Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Phân tích tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 20042016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

--------

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

PHÂN TÍCH TÍNH BAO TRÙM TRONG
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2004-2016

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

--------

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

PHÂN TÍCH TÍNH BAO TRÙM TRONG
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2004-2016

Chuyên ngành


Mã số

: Kinh tế học
: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG

HÀ NỘI – NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng bản luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Lan Hương


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ............................................................................... v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM ................ 6
1.1. Các quan niệm và nội dung nghiên cứu của tăng trưởng bao trùm............... 6
1.1.1. Một số quan niệm về tăng trưởng bao trùm ................................................... 6
1.1.2. Các trụ cột (nội dung) của tăng trưởng bao trùm ......................................... 13
1.2. Các phương pháp đo lường tăng trưởng bao trùm........................................ 16
1.2.1. Phương pháp đường cong và chỉ số tập trung (Concentration curve and
Index) ......................................................................................................... 16
1.2.2. Phương pháp hàm cơ hội xã hội (Social Opportuity Function) .................... 18
1.2.3. Phương pháp đo lường thông qua chỉ số bao trùm tổng hợp (composite
inclusive index) ....................................................................................................... 23
1.3. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố quyết định tăng trưởng bao trùm ................ 24
1.3.1. Các lý thuyết về các nhân tố quyết định tăng trưởng ................................... 24
1.3.2. Các lý thuyết về các nhân tố quyết định bất bình đẳng thu nhập hay phân phối
thu nhập................................................................................................................... 27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................. Error! Bookmark not defined.29
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƯỞNG BAO
TRÙM ........................................................................................................................... 31
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 31
2.1.1. Các nghiên cứu trong phạm vi nhiều quốc gia ............................................. 31
2.1.2. Các nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia ................................................ 36
2.1.3. Các nghiên cứu khác về tăng trưởng bao trùm ............................................. 39
2.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................. 43
2.3. Đề xuất khung nghiên cứu ................................................................................ 50
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 53
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2004-2016 ......................................................................................................... 54
3.1. Thực trạng tăng trưởng bao trùm về thu nhập.............................................. 54
3.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập ................................ 54

3.1.2. Tăng trưởng bao trùm về thu nhập tại Việt Nam.......................................... 69
3.2. Thực trạng tăng trưởng bao trùm theo một số chỉ tiêu phi thu nhập.......... 76


iii

3.2.1. Giáo dục, y tế, lao động và việc làm ............................................................ 76
3.2.2. Một số chỉ tiêu phi thu nhập khác................................................................. 86
3.3. Một số hạn chế trong tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam ............................. 91
3.3.1. Tăng trưởng diễn ra không đồng đều ........................................................... 92
3.3.2. Việc làm và năng suất lao động (NSLĐ) thấp .............................................. 93
3.3.3. Tồn tại các chênh lệch lớn về việc nắm giữ tài sản và tiếp cận một số cơ hội
trong nền kinh tế ..................................................................................................... 94
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 96
CHƯƠNG 4: ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
BAO TRÙM VỀ THU NHẬP Ở VIỆT NAM ........................................................... 97
4.1. Chỉ định mô hình............................................................................................... 97
4.1.1. Xây dựng mô hình ........................................................................................ 97
4.1.2. Phương pháp ước lượng................................................................................ 97
4.2. Nguồn dữ liệu, mô tả dữ liệu và các biến số được sử dụng trong mô hình ước
lượng ........................................................................................................................ 102
4.2.1. Nguồn dữ liệu ............................................................................................. 102
4.2.2. Các biến số được sử dụng trong mô hình ................................................... 106
4.3. Kết quả mô hình .............................................................................................. 115
4.3.1. Thống kê mô tả các biến số và ma trận tương quan giữa các biến số ........ 115
4.3.2. Uớc lượng mô hình ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên ........... 117
4.3.3. Ước lượng mô hình không gian .................................................................. 121
4.3.3. Kiểm định tác động của khủng hoảng tới tính bao trùm về thu nhập......... 126
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 129
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................ 130

KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................................................. 130
5.1. Khuyến nghị chính sách ................................................................................. 130
5.1.1. Các chính sách ổn định vĩ mô ..................................................................... 130
5.1.2. Các chính sách về đầu tư nước ngoài ......................................................... 132
5.1.3. Các chính sách liên quan đến chi ngân sách ............................................... 133
5.1.4. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực .................................................. 135
5.1.5. Các chính sách cải thiện tính bình đẳng và công bằng trong cơ hội tiếp cận y
tế............................................................................................................................ 137
5.1.6. Các chính sách cải thiện hệ thống thể chế và xây dựng môi trường đầu tư
.............................................................................................................................. 138
5.2. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai ........................ 140
5.2.1. Hạn chế của luận án .................................................................................... 140


iv

5.2.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................. 141
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 142
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.. 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 144
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 155


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Tên viết tắt

Tên đầy đủ bằng tiếng anh


Tên đầy đủ bằng tiếng việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AfDB

African Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Phi

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

GSPRE

Generalised Spatial Panel Random Mô hình tác động ngẫu nhiên
Effects Model
không gian dạng tổng quát

IMF

International Monetary Fund


OECD

The Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển
operation and Development
Kinh tế

PCI

Provincial Competitiveness Index

Quỹ Tiền Tệ Thế giới

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh

SAR

Spatial Autoregression Regression

Hồi quy tự hồi quy trễ không
gian

SDM

Spatial Durbin Model

Mô hình Durbin không gian

SEM


Spatial Error Model

Mô hình sai số không gian

UNICEF

United Nation Children’s Fund

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

UNDP

United

Nation

Development Chương trình Phát triển Liên

Program

Hợp Quốc

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce and Phòng Thương mại và Công
Industry
nghiệp Việt Nam

VHLSS


Vietnam Household Living Standard Điều tra mức sống Hộ gia đình
Survey

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

BHYT

Bảo hiểm y tế

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp Tư nhân

HGĐ

Hộ gia đình

NHTG

Ngân hàng Thế giới


NSLĐ

Năng suất lao động

TCTK

Tổng cục Thống kê

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 1.1: Quan niệm của một số tác giả về tăng trưởng bao trùm ......................................... 11
Bảng 1.2: Các chiều phân tích trong tăng trưởng bao trùm ..................................................... 15

Bảng 1.3: Cơ sở lý thuyết về tác động của một số yếu tố tới bất bình đẳng về thu nhập...... 28
Bảng 2.1: Các chiều phân tích trong tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam (được phân tích trong
luận án) .......................................................................................................................................... 51
Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2015 .............................................. 55
Bảng 3.2: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP của Việt Nam. ............................ 55
Bảng 3.3: Chuẩn nghèo và chuẩn cận nghèo về thu nhập của Việt Nam ............................... 56
Bảng 3.4: Tỷ lệ nghèo về thu nhập ............................................................................................. 57
Bảng 3.5: Tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam năm 2016 và năm 2017 phân theo thành thịnông thôn và phân theo vùng ...................................................................................................... 59
Bảng 3.6: Hệ số Gini theo thu nhập, giai đoạn 2004-2016 ...................................................... 60
Bảng 3.7: Chỉ số dịch chuyển xã hội (y*) và chỉ số bình đẳng về thu nhập (ω) của Việt Nam.. 70
Bảng 3.8: Tăng trưởng và đóng góp của các nhân tố vào chỉ số tăng trưởng bao trùm về thu
nhập cả nước ................................................................................................................................. 70
Bảng 3.9: Chỉ số dịch chuyển xã hội (y*) và chỉ số bình đẳng về thu nhập (ω) của khu vực
thành thị ......................................................................................................................................... 71
Bảng 3.10: Tăng trưởng và đóng góp của các nhân tố vào chỉ số tăng trưởng bao trùm về thu
nhập của khu vực thành thị.......................................................................................................... 71
Bảng 3.11: Chỉ số dịch chuyển xã hội (y*) và chỉ số bình đẳng về thu nhập (ω) của khu vực
nông thôn....................................................................................................................................... 71
Bảng 3.12: Tăng trưởng và đóng góp của các nhân tố vào chỉ số tăng trưởng bao trùm về thu
nhập của khu vực nông thôn ....................................................................................................... 72
Bảng 3.13: Chỉ số dịch chuyển xã hội (y*) và chỉ số bình đẳng về thu nhập (ω) của dân tộc
Kinh ............................................................................................................................................... 72
Bảng 3.14: Tăng trưởng và đóng góp của các nhân tố vào chỉ số tăng trưởng bao trùm về thu
nhập của dân tộc Kinh.................................................................................................................. 73
Bảng 3.15: Chỉ số dịch chuyển xã hội (y*) và chỉ số bình đẳng về thu nhập (ω) của các dân
tộc khác Kinh ................................................................................................................................ 73


viii


Bảng 3.16: Tăng trưởng và đóng góp của các nhân tố vào chỉ số tăng trưởng bao trùm về thu
nhập của dân tộc khác Kinh ........................................................................................................ 73
Bảng 3.17: Tăng trưởng bao trùm về thu nhập theo các tỉnh, thành của Việt Nam .............. 75
Bảng 3.18: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi và số năm đi học cao nhất, 2004-2016 ....................... 77
Bảng 3.19: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi chia theo thành thị, nông thôn ..................................... 78
Bảng 3.20: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi chia theo giới tính. ........................................................ 78
Bảng 3.21: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng cơ hội đối với số năm học cao nhất của hộ (tính
trên phạm vi cả nước) .................................................................................................................. 79
Bảng 3.22: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng cơ hội đối với số năm học cao nhất của hộ (Theo
khu vực thành thị và nông thôn) ................................................................................................. 80
Bảng 3.23: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng cơ hội đối với số năm học cao nhất của hộ (Theo
dân tộc) .......................................................................................................................................... 80
Bảng 3.24: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng về cơ hội tiếp cận bảo hiểm y tế hay giấy khám
sức khỏe miễn phí cho người dân (Cả nước)............................................................................. 82
Bảng 3.25: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng về cơ hội tiếp cận bảo hiểm y tế hay giấy khám
sức khỏe miễn phí cho người dân (Phân theo thành thị- nông thôn)....................................... 83
Bảng 3.26: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng về cơ hội tiếp cận bảo hiểm y tế hay giấy khám
sức khỏe miễn phí cho người dân (Phân theo dân tộc) ............................................................. 84
Bảng 3.27: Chỉ số cơ hội và chỉ số bình đẳng cơ hội về tiếp cận các điều kiện sống cơ bản91
Bảng 4.1: Nguồn dữ liệu được sử dụng trong mô hình ước lượng ....................................... 105
Bảng 4.2: Các biến được dùng trong mô hình ước lượng ...................................................... 106
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến số đã lấy lôga.................................................................. 115
Bảng 4.4: Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình.......................... 117
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình theo ảnh hưởng cố định và ngẫu nhiên................... 117
Bảng 4.6: Kết quả BIC và AIC của các mô hình như sau ...................................................... 122
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình kinh tế lượng không gian SAC................................ 123
Bảng 4.8: Kết quả ảnh hưởng biên trực tiếp, gián tiếp và tổng thể ....................................... 124
Bảng 4.9: Kiểm định tác động của khủng hoảng tới tính bao trùm về thu nhập.................. 126

Hình 1.1: Đường cơ hội (Opportunity curve) ................................................................20

Hình 1.2: Đường chuyển động xã hội (Social mobility curve) .....................................22
Hình 2.1: Các bước thực hiện nghiên cứu của luận án ..................................................50
Hình 2.2: Khung phân tích định lượng của luận án ......................................................52
Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người và lạm phát ở Việt Nam giai
đoạn 2004-2016 .............................................................................................................54


ix

Hình 3.2: Phân bố của người nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế phân theo vùng ..........58
Hình 3.3: Thu nhập bình quân của 20% dân số giàu nhất, 20% dân số nghèo nhất và
chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm (cả nước) ...............................................................62
Hình 3.4: Thu nhập bình quân của 20% dân số giàu nhất, 20% dân số nghèo nhất và
chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm (Thành thị) ............................................................62
Hình 3.5: Thu nhập bình quân của 20% dân số giàu nhất, 20% dân số nghèo nhất và
chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm (Nông thôn) ..........................................................63
Hình 3.6: Thu nhập bình quân của 20% dân số giàu nhất, 20% dân số nghèo nhất và
chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm (Dân tộc Kinh) ......................................................64
Hình 3.7: Thu nhập bình quân của 20% dân số giàu nhất, 20% dân số nghèo nhất và
chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm (Dân tộc thiểu số) .................................................64
Hình 3.8: Tốc độ tăng thu nhập bình quân theo thành thị, nông thôn ...........................65
Hình 3.9: Tốc độ tăng thu nhập bình quân theo 6 vùng địa lý ......................................66
Hình 3.10: Tốc độ tăng thu nhập bình quân theo 5 nhóm thu nhập ..............................66
Hình 3.11: Thu nhập bình quân của thành thị, nông thôn và chênh lệch giữa hai khu vực .. 67
Hình 3.12: Thu nhập bình quân của dân tộc Kinh, dân tộc khác Kinh và chênh lệch giữa
hai nhóm ........................................................................................................................67
Hình 3.13: Cơ cấu thu nhập theo nguồn thu cả nước ....................................................68
Hình 3.14: Cơ cấu thu nhập theo nguồn thu (thành thị và nông thôn) ..........................69
Hình 3.15: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo giới tính ........................................84
Hình 3.16: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo phân theo thành thịnông thôn và phân theo giới tính ...................................................................................85

Hình 3.17: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội phân theo 5 nhóm thu nhập .......................86
Hình 3.18: Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện lưới phân theo vùng ..........................87
Hình 3.19: Tỷ lệ hộ gia đình có điện lưới phân theo thành thị, nông thôn ...................87
Hình 3.20: Tỷ lệ hộ gia đình có nước máy phân theo vùng ..........................................88
Hình 3.21: Tỷ lệ hộ gia đình có nước máy phân theo thành thị, nông thôn ..................89
Hình 3.22: Tỷ lệ hộ gia đình có vệ sinh tự hoại phân theo vùng ..................................89
Hình 3.23: Tỷ lệ hộ gia đình có vệ sinh tự hoại phân theo thành thị, nông thôn ..........90


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong vài thập niên trở lại đây, thế giới đang chứng kiến bất bình đẳng có chiều
hướng tăng lên ở nhiều nước. Tuy đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng, giảm nghèo
cải thiện hiện sự tiếp cận giáo dục, y tế và an sinh xã hội, nhưng không phải quốc gia
nào cũng đảm bảo được các lợi ích của tăng trưởng được phân phối một cách công bằng
và đảm bảo được sự tham gia bình đẳng của mọi người dân vào quá trình tạo ra tăng
trưởng. Nhiều năm qua, các mối quan hệ đan xen giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và
sự gia tăng bất bình đẳng tiếp tục trở thành chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm và tranh
luận của các nhà nghiên cứu, các học giả và các nhà hoạch định chính sách trên khắp
thế giới.
Tăng trưởng kinh tế cao là lời giải thích rất quan trọng cho vấn đề giảm nghèo, nhưng
thực tiễn cho thấy tăng trưởng kinh tế cao không nhất thiết đã cải thiện được mức sống nói
chung của tất cả người dân. Nếu như lợi ích của tăng trưởng chỉ dành cho một số ít trong xã
hội, thì tăng trưởng đó không được gọi là có tính bao trùm (Tirmazee và Haroon, 2015).
Hausman và Gavin (1996) cho rằng nhìn chung các quốc gia đang phát triển có phân phối
thu nhập ít bình đẳng và do đó tăng trưởng thường kém bao trùm. Tình trạnh này xảy ra được
giải thích do nhiều nguyên nhân, và nhiều chính phủ coi cải thiện tính bao trùm trong tăng
trưởng kinh tế là một trong các mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển của

họ (Bigsten, 1983). Hai tác giả Felipe (2012) và Afzal (2007) đồng tình với quan điểm rằng
tăng trưởng bao trùm là tăng trưởng đạt được với chi phí của việc cắt giảm các lợi ích cá nhân,
hay nói cách khác, nó thúc đẩy sự phân phối lợi ích cho tất cả mọi thành viên trong xã hội.
Với một số các quốc gia phát triển, mục tiêu tăng trưởng bao trùm đã đạt được từ những năm
1970, nhưng với các nước đang phát triển do tăng trưởng kinh tế cao nhưng bất bình đẳng
lớn, đây vẫn là mục tiêu của mô hình tăng trưởng mới cần đạt đến (Todaro, 1994).
Trước đây, các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế thường chỉ tập trung phân tích
đến tác động của nó trong việc làm giảm nghèo, cải thiện mức thu nhập bình quân đầu
người của toàn xã hội. Ravallion và Chen (2003) với quan điểm tăng trưởng vì người
nghèo dạng tuyệt đối cho rằng tăng trưởng là giảm tỷ lệ hộ nghèo tuyệt đối ứng với một
ngưỡng nghèo cho trước. Nhược điểm của cách tiếp cận này là đã không tính đến việc
khi tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ dẫn đến bất bình đẳng cao hơn và do đó, mặc dù tỷ
lệ hộ nghèo có giảm nhưng họ lại được hưởng thụ quá ít so với mặt bằng chung của xã
hội. Mô hình tăng trưởng vì người nghèo dạng tương đối của Dollar và Kraay (2002) đã
ra đời nhằm khắc phụ nhược điểm đó. Mô hình tăng trưởng vì người nghèo dạng tương


2

đối với quan điểm tập trung vào việc phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư trong xã
hội, với điều kiện là thu nhập của nhóm nghèo tăng nhanh hơn so với mức trung bình
của toàn bộ dân cư, và như vậy, tăng trưởng kinh tế cao hơn đạt được đồng thời với bất
bình đẳng giảm xuống. Tuy nhiên, với cả hai mô hình này, những nhóm dân cư ở giữa
bao gồm nhóm cận nghèo và tầng lớp trung lưu đang bị lờ đi, và là đối tượng dễ bị bỏ
qua trong các chính sách về cải thiện tăng trưởng. Đây cũng là nguyên nhân cho sự xuất
hiện mô hình tăng trưởng mới - tăng trưởng bao trùm với quan điểm đề cập tới toàn bộ
cộng đồng dân cư, trong đó cả người nghèo, nhóm cận nghèo, tầng lớp trung lưu và
thậm chí là cả người giàu trong xã hội. Mô hình tăng trưởng mới không chỉ dừng lại ở
việc tăng phúc lợi cho người nghèo mà còn nói tới phúc lợi của tất cả mọi người, không
phân biệt công việc, giới tính và dân tộc của họ. Khái niệm tăng trưởng bao trùm cho

rằng tăng trưởng kinh tế là quan trọng, là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện
đủ để có được tăng trưởng bền vững, theo nghĩa kết cục của tăng trưởng phải cải thiện
được phúc lợi của tất cả mọi người. Phúc lợi ở đây nói đến nhiều khía cạnh của đời sống
con người, do đó, tăng trưởng bao trùm là một khái niệm rộng, đa chiều, có liên quan
đến nhiều khía cạnh của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Có thể hiểu tăng trưởng bao
trùm theo nghĩa rộng là tăng trưởng cải thiện phúc lợi trên nhiều chiều (cả thu nhập và
các chiều phi thu nhập), trong khi tăng trưởng bao trùm theo nghĩa hẹp là tăng trưởng
kinh tế đi đôi với giảm nghèo và thu hẹp bất bình đẳng trong thu nhập.
Cũng giống nhiều các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đã chứng kiến
những thay đổi và biến động rất mạnh mẽ của nền kinh tế trong thời gian qua. Các vấn
đề như nghèo đói, phát triển con người, và bất bình đẳng là những nội dung rất được
quan tâm. Trong đó, tăng trưởng và phân phối thu nhập luôn là chủ đề tiếp tục thu hút
sự chú ý của nhiều nghiên cứu xuất phát từ thực tế cho thấy nhiều nước đang phát triển
đã đạt được những thành tựu ấn tượng từ công cuộc giảm nghèo nhưng chưa thể giải
quyết được bài toán giảm bất bình đẳng thu nhập, thậm chí xu hướng bất bình đẳng có
phần còn được nới rộng hơn. Trong số các khía cạnh của quan điểm tăng trưởng mới,
nội dung tăng trưởng bao trùm về khía cạnh thu nhập rất cần được làm sáng tỏ, vì xuất
phát từ thực tế nhiều nước, đi cùng với tăng trưởng thu nhập, bất bình đẳng thu nhập
đang tăng lên (Piketty, 2014). Nhiều quốc gia Đông Á đã đạt được những thành tựu
thần kỳ trong tăng trưởng và phân phối, nhưng lại đang chứng kiến sự gia tăng bất bình
đẳng thu nhập (Zhuang, Kanbur và Lee, 2014; Jain-Chandra và cộng sự, 2016). Tăng
trưởng bao trùm về thu nhập, theo đó, phân tích đồng thời cả hai khía cạnh là tăng trưởng
thu nhập và phân phối thu nhập là vấn đề cần được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn
này, luận án lựa chọn đề tài: “Phân tích tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam giai đoạn 2004- 2016”, với mong muốn đóng góp thêm các nghiên cứu thực


3

nghiệm về chủ đề này với hoàn cảnh của Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tăng trưởng bao trùm và các nhân tố tác động tới
tăng trưởng bao trùm với sự nhấn mạnh vào khía cạnh thu nhập;
- Đo lường và phân tích tính bao trùm trong thu nhập và một số các khía cạnh phi
thu nhập của Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2016;
- Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng bao trùm về thu
nhập tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2016;
- Gợi ý một số chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy tính bao trùm trong tăng
trưởng kinh tế.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng tăng trưởng và phân phối thu nhập như thế nào tại Việt Nam trong
giai đoạn 2004-2016?
- Tính bao trùm về thu nhập và một số các khía cạnh phi thu nhập như thế nào
tại Việt Nam?
- Những nhân tố nào có tác động đến tăng trưởng bao trùm về thu nhập tại Việt
Nam?
- Cần có những chính sách gì để cải thiện tăng trưởng bao trùm về thu nhập tại
Việt Nam?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tăng trưởng bao trùm - khái niệm tổng hòa
giữa tăng trưởng và phân phối các chiều trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong đó
tập trung làm rõ khía cạnh tăng trưởng bao trùm về thu nhập.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Các phân tích về thực trạng tăng trưởng bao
trùm trong luận án được thực hiện trên phạm vi cả nước, khu vực thành thị - nông thôn;
khu vực dân tộc, và có một số chỉ tiêu được thực hiện theo phạm vi là các tỉnh, thành
phố ở Việt Nam. Riêng mô hình phân tích định lượng, luận án thực hiện hồi quy dữ liệu
bảng với phạm vi là các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Giai đoạn 2004-2016.

Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Trong số các khía cạnh/chỉ tiêu của tăng trưởng
bao trùm, luận án đánh giá tập trung nhất cho chỉ tiêu bao trùm về thu nhập.
4.

Phương pháp nghiên cứu


4

Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính:
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp từ cuộc Khảo sát
mức sống dân cư (VHLSS) của Tổng cục Thống kê và từ các nguồn khác, luận án thực
hiện đo lường chỉ số tăng trưởng bao trùm về thu nhập ở Việt Nam và một số các khía
cạnh phi thu nhập khác. Chỉ số này được tính toán với phạm vi cả nước, khu vực thành
thị - nông thôn, dân tộc và riêng với hai chỉ tiêu là thu nhập và giáo dục được tính toán
với phạm vi các tỉnh, thành phố ở Việt Nam trong giai đoạn 2004-2016. Việc tính toán
chỉ số tăng trưởng bao trùm dựa trên hàm cơ hội xã hội của Ali và Son (2007) với các
chỉ tiêu phi tiền tệ, và được phát triển cho chỉ tiêu thu nhập với phương pháp hàm dịch
chuyển xã hội trong nghiên cứu của Anand và cộng sự (2013).
Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Thực hiện ước lượng tác động của các yếu tố tới tăng trưởng bao trùm về thu
nhập ở Việt Nam. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là số liệu từ các cuộc khảo sát
mức sống hộ gia đình Việt Nam VHLSS do Tổng cục Thống kê thực hiện trong giai
đoạn 2004-2016 và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác. Bộ số liệu VHLSS
được thu thập hai năm một lần vào các năm chẵn, cụ thể là các năm 2004, 2006, 2008,
2010, 2012, 2014 và 2016 trong giai đoạn nghiên cứu . Các dữ liệu khác được lấy theo
năm từ các nguồn như Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê các tỉnh, Bộ tài chính và Sở
tài chính các tỉnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
- Kết quả tính chỉ số bao trùm về thu nhập được tính toán theo phương pháp nói
trên được sử dụng là biến phụ thuộc, trong khi chỉ số bao trùm về giáo dục được sử dụng

là một trong các biến độc lập trong mô hình. Lý do lựa chọn các biến độc lập sẽ được
phân tích trong nội dung chính của luận án.
- Phương pháp ước lượng được sử dụng trong luận án bao gồm: Luận án thực
hiện mô hình hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp ước lượng cố định và phương pháp
ước lượng ngẫu nhiên, thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp. Ngoài ra,
để kiểm định xem có tồn tại mối tương quan không gian giữa các tỉnh, thành phố hay
không, luận án tiếp tục thực hiện mô hình hồi quy dữ liệu bảng có yếu tố không gian
cùng với việc thực hiện các kiểm định cần thiết để lựa chọn mô hình không gian nào là
phù hợp nhất.
5. Đóng góp của luận án
Tăng trưởng bao trùm là một khái niệm mới và còn nhiều điều chưa thống
nhất. Luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận và nghiên cứu trên thế giới và
trong nước giúp xây dựng khung phân tích làm cơ sở cho việc mô tả, phân tích và đánh
giá tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế.


5

Luận án là nghiên cứu đầu tiên đã xây dựng hàm cơ hội xã hội và hàm dịch
chuyển xã hội để tính toán bộ chỉ số phản ánh tính bao trùm trong tăng trưởng của các
tỉnh, thành phố ở Việt Nam, đặt trong bối cảnh những nghiên cứu về tăng trưởng bao
trùm còn rất hạn chế ở Việt Nam. Dựa vào cơ sở này, luận án đã đã đánh giá khá toàn
diện thực trạng, chỉ ra những thành tựu và một số hạn chế căn bản trong tăng trưởng bao
trùm ở Việt Nam giai đoạn 2004- 2016
Ngoài ra, luận án cũng là nghiên cứu đầu tiên đã sử dụng các kỹ thuật ước
lượng hiện đại và các nguồn số liệu đáng tin cậy để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến
tính bao trùm trong tăng trưởng thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2004- 2016
Trên cơ sở phân tích thực trạng và kết quả từ mô hình định lượng, luận án đã
đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng
ngày càng bao trùm và bền vững hơn.

6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án được chia
thành năm chương như sau:
Chương 1:
Chương 2:
Chương 3:
Chương 4:

Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng bao trùm
Tổng quan nghiên cứu về tăng trưởng bao trùm
Thực trạng tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam giai đoạn 2004-2016
Ước lượng tác động của các nhân tố tới tăng trưởng bao trùm về thu

nhập ở Việt Nam giai đoạn 2004-2016
Chương 5: Khuyến nghị chính sách


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM
1.1.

Các quan niệm và nội dung của tăng trưởng bao trùm

1.1.1. Một số quan niệm về tăng trưởng bao trùm
Tăng trưởng bao trùm (inclusive growth) là một khái niệm rộng liên quan đến
nhiều khía cạnh khác nhau của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đây là một chủ đề mới,
trong cả lĩnh vực nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách trong thực tế, được nhiều
quốc gia quan tâm trong thời gian gần đây. Acemoglu, Robinson và Johnson (2004) là

nhóm tác giả đầu tiên đưa ra khái niệm tăng trưởng này. Các tác giả cho rằng, lý do để
các quốc gia có được tăng trưởng cao và bền vững là do các nước có hệ thống kinh tế
chính trị hài hòa, tức là một hệ thống mà ở đó, thành quả và lợi ích từ tăng trưởng kinh
tế được phân chia một cách tương đối công bằng cho các khu vực, thành phần kinh tế
và các nhóm dân cư trong xã hội. Ngược lại, với những quốc gia không có tăng trưởng
hoặc tăng trưởng kém bền vững thì nguyên nhân của nó cũng đến từ việc các quốc gia
đó có hệ thống chính trị không hài hòa.
Khác với quan điểm tăng trưởng truyền thống, tăng trưởng bao trùm về cơ bản
nhấn mạnh đến việc làm sao có thể đảm bảo lợi ích của tăng trưởng kinh tế cũng như cơ
hội để có tăng trưởng kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng cho tất cả các thành viên
trong xã hội, đặc biệt là cho những nhóm yếu thế. Mô hình tăng trưởng bao trùm đã khắc
phục được các nhược điểm của mô hình tăng trưởng vì người nghèo trước đây (propoor growth), mặc dù đôi khi thuật ngữ “tăng trưởng bao trùm” vẫn được đề cập đến với
những cái tên như tăng trưởng theo nghĩa rộng (broad-based growth) hay tăng trưởng
chia sẻ (shared growth). Thực chất mô hình tăng trưởng vì người nghèo hướng đến mục
tiêu là thu nhập của nhóm dân số nghèo tăng nhanh hơn phần còn lại của dân số, và điều
đó có nghĩa là bất bình đẳng giảm. Mô hình này có thể tồn tại ở hai cách tiếp cận: mô
hình vì người nghèo dạng tuyệt đối và mô hình vì người nghèo dạng tương đối. Mô hình
vì người nghèo dạng tuyệt đối được Ravallion và Chen (2003) và Ngân hàng Thế giới
sử dụng rộng rãi với quan điểm là giảm tỷ lệ hộ nghèo tuyệt đối ứng với một ngưỡng
nghèo cho trước. Cách tiếp cận này đã không tính đến việc khi tăng trưởng kinh tế cao
hơn sẽ dẫn đến bất bình đẳng cao hơn và do đó, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo có giảm, nhưng
các hộ nghèo lại được hưởng thụ quá ít so với mặt bằng chung của xã hội. Đó là nguyên
nhân của sự ra đời mô hình vì người nghèo dạng tương đối. Mô hình này với quan điểm
tập trung vào việc phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư trong xã hội, với điều kiện


7

là thu nhập của nhóm nghèo tăng nhanh hơn so với mức trung bình của toàn bộ dân cư,
và như vậy, bất bình đẳng giảm (Dollar và Kraay, 2002; IMF, 2011). Nhưng như vậy,

những nhóm dân cư ở giữa bao gồm nhóm cận nghèo và tầng lớp trung lưu đang bị lờ
đi. Và cũng từ đây, mô hình tăng trưởng bao trùm đã ra đời, với quan điểm đề cập tới
toàn bộ cộng đồng dân cư, cả người nghèo, cận nghèo, tầng lớp trung lưu và thậm chí là
cả người giàu trong xã hội. Mô hình tăng trưởng mới không chỉ tập trung vào người
nghèo mà quan tâm tới phúc lợi của tất cả mọi người, cả dân tộc đa số và dân tộc thiểu
số, không phân biệt công việc của họ, cả nam và nữ, tất cả các cộng đồng và tôn giáo
khác nhau. Một điểm nhấn mạnh nữa của cách tiếp cận này là thay vì chỉ nhìn vào kết
cục dưới dạng phân phối thu nhập một cách bình đẳng, mô hình tăng trưởng bao trùm
còn hướng tới việc bình đẳng trong cơ hội. Hay nói cách khác, ngoài việc thụ hưởng
thành quả mà tăng trưởng kinh tế đem lại, tăng trưởng bao trùm còn nói tới quá trình
tham gia của tất cả mọi người đóng góp vào tăng trưởng. Về bối cảnh, khái niệm này
cũng như các tranh luận chính sách xoay quanh nó xuất phát từ chính thực tiễn tăng
trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở khu vực châu Á và Mỹ Latinh,
khi ngày càng có nhiều quốc gia trong khu vực này không giải quyết được đồng thời bài
toán giảm bất bình đẳng và giảm nghèo song song với quá trình tăng trưởng.
Xuất phát từ luận điểm ban đầu về tăng trưởng bao trùm của Acemoglu và cộng
sự (2004), nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra một số quan niệm xung quanh vấn đề này.
Dưới đây là một số các nghiên cứu nổi bật.
Ngân hàng Phát triển châu Á ADB (2007): Nhóm tác giả có đóng góp chính về
quan điểm tăng trưởng bao trùm của ADB là Ali và Zhuang (2007), Ali và Son (2007).
Tăng trưởng bao trùm theo đó là tăng trưởng có gắn với bình đẳng của các cơ hội, việc
tạo ra các cơ hội cho tất cả mọi người, không dành riêng cho ai, và những cơ hội này
được tạo ra nhiều nhất có thể. Tăng trưởng bao trùm còn nhằm giải quyết sự phân hóa
đối với các nhóm yếu thế nhất. Các nhóm yếu thế này thực chất là những nhóm dân cư
đã bị bỏ rơi trong quá trình phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Việc hỗ trợ các
nhóm này tham gia vào các hoạt động kinh tế của quá trình tăng trưởng và thụ hưởng
lợi ích từ chúng là điểm mấu chốt của tăng trưởng bao trùm. Cách tiếp cận của ADB về
cơ bản giới hạn trong phạm vi xem xét đồng thời cả vấn đề tăng trưởng, giảm nghèo và
bình đẳng thu nhập của các hộ gia đình. Xuất phát từ việc nhận thấy rằng quá trình tăng
trưởng đang tạo ra những cơ hội kinh tế mới nhưng những cơ hội này lại không được

phân phối một cách bình đẳng, nhóm nghèo bị hạn chế tiếp cận cơ hội và nguồn lực hơn,
hậu quả là lợi ích của tăng trưởng được phân phối một cách thiên lệch cho nhóm không
nghèo. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã coi chiến lược tăng trưởng bao trùm là


8

một trong ba trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng 2020. Quan điểm mới nhất trong
ADB (2013), đã nhấn mạnh tăng trưởng bao trùm là tăng trưởng kinh tế mở rộng cách
tiếp cận đến với những cơ hội kinh tế và xã hội cho ngày càng nhiều người, trong một
môi trường công bằng hơn. Ali (2007b) cho rằng kết quả giảm nghèo hiện nay không
chỉ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn phụ thuộc vào cách thức phân bổ
những lợi ích của tăng trưởng. Để minh họa quan điểm này, tác giả đã đưa ra trường hợp
của Nam Á trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, là hai quốc gia đã đạt được thành tựu
giảm nghèo trong mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2005, nhưng tỷ lệ nghèo đói vẫn còn
khá cao và bản thân người nghèo vẫn còn gặp nhiều cản trở trong việc tiếp cận các cơ
hội và được hưởng lợi từ tăng trưởng. Ali (2007a) nhấn mạnh bất bình đẳng thu nhập và
các bất bình đẳng khác nói chung đe dọa ổn định chính trị và xã hội, và ngay cả sự bền
vững của quá trình tăng trưởng, chỉ có bình đẳng mới làm tăng được tăng trưởng tiềm
năng của nền kinh tế. Trong một nghiên cứu khác, Ali và Yao (2004) lại phân tích tính
cần thiết của tăng trưởng bao trùm trong bối cảnh toàn cầu hóa, với nhận định toàn cầu
hóa sẽ mang lại nhiều cơ hội khi có những thị trường lớn hơn, công nghệ tân tiến hơn
và thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng không phải quốc gia nào
cũng tận dụng và nắm bắt được những lợi ích này một cách giống nhau. Tóm lại, các
nghiên cứu đều thống nhất quan điểm chỉ có riêng tăng trưởng không thể đảm bảo lợi
ích công bằng cho tất cả mọi người. Ở một mức độ nào đó thì tăng trưởng là điều kiện
cần thiết để giảm nghèo nhưng không thể là điều kiện đủ. Một số quan điểm khác cũng
được thống nhất là: (i) tính bao trùm của tăng trưởng kinh tế thể hiện ở tăng trưởng
nhanh và bền vững, dựa trên sự tăng trưởng của tất cả các ngành và các vùng, bao gồm
phần lớn lực lượng lao động, đặc biệt là người nghèo và nhóm người yếu thế trong xã

hội, (ii) tăng trưởng bao trùm phải đi kèm với việc loại bỏ những rào cản thể chế, tạo ra
động lực và tăng cường khả năng tiếp cận của mọi tầng lớp với các cơ hội của sự phát
triển, (iii) tăng trưởng có ý nghĩa bao trùm còn làm gia tăng tài sản và năng lực của mọi
cá nhân và tổ chức khác nhau tham gia vào quá trình tăng trưởng, giúp xã hội cải thiện
được việc quản lý các rủi ro phát sinh. Điểm (ii) và (iii) là những đóng góp mới của Ali
và Son (2007) về quan điểm tăng trưởng bao trùm so với quan điểm truyền thống của
ADB, thể hiện tính đa chiều hơn khi đã xem xét cả những khía cạnh đằng sau kết cục
của tăng trường và phân phối thu nhập. Từ những nghiên cứu của mình, định nghĩa tăng
trưởng bao trùm mà các tác giả đưa ra là quá trình tăng trưởng kinh tế không những tạo
ra các cơ hội kinh tế mới, mà còn đảm bảo cơ hội tiếp cận bình đẳng đối với mọi tầng
lớp trong xã hội, không phân biệt hoàn cảnh của họ.
Ngân hàng Thế giới WB (2009) định nghĩa tăng trưởng bao trùm bao hàm cả tốc


9

độ và cách thức của tăng trưởng kinh tế. Đây là hai cấu phần không thể tách rời, nên cần
thiết phải được nhìn nhận một cách đồng thời. Quan điểm của WB coi tăng trưởng bao
trùm là điều kiện cần thiết để giảm nghèo tuyệt đối nhưng đòi hỏi phải có tầm nhìn dài
hạn, đặt trên nền tảng rộng lớn, có tính chất liên ngành và đa dạng hóa nền kinh tế. Đây
là mô hình tăng trưởng bao hàm phần lớn lực lượng lao động, đảm bảo sự bình đẳng về
cơ hội trong khả năng tiếp cận thị trường, nguồn lực cũng như bình đẳng trong môi
trường quản lý cho mọi doanh nghiệp và cá nhân. Định nghĩa của WB nhấn mạnh tính
bao trùm của nền kinh tế đạt được là từ cơ hội tiếp cận việc làm có năng suất cho tất cả
lực lượng lao động (tập trung vào quá trình của tăng trưởng) thay vì chỉ tập trung vào
việc phân phối thu nhập cho các nhóm yếu thế hơn (tập trung vào kết cục hay kết quả
của tăng trưởng). Trong ngắn hạn, việc chuyển giao thu nhập của chính phủ cho nhóm
nghèo sẽ giải quyết được vấn đề thoát nghèo hay giảm thiểu được những hệ quả tiêu cực
mà tăng trưởng kinh tế tạo ra cho người nghèo, nhưng trong dài hạn đây không thể là
cách thức giúp họ có được cuộc sống bền vững. Tư tưởng trọng tâm trong quan điểm

cũng như chính sách thúc đẩy tăng trưởng bao trùm của WB là tập trung tạo việc làm có
năng suất và thu hút phần lớn lực lượng lao động của nền kinh tế tham gia vào quá trình
tăng trưởng, nhấn mạnh đến cả số lượng và chất lượng lao động, coi vấn đề tăng trưởng
năng suất là yếu tố then chốt để có được thành quả của tăng trưởng có ý nghĩa bao trùm.
Đây cũng là quan điểm trong một số nghiên cứu về tăng trưởng bao trùm của Quỹ Tiền
Tệ Quốc tế IMF, các tác giả Anand Mishra và Peiris (2013) hay Anand, Tulin và Kumar
(2014) đều cho rằng tăng trưởng bao trùm là chiến lược tăng trưởng thành công trong
dài hạn. Đây là một khái niệm tăng trưởng bao hàm cả tính công bằng, bình đẳng trong
cơ hội, tập trung cho sự chuyển dịch lao động hướng tới việc làm có năng suất cao.
Chiến lược Châu Âu 2020 (2010) hiểu tăng trưởng bao trùm là việc mở rộng cơ
hội cho mọi người thông qua lao động, đầu tư vào kỹ năng, chống lại nghèo đói và hiện
đại hóa thị trường lao động, có hệ thống bảo vệ xã hội để giúp cho mọi người dự đoán
và đối diện với các sự thay đổi, xây dựng một xã hội có tính liên kết. Lợi ích của tăng
trưởng phải bao trùm được với những vùng xa nhất, đảm bảo cơ hội tiếp cận cho con
người trong suốt cuộc đời. Quan niệm của Chiến lược Châu Âu (2010) về cơ bản cũng
giống với WB ở khía cạnh tập trung mở rộng cơ hội cho mọi người thông qua lao động,
nhưng có phần mở rộng hơn khi có đề cập đến tính liên kết của xã hội và hệ thống bảo
vệ xã hội cho người dân, đặc biệt là người dân sinh sống ở những vùng xa xôi. Đây là
quan niệm rộng hơn so với WB.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2014) nhấn mạnh tăng trưởng
bao trùm theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ phân phối tăng trưởng thu nhập một cách


10

bình đẳng mà còn chia sẻ tiến bộ ở các khía cạnh phi thu nhập khác của sự thịnh vượng
như chất lượng giáo dục, y tế, những kết nối xã hội, bảo vệ cá nhân, cân bằng công việc
- cuộc sống, và chất lượng môi trường sống. Quan điểm phúc lợi đa chiều là tư tưởng
trung tâm của OECD trong các nghiên cứu về tăng trưởng bao trùm. Trong một báo cáo
nghiên cứu gần đây, OECD (2014) cho rằng dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối

với tăng trưởng bao trùm, nhưng có một điểm chung vẫn là sự kết hợp giữa thịnh vượng
và gia tăng bình đẳng. So với các cách tiếp cận khác, cách tiếp cận của OECD thuần túy
chỉ phản ánh sự gia tăng thu nhập cho người nghèo, giảm bất bình đẳng về mức sống
giữa những nhóm người trong xã hội, đòi hỏi nền kinh tế phải tạo ra được những việc làm
có năng suất, và người lao động sẽ được hưởng những lợi ích từ việc gia tăng năng suất
đó. Một nghiên cứu khác của OECD, được thực hiện bởi Mello, L và M.A. Dutz (2012)
ngoài quan điểm trên, còn chú trọng đến chất lượng của cơ sở hạ tầng như một nội dung
đảm bảo tăng trưởng là bao trùm. Đây là điểm mới so với các nghiên cứu trước đó.
Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc UNDP (2015) định nghĩa tăng trưởng
bao trùm vừa là kết quả vừa là quá trình của tăng trưởng. Tăng trưởng bao trùm đảm
bảo rằng mọi người đều có thể tham gia vào quá trình tăng trưởng, và được hưởng lợi
từ chính thành quả của quá trình đó. Tham gia vào quá trình của tăng trưởng, ngoài việc
tiếp cận với các cơ hội việc làm có năng suất, mọi người dân còn được tiếp cận với các
cơ hội khác ngoài lao động. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng đồng thời của việc
tham gia vào quá trình tăng trưởng và hưởng lợi từ thành quả của tăng trưởng đó, khi
chỉ ra rằng sẽ là tổn hại nếu thiếu một trong hai. Cụ thể, nếu mọi thành viên trong xã hội
có tham gia mà không chia sẻ lợi ích sẽ làm cho tăng trưởng trở nên không công bằng.
Trong khi nếu chia sẻ lợi ích mà không tham gia sẽ dẫn đến một nền kinh tế phúc lợi.
Cả hai điều này đều không thể dẫn tới một nền kinh tế có tăng trưởng bền vững trong
dài hạn.
Diễn Đàn Kinh tế Thế giới WEF (2015) coi tăng trưởng bao trùm là tăng trưởng
sản lượng bền vững qua thời gian, là tăng trưởng bao trùm trên các ngành của của nền
kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm có năng suất cho phần lớn dân số đang trong độ tuổi lao
động và giảm đói nghèo. Tăng trưởng bao trùm nói tới cả tốc độ và cách thức của tăng
trưởng kinh tế.
Có nhiều tác giả khác nhau trong các nghiên cứu của mình đã đưa ra định nghĩa
về tăng trưởng bao trùm:


11


Bảng 1.1: Quan niệm của một số tác giả về tăng trưởng bao trùm
Quan niệm về tăng

Tác giả

trưởng bao trùm

Chú thích

ADB, Rauniyar và Kanbur Tăng trưởng gắn với giảm Bất bình đẳng cả khía cạnh
(2009)
bất bình đẳng
thu nhập và phi thu nhập,
nhưng chủ yếu là với các
khía cạnh thu nhập, quan
tâm đến kết cục (thành
quả) của tăng trưởng
ADB, Ali và Son (2007)

Tăng trưởng gắn với cải Nhìn nhận tăng trưởng bao
thiện các cơ hội xã hội cho trùm theo nghĩa rộng.l
người nghèo, sự phân phối Giống quan điểm của
công bằng các cơ hội này Klasen (2008) và Grosse
và sự thay đổi của nó theo và cộng sự (2008).
thời gian.
Quan tâm đến kết cục của
tăng trưởng

ADB, Ali

(2007)



Zhuang Tăng trưởng thúc đẩy cơ Định nghĩa của Ali và
hội tiếp cận bình đẳng. Zhuang (2007) rất gần với

Zhuang và Ali (2009)

Đây là cách tiếp cận với
quan điểm tăng trưởng cho
phép mọi thành viên của
xã hội tham gia và đóng

khái niệm của John
Roemer (1998) về cơ hội
bình đẳng

Nhìn nhận cả khía cạnh thu
góp vào tăng trưởng kinh nhập và phi thu nhập
tế, không quan tâm đến
Chủ yếu là quan tâm đến
hoàn cảnh của họ.
quá trình, thay vì kết cục
của tăng trưởng

Là tăng trưởng của tổng Nhìn nhận tăng trưởng bao
sản phẩm trong nước và trùm theo nghĩa hẹp
dẫn tới giảm nghèo


Habitat (2009)

WB, Elena
(2010)



Susana Là tăng trưởng giảm Nhìn nhận tăng trưởng bao
nghèo, cho phép mọi trùm theo nghĩa hẹp
người đóng góp và hưởng


12

Tác giả

Quan niệm về tăng
trưởng bao trùm

Chú thích

lợi từ quá trình tăng trưởng
McKinley (2010)

Là tăng trưởng đạt đến Nhìn nhận tăng trưởng bao
tăng trưởng bền vững, trùm theo nghĩa rộng
sáng tạo và mở rộng các cơ
hội kinh tế, để cho mọi
thành viên trong xã hội đều
có thể tham gia và hưởng

lợi từ tăng trưởng.

Ianchovichina và Gable Tăng trưởng bao trùm là Nhìn nhận tăng trưởng
(2012)
việc tăng lên trong tăng theo nghĩa rộng.
trưởng và mở rộng quy mô Rất gần với quan điểm của
của nền kinh tế bằng cách WB ở đặc điểm nhấn mạnh
tăng đầu tư và mở rộng vào việc mở rộng cơ hội
những cơ hội việc làm có việc làm có năng suất.
năng suất.
Quan tâm đến cả quá trình
và kết cục của tăng trưởng.
Nguồn: Tổng hợp của NCS dựa vào tổng quan các nghiên cứu
Như trên đã phân tích, ta có thể thấy được khái niệm tăng trưởng bao trùm là một
khái niệm rộng và đa chiều. Addison và Zarazua (2012) cũng đã nhấn mạnh đây là một
khái niệm mới, chưa có khái niệm thống nhất và cơ sở lý thuyết rõ ràng. Tùy vào hoàn
cảnh của từng nền kinh tế hay đối tượng nhìn nhận như tính bao trùm xét từ góc độ
doanh nghiệp hay hộ gia đình mà khái niệm này có thể điều chỉnh cho phù hợp. Tăng
trưởng bao trùm có thể được nhìn nhận theo nghĩa rộng (tập trung vào quá trình), nhấn
mạnh đến cơ hội tiếp cận các nguồn lực hay chỉ được nhìn nhận theo nghĩa hẹp (tập
trung vào kết quả), nhấn mạnh đến quá trình phân phối thu nhập và thụ hưởng các lợi
ích của tăng trưởng.
Tóm lại, tăng trưởng bao trùm là một khái niệm đa chiều và hiện còn có nhiều
quan niệm khác nhau. Trong luận án này, tác giả xem xét tăng trưởng bao trùm theo
nghĩa hẹp, trong đó tăng trưởng kinh tế cần đi đôi với thực hiện công bằng xã hội (giảm
nghèo và thu hẹp bất bình đẳng), nâng cao năng lực cho người dân thông qua cải thiện
tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và tiếp cận các điều kiện sống cơ bản trong cuộc sống.


13


1.1.2. Các trụ cột (nội dung) của tăng trưởng bao trùm
Do là một khái niệm tăng trưởng mới, bao hàm nhiều khía cạnh của tăng trưởng
và phát triển kinh tế, các nghiên cứu lý thuyết về tăng trưởng bao trùm chứa đựng nhiều
nội dung phân tích khác nhau.
Có một số nghiên cứu đề cập đến nhiều nội dung của tăng trưởng bao trùm, trong
đó có cả các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế cũng như của các nhà nghiên cứu độc
lập. Nghiên cứu của ADB nhìn nhận tăng trưởng bao trùm dưới năm góc độ: (i) nghèo
thu nhập, nghèo đa chiều và bất bình đẳng, (ii) tạo ra các cơ hội, (iii) sự tiếp cận các cơ
hội, (iv) bảo trợ xã hội, và (v) thể chế và quản trị. (ADB (2011), Framework of Inclusive
Growth Indicators, Key Indicators for Asia and The Pacific, Asian Development Bank,
2011)
Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã nhìn nhận năm khía
cạnh của tăng trưởng bao trùm, đó là: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và không
gian. Trong đó kinh tế và xã hội là hai khía cạnh trọng tâm nhất. Cụ thể, kinh tế nhấn
mạnh tới tăng trưởng và việc làm, trong khi xã hội bao gồm tổng hòa của các yếu tố như
sức khỏe, giáo dục, bảo vệ của xã hội và giới tính.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (2015) cho rằng tăng trưởng bao trùm được phân tích
với bảy nội dung: giáo dục và phát triển kỹ năng, lao động và việc làm, sở hữu tài sản
và kinh doanh, vai trò của trung gian tài chính trong việc đầu tư vào nền kinh tế thực,
tham nhũng và những khoản tiền vụ lợi, dịch vụ hạ tầng cơ bản và chuyển giao tài chính.
Đây cũng là bảy trụ cột phân tích tăng trưởng bao trùm được đưa ra trong nghiên cứu
của Sammans và cộng sự (2015)
Liên quan đến khía cạnh tăng trưởng kinh tế và nghèo đói, Hann và Thorat (2013)
cho rằng tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế nói tới độ co giãn của tăng trưởng theo
nghèo đói, dựa trên quan điểm giảm nghèo luôn là mục tiêu chính sách của nhiều quốc
gia. Tính bao trùm trong nghiên cứu dựa vào hai nhân tố (i) tăng trưởng thu nhập và (ii)
phân phối thu nhập. Đây cũng là quan điểm của nhóm tác giả Anand và cộng sự (2013)
về tăng trưởng bao trùm. Hausman, Rodrik và Velasco (2005) đã sử dụng mô hình chẩn
đoán tăng trưởng - chiến lược để nhận dạng những rào cản đối với tăng trưởng và cho

rằng những chiến lược này sẽ không giống nhau giữa các quốc gia, phụ thuộc vào môi
trường kinh doanh của quốc gia đó. Nhóm tác giả nhấn mạnh tăng trưởng bao trùm là
tăng trưởng kinh tế mà có thể hạn chế được những rào cản của của quá trình tăng trưởng.
Ramos và cộng sự (2013) phân tích tăng trưởng bao trùm dựa trên hai khía cạnh, (i) sự
chia sẻ lợi ích từ quá trình giảm bất bình đẳng thu nhập và giảm nghèo và (ii) tăng cường


14

sự tham gia vào các khía cạnh việc làm của nền kinh tế.
Cũng tập trung vào khía cạnh việc làm, nhưng nghiên cứu của Fedesarrollo
(2015) lại nói tới tác động tích cực của khu vực việc làm phi chính thức dưới hình thức
sáng tạo ra những cơ hội cho phần lớn dân số, đặc biệt là bộ phận dân số dễ tổn thương
của xã hội. Trong khi đó, Shearer và cộng sự (2016) đã xây dựng “Metro Monitor” để
đánh giá sự bao trùm, tăng trưởng và sự thịnh vượng qua việc phân tích sự thay đổi của
mức lương trung bình, của tỷ lệ nghèo đói tương đối và tỷ lệ việc làm. Beatty và cộng
sự (2016) cho rằng tăng trưởng bao trùm đến từ các khía cạnh của thu nhập, chi phí sống
và thị trường lao động.
Liên quan đến khía cạnh tiếp cận các cơ hội tài chính, bài phát biểu của Haruhiko
Kuroda (2017) nhìn nhận tính bao trùm của tăng trưởng thông qua khả năng tiếp cận các
nguồn lực tài chính ở cả hộ gia đình và doanh nghiệp. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng
của tài chính trong việc giúp đỡ người nghèo thoát nghèo bằng cách giảm chi phí tiếp
cận nguồn tiền hơn so với các hình thức cho vay không chính thức khác, giúp đỡ họ ổn
định cuộc sống khi phải đối mặt với ốm đau, bệnh tật hay các tình huống bất ngờ khác,
sáng tạo ra những cơ hội cho chính bản thân họ, đặc biệt là đối với các hộ gia đình làm
kinh doanh nhỏ. Nếu so với các nghiên cứu khác thìi phát biểu của Haruhiko có nội
dung hẹp hơn, nhiều khi đối tượng nhìn nhận tính bao trùm ở đây chỉ là cách tiếp cận
nguồn lực tài chính đối với hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ.
Trên thực tế, dù nghiên cứu về tăng trưởng bao trùm được nhìn nhận dưới các
khía cạnh nào, thì việc phân chia những khía cạnh đó ra thành những yếu tố nhỏ là hết

sức cần thiết. Việc phân chia này còn tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng vùng, miền,
quốc gia hay tùy vào mục đích nghiên cứu cụ thể. Bảng dưới đây tổng hợp các đặc điểm,
các chiều khác nhau khi phân tích và đo lường tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế,
được tổng hợp từ các nghiên cứu:


×