Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt lớp ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.01 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ..................................
1/ Tên sáng kiến: "NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM QUA TIẾT
SINH HOẠT LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”
2/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm
3/ Mơ tả bản chất sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Theo J.J.Rutxô: “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn
không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo
của trẻ thơ…Vì trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó”.
Thực tế cho thấy, dường như mỗi học sinh đều có những vấn đề nào đó mặc dù bản
thân các em không hề nhận thấy cho đến khi những vấn đề đó có ảnh hưởng đến đời
sống học đường như: nổi sợ hãi khi bước vào ngôi trường mới, không biết cách quản lí
thời gian, sợ thất bại, kỉ luật kém, thường xuyên không thuộc bài, không làm bài, cúp
tiết, những suy nghĩ về giới tính, ý định tự tử, trạng thái trầm cảm, nghiện ngập, đánh
nhau…Tất cả những vấn đề đó đều phải được sự quan tâm đúng mức từ phía nhà
trường. mà trước hết là giáo viên chủ nhiệm qua các tiết sinh hoạt lớp.
Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy rằng việc giáo dục học sinh của giáo
viên chủ nhiệm còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là giáo viên đánh giá học sinh chưa
chặt chẽ, tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần chưa khoa học. Học sinh cảm thấy nặng nề
mỗi khi đến tiết sinh hoạt dẫn đến hiệu quả tiết dạy không cao. Một số giáo viên chưa


hình dung được tiết sinh hoạt lớp là phải tiến hành như thế nào cho hợp lí? Mục tiêu
của tiết sinh hoạt lớp là gì? Khơng có giải pháp cụ thể cho từng nội dung. Có trường
hợp giáo viên biến giờ sinh hoạt lớp thành giờ phê bình kiểm điểm, chỉ trích học sinh.
Với cách làm như vậy, một bộ phận học sinh cá biệt, học tập yếu thường mặc cảm, xa


lánh bạn bè, thầy cô, sợ cha mẹ,… dẫn đến chán học. Mặt khác, thời gian của tiết sinh
hoạt lớp phần lớn chưa đảm bảo. Đa số giáo viên dành thời gian của tiết sinh hoạt lớp
để bù bài học trễ chương trình, thậm chí có giáo viên cịn bỏ luôn tiết sinh hoạt lớp
hoặc qua loa không đi vào chiều sâu. Một số giáo viên tổ chức tiết sinh hoạt lớp một
cách khơ khan, cứng nhắc, thiếu tính bao quát, học sinh thụ động chịu sự phê bình của
bạn bè và cả giáo viên dẫn đến hiệu quả giáo dục mang tính tiêu cực, thậm chí nhiều
trường hợp phản tác dụng. Một số học sinh chưa mạnh dạn và thẳng thắn trong nhận
xét. Một số học sinh còn rụt rè, ngại tham gia góp ý trong sinh hoạt tập thể.
Trước tình hình đó bản thân tơi ln trăn trở, băn khoăn. Tôi luôn tự hỏi phải
làm thế nào để Ban cán sự lớp phát huy năng lực của mình, rèn luyện tinh thần tự
quản, tạo khơng khí nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái trong tiết sinh hoạt lớp? Giải pháp
nào có thể làm tốt cơng tác chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh thành một con người
toàn diện? Và tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Nâng cao hiệu quả công tác chủ

nhiệm qua tiết sinh hoạt lớp ở Trường trung học cơ sở”
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Thực hiện đề tài này tôi mong muốn mình sẽ hiểu biết nhiều hơn tâm lí của học
sinh trong lớp chủ nhiệm; nắm bắt được những nguyện vọng, hiểu được những khó
khăn mà các em gặp phải để có những giải pháp kịp thời nhằm điều chỉnh việc tự
quản, động viên, giúp đỡ và giáo dục các em.


Tăng cường tính tự quản của Ban cán sự lớp, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật,
tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái cho học sinh sau một tuần học tập căng thẳng. Đồng
thời thông qua các hoạt động vui chơi theo chủ điểm lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp
giáo dục các em hiểu biết về truyền thống, lịch sử đất nước.
Thông qua tiết sinh hoạt, học sinh vi phạm sẽ nhìn nhận những sai trái và có
hướng điều chỉnh, hiểu nhiều hơn nguyện vọng mà giáo viên muốn gửi tới các em.
Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá kết quả phấn đấu và rèn luyện của bản

thân và bạn bè trong quá trình học tập và rèn luyện.
3.2.2 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Bộ Giáo dục đã quy định sinh hoạt lớp là một tiết dạy chính khóa trong chương
trình, mỗi tuần một tiết. Vì vậy, việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần không phải là
một điều mới mẻ đối với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, điểm khác
biệt giữa tiết mà giáo viên chủ nhiệm có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu năm học về
nhân sự và nội dung, cách thức tổ chức với tiết mà giáo viên chuẩn bị sơ sài, thậm chí
giáo viên thích gì nói đó làm mất tác dụng tiết sinh hoạt lớp đồng thời hiệu quả không
cao là một điều đáng được chú trọng.
3.2.3. Bản chất của giải pháp:
Tiết sinh hoạt lớp cũng là một khâu trong quá trình dạy học. Vì vậy chúng ta
khơng thể thực hiện một cách chung chung hay cứng nhắc, rập khuôn mà phải dựa vào
tình hình thực tế của lớp, tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh. Giáo viên phải xây
dựng cho được một đội ngũ cán bộ lớp thực sự vững mạnh và hiệu quả khơng những
về học tập mà cịn vững mạnh về năng lực quản lí. Lớp trưởng phải có khả năng tự
quản tốt để chỉ đạo các tổ thực hiện.


Cùng với hoạt động hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học một
cách có hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp là một bộ phận song hành khơng thể tách
rời. Hơn ai hết, chỉ có giáo viên chủ nhiệp lớp mới là người luôn gần gũi, hiểu được
hết các đối tượng học sinh trong lớp. Vì vậy, cần quan tâm, đầu tư và không ngừng đổi
mới công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên lựa chọn phương pháp giáo dục thích ứng
để lồng ghép vào mọi hình thức chủ nhiệm lớp.
Để tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp thì cần có sự phối hợp tốt với Ban giám hiệu
nhà trường, giáo viên phụ trách Đội và cả phụ huynh học sinh.
3.3 Mô tả bản chất của giải pháp:
3.3.1 Vấn đề quan tâm:
Khi nhận được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi rất bâng
khuâng lo lắng khơng biết lớp mình chủ nhiệm năm nay thế nào? Ngày đầu tiên nhận

lớp điều làm tôi lo lắng là lớp có đến 6 em điểm cuối năm ở lớp 5 chỉ từ 11 đến
13(trong đó 5 em nam), các em ở nhiều địa bàn khác nhau (Thị Trấn Mỏ Cày, xã Tân
Hội : đa phần là ấp Vĩnh Hòa xã Khánh Thạnh Tân cũ, xã Đa Phước Hội và 2 em ở
Hòa Lộc, Mỏ Cày Bắc) nên rất khó trong việc quản lí học sinh.
Từ tình hình trên theo tơi có ít nhất 6 học sinh có nguy cơ bị loại yếu nếu không
được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó qua những tuần đầu năm học có rất nhiều học
sinh chưa chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. Cho nên học sinh học sinh yếu vào cuối
năm với rất nhiều lí do rất cao. Điều đó làm tôi đắn đo, suy nghĩ và tôi quyết tâm thực
hiện đề tài này.
3.3.2 Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
a. Cách thức thực hiện:


Thực hiện cá nhân: điều tra cơ bản học sinh, tìm hiểu hồn cảnh của từng học
sinh và phân hóa đối tượng, bầu và bồi dưỡng Ban cán sự lớp, lập sổ theo dõi và
hướng dẫn ghi chép cho Ban cán sự lớp, sưu tầm tài liệu về các chủ đề trong năm học,
tìm hiểu một số trị chơi tập thể, nghiên cứu tài liệu về tâm lí học sinh trung học cơ sở
và tài liệu về công tác chủ nhiệm…
Thực hiện phối hợp với Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, Ban tư vấn, Cán bộ
Thư viện, phụ huynh và học sinh để chuẩn bị tốt trong tiết sinh hoạt lớp.
b. Các bước thực hiện cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:
Thứ nhất: Chọn lựa đội ngũ Ban cán bộ lớp:
Đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần xác định được tiêu chuẩn của cán bộ lớp:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có khả năng gương mẫu.
+ Tính tình thẳng thắn, giám đấu tranh, giám phê bình.
+ Năng nổ hoạt động và sẵn sàng hoạt động.
+ Có khả năng học tập tốt: Từ khá trở lên.
+ Được tập thể lớp tín nhiệm.
+ Có hồn cảnh gia đình thuận lợi.

Thứ hai: Thống nhất nội dung sinh hoạt cuối tuần trong tập thể học sinh, xem
tiết sinh hoạt như một tiết học bình thường.
Họp Ban cán sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, hướng dẫn
cách thức làm việc, theo dõi chặt chẽ, có ghi chép và khi đánh giá, nhận xét cần rõ
ràng, công bằng và trung thực.


Trước tiết sinh hoạt Ban cán sự hội ý với các lớp phó và lớp trưởng để thống
nhất nội dung sinh hoạt và đồng thời lớp trưởng nắm được tình hình chung của lớp.
Thứ ba: Cũng như hoạt động giảng dạy, việc lập kế hoạch cho công tác chủ
nhiệm lớp là cần thiết và quan trọng. Ngay từ đầu năm, căn cứ vào tình hình thực tế,
hồn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp; căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ năm
học của tổ chuyên môn, của nhà trường; căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội tại địa bàn
trường, giáo viên phụ trách lớp đề ra kế hoạch chủ nhiệm lớp cho cả năm học. Trên cơ
sở đó, cụ thể hóa thành kế hoạch học kì, tháng và từng tuần cụ thể.
3.3.3 Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho giờ sinh hoạt lớp:
- Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Việc đầu tiên là soạn kế hoạch cho tiết sinh hoạt cuối tuần. Khi soạn, phần hoạt
động của giáo viên cần có những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của lớp. Chú ý
đến việc khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi học sinh dù sự tiến bộ của các em là
không đáng kể so với những hạn chế.
Kế hoạch của tiết sinh hoạt cần thể hiện được các mặt hoạt động trong tuần tới,
tháng tới và có sự phân cơng cơng việc cho từng học sinh cụ thể. Hướng dẫn các tổ
trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động trong tuần qua, tháng qua,
tổng kết đợt thi đua.
Dự kiến sẽ đan xen vào tiết sinh hoạt lớp những hoạt động vui chơi, giải trí nào
cho phù hợp với tháng, tuần, chủ điểm. Chuẩn bị một tâm lí thật thoải mái, vui vẻ, tạo
tâm thế gần gũi, yêu thương học sinh.
-Đối với học sinh:
Các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động theo nhiệm

vụ được phân cơng. Dự kiến sẽ bình chọn, tun dương bạn nào, nhắc nhở bạn nào


nhưng phải đảm bảo sự công bằng cho mọi thành viên trong nhóm (có thơng qua sự
xem xét, hướng dẫn của giáo viên).
Cả lớp chuẩn bị tâm thế háo hức, vui vẻ để bước vào tiết sinh hoạt lớp.
Lựa chọn một học sinh dẫn dắt nội dung tiết sinh hoạt, trang trí bảng nội dung
trong tiết sinh hoạt, sắp xếp bàn ghế phù hợp với không gian lớp học…
3.3.4. Lựa chọn nội dung và hình thức cho tiết sinh hoạt lớp:
- Lựa chọn nội dung:
Trong giờ sinh hoạt lớp, các công việc cần triển khai thực hiện:
- Đánh giá các cơng việc thực hiện trong tuần một cách tồn diện về các mặt giáo
dục: đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ, lao động, nề nếp, tham gia ATGT.
- Tổng kết hoạt động trong tuần, tháng (vào tuần cuối tháng), học kì (vào tuần
cuối của học kì), cả năm (vào tuần cuối của năm học).
- Tổng kết các đợt thi đua (vào tuần cuối của đợt thi đua), cần có yêu cầu giáo
dục học sinh theo chủ đề của đợt thi đua.
- Đánh giá kết quả thi đua của các tổ.
- Phổ biến kế hoạch thực hiện của tuần tới, tháng tới, phát động thi đua theo chủ
điểm, giáo dục theo chủ đề của đợt thi đua tới.
- Tuyên dương, khen ngợi, động viên, khuyến khích những học sinh tiến bộ và
những học sinh chưa tiến bộ.
- Lựa chọn hình thức:
Giáo viên phụ trách hoặc có thể để học sinh trang trí trên bảng đen dịng chữ
“Sinh hoạt lớp” và những khẩu hiệu hành động phù hợp theo các chủ điểm của tháng
hay cả đợt thi đua.


Tổ chức cho học sinh sắp xếp bàn ghế cho phù hợp khơng gian lớp học, có thể
cho các em ngồi thành tổ, cịn lớp trưởng chủ trì giờ sinh hoạt. Hoặc cũng có thể tổ

chức tiết sinh hoạt lớp ngoài sân trường và cho các em ngồi theo đội hình phù hợp (có
thể là đội hình hàng ngang hoặc đội hình chữ U).
3.3.5 Cách sắp xếp giờ sinh hoạt lớp:
Thời gian dành cho tiết sinh hoạt lớp phải đảm bảo như một tiết học 45 phút.
Không nên cắt xén bớt thời gian để dành cho hoạt động khác.
Giáo viên xây dựng cho học sinh mơ hình tự quản trong tiết sinh hoạt lớp với
hình thức tổ chức cho lớp trưởng là người điều khiển, còn giáo viên chỉ tham dự và
góp

ý,

phổ

biến

cơng

việc

cần

thực

hiện

trong

tuần.

Giao cho từng tổ trưởng báo cáo cụ thể tình hình của tổ trong tuần qua, sau đó

lớp trưởng tổng hợp lại báo cáo với cả lớp, các em vi phạm giải trình lí do, ngun
nhân dẫn đến vi phạm trước lớp, cách khắc phục của bản thân để sửa chữa khuyết
điểm.
Lần lượt từng tổ trưởng theo dõi báo cáo tình hình học tập của tổ trước lớp: Bạn
nào tiến bộ, bạn nào chưa tiến bộ, bạn nào vi phạm cụ thể của tổ mình (để làm được
việc này mỗi tổ trưởng phải có một sổ theo dõi riêng cho bản thân, kẻ sẵn theo mẫu để
điền những thông tin cần thiết). Từng tổ, tổ chức lớp bình chọn cá nhân xuất sắc, tổ
xuất sắc.
Lớp trưởng tổng hợp lại báo cáo trước lớp, tuyên dương những bạn tiến bộ.
Giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét đánh giá tuyên dương những em thực hiện
tốt, động viên khuyến khích những em có chiều hướng tiến bộ. Nhắc nhở những em
chưa tiến bộ, sau đó phổ biến nội dung, kế hoạch của trường, lớp trong tuần tới.
3.3.6 Xây dựng Quy trình tiết sinh hoạt lớp:


* Phần mở đầu:
1. Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết sinh hoạt lớp.
2. Ổn định lớp (có thể hát tập thể, hát cá nhân,…)
3. Ban cán bộ lớp, thư kí vào vị trí.
* Phần nội dung:
- Tổng kết, đánh giá hoạt động tuần qua:
- Các tổ trưởng báo cáo từng mặt hoạt động trong tuần qua (về: đạo đức, học
tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy,…)
- Cả lớp tham gia ý kiến.
- Các lớp phó nhận xét từng mặt hoạt động theo sự phân công.
- Lớp trưởng đánh giá chung :
+ Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn.
+ Tổ chức bình chọn học sinh xuất sắc, tổ xuất sắc.
- GVCN nhận xét chung:
+ Nhận xét bảng tổng kết trong tuần qua.

+ Tổng kết phong trào thi đua (nếu là tiết sinh hoạt cuối tháng).
- Sinh hoạt văn nghệ, vui chơi:
- Sinh hoạt văn nghệ, vui chơi theo chủ điểm.
- Cử một bạn đại diện lên điều khiển trò chơi.
- Phổ biến kế hoạch tuần tới, tháng tới:
- Giáo viên chủ nhiệm triển khai công tác tuần tới, tháng tới (nếu là cuối
tháng), phát động thi đua theo chủ điểm, theo đợt thi đua.
- Thảo luận kế hoạch tuần tới, tháng tới.
- Tham gia góp ý kiến thống nhất biện pháp thực hiện kế hoạch.


* Phần kết thúc:
- GVCN tổng kết lại kế hoạch thực hiện trong tuần tới, tháng tới.
-. GVCN phát động phong trào thi đua theo chủ điểm
- Thư kí thơng qua biên bản.
- Học sinh hát tập thể kết thúc tiết sinh hoạt.
=> Lưu ý: Ở các lớp đầu cấp, học sinh chưa có các kĩ năng tự quản thì giáo viên
điều khiển là chính. Dần dần, giao cho các em điều khiển một vài hoạt động nhỏ và
nhờ sự tích lũy kinh nghiệm đó, sau này các em sẽ tự điều khiển tiết sinh hoạt của
mình. Đây là quy trình chung, giáo viên cần vận dụng linh hoạt quy trình này để tiết
sinh hoạt tập thể cuối tuần sao cho phù hợp với lớp mình.
3.3.7 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Kinh nghiệm này đã tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành
động trong toàn thể học sinh. Sau kh i tiến hành với các giải pháp chúng tôi đã đạt được
một số kết quả như sau:

Khi chưa áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
- Một số học sinh chưa có ý thức kỉ luật cao. - Đại đa số học sinh có ý thức kỉ luật cao.
- Học sinh chưa mạnh dạn trong phê bình.


- Học sinh biết phê bình, tự phê bình.

- Học sinh chưa có tinh thần thi đua trong

- Học sinh có tinh thần thi đua sơi nổi

học tập.

trong học tập. Số lượng học sinh khá, giỏi
tăng lên đáng kể.

- Một số học sinh còn chưa thực hiện tốt nội

- Tất cả học sinh đều thực hiện tốt nội qui

qui của nhà trường.

nhà trường.

- Học sinh còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin

- Đa số học sinh mạnh dạn, tự tin trong

trong giao tiếp.

giao tiếp với thầy cô và bạn bè.

- Một số học sinh chưa tích cực tham gia các


- Cả lớp tích cực tham gia hoạt động của


hoạt động của trường, của lớp.

trường, của lớp vượt chỉ tiêu đề ra.

- Ban cán sự lớp hoạt động còn hạn chế.

- Phát huy tích cực trong trong hoạt động
của Ban cán sự lớp, biết tự quản lớp.

- Đa số học sinh ngại đến giờ sinh hoạt lớp

- Tất cả học sinh đều có tâm thế háo hức

và nhàm chán và sợ bị khiển trách

chờ đợi đến tiết sinh hoạt để được nhận
xét, đánh giá, được tuyên dương, được vui
chơi,…

- Tham gia các khoản đóng góp đạt chỉ tiêu

- Tham gia các khoản đóng góp đạt và

được giao.

vượt chỉ tiêu được giao.


Chất lượng 2 mặt giáo dục 3 năm qua:

Năm 2015 - 2016
Giỏi
Học lực
33.4%
Hạnh kiểm
100% (Tốt)
Năm 2016 - 2017
Giỏi
Học lực
37.2%
Hạnh kiểm
100% (Tốt)
Năm 2017 - 2018
Giỏi
Học lực
42.8%
Hạnh kiểm
100%

Khá
47.3%

Trung Bình
16.6%

Yếu
2.7%


Khá
45.7%

Trung Bình
17.1%

Yếu
0

Khá
40.1%

Trung Bình
17.1%

Yếu
0

Lớp chủ nhiệm đánh giá thứ hạng cao sau mỗi tuần tổng kết thi đua trong
những năm qua. Hiện tại đầu năm đến giờ luôn đứng hạng nhất tuần.
3.3.8 Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đề tài nầy có khả năng ứng dụng rộng rãi đối với tất cả giáo viên giáo viên
làm công tác chủ nhiệm từ bậc Tiểu học đến Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông.


K.Đ. USin XKi nói: "Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con
người về mọi mặt". Giáo viên chủ nhiệm khi đã hiểu rõ về từng học sinh thì cơng tác
chủ nhiệm sẽ khơng có gì là khó khăn đối với giáo viên mà sẽ là miền vui, là hứng thú,
niềm say mê trong nghề đối với giáo viên.
Nhìn chung nội dung và phương pháp cơng tác giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao

chất lượng lớp chủ nhiệm là hết sức phong phú và phức tạp. Đòi hỏi ngoài những phẩm chất
và năng lực của mọi giáo viên bình thường khác, giáo viên chủ nhiệm lớp cịn phải có lịng
nhiệt tình, u nghề, u trẻ sâu sắc, chấp nhận gian khó và rèn luyện năng lực hoạt động xã
hội, đồn thể, chính trị,... để làm tốt cơng tác chủ nhiệm của mình.
Trong cơng tác này giáo viên chủ nhiệm khơng nên nóng vội, áp đặt, mà cần có
lịng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với học sinh, luôn đặt quyền lợi của học sinh
lên trên hết, giành nhiều thời gian và tâm sức thì khi đó cơng tác chủ nhiệm sẽ khơng
cịn khó khăn phức tạp mà sẽ là niềm vui cho mỗi giáo viên khi đến trường.
3.3.9 Hiệu quả lợi ích thu được hoạc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ
nhiệm qua tiết sinh hoạt lớp, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ
rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tơi rất vui mừng và vơi đi những vất
vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy – trị, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện hơn. Những
kết quả đạt được nêu trên chưa cao so với các truờng bạn do học sinh chúng tơi cịn
nhiều hồn cảnh khó khăn, khơng có điều kiện học tập như các bạn ở thành thị. Tuy
nhiên thầy trị chúng tơi rất vui vì đã mang về cho nhà trường những em học sinh chăm
ngoan, học giỏi, những chủ nhân tương lai nhỏ tuổi vừa năng động, vừa sáng tạo, vừa
có tài, vừa có đức. Chúng tơi cảm nhận được tâm thế háo hức chờ đợi đến tiết sinh


hoạt lớp cũng như những tiết học khác. Điều đó cũng nói lên sự cố gắng của chúng tơi.
Nhìn những ánh mắt rạng rỡ, ngập tràn niêm vui, tự hào trên khuôn mặt ngây thơ của
các em mỗi khi bước lên bục giảng, tôi không thể không xúc động đến rơi nước mắt.
Tơi ln tự nghĩ mình sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để tiếp tục mang niềm vui đến cho
các em, để các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tơi tích lũy được trong nhiều năm làm cơng tác
chủ nhiệm vừa qua. Trong quá trình thực hiện thầy trị chúng tơi cịn gặp rất nhiều khó
khăn cả về chủ quan lẫn khách quan, song bước đầu cũng đạt nhiều thành quả đáng kể.
Chúng tôi rất mong được sự chia sẽ, đóng góp của lãnh đạo ngành Giáo dục các cấp,

Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm giúp chúng tôi hoàn thiện hơn.
3.3.10 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến:
Số

Họ và tên

TT
01

02

Năm Nơi cơng tác

Chức

Trình độ Nội dung công

sinh

danh

chuyên

việc hỗ trợ

Nguyễn Thị Yến 1980 Trường THCS Giáo

môn
Đại học Cùng vận dụng


Nhi

Sư phạm

TTMC

viên

Phạm Minh Tâm 1972 Trường THCS Giáo
TTMC

viên

Đại

sáng kiến trong

tiết sinh hoạt lớp
học Cùng vận dụng

Sư phạm

sáng kiến trong

tiết sinh hoạt lớp
H. Tài liệu kèm theo: Mẫu bảng tổng kết tuần; biên bản tiết sinh hoạt lớp; giáo án
mẫu tiết sinh hoạt lớp; quy trình tiết sinh hoạt lớp; một số trò chơi tổ chức trong tiết
sinh hoạt lớp…




×