Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN KINH NGHIỆM TÍCH hợp GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG TRONG GIẢNG dạy vật lí cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.63 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN/ GIẢI PHÁP
Mã số:................................

Tên sáng kiến:
KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÍ CẤP THCS

Chợ Lách, tháng 03 năm 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………..
1. Tên sáng kiến: KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÍ CẤP THCS
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Vật lí.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Giáo dục Phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ
chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh
vận dụng được cái gì qua việc học. Do vậy nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo
dục hiện nay là: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng
thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.


Đa dạng hóa các hình thức học tập chú trọng các hoạt động trãi nghiệm sáng
tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh”. Theo quan điểm trên việc tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí cấp THCS trước đây có
những ưu và nhược như sau:
* Ưu điểm:
+ Chú trọng việc cung cấp kiến thức giúp học sinh hiểu về:
- Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả).
- Các biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Từ đó giáo dục thái độ - tình cảm:
- Yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng
di sản văn hóa.

2


- Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ
nguồn nước, không khí.
* Nhược điểm:
Chưa chú trọng phát triển kĩ năng – hành vi:
- Như kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn
đề môi trường nảy sinh.
- Như hành động cụ thể bảo vệ môi trường.
- Như tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà
trường, cộng đồng.
Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp mới khắc phục nhược điểm này.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí nhằm mục
đích để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính
phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên, thiên nhiên và khả

năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển.
Bên cạnh đó nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi
trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ,
có ý thức trách nhiệm, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường. Đặc
biệt có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn
phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên
nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề
môi trường cụ thể nơi sống và làm việc.
b. Nội dung giải pháp:
b.1. Tính mới của giải pháp:
- Phát huy cao tính tích cực, tự lực, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của
học sinh trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

3


- Phát triển kĩ năng thực hành của học sinh, phát hiện các vấn đề môi
trường và tìm hướng giải quyết vấn đề.
- Tạo không khí học tập thoải mái, hứng thú và có tổ chức.
b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
- Giải pháp cũ nội dung tích hợp giáo dục môi trường thường đưa vào
hoạt động củng cố bài thiếu logic, mang tính áp đặt.
- Giải pháp mới nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường có thể đưa
vào bất kì hoạt động nào khi khai thác bài học để đảm bảo tính logic, giúp người
học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho người học phát hiện
các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng
dẫn của giáo viên.
b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến:
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng
nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng để lựa chọn

phương thức, phương pháp giáo dục nào là nhẹ nhàng nhưng hiệu quả nhất.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi
trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích,
tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
b.4. Các bước thực hiện giải pháp:
Để thực hiện một đơn vị giáo dục môi trường cần xác định 4 yếu tố:
a/ Mục tiêu:
Mục tiêu của hoạt động này giúp học sinh:
- Về kiến thức.
- Về kĩ năng.
- Về thái độ.
b/ Các bước thực hiện nhiệm vụ(cá nhân, nhóm)

4


Giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn tổ chức thực hiện( có trường hợp học
sinh tự đề xuất vấn đề, giáo viên khái quát hóa tổ chức thực hiện).
Học sinh thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong quá
trình thực hiện có sự kiểm tra và điều chỉnh.
Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
c/ Công bố sản phẩm đã đạt được
Các nhóm đối chiếu kết quả đã thực hiện với nhiệm vụ được giao.
Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả trước lớp.
d/ Đánh giá
Các nhóm đánh giá tiến trình thực hiện đã tuân thủ kế hoạch chưa.
Các nhóm thảo luận, đánh giá chất lượng kết quả đã đạt được.
Học sinh phát hiện những điều mới( về kiến thức, kĩ năng) thu hoạch được
sau hoạt động, từ đó có thái độ tích cực bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường.

Giáo viên ôn tập, tổng kết hoạt động.
Để hoàn thành 1 đơn vị giáo dục môi trường tích hợp đối với bộ môn Vật lí,
có hai kiểu triển khai hoạt động, đó là:
* Kiểu 1: Thông qua dạy học từng tiết học của bộ môn Vật lí.
Trong kiểu này có 2 dạng nội dung môn học có thể khai thác giáo dục môi
trường, đó là:
Dạng 1. Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc một số phần nội dung môn Vật
lí có sự trùng hợp với nội dung giáo dục môi trường.
Dạng 2. Một số nội dung của bài học hay một số phần nội dung môn Vật lí
có liên quan với nội dung giáo dục môi trường.
+ Chú ý: Quá trình tích hợp nội dung giáo dục môi trường cần đảm bảo các
nguyên tắc sau:
- Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học Vật lí
thành bài học giáo dục môi trường.
- Khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện.
5


- Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh
nghiệm thực tế của học sinh, tận dụng cơ hội cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với
môi trường.
- Nội dung giáo dục môi trường cần gần gũi, thiết thực, gắn liền với hoạt
động thực tiễn của địa phương.
* Kiểu 2. Thông qua 1 hoạt động ngoại khóa về Vật lí.
Để tổ chức hoạt động ngoại khóa về môi trường, đòi hỏi giáo viên cần có kế
hoạch tổ chức hoạt động khoa học, hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh.
Kế hoạch hoạt động ngoại khóa bao gồm:
1. Chọn chủ đề môi trường:( ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm
ánh sáng...)
2. Hình thức hoạt động: ( câu lạc bộ, dã ngoại, hội thi, thời trang về môi

trường, tuần lễ môi trường, thi tái chế các sản phẩm từ rác thải,...)
3. Thiết kế hoạt động
- Mục tiêu hoạt động.
- Các nội dung.
- Nhân sự( nhóm hoạt động, người phụ trách, ban cố vấn,...)
- Cách thức thực hiện các hoạt động.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính.
- Thời gian địa điểm tổ chức.
- Thực hiện hoạt động( tổ chức, giám sát, giúp đỡ, điều chỉnh, đánh giá,...)
- Kết thúc hoạt động( đánh giá kết quả, nhận xét, báo cáo, kiến nghị thực
tiễn, kết quả rút ra với bản thân,...)
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp “ Kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng
dạy Vật lí cấp THCS.” Có thể áp dụng cho tất cả các môn học từ khoa học tự
nhiên đến khoa học xã hội, có thể áp dụng cho mọi bài học, áp dụng cho mọi lớp
học từ nông thôn đến thành thị.
6


3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Qua thực tế áp dụng giải pháp“ Kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong giảng dạy Vật lí cấp THCS” từ các năm nay, đã giúp giờ dạy Vật lí
của tôi đạt hiệu quả rất cao. Thầy đỡ thao thao bất tuyệt, mà trò lại có thêm thời
gian quý báu để tham gia hoạt động một cách tích cực, tự lực, sáng tạo không
còn lúng túng, rụt rè, mang tính hình thức trong hoạt động học tập.
- Phát triển được kĩ năng thực hành của học sinh, nhờ vậy mà học sinh phát
hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh,
có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường như tuyên truyền, vận động bảo vệ
môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.

- Học sinh hứng thú học tập và yêu thích bộ môn hơn.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: giáo án minh họa
Chợ Lách, ngày 1 tháng 3 năm 2018

7


MINH HỌA BÀI SOẠN TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bài 26-27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ(Vật lí 6)
I- Mục tiêu dạy học:
1. Về kiến thức
- Học sinh hiểu được khái niệm sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Học sinh hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng.
- Học sinh vận dụng được những hiểu biết về hiện tượng bay hơi và ngưng tụ
trong cuộc sống.
2. Về kĩ năng
- Phân tích, so sánh để tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi của
chất lỏng.
3. Về thái độ
- Có ý thức bào vệ bầu không khí trong lành, tránh ảnh hưởng tiêu cực do độ
ẩm không khí quá lớn hoặc quá nhỏ gây ra.
- Tích cực tham gia bảo vệ môi trường trong sạch, bảo tồn nguồn tài nguyên
nước.
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh ảnh giáo khoa(hình 26.a, b, c).
- Nước cất, cồn 90%.
- Một số dĩa có diện tích lòng đĩa khác nhau.
- Đèn cồn.
- Tranh ảnh về hoạt động sản xuất muối.

- Video về sương mù và ảnh hưởng của nó đối với giao thông, sinh hoạt.
2. Học sinh
- Làm thí nghiệm về hiện tượng bay hơi của các chất phụ thuộc vào: nhiệt độ,
gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin
8


- Hình ảnh về chu trình của nước trong tự nhiên.
III- Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra kiến thức xuất phát
- GV: Khi trời mưa, nước đọng lại trên đường thành những vũng nhỏ. Sau khi mặt
trời xuất hiện, những vũng nước đó đã biến mất. Vậy nước đã đi đâu?
- HS: Nước đã bay hơi.
2. Bài mới
a/ Đặt vấn đề
- GV: Chúng ta đã biết ở trong không khí gặp điều kiện thuận lợi, nước bay hơi.
Hơi nước bốc lên cao tạo thành các đám mây, các đám mây tạo thành mưa mang nước
trở lại mặt đất. Như vậy, cùng với hiện tượng bay hơi còn có hiện tượng ngưng tụ.
Nhưng có phải hiện tượng bay hơi và ngưng tụ chỉ xảy ra đối với nước hay các chất
lỏng khác cũng có hiện tượng này. Bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu:
b/ Phát triển
Thời Kiến
gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

thức


cơ bản
5 phút Hoạt - Hãy tìm và ghi vào vở một
- Vào mùa khô, cánh đồng khô nứt nẻ vì
động 1. ví dụ về sự bay hơi.

nước bay hơi.

Nhớ lại

- Quần áo ướt phơi trên mắc sẽ khô đi do

những

nước bay hơi.

điều đã - Hãy tìm ví dụ về sự bay - Đổ cồn ra đĩa, cồn bay hơi .
học từ

hơi của chất lỏng khác.

lớp 4

- Như vậy ta thấy sự bay

về sự

hơi xảy ra không chỉ đối

bay hơi với nước mà còn đối với

8 phút Hoạt

chất lỏng khác
- Hãy quan sát những

động 2. hiện tượng được mô tả ở
9


Tìm

hình 26.2 SGK để trả lời

hiểu

các câu hỏi:

những + Trong hình A2, quần áo

+ Phụ thuộc nhiệt độ. Nhiệt độ cao, tốc độ

yếu tố

khô nhanh hơn trong

bay hơi tăng lên.

ảnh

hình A1,chứng tỏ tốc độ


hưởng

bay hơi phụ thuộc

đến sự yếu tố nào?
bay

+ Trong hình B1, quần áo

+ Phụ thuộc gió. Khi có gió, tốc độ bay

hơi

khô nhanh hơn trong

hơi tăng lên.

hình B2,chứng tỏ tốc độ bay
hơi phụ thuộc yếu tố nào?
+ Trong hình C2, quần áo

+ Phụ thuộc diện tích mặt thoáng của chất

khô nhanh hơn trong hình lỏng. Khi tăng diện tích mặt thoáng của
C1, chứng tỏ tốc độ bay

chất lỏng, tốc độ bay hơi tăng lên.

hơi phụ thuộc yếu tố nào?

+ Từ các kết quả trên hãy + Sự bay hơi của một chất lỏng phụ
rút ra nhận xét về các yếu thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt
tố ảnh hưởng đến tốc độ

thoáng của chất lỏng.

bay hơi của chất lỏng.
8 phút Hoạt

- Giới thiệu các phương án - Tiến hành thí nghiệm kiểm tra, xác

động 3 thí nghiệm kiểm tra tốc độ nhận tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ
Thí

bay hơi của chất lỏng phụ
, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

nghiệm thuộc vào nhiệt độ, gió và
kiểm

diện tích mặt thoáng của

10

tra
Hoạt

chất lỏng.
-Do nước trên bề mặt


phút

động 4 trái đất liên tục bay hơi, do
Ôn tập hoạt động của con người
10


củng

và động vật, quá trình quang

cố

hợp của cây xanh nên
không khí luôn có một
lượng hơi nước nhất
định. Nếu độ ẩm không
khí cao, nước không thể
bay hơi được.
- Hãy nêu những ảnh

- Độ ẩm không khí cao làm quá trình bay

hưởng của độ ẩm không

hơi xảy ra chậm làm con người mệt mỏi, hó ,

khí cao đối với cuộc sống quần áo lâu khô, dễ phát sinh ẩm mốc
của con người.
- Việt Nam là nước có


- Độ ẩm không khí cao tạo điêu kiện cho

khí hậu nhiệt đới ẩm gió

nấm mốc phát triển, nước ứ đọng trong các

mùa, hãy nêu những ảnh
cống rãnh tạo điều kiện cho muỗi phát triển, dễ
hưởng của khí hậu này

phát sinh dịch bệnh.

đối với nước ta.

- Độ ẩm không khí cao làm kim loại
chóng bị ăn mòn, giảm tuổi thọ các công
trình xây dựng.
- Độ ẩm không khí cao gây ra sương mù
cản trở giao thông.

- Để giảm thiểu những ảnh - Mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh
hưởng của khí hậu đó, mỗi môi trường, khai thông cống rãnh, phát
người chúng ta phải làm

bụi rậm tạo điều kiện cho nước bay hơi

gì ?

nhanh.

- Tự giác bảo vệ cuộc sống của mình và
gia đình : sơn phủ các đồ vật bằng gỗ tránh
nấm mốc, sơn đồ kim loại bằng chất chống
rỉ, tạo ra nơi làm việc thông thoáng, nhiều
11


ánh nắng mặt trời.
- Độ ẩm không khí cao

- Độ ẩm không khí quá thấp làm cho nước

là bất lợi cho con người

bốc hơi nhanh dẫn đến khô hạn, thiếu nước

vậy độ ẩm không khí quá

cho sinh hoạt và sản xuất.

thấp thì có ảnh hưởng thế - Độ ẩm không khí thấp cũng ảnh hưởng
nào ?

đến sinh hoạt : da khô nứt nẻ, cổ họng
khô rát dẫn đến ho và xuất huyết phế quản.

- Con người cần làm gì để - Tích trữ đủ nước vào mùa khô.
giảm thiểu ảnh hưởng do

- Tăng cường trồng cây xanh che phủ đất,


độ ẩm không khí quá thấp trồng rừng để giữ nước.
mang lại?

- Sử dụng các biện pháp bảo vệ cơ thể :
dùng kem chống nè, tránh da tiếp xúc trực
tiếp với không khí, dùng khẩu trang khi đi
đường,..

3. Tổng kết, giao nhiệm vụ
- Tổng kết: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng
của chất lỏng. Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí. Độ ẩm của
không khí quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi cho sản xuất và sinh hoạt của con
người. Để làm tăng tốc độ bay hơi hay ngưng tụ con người có thể tác động nhằm làm
thay đổi một hoặc tất cả các yếu tố trên.
- Giao nhiệm vụ: Hãy đề xuất các biện pháp chống khô hạn, giữ nước vẫn được áp
dụng tại địa phương em.
IV- Tư liệu giáo dục bảo vệ môi trường
1. Các định nghĩa về độ ẩm không khí
+ Độ ẩm tuyệt đối (a) là số gam hơi nước có trong 1m3 không khí.
+ Độ ẩm cực đại (A) là số gam hơi nước dùng để bão hòa 1m3 không khí.
+ Độ ẩm tỉ đối f là đại lượng xác định bởi công thức : f =

a
A

Khi độ ẩm không khí f = 100%, nước không thể bốc hơi vào trong không khí.
12



2. Tư liệu ảnh

Sản xuất muối

Sương mù làm giảm tầm nhìn xa

Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN( Vật lí 7)
I- Mục tiêu dạy học:
1. Về kiến thức
13


- Học sinh biết được tác hại ô nhiễm tiếng ồn đối với cuộc sống và sức khỏe
của con người.
- Học sinh nhận biết được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Học sinh nhận biết được vật liệu chống ồn và vai trò của nó đối với việc
giảm tiếng ồn.
2. Về kĩ năng
- Học sinh tìm ra các biện pháp chống ô nhiểm tiếng ồn trong gia đình mình.
- Học sinh biết sử dụng các vật liệu cách âm trong cuộc sống.
3. Về thái độ
- Có ý thức bào vệ, cải tạo môi trường, đặc biệt là trong việc chống ô nhiễm
tiếng ồn.
- Tích cực tham gia, vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ
gìn, cải tạo môi trường, chống lại ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường.
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Còi xe máy.
- Video hoat động sản xuất tại một nhà máy công nghiệp nặng, một buổi chiều
diễn nhạc rock,..

- Video hoạt động giao thông tại một đô thị.
2. Học sinh
- Ôn tập kiến thức về : Nguồn âm, độ to của âm, phản xạ âm – tiếng vọng.
III- Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV : Để tập trung học tập và làm việc, ta cần đảm bảo những điều kiện gì ?
HS : Ta cần đảm bảo không bị tác động của những yếu tố gây mất tập trung
chẳng hạn như tiếng ồn.
- GV : Làm việc trong môi trường có tiếng ồn lờn, sẽ ảnh hưởng đền với em
như thế nào ?
14


HS : Làm việc trong môi trường tiềng ồn lớn ta thấy : đau đầu, chóng mặt,
căng thẳng, mất ngủ, mỏi mắt, thị lực giảm.
- GV : Trong gia đình em thường sử dụng những phương pháp nào để giảm
tiếng ồn ?
HS : Tránh xa những nguồn gây ra tiếng ồn, sử dụng các vật liệu cách âm như :
Làm trần xốp, dùng cửa kính và rèm vải, xây tường dày,..
2. Dạy bài mới
a/ Đặt vấn đề
GV: Các câu trả lời của các em đã nêu ra được tác hại của tiếng ồn đối với
cuộc sống và sinh hoạt của bản thân cũng như nêu ra được một số biện pháp làm
giảm ô nhiễm tiếng ồn. Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu để tìm ra các
biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cũng như thái độ của chúng ta đối với việc
bảo vệ môi trường sống.
b/ Phát triển
Thời

Kiến thức


gian
cơ bản
5 phút Hoạt động
1. Tìm hiểu tác

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Ô nhiễm môi trường do
tiếng ồn- tập hợp những

hại của tiếng ồn âm thanh tạp loạn có tần
đối với cuộc

số và chu kì khác nhau,

sống con người

hay nói cách khác tiếng
ồn là những âm thanh
chói tai phát sinh từ

- Tất cả các hình 15.1,

những nguồn chấn động

15.2, 15.3 SGK

không tuần hoàn.
- Hình nào trong các hình
15.1, 15.2, 15.3 SGK thể

hiện tiếng ồn tới mức ô
15


nhiễm tiếng ồn ?
- Vì sao em biết ?

- Vì chúng gây ra những
cảm giác chói tai và chấn

- Trường hợp nào sau đây động.
có ô nhiễm tiếng ồn ?

- Các trường hợp trên đều

+ Tiếng sét ở gần.

gây ra tiếng ồn đến mức

+ Trường học, bệnh viện

ô nhiễm.

ở gần chợ.
+ Nhà ở bên cạnh đường
giao thông ?
- Tiếng ồn gây ra những

+ Về sinh lí : nó gây mệt


tác hại gì đối với cuộc

mỏi toàn thân, nhức đầu,

sống và sinh hoạt của con choáng váng, ăn không
người ?

ngon, gầy yếu. Ngoài ra
người ta còn thấy tiếng
ồn quá lớn làm suy giảm
thị lực.
+ Về tâm lí: nó gây khó
chịu, lo lắng, bực bội, dễ
cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh,
mất tập trung, dễ nhầm

10

Hoạt động 2.

- Tiếng ồn có hại đối với

lẫn, thiếu chính xác.
+ Trồng cây: Trồng cây

phút

Các biện pháp

cuộc sống và sinh hoạt


xung quanh văn phòng

chống ô nhiễm

của con người, vậy làm

nơi làm việc, trồng cây

tiếng ồn

thế nào để chống ô nhiễm trên đường phố và đường
tiếng ồn?

cao tốc là cách rất hiệu
quả để giảm thiểu tiếng
16


ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm
âm: Lắp đặt một số thiết
bị giảm âm trong văn
phòng như thảm, rèm,
thiết bị cách âm để giảm
thiểu tiếng ồn từ phòng
bên cạnh phát sang.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập
bảng thông báo quy định
về việc gây ồn. Cùng

nhau xây dựng ý thức giữ
trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao
thông cũ, lạc hậu gây ra
những tiếng ồn rất lớn. Vì
vậy, cần lắp đặt ống xả và
các thiết bị chống ồn trên
xe. Kiểm tra, đình chỉ
hoạt động của các
phương tiện giao thông
đã cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây
tiếng ồn: Không đứng
gần máy móc, thiết bị gây
ồn lớn như: máy bay
phản lực, các động cơ,
máy khoan cắt, rèn kim
17


loại,... Khi cần tiếp xúc
với các thiết bị đó cần sử
dụng các thiết bị bảo
vệ( mũ chống ồn) và tuân
5 phút Hoạt động3.

- Trong trường hợp con

Tìm hiểu vai trò người không thể tránh xa
và sử dụng các


các nguồn gây ô nhiễm

vật liệu chống

tiếng ồn thì ta phải làm

ồn

gì?

thủ các quy tắc an toàn.
- Cần sử dụng các vật
liệu để ngăn tiếng ồn.

- Hãy kể tên một số vật

- Vật liệu chống ồn là

liệu chống ồn mà em

nhung, xốp, bông, gỗ

biết?

dán,...

- Từ sự kể tên đó, em hãy - Các vật liệu xốp, mềm
cho biết loại vật liệu nào


có chứa nhiều không khí

thì cách âm tốt?

là những vật liệu cách âm
tốt.

18


10

Hoạt động4.

- Nêu các biện pháp làm

phút

Ôn tập, củng cố giảm tiếng ồn mà gia
đình em đang sử dụng?

- gia đình em đang sử
dụng các biện pháp làm
giảm tiếng ồn, đó là:
+ Không bật các thiết bị
âm thanh quá to hoặc
trong lúc ngủ.
+ Thiết kế các phòng
riêng biệt cho mỗi người.
+ Xây nhà với tường dày,

bố trí rèm tại các cửa
kính( Vùng đô thị)
+ Trồng nhiều cây xanh
xung quanh nhà( Vùng
nông thôn hoặc miền núi)

3. Tổng kết, giao nhiệm vụ
- Tổng kết: Trong bài học hôm nay, chúng ta đã nghiên cứu về tác hại của ô
nhiễm tiếng ồn và đề xuất các biện pháp làm giảm ô nhiễm tiếng ồn. Chúng ta
cũng đã tìm hiểu vai trò của các vật liệu chống ồn.
- Giao nhiệm vụ: Về nhà các em hãy làm các bài tập theo quy định. Mỗi em hãy
tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn tại các nơi sau:Tại các bệnh viện
lớn; Tại công trường khai thác đá; Trên đường phố.
IV. Tư liệu giáo dục bảo vệ môi trường
1. Sự đe dọa từ tiếng ồn giao thông
2. Một vài mức cường độ âm(dB)

19



×