Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC CẤP THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.32 KB, 5 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN SINH HỌC CẤP THPT
TS. Ngô Văn Hưng
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GDĐT
1. Đặt vấn đề
Việc thực hiện quan điểm tích hợp rất đa dạng phong phú, linh hoạt kết hợp các hình thức
tích hợp trong chương trình Giáo dục phổ thông. Tích hợp không chỉ là tạo nên một số
môn học mới, một số chủ đề có ứng dụng chung của nhiều môn học mà còn thể hiện ở
việc có hệ thống kĩ năng/ năng lực chung xuyên suốt trong một nhóm môn (kĩ năng/ năng
lực liên môn) hoặc xuyên suốt nhiều môn học (kĩ năng/ năng lực xuyên môn). Thí dụ
năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông... là năng lực chung xuyên suốt nhiều môn học. Trong các
môn Vật lí, Hóa học, Sinh học (môn Khoa học tự nhiên) có hệ thống kĩ năng tiến trình
khoa học chung.
Từ những năm 90 đến nay, làm việc theo dự án với chủ đề phức hợp gắn với thực tiễn đã
được bổ sung trong chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trong khi vẫn có các
môn học độc lập và các môn học tích hợp. Học theo dự án là một con đường thực hiện
tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh một cách hiệu quả. Có các loại dự án khác
nhau: dự án đa môn, dự án liên môn, dự án xuyên môn.
Trong những năm gần đây, giáo dục về môi trường nói chung cũng như giáo dục bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học nói riêng được quan tâm ngày càng nhiều hơn trong hoạt
động giáo dục tại các trường phổ thông. Đó là do giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học vừa hỗ trợ tích cực cho công tác giảng dạy kiến thức khoa học về tự nhiên vừa
góp phần tích cực vào hoạt động giáo dục học sinh trở thành những công dân tốt, có ích
cho xã hội, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về môi trường và những vấn đề về bảo
vệ môi trường.
2. Nội dung
Trên thế giới và tại Việt Nam, dạy học tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại.
Tháng 9-1968, Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ của UNESCO
đã tổ chức tại Varna (Bungari) “Hội nghị tích hợp về việc giảng dạy các khoa học”, hội nghị
nêu ra 2 vấn đề là vì sao phải dạy học tích hợp và tích hợp các khoa học là gì (Trần Bá


Hoành, 2002). Theo đó, dạy học tích hợp được UNESCO định nghĩa như sau “một cách
trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của
tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa
học khác nhau” (Hội nghị UNESCO, 1972’ Trần Bá Hoành, 2002). Từ định nghĩa của
UNESCO cho thấy dạy học tích hợp xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập hình thành
ở học sinh những năng lực ở trình độ cao đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình dạy học tích
1


hợp bao gồm những hoạt động tích hợp giúp học sinh biết cách phối hợp các kiến thức, kỹ
năng và thao tác một cách có hệ thống.
Khái niệm được nêu ở trên có thể hiểu một khái niệm tích hợp bao hàm cả những nội
dung, những hoạt động. Khoa sư phạm tích hợp nhấn mạnh dạy cách phát huy sáng tạo và
cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Khoa sư phạm tích hợp được
định nghĩa như sau: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong
đó toàn thể quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có
dự tính trước, những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học
tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao đông” (Roegirs, 1996,
trg.24). Nói một cách khác, dạy học tích hợp là dạy cho học sinh cách sử dụng kiến thức
và kỹ năng của mình để giải quyết và ứng dụng trong những tình huống cụ thể, và với mục
đích phát triển năng lực người học. Ngoài ra, dạy học tích hợp còn tạo nên mối liên hệ giữa
kiến thức và kỹ năng của các chuyên ngành hoặc các môn học khác nhau để bảo đảm cho
học sinh phát huy có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình trong việc giải
quyết các tình huống tích hợp cụ thể.
Tại Australia, hai tác giả Venville và Dawson (2004) đưa ra các tiêu chí quan trọng của
dạy học tích hợp bao gồm: việc học và nghiên cứu các môn học khác nhau, có thời khóa
biểu linh động, giáo viên giảng dạy theo nhóm, quá trình học lấy học sinh làm trung tâm,
có sự tương tác về trình độ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh và giáo viên, và giữa
giáo viên với nhau.
Trong dạy học tích hợp, các nhà giáo dục học phân chia ra tích hợp dọc (vertical

integration) và tích hợp ngang (horizontal integration). Tích hợp dọc là “loại tích hợp
dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh
vực gần nhau” còn tích hợp ngang là “tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học
tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau” xung quanh một chủ đề (Bùi
Hiền, 2001, trg. 384, 385).
Ngày nay trên thế giới, người ta chấp nhận với quan điểm phân chia dạy học tích hợp
thành tích hợp dọc và tích hợp ngang trong giáo dục phổ thông từ nhà trẻ đến lớp 12. Có
thể tích hợp các nội dung mới vào các môn học đã có hoặc phối kết hợp các nội dung đã
có trong cùng một môn học.
- Tích hợp những nội dung của các phân môn, các lĩnh vực nội dung thuộc cùng
một môn học trong chủ đề chung.
- Tích hợp một nội dung/ vấn đề/ kĩ năng/ năng lực trong mỗi môn học khác nhau
theo góc độ mà mỗi môn học đó cho phép.
- Tích hợp nội dung của nhiều môn học (những mặt giáo dục) có điểm tương đồng
tạo ra chủ đề phức hợp.
2


- Tích hợp nội dung của nhiều môn học (những mặt giáo dục) khác nhau tạo ra
chủ đề phức hợp.
- Tích hợp kiến thức, kĩ năng, năng lực, phương tiện… ứng dụng chung của nhiều
môn học để tìm hiểu một số chủ đề gắn với thực tiễn trong học theo dự án.
Ví dụ về tích hợp dọc:
Nội dung
Khoa học
+ Sự tiến hóa
(môn sinh học)

+ Thời tiết và
khí hậu

(môn địa lý)
+ Hệ mặt trời
và năng lượng
(môn vật lý)

Kiến thức học sinh cần có:
+ Sự đa dạng trong các loài
+ Sự biến đổi qua thời gian
+ Các hiện tượng trong thiên nhiên
+ Môi trường trên trái đất bị tác động
bởi công nghệ.
+ Các hình thái của năng lượng
+ Mặt trời là nguồn năng lượng cho
trái đất.
+ Các dạng vật chất như hành tinh,
trái đất, nước, không khí.

Kiến thức của giáo
dục bền vững
+ Động vật
+ Hóa thạch và
khoáng sản
+ Biến đổi khí hậu

+ Các hoạt động
nghiên cứu về thiên
văn và vũ trụ.

Bài học tích hợp
Theo Đỗ Mạnh Cường (2011), bài học tích hợp được định nghĩa như sau “bài học

tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi người học cả kiến thức,
kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết một công việc hoặc phần công việc chuyên môn
cụ thể”. Cũng theo Đỗ Mạnh Cường (2011), bài học tích hợp có các đặc trưng sau đây:
+ Khả năng thực hiện công việc hoặc phần công việc chuyên môn mới.
+ Kiến thức mới được tiếp thu.
+ Kỹ năng mới được hình thành.
Để minh họa cho bài học tích hợp cụ thể, dưới đây là bảng miêu tả nội dung bài
học “Đa dạng sinh học’ (Biodiversity) thuộc môn học Khoa học - Công nghệ (Science
and Technology) tích hợp với giáo dục bền vững (Sustainability education).
Bảng 1. Nội dung môn học “đa dạng sinh học”
Mục tiêu

Nội dung bài học

+ Phát triển
tầm hiểu biết
của học sinh
về đa dạng

1. Quan sát và khám phá: (đặt câu hỏi, nêu vấn đề, tìm tòi kiến
thức):
+ Đọc/ nghiên cứu những vấn đề môi trường có mối liên quan
đến đa dạng sinh học, ví dụ như ô nhiễm môi trường, đất đai
3

Ghi
chú
+ Bài
học
này

được


sinh học và
sự suy thoái
của đa dạng
sinh học
+ Đánh giá
tầm quan
trọng của đa
dạng sinh
học và con
người có thể
giúp làm
giảm những
mối đe dọa
đến đa dạng
sinh học.
+ Bài học
được xây
dựng từ các
hoạt động,
trò chơi
nhằm giúp
học sinh hiểu
được tầm
quan trọng
của đa dạng
sinh học.


suy kiệt v.v…
+ Lập khái niệm về đa dạng sinh học
+ Học sinh sưu tập các động vật sống trong ao hồ và lập bảng
thông tin tìm hiểu
2. Lập giả thuyết
+ Học sinh dự đoán nơi nào học sinh sẽ tìm được sinh vật nhỏ
nhất trong môi trường của mình.
+ Lập giả thuyết về địa điểm có nhiều đa dạng sinh học nhất.
3. Thu thập và báo cáo
+ Học sinh được đưa đến một địa điểm cụ thể để khảo sát.
+ Khảo sát các loài sâu bọ trên các cây cối ở sân trường.
+ Các kết quả khảo sát được ghi chép lại, kèm theo các mẫu
vật đính kèm.
4. Phân tích và đưa ra kết luận
5. Tiến hành thiết kế báo cáo để nêu ra khái niệm về đa dạng
sinh học
6. Các bước kiểm tra bài học:
+ Thực hiện thuyết trình trước lớp (oral presentation) về báo
cáo đã làm được.
+ Phản hồi về đa dạng sinh học: Trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm về đa dạng sinh học
+ Phát triển kế hoạch cho việc cải thiện đa dạng sinh học tại
địa phương của học sinh: Trình bày đề cương cho việc cải
thiện đa dạng sinh học ở địa phương học sinh và các bước khả
thi để thực hiện đề cương đó.
+ Tổng kết nội dung bài học: Học sinh tổng hợp lại kiến thức
thu thập được trong bản báo cáo. Học sinh thuyết trình những
gì đã học trước lớp.

thiết kế

cho
trường
học
nhỏ, ở
nông
thôn
Úc.
+ Bài
học
này
được
thiết kế
học
trong
khoảng
10 tuần
lễ.

Các kiến thức liên quan đến đa đạng sinh học được giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự
tìm hiểu thông qua một loạt các hoạt động như đã miêu tả trong bảng 1. Các kỹ năng của
học sinh được phát huy tối đa như kỹ năng thuyết trình trước lớp học, kỹ năng viết báo
cáo, lập đề cương, kỹ năng phân tích-tổng hợp trả lời câu hỏi trắc nghiệm, kỹ năng khảo
sát ngoài thiên nhiên v.v….
Bài học nêu ở trên, ngoài phần luyện tập kỹ năng, có cả phần hình thành khái niệm về “đa
dạng sinh học” thông qua các hoạt động tự tìm tòi và khám phá của học sinh. Bài học như
thế khiến học sinh có hứng thú và động cơ học tập, không bị nhàm chán với “thầy đọctrò chép” hoặc “thầy giảng- trò nghe” của lớp học truyền thống.
4


Như vậy, kiến thức từ giáo dục bền vững đã được tích hợp xuyên suốt trong bài học “đa

dạng sinh học”, giúp học sinh tiếp thu kiến thức qua sự hướng dẫn của giáo viên dựa trên
nội dung bài học.
3. Kết luận
Qua chương trình dạy học tích hợp dọc minh họa ở trên, chúng ta thấy chương
trình dạy học tích hợp giáo dục bền vững trong các môn học chứng mình sự phối hợp
những môn học khác nhau bằng cách thiết kế các chủ đề học thích hợp với học sinh và cả
giáo viên khi dạy học. Chương trình này hoàn toàn thích hợp với giáo dục phổ thông, vì
nội dung giảng dạy luôn được bổ sung lẫn nhau giữa các môn học với nhau bằng các hoạt
động của học sinh để cùng tìm hiểu về chủ đề bài học. Đặc biệt đối với tích hợp giữa giáo
dục bền vững và môn khoa học có ích lợi đối với học sinh bởi vì chủ đề học khá thú vị,
dễ hiểu và dễ ứng dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Bá Hoành - Định hướng tích hợp chuyên môn và nghiệp vụ trong giáo trình
Đại học sư phạm, Tạp chí Giáo dục, 11/2000.
2. Trần Bá Hoành (2002), Dạy học tích hợp. .
3. Đỗ Mạnh Cường (2011). Năng lực thực hiện và dạy học tích hợp trong đào tạo
nghề. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục chuyên nghiệp.
4. Xavier- Rogiers. Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng
lực ở nhà trường. Đào Trọng Quang dịch. NXBGD, Hà Nội 1996.
5. Nguyễn Minh Phương - Cao Thị Thặng, Quan điểm tích hợp trong việc phát triển
chương trình một số môn Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trên thế giới. Tạp
chí Giáo dục- Hà nội - 2002.
6. Cao Thị Thặng, Lương Việt Thái (2010) - Vấn đề tích hợp trong việc phát triển
chương trình Giáo dục phổ thông các môn học ở trường phổ thông Việt nam - Kỉ
yếu Hội thảo quốc gia về Khoa học Giáo dục Việt Nam tập II, Hải phòng tháng 2/
2010.
7. Nguyễn Thị Minh Phương, Xu hướng thế giới và vận dụng quan điểm tích hợp
trong việc phát triển chương trình môn KHXH ở THCS và THPT sau năm 2015 Báo cáo chuyên đề. Viện KHGD Việt Nam 2009.
8. Đỗ Ngọc Thống (2010) - Giáo dục Hàn Quốc và đôi điều suy nghĩ - KHGD số 59
9. Lee, Keunho (2012) - Development and Implementation of the National

Curriculum in Korea – Ha noi 10/2012
10. Lê Sử (2010). Dạy học văn theo quan điểm tích hợp ở miền Nam (1954 – 1975).

5



×