kiến thức đã học để có thể lập luận, trình bày giải pháp
- HS các nhóm trình bày các cách giải quyết vấn đề đặt ra
Bước 3. Kiểm tra kết quả, kết luận vấn đề
- GV tổ chức cho HS các nhóm đưa ra ý kiến, nhận xét, bổ sung các thông tin của các
nhóm trình bày; đặt câu hỏi chất vấn cho các nhóm khác (nếu có)
- GV kết luận (nội dung kiến thức của bài học), đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp
theo (nếu có)
2.3.2.3. Phương pháp thảo luận
Phương pháp thảo luận được sử dụng vào tất cả các bài học ở các mức độ toàn phần,
lồng ghép, liên hệ.
Bước 1. Chuẩn bị
- GV xác định chủ đề, nội dung về LSĐLĐP tỉnh Phú Yên cần được thảo luận.
.- Lập kế hoạch cho HS thảo luận
Bước 2. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- GV giao nhiệm vụ thảo luận
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
Bước 3. Báo cáo kết quả thảo luận
GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bước 4. Tổng kết
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, tổng kết và đưa ra kết luận cho nội
dung thảo luận.
- GV có thể gợi ý, đưa ra các nhiệm vụ tìm tòi có liên quan.
2.3.2.4. Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi thường được sử dụng trong các bài học với mức độ lồng ghép,
liên hệ; qua các trò chơi, HS không những dễ dàng tìm hiểu về địa phương mình.
Bước 1. Chuẩn bị
- GV xác định chủ đề, nội dung về LSĐLĐP tỉnh Phú Yên để tổ chức cho HS

- Xác định mục tiêu trò chơi
- Lập kế hoạch tổ chức trò chơi


16
Bước 2. Tổ chức cho HS thực hiện các trò chơi học tập
- GV phố biến trò chơi
- GV tổ chức HS chơi
Bước 3. Tổng kết trò chơi
- GV dựa vào yêu cầu, nội dung, kết quả để đánh giá (HS đánh giá)
- GV có thể “thưởng” hoặc “phạt” người thắng hoặc người thua, nhận xét thái độ của
người tham dự và rút kinh nghiệm.
GV tổng kết lại những gì cần học qua trò chơi
2.3.3. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học
Để nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu
học, GV cần tăng cường sử dụng các lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, sơ đồ, videp clip,…
Những phương tiện dạy học (PTDH) này đóng vai trò quan trọng vừa là công cụ để GV tổ
chức các hoạt động học tập (dự án, quan sát, tình huống vấn đề,...) đồng thời kích thích sự
hứng thú cho HS. PTDH vừa là phương tiện vừa là nguồn tri thức để HS chủ động tìm hiểu,
phân tích, so sánh, tổng hợp… để khai thác các PTDH nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập
được giao. Bên cạnh đó, các PTDH còn giải thích, minh họa các thông tin HS vừa được
cung cấp, tìm hiểu, đồng thời giúp GV củng cố, ôn tập lại những kiến thức về LSĐLĐP mà
HS vừa học.
2.3.4. Đổi mới đánh giá trong dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương
Để đánh giá kiến thức về LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học, chúng tôi
sử dụng các công cụ đánh giá sau:
* Đánh giá qua sản phẩm học tập
Phương pháp đánh giá này được sử dụng cho các dự án học tập, vở bài tập, hoặc sản
phẩm hoạt động học tập của HS,…. Đây là những minh chứng có giá trị, cụ thể, qua sản
phẩm, GV đánh giá được năng lực của HS.

* Đánh giá qua quan sát hoạt động học của HS
Qua quan sát các hoạt động HS của HS, GV sẽ thu thập được những thông tin về HS
về những hoạt động, thái độ, … của HS trong những hoàn cảnh cụ thể. Nhờ đó, GV đánh
giá được các thao tác, kĩ năng giải quyết vấn đề,.. từ đó có thể đưa ra những nhận xét về kết
quả học tập của HS được công bằng, khách quan hơn.
* Đóng vai, xử lí tình huống
Đóng vai, xử lí tình huống là kĩ thuật đánh giá quá trình dạy học tích hợp LSĐLĐP.
Qua đóng vai, HS được sáng tạo, xây dựng đoạn đối thoại có cấu trúc chặt chẽ, dựa trên
việc vận dụng những kiến thức đã học, kinh nghiệm của bản thân để đưa ra các cách xử lí
những tình huống thực tiễn của cuộc sống.
* Đánh giá qua hỏi đáp
Đánh giá qua hỏi đáp (kiểm tra miệng) là phương pháp GV nhận được câu trả lời trực
tiếp của HS có liên quan đến nội dung học tập. Hỏi đáp thường được sử dụng trong kiểm tra
bài cũ, bài mới hoặc củng cố kiến thức vào cuối tiết học.
* Đánh giá qua bài kiểm tra
Các câu hỏi kiểm tra các kiến thức về LSĐLĐP qua môn Lịch sử và Địa lí cho HS
tiểu học ở Phú Yên gồm câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. Các câu hỏi được thiết kế
theo các mức sau:


17
Mức 1: Nhận biết, nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã học;
Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách
hiểu của cá nhân;
Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen
thuộc, tương tự trong học tập, đời sống;
Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra
những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
CHƢƠNG 3.
KHẢO NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Khảo nghiệm về qui trình và biện pháp dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phƣơng
3.1.1. Mục đích khảo nghiệm
- Xác định tính khả thi của qui trình và các biện pháp dạy học tích hợp LSĐLĐP trong
môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học.
- Lấy ý kiến góp ý để điều chỉnh qui trình và các biện pháp đã đề xuất để phục vụ cho
thực nghiệm sư phạm.
3.1.2. Đối tượng khảo nghiệm
Thành phần các chuyên gia tham gia khảo nghiệm, góp ý cho qui trình và các biện
pháp tổ chức dạy học đã đề xuất bao gồm:
- Hiệu trưởng, hiệu phó một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Yên: 17 người.
- Các chuyên gia về khoa học giáo dục: 10 người.
- Giáo viên giảng dạy ở một số trường tiểu học: 75 GV
3.1.3. Phương pháp khảo nghiệm
Quá trình khảo nghiệm được thực hiện bằng cách lấy ý kiến của chuyên gia để khảo
sát tính khả thi của qui trình đã xây dựng và các biện pháp dạy học tích hợp LSĐLĐP trong
môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học; từ đó, tập hợp các thông kê mô tả để có những kết quả về
khảo nghiệm này.
3.1.4. Kết quả khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến từ 102 cán bộ quản lí, GV, nhà khoa học về tính khả thi
và hiệu quả của qui trình và các biện pháp dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và
Địa lí ở tiểu học đã đề xuất. Các đối tượng khảo nghiệm dựa trên kinh nghiệm giảng dạy,
nghiên cứu, quản lí của mình để đóng góp ý kiến, nhận xét, đánh giá tính khả thi và hiệu quả
của qui trình và biện pháp đã đề xuất vào phiếu. Kết quả thu được từ việc trưng cầu ý kiến
của cán bộ quản lí, GV và các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục được thể hiện qua bảng:
Bảng. Kết quả khảo nghiệm qui trình dạy học tích hợp
Mức độ khả thi (KT)
TT
Qui trình
Rất KT
KT

Ít KT
Không KT
SL % SL %
SL
%
SL
%
1 Xây dựng kế hoạch dạy
22 21.6 77 75.5
3
2.9
0
0
học tích hợp
2 Tổ chức dạy học tích hợp 79 77.5 20 19.6
3
2.9
0
0
3 Đánh giá học sinh
19 18.6 76 74.5
7
6.9
0
0
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, qui trình thực hiện tổ chức dạy học tích hợp LSĐLĐP
đều có tính khả thi chiếm hơn 65%. Các giai đoạn thực hiện trong qui trình đều có thể thực


18

hiện hiệu quả và không có giai đoạn nào có đánh giá không khả thi. Kết quả thu được từ
phiếu khảo nghiệm cho thấy các đối tượng được khảo nghiệm đã tán thành với qui trình mà
tác giả đã xây dựng. Trong đó giai đoạn “Tổ chức dạy học tích hợp” được đánh giá rất khả
thi là 77.5%, giai đoạn “Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp” và giai đoạn “Đánh giá HS”
được đánh giá là khả thi lần lượt là 75.5% và 74.5%. Điều này chứng tỏ các giai đoạn thực
hiện trong qui trình dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí cho HS tiểu học
tỉnh Phú Yên là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng với yêu cầu của mục tiêu chương trình về dạy
học nội dung LSĐLĐP qua môn Lịch sử và Địa lí.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp
Mức độ khả thi (KT)
Không
T
Rất KT
KT
Ít KT
Các biện pháp
KT
T
SL
% SL % SL % SL %
Xác định nội dung lịch sử, địa lí
1
72 70.6 24 23.5 4
3.9
0
0
tỉnh Phú Yên
Vận dụng một số phương pháp dạy học:
Phương pháp dự án
19 18.6 68 66.7 10 9.8

5 4.9
2 Phương pháp giải quyết vấn đề
19 18.6 58 56.7 18 17.6 7 6.9
Phương pháp trò chơi
71 69.6 29 28.4 2 1.96 0
0
Phương pháp thảo luận
89 87.3 13 12.7 0
0
0
0
Vận dụng phối hợp các phương tiện 70 68.6 29 28.4 2 1.96 1 0.9
3
dạy học
8
4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá
21 20.6 74 72.5 7
6.9
0
0
Tất cả các biện pháp đều đánh giá là khả thi. Trong đó, biện pháp được đánh giá cao
nhất là “Xác định nội dung lịch sử, địa lí địa phương” (70.6%), tiếp theo là biện pháp “Phối
hợp các phương tiện dạy học” (68.6%). Điều này cho thấy việc xác định nội dung lịch sử,
địa lí tỉnh Phú Yên là một trong những biện pháp quan trọng cho sự thành công của qui trình
tổ chức dạy học tích hợp LSĐLĐP bởi vì nếu không xác định được các nội dung LSĐLĐP
thì GV không có ngữ liệu để tổ chức các hoạt động học tập có hiệu quả.
Với kết quả khảo nghiệm và những phân tích như trên, tác giả hoàn toàn có thể khẳng
định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
3.2. Khái quát quá trình thực nghiệm
3.2.1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm nghiệm hiệu quả và tính khả thi của qui trình và các biện pháp tổ chức dạy học
tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí đã được xây dựng và đề xuất bằng cách thực
nghiệm sư phạm tại một số trường tiểu học tỉnh Phú Yên.
3.2.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm theo các bài học được thiết kế dựa
vào qui trình và các biện pháp dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu
học đã đề xuất.
3.2.3. Phạm vi thực nghiệm
3.2.3.1. Địa bàn tiến hành thực nghiệm
Thực nghiệm được thực hiện tại 3 trường tiểu học thuộc địa bàn tỉnh Phú Yên là


19
trường tiểu học Lạc Long Quân (thành phố Tuy Hòa), trường tiểu học Sơn Hà (huyện Sơn
Hòa) và trường tiểu học Âu Cơ (thị xã Sông Cầu). Đây là 3 trường tiểu học thuộc ba địa bàn
dân cư khác nhau, với các sự kiện về lịch sử, đặc điểm về địa lí khác nhau, đối tượng HS và
yêu cầu về trình độ của GV không có sự khác biệt.
3.1.3.2. Đối tượng thực nghiệm
Để đảm bảo cho kết quả thực nghiệm được khách quan chúng tôi lựa chọn các lớp có
đặc điểm, điều kiện tương đương nhau (về số lượng HS, trình độ của HS, trình độ nghiệp vụ
của GV giảng dạy) của lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC).
3.2.3. Qui trình thực nghiệm
- Bước 1: Xây dựng, thiết kế các kế hoạch bài học tích hợp LSĐLĐP tỉnh Phú Yên
trong chương trình dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học.
- Bước 2: Triển khai dạy học thực nghiệm.
- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Bước 4: Gửi phiếu nhận xét, phản hồi ý kiến của GV và HS.
3.2.4. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành như sau:
- Thực nghiệm thăm dò: tuần thứ 5 đến tuần thứ 11 của năm học 2018 - 2019

- Thực nghiệm kiểm chứng:
Vòng 1: tuần thứ 11 đến tuần thứ 22 của năm học 2018- 2019
Vòng 2: Từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 30 của năm học 2018 - 2019
3.3. Thực nghiệm thăm dò
Tổ chức thực nghiệm trên đối tượng HS lớp 4,5 ở 2 nhóm TN và ĐC nhằm kiểm tra
trình độ giữa 2 nhóm TN và ĐC để xác định tính đồng đều về kiến thức cũng như kĩ năng
học tập làm nền tảng cho quá trình thực nghiệm tác động.
Kết quả thực nghiệm
Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 1 (đầu vào) và bảng tổng kết mức độ nhận thức
qua bài kiểm tra đầu vào phần Lịch sử lớp 4 cho thấy, điểm kiểm tra và các đại lượng thống kê
đối với bài kiểm tra đầu vào phần Lịch sử lớp 4 của các lớp TN và ĐC đều không có sự chênh
lệch lớn. Như vậy có thể nhận định rằng, các lớp TN và ĐC là những lớp có học lực khá. Điều
này tạo điều kiện thuận lợi để so sánh, đánh giá mức độ tác động của thực nghiệm.
cXét về mức độ xếp loại nhận thức đối với phần Lịch sử lớp 4, nhóm TN có mức khá
giỏi gần như ngang bằng với nhóm ĐC. Kết quả này làm cơ sở tốt để tác giả có thể tiến
hành thực nghiệm tác động có hiệu quả.
Bảng 3.6. Phân phối điểm kiểm tra lần 1 phần Lịch sử lớp 5
Lớp
Thực nghiệm
Đối chứng
Số lượng
%
Số lượng
%
4
7
6.6
6
5.7
5

20
18.9
25
23.8
6
47
44.3
44
41.9
7
24
22.6
23
21.9
Điểm số
8
8
7.5
7
6.7
9
0
0
0
0
Tổng
106
100,0
105
100

Các đại lƣợng thống kê khác
,0


20
6.06
6.00
Mean
6.00
6.00
Median
6
6
Mode
.994
.981
SD
Qua bảng xếp loại mức độ nhận thức qua thực nghiệm thăm dò, tác giả nhận thấy về
trình độ nhận thức giữa lớp TN và ĐC gần như tương đương nhau, điều này làm tăng độ tin
cậy khi tác giả thực hiện tác động về qui trình và các biện pháp dạy học tích hợp LSĐLĐP
đã đề xuất ở chương 2. Qua quan sát các hoạt động học tập của HS, HS ở 2 nhóm tham gia
thăm dò đều có những kĩ năng và năng lực thực hiện các nhiệm vụ học tập tương đồng
nhau. Tuy nhiên một số em vẫn còn gặp khó khăn trong việc giải quyết có nhiệm vụ học tập
do chưa có kĩ năng tìm tòi, phát hiện và giải quyết các vấn đề GV đặt ra.
3.4. Thực nghiệm tác động vòng 1
a. Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở đàng Trong (phần Lịch sử lớp 4)
Kế hoạch bài học được tác giả thiết kế có vận dụng phương pháp dự án, HS thực hiện
dự án với chủ đề “Thành hoàng đất Phú”. HS thuyết trình về nhân vật Lương Văn Chánh người khai hoang, lập ấp Phú Yên. Qua bài học, HS có hiểu biết về cuộc khẩn hoang Đàng
Trong của chúa Nguyễn và trong đó có sự kiện lập đất Phú Yên.
Kết quả kiểm tra lần 2 (đầu ra) phần Lịch sử lớp 4 giúp tác giả khẳng định: điểm kiểm

tra lần 2 của HS nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.9. Kiểm chứng T-test bài kiểm tra sau tác động phần Lịch sử lớp 4
Thực nghiệm
Đối chứng
Điểm trung bình

6.9020

5.9100

Độ lệch chuẩn

1.01970

1.02588

Giá trị p của T-test

.000

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)

.99196

b. Bài 26: Tiến về Dinh Độc Lập (phần Lịch sử lớp 5)
Kế hoạch bài học được tác giả thiết kế có vận dụng phương pháp thảo luận. Sau khi
xem đoạn văn về chiến thắng đường 5, giải phóng Phú Yên, GV tổ chức cho HS thảo luận
nhóm về những nội dung có liên quan đến sự kiện giải phóng Phú Yên, góp phần vào thắng
lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh, thống nhất đất nước.
Kết quả kiểm tra lần 2 (đầu ra) phần Lịch sử lớp 5 giúp tác giả khẳng định: điểm kiểm

tra lần 2 của HS nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Dùng phép kiểm chứng T-test so sánh các giá
trị ĐTB bài kiểm tra giữa nhóm TN và nhóm ĐC.
Thực nghiệm
Đối chứng
Điểm trung bình

7.02

5.98

Độ lệch chuẩn

0.816

1.065

Giá trị p của T-test
Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn (SMD)

0.000
1.038

Bảng. Kiểm chứng T-test bài kiểm tra sau tác động
Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy: nhóm ĐC có độ ổn định thấp hơn, trong khi


21
đó nhóm TN có số điểm trung bình cao hơn nhóm ĐC. Giá trị Median của nhóm TN (7.00)
cao hơn nhóm ĐC (6.00). Tần suất Mode của nhóm TN là 7.02 điểm và nhóm ĐC là 5.98

điểm. Độ lệch chuẩn của nhóm TN là 0.816 thấp hơn nhóm ĐC là 1.065. Kiểm định giá trị
T-Test ĐTB giữa nhóm TN và ĐC. Giá trị p thu được là 0,000 < 0,01 cho thấy giá trị ĐTB
nhóm TB cao hơn nhóm ĐC là có ý nghĩa.
3.5. Thực nghiệm tác động vòng 2
Tổ chức thực nghiệm tác động nhằm kiểm tra tính khả thi của biện pháp dạy học tích
hợp LSĐLĐP trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí và rèn luyện các NL học tập bộ
môn của HS. Cụ thể:
a. Bài 26: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng Duyên hải miền Trung (tiếp theo)
(phần Địa lí lớp 4)
Kế hoạch bài học được tác giả vận dụng phương pháp trò chơi. GV tổ chức cho HS
chơi trò chơi “Đoán nhanh đoán đúng lễ hội địa phương” qua các hình ảnh gợi ý. Trò chơi
giúp HS thêm hiểu biết về những đặc trưng của lễ hội của địa phương và những hoạt động
tiêu biểu của lễ hội; qua đó HS trân trọng và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của
địa phương.
Kết quả kiểm tra lần 2 (đầu ra) phần Địa lí lớp 4 (giúp tác giả khẳng định: điểm kiểm
tra lần 2 của HS nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Nhóm TN
Nhóm ĐC
Mốt (MODE)

7.03

5.82

Trung vị (MEDIAN)

7.00

6.00


Giá trị TB (AVERAGE)

7

6

Độ lệch chuẩn (STDEV)

.928

.957

+ Phân tích dữ liệu:
Dùng phép kiểm chứng T-test so sánh các giá trị ĐTB bài kiểm tra giữa nhóm TN và
nhóm ĐC.
Bảng 3.4. So sánh ĐTB bài kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
Đối chứng
Điểm trung bình

7.03

5.82

Độ lệch chuẩn

0.928

0.957


Giá trị p của T-test
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)

0.000
1.209

Giá trị Median của nhóm TN (7,0) cao hơn nhóm ĐC (6,0), cho thấy số lượng HS đạt
điểm cao của nhóm TN nhiều hơn nhóm ĐC. Tần suất điểm phổ biến (Mode) của nhóm TN là
7.03 điểm và nhóm ĐC là 5.82 điểm. Độ lệch chuẩn của nhóm TN là 0.928, thấp hơn nhóm
ĐC là 0.957. Kiểm định giá trị T-Test ĐTB giữa nhóm TN và ĐC (Phụ lục 19D). Giá trị p thu
được là 0,000 < 0,01 cho thấy giá trị ĐTB nhóm TB cao hơn nhóm ĐC là có ý nghĩa.
Như vậy, thực nghiệm phần Địa lí lớp 4 cho thấy: kết quả nhóm TN cao hơn nhóm
ĐC, điều này bước đầu khẳng định áp dụng dạy học tích hợp địa lí địa phương trong phần
Địa lí lớp 4 đem lại kết quả khả quan.


22
b. Bài: Thiên nhiên Phú Yên (phần Địa lí địa phương lớp 5)
Kế hoạch bài học tiết địa phương được tác giả thiết kế cho cả lớp TN và ĐC. Ở lớp
TN, tác giả vận dụng phương pháp dự án “Tìm hiểu tự nhiên Phú Yên”. HS được rèn luyện
kĩ năng và phát huy năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí của mình qua tiết thực nghiệm lần thứ
2. Sau khi áp dụng kế hoạch dạy học tiết địa lí địa phương (phần Địa lí lớp 5), kết quả thể
hiện qua bảng sau:
Nhóm TN
Nhóm ĐC
Mốt (MODE)
7,66
6,73
Trung vị (MEDIAN)

8
7
Giá trị TB (AVERAGE)
8
8
Độ lệch chuẩn (STDEV)
1,145
1,219
Bảng. Giá trị các thông số sau tác động tiết Địa lí địa phương
+ Phân tích dữ liệu:
Dùng phép kiểm chứng T-test so sánh các giá trị ĐTB bài kiểm tra giữa nhóm TN và
nhóm ĐC.
Thực nghiệm
Đối chứng
Điểm trung bình

7,66

6,73

Độ lệch chuẩn

1,145

1,219

Giá trị p của T-test

0,000


Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn
0,927
(SMD)
Bảng. So sánh ĐTB bài kiểm tra sau tác động
Kết quả sau tác động của nhóm TN có điểm trung bình là: 7,66 và nhóm ĐC là: 6.73.
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là -0.927. Điều này cho thấy điểm trung bình lớp TN
cao hơn lớp ĐC.
3.6. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm
Sau 2 vòng thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả về hiệu quả của việc tổ chức dạy
học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học như sau:
- HS hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, phát triển được các năng lực học
tập bộ môn.
- Giờ học trở nên sôi nổi, đa số HS hiểu và nắm vững nội dung của bài học, hăng hái
tham gia vào các hoạt động tìm tòi, khám phá, thể hiện được năng lực của bản thân.
- Qua các nội dung được tìm hiểu, HS được vận dụng các kiến thức đã học vào giải
quyết các vấn đề thực tế ở địa phương mình, giúp các em có thái độ trân trọng hơn những
giá trị mà cha ông ta đã để lại, yêu quê hương mình.
Tuy nhiên, để việc dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí đạt hiệu quả
cao hơn, GV cần lưu ý:
- Tạo cơ hội cho HS được tự thu thập những thông tin về lịch sử, địa lí của địa
phương mình để các kiến thức HS thu nhận được bền vững hơn.
- Tùy vào điều kiện thực tế của lớp học, đối tượng HS và điều kiện của nhà trường,
GV có thể vận dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học.


23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động

tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các
vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Chương trình môn Lịch sử và Địa lí đã thể hiện rõ
rệt quan điểm tích hợp nội dung học tập với các vấn đề xã hội, các vấn đề thực tiễn của địa
phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục và đào tạo. Việc dạy học tích hợp nội dung
lịch sử, địa lí địa phương vào bài học giúp làm rõ hơn các phần của lịch sử, địa lí của Việt
Nam, giúp HS hiểu biết hơn về địa phương, về cuộc sống xung quanh, những thuận lợi và
khó khăn của địa phương mình.
1.2. Kết quả điều tra và đánh giá thực trạng cho thấy GV tiểu học hiện nay đã có
nhận thức đúng đắn về vai trò, mục đích về dạy học LSĐLĐP ở trường tiểu học, bước đầu
có ý thức sử dụng phối hợp nhiều hình thức tổ chức các hoạt động học tập về LSĐLĐP
trong công tác giảng dạy của mình tuy nhiên hiệu quả chưa được như mong muốn. Tuy
nhiên GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nội dung và cách thức tổ chức các
hoạt động dạy học LSĐLĐP. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn về qui trình tổ chức dạy học tích
hợp các nội dung về LSĐLĐP và các gợi ý về chủ đề, các nội dung liên quan đến LSĐLĐP
phù hợp với đối tượng HS tiểu học.
1.3 Môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học có nhiều không gian/nội dung để có thể đưa nội
dung LSĐLĐP vào tổ chức dạy học ở các bài học theo chương trình và ở chủ đề “Thiên
nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng” cụ thể là “Đồng bằng duyên hải
miền Trung” trong chương trình giáo dục phổ thông mới có mạch nội dung Địa phương em
và Duyên hải miền Trung. Ngoài ra chương trình còn có những tiết Lịch sử địa phương, Địa
lí địa phương, đây cũng chính là cơ hội để GV có thể tổ chức dạy học tích hợp các nội dung
LSĐLĐP cho các em HS.
1.4. Dựa vào đặc điểm, hình thức, các mức độ tích hợp; nội dung chương trình môn
Lịch sử và Địa lí ở tiểu học và nội dung LSĐLĐP của tỉnh Phú Yên, luận án đã lựa chọn
những nội dung về lịch sử và địa lí tiêu biểu của tỉnh Phú Yên làm nội dung để dạy học tích
hợp và đề xuất qui trình dạy học tích hợp và đưa ra các biện pháp để tổ chức dạy học tích
hợp nội dung LSĐLĐP vào môn Lịch sử và Địa lí cho HS tiểu học ở Phú Yên.
1.5. Kết quả quá trình khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm được tiến hành đã khẳng
định tính khả thi và hiệu quả của qui trình và các biện pháp đề xuất, khẳng định tính đúng
đắn của giả thuyết khoa học đề tài đã đề ra: “Nếu xây dựng được qui trình và các biện pháp

dạy học tích hợp LSĐLĐP trong môn Lịch sử và Địa lí phù hợp với HS tiểu học ở Phú Yên
và áp dụng chúng một cách linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các nguyên tắc dạy học tích hợp
thì kết quả học tập LSĐLĐP sẽ được nâng cao.”
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các cấp quản lí giáo dục
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có qui định về việc thực hiện dạy học các nội dung địa
phương ở các cấp học trong đó có Tiểu học. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa ra
những qui đinh và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện dạy học LSĐLĐP đối với mỗi vùng
miền khác nhau. Đây là cơ sở để các địa phương chủ động xây dựng, lựa chọn các hình thức,


×